Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Trường hợp vụ việc đã được Tòa án giải quyết có được quyền nộp đơn khởi kiện lại?

Là một trong những trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Nghị quyết 04/ 2017/ NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên trong trường hợp này có ngoại lệ.

A. Căn cứ pháp lý

  •  Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  •  Nghị quyết 04/ 2017/ NQ- HĐTP.

intro3b_011

Tòa án nhân dân tối cao

B. Các trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện

1. Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

lich-su-benh-vien-tam-than-thanh-pho-ho-chi-minh

Người bị tâm thần không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp;

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

– Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm
hoặc cần bảo vệ.

2. Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

3. Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;

thu-tuc-ly-hon

Vụ việc giải quyết ly hôn

4. Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật này mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;

5. Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.

6. Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật này.

7. Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.

Như vậy, không phải tất cả những vụ việc đã được Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết đều bị trả lại đơn khởi kiện.

Công ty Luật Minh Bạch

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Bình luận khoa học về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 194 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh xâm phạm đến quan hệ về quản lý thị trường trong lĩnh vực quản lí an toàn dược phẩm và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

Đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 194 BLHS năm 2015 cũng không phải là hàng giả nói chung như Điều 192 mà là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cùng với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được tách ra từ tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS năm 1999) nhưng có sự sửa đổi, bổ sung về dấu hiệu định tội, định khung cũng như hình phạt mặc dù hành vi có cùng tính chất và nhiều điểm giống nhau cơ bản khác nhưng đối tượng hàng hóa giả thuốc hai nhóm phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội không giống nhau.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định với hai loại hành vi: Sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả.

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả. Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Theo Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ thì sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông.

Việc sản xuất hàng giả với mục đích bán ra thị trường kiếm lời bất chính.

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả để nhằm bán kiếm lời bất chính,… buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một thành phần, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả.

Hành vi buôn bán hàng giả còn được hiểu với nội dung cụ thể là:” Việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường hợp phạm một tội.

Điểm khác biệt giữa tội phạm quy định tại Điều 192 và Điều 194 BLHS năm 2015 là đối tượng hàng hóa giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Do đối tượng hàng hóa liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong Điều luật này có mức độ cao hơn so với tội phạm quy định tại Điều 192 BLHS năm 2015. Vì vậy, người sản xuất, buôn bán các loại hàng giả này đã thực hiện việc sản xuất, buôn bán với bất kỳ lượng nào đều có thể bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, nếu số lượng hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh không lớn và được đánh giá là tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không bị coi là tội phạm (khoản 4 Điều 8 BLHS).

Tội phạm coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ nhận biết rõ loại hàng hóa họ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh vì mục đích kiếm lợi bất chính.

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa,…

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

Khung 2: Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến dưới 9.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Tái phạm nguy hiểm;

  • Buôn bán qua biên giới;

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3: Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc một trong các trường hợp:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 4: Phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm đối với hành vi sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp:

  • Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khung 5: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Không xác định được người đại diện pháp luật của hợp tác xã, tranh chấp dân sự giải quyết như thế nào?

Khi tranh chấp dân sự mà một bên là hợp tác xã nhưng thực tế đương sự không xác định được tình hình hoạt động của hợp tác xã, không tìm được người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thì xử lý như sau :

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Tòa án có thể tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định tình hình hoạt động và người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã tham gia tố tụng, tùy từng trường hợp xử lý như sau:

– Trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá sản; hợp tác xã không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Hợp tác xã năm 2003 và khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã năm 2012 thì căn cứ vào quyết định thành lập hợp tác xã, điều lệ hoạt động của hợp tác xã (nếu có) để xác định người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã. Nếu người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã chết thì những xã viên còn sống (theo Luật hợp tác xã năm 2003) hoặc những thành viên hợp tác xã (theo Luật hợp tác xã năm 2012) còn sống có quyền bầu hoặc cử người đại diện tham gia tố tụng. Trường hợp không thể bầu hoặc cử người đại diện tham gia tố tụng thì Tòa án yêu cầu thành viên hợp tác xã còn sống tham gia tố tụng.

– Trường hợp hợp tác xã đã bị chia, tách: Theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Hợp tác xã năm 2012 thì các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của hợp tác xã bị chia, tách và là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã bị chia, tách. Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mới sẽ tham gia tố tụng tại Tòa án.

– Trường hợp hợp tác xã bị hợp nhất, sáp nhập với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác thì người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi hợp nhất, sáp nhập sẽ tham gia tố tụng.

