Tư Vấn Nhà Đất Miễn Phí

Nhận Ngay Tư Vấn Nhà Đất Miễn Phí Từ Luật Sư Chuyên Nghiệp – Luật Minh Bạch

Bạn đang gặp rắc rối về các vấn đề liên quan đến nhà đất? Bạn cần một lời khuyên pháp lý đáng tin cậy và hoàn toàn miễn phí? Đừng lo lắng! Luật Minh Bạch, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật nhà đất, sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Chúng tôi hiểu rằng các vấn đề nhà đất có thể phức tạp và gây nhiều lo lắng. Chính vì vậy, Luật Minh Bạch cung cấp dịch vụ tư vấn nhà đất miễn phí, giúp bạn giải đáp thắc mắc, định hướng giải pháp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Vì Sao Chọn Dịch Vụ Tư Vấn Nhà Đất Miễn Phí Của Luật Minh Bạch?

Không phải ngẫu nhiên mà Luật Minh Bạch được hàng nghìn khách hàng tin tưởng lựa chọn trong suốt hơn một thập kỷ qua. Chúng tôi tự hào mang đến những giá trị khác biệt:

Kinh Nghiệm Dày Dặn

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp luật nhà đất, Luật Minh Bạch đã giải quyết thành công hàng nghìn vụ việc khác nhau. Chúng tôi am hiểu sâu sắc luật pháp, quy định và thông lệ liên quan đến nhà đất.

Đội Ngũ Luật Sư Giàu Kinh Nghiệm

Luật Minh Bạch sở hữu đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật về nhà đất. Các luật sư của chúng tôi luôn cập nhật kiến thức mới nhất để đảm bảo cung cấp cho bạn những lời khuyên chính xác và hiệu quả nhất.

Tư Vấn 24/7

Chúng tôi hiểu rằng vấn đề của bạn có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Chính vì vậy, Luật Minh Bạch cung cấp dịch vụ tư vấn 24/7, đảm bảo bạn luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. Gọi ngay 0987 892 333 để được hỗ trợ.

Chi Phí Minh Bạch

Với dịch vụ tư vấn nhà đất miễn phí ban đầu, bạn sẽ không phải lo lắng về bất kỳ chi phí nào. Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành các thủ tục pháp lý phức tạp hơn, chúng tôi sẽ thông báo rõ ràng về chi phí trước khi thực hiện.

Phục Vụ Hàng Nghìn Khách Hàng

Niềm tin của hàng nghìn khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Luật Minh Bạch là minh chứng rõ ràng nhất cho chất lượng và uy tín của chúng tôi. Chúng tôi cam kết mang đến sự hài lòng cao nhất cho mọi khách hàng.

Các Lĩnh Vực Tư Vấn Nhà Đất Miễn Phí Mà Luật Minh Bạch Hỗ Trợ

Luật Minh Bạch cung cấp tư vấn pháp luật nhà đất miễn phí cho nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm:

  • Thủ tục mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất.
  • Giải quyết tranh chấp nhà đất (tranh chấp quyền sở hữu, tranh chấp ranh giới, tranh chấp hợp đồng,…).
  • Tư vấn về hợp đồng mua bán, thuê nhà đất.
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
  • Các vấn đề pháp lý khác liên quan đến nhà đất.

Liên Hệ Ngay Với Luật Minh Bạch Để Nhận Tư Vấn Nhà Đất Miễn Phí

Đừng chần chừ! Hãy liên hệ ngay với Luật Minh Bạch để được tư vấn nhà đất miễn phí và giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan đến nhà đất một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Luật Minh Bạch – Đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường pháp lý!

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

Cơ quan thực hiện : Sở xây dựng

Trình tự thực hiện : Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh, thành phố

Yêu  cầu: 

– Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.

– Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.

– Hồ sơ thiết kế xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện; thiết kế phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định:

+ Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế;

+ Đối với nhà ở dưới 7 tầng và không thuộc trường hợp trên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện;

+ Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm;

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản cam kết bảo đảm an toàn cho công trình liền kề đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ có công trình liền kề.

Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu (đính kèm);

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; 

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

Thời gian thực hiện : 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Mối quan hệ giữa hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm tiếng anh được viết là : Insurance certificate là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận một đối tượng nào đó đã được bảo hiểm theo điều kiện của 1 hợp đồng bảo hiểm. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm những điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm , các chi tiết cần thiết cho việc tính toán bảo hiểm và điều kiện bào hiểm

1.Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết của hợp đồng bảo hiểm

          Theo Điều 14, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung năm 2010) thì bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) là văn bản xác nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm phát hành, liệt kê những quyền lợi bảo hiểm chính của hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, khi doanh nghiệp bảo hiểm giao kết một hợp đồng bảo hiểm với người mua bảo hiểm, họ có trách nhiệm giao giấy chứng nhận bảo hiểm cho người mua bảo hiểm nhằm xác nhận rằng hợp đồng bảo hiểm này đã được giao kết.

Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng thể hiện sự tồn tại của thoả thuận bảo hiểm theo điều kiện nào đó. Thông thường doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp giấy chứng nhận khi người mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ khi có thỏa thuận khác. Điều này cho thấy giấy chứng nhận bảo hiểm hình thành sau khi hai bên đã thỏa thuận và giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trong một số trường hợp giấy chứng nhận bảo hiểm là một phần không thể thiếu của hợp đồng bảo hiểm, bởi vì khi có tranh chấp, đây sẽ là căn cứ chứng minh việc hai bên đã có giao kết hợp đồng bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm quyết định nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm:

Giấy chứng nhận bảo hiểm là một phần và là bằng chứng giao kết hợp đồng nên trong đó phải ghi nhận và thể hiện được một số nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm như thời hạn, điều kiện phát sinh bảo hiểm, giá trị bảo hiểm… Hợp đồng bảo hiểm ghi nhận đầy đủ và chi tiết nội dung của thỏa thuận bảo hiểm giữa các bên, trong khi đó, giấy chứng nhận là bằng chứng giao kết hợp đồng, vì vậy, những nội dung được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm sẽ được rút gọn và tối giản trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Thông thường nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm những điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm. Qua đó, có thể nhận thấy, những nội dung chi tiết trong hợp đồng bảo hiểm đã được tối giản trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Bởi vì, giấy chứng nhận bảo hiểm đơn giản chỉ là chứng từ được doanh nghiệp bảo hiểm cấp để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm.

3. Giấy chứng nhận là một loại giấy tờ của một bộ hợp đồng bảo hiểm

Như đã phân tích ở phần hình thức hợp đồng bảo hiểm, thì giấy chứng nhận bảo hiểm được coi là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong một hợp đồng bảo hiểm. Một số các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có giải thích về giấy chứng nhận bảo hiểm như trong bảo hiểm nhân thọ của Prudential khẳng định “giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ là một phần không thể tách rời của bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”. Như vậy, có thể hiểu rằng phải có một hợp đồng bảo hiểm được giao kết và có hiệu lực thì mới xuất hiện giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết đó.

4. Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được coi là hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp cụ thể.

          Trong trường hợp này, giữa người doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm không “thấy xuất hiện” hợp đồng bảo hiểm  nào mà chỉ có các loại giấy tờ như giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm. Đây là những trường hợp đối với các loại sản phẩm bảo hiểm bắt buộc (như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe môtô- xe máy, …) thì bộ tài chính đã có những quy định cụ thể về các loại bảo hiểm này, như vậy các doanh nghiệp bảo hiểm không cần thiết phải đưa ra hợp đồng bảo hiểm nữa bởi nội dung của các hợp đồng bảo hiểm này thường sẽ giống nhau và giống các quy định mà bộ tài chính đã quy định.

     Thêm vào đó, việc không tiến hành ký kết một “hợp đồng bảo hiểm đầy đủ” là để tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức của cả hai bên. Theo đó, bên mua bảo hiểm không có quyền thỏa thuận về nội dung bảo hiểm mà chỉ có quyền quyết định mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nào mà mình muốn. Nội dung hợp đồng này đã được pháp luật quy định phù hợp với quyền lợi của cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Như vậy, sau khi bên mua đã chấp nhận giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cần cấp cho người mua “giấy chứng nhận bảo hiểm” và coi như đây là hợp đồng bảo hiểm đã được xác lập.

    Thông thường, đối với một số loại bảo hiểm bắt buộc, người mua bảo hiểm thường phải mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm để chứng minh cho người thứ ba biết về bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm, nghĩa là họ luôn phải mang theo bên mình các giấy tờ là bằng chứng cho một hợp đồng bảo hiểm bắt buộc đang có hiệu lực. Do vậy, trong những trường hợp này, hình thức hợp đồng bảo hiểm thường được thiết kế nhỏ gọn, có thể bỏ vào ví, vào túi một cách dễ dàng.

5. Ví dụ chứng minh

  Ví dụ : Giấy chứng nhận và hợp đồng bảo hiểm Ô tô (nguồn: Trang web http://ebaohiem.com/ )

+) Giấy chứng nhận bảo hiểm:

Là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ xe cơ giới và công ty bảo hiểm. Đây là nội dung tóm tắt thể hiện cam kết của công ty bảo hiểm với Người được bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm thường có 02 liên (01 cho khách hàng, 01 lưu tại công ty bảo hiểm). Công ty bảo hiểm chỉ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm (trừ khi có thoả thuận khác).

+) Hợp đồng bảo hiểm:

Đối với những khách hàng có nhiều xe, ngoài việc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng xe, giữa khách hàng và công ty bảo hiểm cần  phải ký hợp đồng bảo hiểm.

+) Hợp đồng bảo hiểm có các nội dung sau:

– Thời gian ký hợp đồng;

– Thời hạn bảo hiểm: Ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc;

– Các loại hình bảo hiểm và số tiền bảo hiểm/ mức trách nhiệm;

– Tổng số phí bảo hiểm: ghi bằng số, bằng chữ;

– Các Điều kiện, Điều khoản bảo hiểm, điều khoản sửa đổi bổ sung

– Điều khoản thanh toán phí bảo hiểm, kỳ thanh toán, phương thức thanh toán

– Điều khoản giám định bồi thường

– Điều khoản giải quyết tranh chấp

Như vậy, giấy chứng nhận bảo hiểm trong trường hợp trên là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm ô tô giữa khách hàng mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm, trong đó có ghi nhận  một số nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm như thời hạn, điều kiện phát sinh bảo hiểm…Tất cả các nội dung của hợp đồng bảo hiểm trên được rút gọn và tối giản trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty

Vì một số lý do mà các công ty thành lập kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ nên muốn tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định. 

Hồ sơ tạm ngừng bao gồm :

  1. Quyết định của hội đồng cổ đông; hội đồng thành viên; chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh
  2. Biên bản họp của hội đồng cổ đông; hội đồng thành viên; chủ sở hữu công ty về việc tạm ngừng kinh doanh

     3.Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh ( theo mẫu)

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp tai phòng đăng ký kinh doanh của tỉnh nơi công ty đặt trụ sở, sau 2 ngày nhận được hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty, sở kế hoạch đầu tư sẽ ra thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty đối với cơ quan thuế nơi công ty đặt trụ sở

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty TNHH một thành viên

Câu hỏi: 

Công ty tôi có trụ sở tại Hà Nội, do nhu cầu thay đổi nhân sự, chúng tôi muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật. Luật sư cho tôi hỏi chúng tôi cần những giấy tờ gì và giải quyết trong bao lâu? Công ty chúng tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty Luật Minh bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau:

Công ty bạn đặt trụ sở tại Hà Nội, nên cơ quan giải quyết là Phòng Đăng ký kinh doanh sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội

Trình tự thực hiện :

  1. Doanh nghiệp có trách nhiệm hực hiện việc đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp ra Quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
  2. Cán bộ tiếp nhận của sở kế hoạch đầu tư kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đã có đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì tiếp nhận và nhập thông tin về hồ sơ vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
  3. Đến ngày hẹn trong giấy biên nhận thì người đại diện nộp hồ sơ cho doanh nghiệp lên nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hồ sơ :

+ Thông báo thay đổi người dại diện theo pháp luật.

+ Kèm theo thông báo có Quyết định bằng văn bản của chủ sở hữu công ty về việc đổi thay đổi người đại diện theo pháp luật (Quyết định phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty)

Trong trường hợp người thay đổi không phải là nhân viên công ty thì kèm theo 

+ Quyết định bổ nhiệm giám đốc mới của chủ sở hữu ( người đại diện mới)

+ Hợp đồng lao động ký kết giữa công ty và người đại diện pháp luật mới 

Bản sao các loại giấy tờ của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty gồm có:

– Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam.

– Một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, gồm: Hộ chiếu Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài

. – Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

– Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.

+ Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu ko phải chính người đại diện theo pháp luật cũ của công ty đi nộp hồ sơ và giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền đó

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết : 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới 

Mọi ý kiến thắc mắc và cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333

để được giải đáp

Dự thảo luật phòng, chống tham nhũng đề xuất bỏ quy định kê khai tài sản. Bước tiến hay bước thụt lùi?

Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) quy định sau khi kê khai lần đầu, cán bộ, công chức chỉ kê khai bổ sung mỗi khi được đề bạt chức vụ mới.

aaaaaaa

Ảnh minh họa

Ngày 15/9, Hội luật gia VN tổ chức hội thảo tham vấn dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tại đây, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết dự thảo Luật phòng chống tham nhũng đã bỏ quy định về kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, thay vào đó bằng kê khai lần đầu và bổ sung.

Kê khai lần đầu thực hiện với tất cả người mới được bổ nhiệm vào ngạch công chức. “Có nghĩa là anh bắt đầu sự nghiệp công chức thì phải tuyên thệ là tài sản, thu nhập của mình có bao nhiêu”, ông Thanh nói.

Sau khi kê khai lần đầu, cán bộ, công chức chỉ kê khai bổ sung mỗi khi được đề bạt chức vụ mới, hoặc khi có biến động về tài sản, thu nhập tăng thêm với giá trị từ 200 triệu đồng trở lên.

Ông Chu Văn Thịnh, Chủ tịch Hội luật gia quận Ba Đình (Hà Nội) cho rằng không nên bỏ kê khai tài sản, thu nhập hàng năm vì đây là “sự thụt lùi của một chế định”. Theo ông Thịnh, việc kê khai hàng năm có tác dụng như “sáng nào ngủ dậy cũng phải rửa mặt, soi gương”…

Vị Chủ tịch Hội luật gia cũng cho rằng cần mở rộng đối tượng kê khai, vì trong thực tế nhiều người không có hệ số phụ cấp chức vụ nhưng lại giữ vị trí nghề nghiệp dễ nhũng nhiễu. “Trong cuộc họp của Hội luật gia quận Ba Đình, một nữ luật sư trẻ phát biểu là có cảnh sát khu vực (cấp phường) làm nhiệm vụ ở địa bàn thương mại lớn của Hà Nội không muốn được đề bạt lên vị trí lãnh đạo cấp quận, bởi công việc hiện tại của người ta dễ hơn, lợi ích hơn vị trí khác”, ông Thịnh dẫn chứng.

Nguyên vụ trưởng vụ Pháp chế Thanh tra chính phủ Đỗ Gia Thư cho hay, nhiều ý kiến đồng tình phải có biện pháp phù hợp để kiểm soát tài sản, thu nhập của người thân cán bộ, công chức trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập (vợ hoặc chồng, con, bố mẹ, anh chị em). Tuy nhiên, quan điểm khác lo ngại kiểm soát như vậy thì quá rộng, không quản lý được và sẽ mang tính hình thức.

Về việc công khai bản kê khai tài sản, nguyên vụ trưởng vụ Pháp chế nói ông đã nhiều lần đấu tranh phải công khai ở nơi cư trú thay vì chỉ ở công sở như lâu nay. “Đây là điều cực kỳ cần thiết để nhân dân giám sát quan chức”, ông Thư nói.

Theo quy định hiện hành, hơn một triệu cán bộ, công chức ở Việt Nam phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, tuy nhiên số được xác minh và bị xử lý kỷ luật do kê khai không trung thực rất ít. Đơn cử, năm 2014 có hơn 1 triệu người thực hiện công việc nêu trên, 1.225 bản kê khai được xác minh và chỉ 5 người bị cơ quan chức năng kết luận không trung thực.

 

Giải đáp những vấn đề thường gặp liên quan đến tranh chấp quỹ bảo trì chung cư
  1. Mặc dù nhiều vụ việc liên quan đến phí bảo trì chung cư đã nổ ra và cần phải có sự vào cuộc của chính quyền, tuy nhiên, theo luật sư, tại sao các hiện tượng này vẫn tiếp tục lặp lại ở nhiều chung cư khác nhau?

Trả lời

Phí bảo trì chung cư là khoản tiền 2% trên tổng giá trị hợp đồng mà chủ đầu tư (CĐT) thu từ cư dân và sẽ bàn giao lại cho ban quản trị (BQT) chung cư sau bảy ngày thành lập được quy định cụ thể tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP về hướng dẫn luật nhà ở.

Quy định là thế, tuy nhiên trên thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc tranh chấp giữa Ban quản trị và chủ đầu tư khi chủ đầu tư không chịu bàn giao số tiền phí bảo trì chung cư hoặc chậm bàn giao, cũng như không chịu nộp số tiền phí bảo trì chung cư 2% của phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại không bán. Khi chủ đầu tư không chịu bàn giao số tiền bảo trì chung cư cho Ban quản trị thì Ban quản trị cũng chỉ biết đòi chủ đầu tư hết lần này đến lần khác.

Còn nhớ, câu chuyện phí bảo trì ở toà nhà chung cư cao Keangnam (Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội) là ví dụ điển hình khi có số tiền bảo trì lên đến cả trăm tỷ đồng và cũng là chung cư tranh chấp kéo dài nhất liên quan số tiền này. Ban Quản trị toà nhà cùng cư dân nhiều lần kêu cứu lên Thủ tướng để đòi lại tiền phí bảo trì, kiên trì đấu tranh sau 6 năm, chủ đầu tư mới hoàn trả hết số tiền 120 tỷ đồng tiền phí bảo trì.

Tuy nhiên không phải chung cư nào cũng “may mắn” đòi lại được phí bảo trì được như Keangnam bởi nhiều lý do ví dụ như ban quản trị tòa nhà chưa được thành lập (việc thành lập ban quản trị tòa nhà cũng là một vấn nạn, theo khảo sát tại TP.HCM thì có khoảng 50% chung cư trên địa bàn chưa được thành lập ban quản trị) thì đương nhiên chủ đầu tư sẽ không giao vì theo quy định chủ đầu tư sẽ phải bàn giao cho ban quản trị chính thức của tòa nhà. Đối với những chung cư đã thành lập BQT thì chủ đầu tư với lý do không yên tâm giao phí bảo trì cho ban quản trị vì sợ ban quản trị sử dụng số tiền không đúng mục đích,… và muôn vàn lý do “hợp tình hợp lý” khác như thống nhất được số tiền quỹ bảo trì hay vấn đề quyết toán, bàn giao số tiền quỹ bảo trì còn vướng mắc nên không thể tiến hành bàn giao.

Nhưng nguyên nhân sâu xa của vấn nạn này là do bà con cư dân chưa có được một ban quản trị mạnh, có đủ sự hiểu biết pháp luật để đấu tranh cho quyền lợi của mình, trong khi chủ đầu tư thường là những đơn vị sừng sỏ, họ có đủ những chữ “ệ” (trí tuệ, quan hệ, tiền tệ) nên cư dân rơi vàng tình trạng khó khăn trồng chất khó khăn khi đấu tranh cho quyền lợi của mình.

Thêm vào đó, chế tài quy định việc cơ quan chức năng can thiệp cũng chưa đủ sức để “làm khó” được chủ đầu tư, chưa có chế tài xử lý về chậm thành lập BQT nên hiện tượng trên vẫn xảy ra và lặp lại ở nhiều dự án chung cư khác.

  1. Theo luật sư, việc chủ đầu tư chậm trễ việc bàn giao quỹ bảo trì, BQT tòa nhà lấp liếm các khoản thu chi để nhằm mục đích gi?

Trả lời

Nếu như trước đây, các khu chung cư đa số nhỏ lẻ, chỉ vài chục đến hàng trăm căn hộ, thì nay có những khu đô thị lên đến hàng chục ngàn căn hộ khiến số tiền quỹ bảo trì chung cư rất lớn. Đây là miếng “bánh” béo bở dẫn đến những tranh chấp quản lý nguồn vốn này. Đặc biệt là khoản tiền khổng lồ, có khi lên tới vài chục, cả trăm tỉ thu được từ phí quản lý chung cư đã làm bùng nổ tranh chấp. Phí bảo trì đã bị chủ đầu tư sử dụng vào mục đích riêng, sử dụng sai mục đích hoặc đã tiêu hết.  Số tiền này chỉ cần đem gửi ngân hàng nào đó ăn chênh lệch lãi suất hoặc được “lót tay” cũng đã rất lớn. Ngoài ra nếu chủ đầu tư giữ quỹ bảo trì để đem số tiền này đầu tư mà không sinh lời ngay hoặc thua lỗ sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán thì sẽ không còn tiền để bàn giao. Cũng có chủ đầu tư dùng quỹ bảo trì vào việc riêng của lãnh đạo doanh nghiệp nên gặp khó khăn trong việc hoàn trả số tiền quỹ này.

Còn việc BQT tòa nhà lấp liếm khoản thu chi thì có nhiều lý do, lý do khách quan liên quan đến năng lực quản trị của ban quản trị, lý do chủ quan thì vì mục đích cá nhân, lợi ích nhóm mà BQT tòa nhà đã không sử dụng số tiền quỹ bảo trì không đúng mục đích.

  1. Trong các trường hợp tranh chấp, khiếu nại về khoản tiền bảo trì chung cư, trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên ra sao?

Trả lời

Hiện nay pháp luật chỉ có quy định về khiếu nại hành vi hành chính, quyết định hành chính của cơ quan nhà nước. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quỹ bảo trì giữa chủ đầu tư và ban quản trị tòa nhà, hiện chưa có quy định pháp luật quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ đối với việc khiếu nại một tổ chức không phải là cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, các vấn đề về thẩm quyền khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thời hạn khiếu nại hay phạm vi khiếu nại sẽ liên quan đến thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quỹ bảo trì, ngoài việc khiếu nại đến chủ đầu tư thì còn nhiều cách xử lý khác theo quy định của pháp luật như ban quản trị tòa nhà có quyền đề nghị UBND cấp tỉnh/ thành phố  nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì hoặc yêu cầu UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đứng ra làm “trọng tài” định lại số tiền của quỹ kinh phí bảo trì. Khi UBND công bố mức này thì phải thực hiện. Nếu một trong hai bên vẫn không đồng ý với mức UBND đưa ra thì có thể khởi kiện trong một vụ án hành chính để xem xét mức quỹ cụ thể. Toà án sẽ xác định mức cụ thể và phán quyết của toà án là phán quyết cuối cùng buộc các bên phải thực hiện. Cư dân ở chung cư trong những trường hợp này cũng có thể kiện chủ đầu tư về việc không ban giao kinh phí bảo trì. Đây là quan hệ dân sự, còn liệu chủ đầu tư có hành vi gian dối hay trốn tránh trách nhiệm hay không thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ và có kết luận, bởi để kết luận chủ đầu tư có chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép số tiền quỹ bảo trì thì phải điều tra. Nhưng thực tế chưa thấy vụ việc nào giải quyết bằng con đường hình sự trong những trường hợp này, chủ yếu là xử lý hành chính. Còn UBND cấp tỉnh có trách nhiệm cưỡng chế chủ đầu tư, buộc phải bàn giao kinh phí bảo trì toà nhà chung cư cho ban quản trị.

  1. Khi bất đồng xảy ra, người dân có yêu cầu triệu tập nhà chung cư bất thường thì phải thỏa mãn những yêu cầu gì?

Trả lời

Khoản 2 Điều 14 Thông tư 02/2016/TT-BXD ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, trong các trường hợp khác khi bất đồng xảy ra, người dân có yêu cầu triệu tập hội nghị nhà chung cư bất thường thì phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Thứ nhất, phải có đơn đề nghị của trên 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao.

Thứ hai, trường hợp tổ chức hội nghị cụm nhà chung cư theo đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ thì phải có tối thiểu 75% số người đã có đơn đề nghị tổ chức họp hội nghị nhà chung cư bất thường tham dự.

  1. Nghị định 139/2017 với các mức phạt hành chính khủng tuy nhiên vẫn được coi là “thanh gươm chưa rút khỏi vỏ” vì có rất ít chủ đầu tư, ban quản trị nào bị phạt với các mức phạt trên và được thông tin công khai để phát huy tác dụng răn đe. Vậy thiếu sót nào trong công tác thi hành Nghị định dẫn đến sự việc như vậy?

Trả lời

Điều 66 Nghị định 139/2017 của chính phủ quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư cụ thể mức phạt tiền là từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi “không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định.” Và bị buộc bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì theo quy định cho ban quản trị nhà chung cư.

Thứ nhất về chế tài đối với các chủ đầu tư tối đa là 150.000.000 đồng là chưa đủ sức răn đe chủ đầu tư khi mà số tiền quỹ bảo trì của các chung cư lớn có thể lên đến vài chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng. Việc chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao số tiền này để phục vụ mục đích khác là điều dễ hiểu.

Thứ hai, đúng là việc chế tài trên là khó áp dụng đối với các chủ đầu tư bởi về bề ngoài chủ đầu tư có rất nhiều lý do chính đáng, đúng quy định pháp luật để không bàn giao, chậm bàn giao hay bàn giao không đầy đủ kinh phí bảo trì ví dụ như việc không tiến hành, chậm tiến hành việc thành lập ban quản trị cho chung cư, theo quy định của pháp luật thì chủ đầu tư phải bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị, như vậy với việc chung cư không có ban quản trị thì chủ đầu tư sẽ có lý do chính đáng để không bàn giao số tiền này.

  1. Chính quyền đóng vai trò như thế nào