– Trường hợp hợp tác xã chưa bị giải thể, chưa bị tuyên bố phá sản nhưng thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã năm 2012 thì Ủy ban nhân dân cùng cấp với cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã phải ra quyết định giải thể hợp tác xã đó. Tòa án yêu cầu Ủy ban nhân dân giải quyết theo thẩm quyền và căn cứ điểm d khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

– Trường hợp hợp tác xã đã có quyết định giải thể mà việc xử lý tài sản chung và vốn (Luật hợp tác xã năm 2012 gọi là tài sản không chia) của hợp tác xã được giải quyết theo Điều 36 Luật hợp tác xã năm 2003, khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã năm 2012, Điều 21 Nghị định số193/2013/NĐ-CP ngày 21-11-2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã năm 2012. Theo đó, khi giải thể hợp tác xã, một phần tài sản chung không chia được giao cho chính quyền địa phương quản lý thì người đại diện cho chính quyền địa phương (nơi quản lý tài sản của hợp tác xã) sẽ là người kế thừa quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã và tham gia tố tụng tại Tòa án.

– Trường hợp hợp tác xã đã có quyết định tuyên bố phá sản thì việc xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.

Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đối với cơ sở bán lẻ dược liệu

Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo mẫu;
– Bản chính Chứng chỉ hành nghề dược của người quản lý chuyên môn về dược mới đối với trường hợp thay đổi người quản lý chuyên môn về dược

– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của chủ cơ sở và đóng dấu của cơ sở (nếu là doanh nghiệp) đối với văn bản chấp thuận việc thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc của cơ quan đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thay đổi tên cơ sở kinh doanh thuốc;
– Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của chủ cơ sở và đóng dấu của cơ sở (nếu là doanh nghiệp) văn bản chấp thuận việc thay đổi địa điểm trụ sở đăng ký kinh doanh thuốc của cơ quan cấp đăng ký kinh doanh đối với trường hợp thay đổi địa điểm trụ sở đăng ký kinh doanh.

Cách thức thực hiện:

Bước 1: Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định đến Sở Y tế 
Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận thủ tục cấp lại cho cơ sở lập Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu.
Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế phải thành lập Đoàn thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện tại cơ sở bán lẻ dược liệu, có biên bản thẩm định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, sau khi có biên bản thẩm định, Giám đốc Sở Y tế cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ dược liệu. Nếu không cấp lại thì Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 3: Đến ngày hẹn ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, tổ chức trực tiếp mang Phiếu tiếp nhận đến tại Bộ phận giao dịch Một cửa để nhận kết quả.
Hướng dẫn trường hợp công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài

Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đăng ký kết hôn với nhau hoặc với người nước ngoài phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (TTHN) theo Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP . Cụ thể:

– CDVN thường trú tại Việt Nam, đủ tuổi kết hôn trước khi xuất cảnh theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (GXNTTHN) do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

– CDVN đã có thời gian cư trú ở nhiều nước phải nộp thêm GXNTTHN do Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi đã cư trú cấp, nếu không xin được GXNTTHN thì phải nộp văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân.

– CDVN đồng thời có quốc tịch nước ngoài phải nộp giấy tờ chứng minh TTHN do cơ quan thẩm quyền của nước người đó có quốc tịch cấp.

– CDVN thường trú ở nước ngoài không đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc đồng thời có quốc tịch nước ngoài nhưng thường trú ở nước thứ ba phải nộp giấy tờ chứng minh TTHN do cơ quan thẩm quyền của nước người đó thường trú cấp.

Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

Công khai điểm thi của học sinh liệu có trái pháp luật?

Công khai điểm thi lớp 10 là phạm luật

Tồn tại một quy định cấm tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em trong Luật Trẻ em 2016, có hiệu lực ngày 01/6/2017, tức là trước khi các Sở GD&ĐT ở Hà Nội, Đà Nẵng, và TP. Hồ Chí Minh công khai kết quả thi.

Các hành vi bị nghiêm cấm: “Công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em”, Khoản 11, Điều 6, Luật Trẻ em 2016.

Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trẻ em khẳng định “kết quả học tập” là một trong những thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em. Việc đưa thông tin này của trẻ lên mạng phải có sự đồng ý của phụ huynh và trẻ em từ 7 tuổi trở lên.

Các học sinh, phụ huynh có quyền yêu cầu Sở GD&ĐT, các trường THPT gỡ bỏ điểm thi đã bị công khai trên mạng theo Luật Trẻ em, Điều 36 của Nghị định trên.

Tuy nhiên, điểm thi của học sinh đã bị phát tán khắp nơi trên mạng.Ngoài ra, các trang web, tổng đài điện thoại cũng đang kiếm tiền từ dịch vụ tra cứu điểm thi.

Bên cạnh đưa điểm thi lên mạng, nhiều nơi còn dán bảng điểm của tất cả thí sinh tại các trường. Ảnh: Lize.

Điểm tốt nghiệp trung học phổ thông (cấp 3) có được pháp luật bảo vệ?

Trả lời trên báo Zing, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga cho rằng công khai điểm thi tốt nghiệp THPT như hiện nay là đúng theo các quy định của Bộ.

Những thí sinh thi tốt nghiệp THPT đã trên 16 tuổi nên khó áp dụng Luật Trẻ em 2016.

Tuy nhiên, việc cấm công bố kết quả học tập của học sinh là quy định mới trong Luật Trẻ em 2016. Nó cho thấy tinh thần của các nhà làm luật: Công khai kết quả học tập mà chưa được sự đồng ý sẽ ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của trẻ, nên mới cần phải cấm.

Mặt khác, khi sửa đổi Luật Trẻ em 2016, một số nhà làm luật đã đề xuất tuổi của trẻ em nên là dưới 18 tuổi để đảm bảo quyền lợi cho cả học sinh cấp 3. Tuy nhiên, đến khi Quốc hội thông qua luật thì vẫn giữ như cũ, tuổi của trẻ em vẫn được quy định là dưới 16 tuổi.

Chưa có luật không có nghĩa là quyền lợi của học sinh cấp 3 không được đảm bảo.

Điểm thi không phải là một thông tin công cộng. Nó liên quan đến đời sống riêng tư của cá nhân. Một khi học sinh không muốn công khai điểm thi thì phải xem đó là một thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”, Điều 21, Hiến pháp 2013.

Chưa nói đến việc công khai, Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định việc thu thập, lưu giữ, sử dụng thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, cá nhân phải được người đó đồng ý. Điều luật này còn quy định cơ sở dữ liệu điện tử của cá nhân phải được đảm bảo an toàn và bí mật. Nhưng hiện nay, điểm thi của các học sinh đã xuất hiện khắp nơi trên mạng.

Theo Điều 21 Luật Công nghệ thông tin 2006, việc thu thập, xử lý, sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Điều luật này quy định ít nhất bên sử dụng phải thông báo cho người đó biết thông tin cá nhân của họ bị sử dụng vào mục đích gì, như thế nào và trong thời gian bao lâu.

Tài liệu tham khảo:

  • Hiến pháp 2013
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi)
  • Luật Trẻ em 2016
  • Luật Cộng nghê Thông tin 2016
  • Nghị định 56/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật trẻ em 2016

Nguồn: trích luatkhoa.org

Công ty Luật Minh Bạch

Điều 38 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 38, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 38 : Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình 

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Doanh nghiệp không thanh toán lương cho người lao động xử lý như thế nào?

Câu hỏi :  Trước đây, tôi có làm việc cho một Chi nhánh Công ty hoạch toán phụ thuộc (không có Hợp đồng; thời gian thử việc 02 tháng). Khi kết thúc thử việc, tôi có đầy đủ thủ tục như: Báo cáo công việc; Bàn giao hồ sơ, chứng từ; Và Chi nhánh Công ty đồng ý và đã ra Quyết định thôi việc cho tôi.

Đến nay hơn 04 tháng mà Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi (tháng lương cuối cùng trước khi nghỉ việc). Qua nhiều lần hẹn gặp giữa tôi và nhân viên của Chi nhánh Công ty để trực tiếp giải quyết tiền lương. Nhưng Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa giải quyết tiền lương cho tôi. Lúc nào kế toán và người đứng đầu Chi nhánh Công ty cũng nói là không có tiền, hoặc hẹn mà không gặp. Để không anh hưởng công việc của tôi và thời gian đi lại như những lần hẹn trước đó, thông báo qua mail tôi có gửi số tài khoản của tôi cho Chi nhánh Công ty đó, để tạo điều kiện là khi nào có tiền thì thanh toán theo hình thức chuyển khoản, nhưng đến nay Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này tôi nên giải quyết như thế nào để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Hành vi của Chi nhánh công ty hoạch toán phụ thuộc đó là vi phạm quy định của pháp luật về lao động và theo quy định tại khoản 3 điều 13 nghị định số 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì chi nhánh đó sẽ bị: “ Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;”

Theo tôi, trước tiên anh chị nên trao đổi lại hoặc có đơn kiến nghị lên người đứng đầu chi nhánh đó. Trong đó nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật lao động của chi nhánh đồng thời nêu rõ nếu như bên chi nhánh không trả lương đúng hạn anh sẽ tố giác hành vi vi phạm pháp luật lao động lên cơ quan có thẩm quyền để công ty bị xử phạt và một khi cơ quan nhà nước đã vào cuộc thì họ sẽ thanh tra, kiểm tra và phát hiện thêm nhiều sai phạm của đơn vị.

Sau đó nếu vẫn không được nhận lương thì anh làm đơn xin hòa giải gửi lên phòng lao động và xã hội để thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở.

Sau khi qua thủ tục hòa giải ở cơ sở, nếu không thành công thì anh mới có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án. Về thẩm quyền giải quyết đơn của anh tôi xin được tư vấn như sau:

Điều 40  Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”

Theo quy định tại điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự thì trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết hoặc đến Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc giải quyết sao cho thuận lợi nhất cho bạn.

Khi gửi đơn, ngoài khoản tiền lương bạn lên ghi tất cả các khoản tiền đền bù ra. 

 

Bài viết cùng chủ đề

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà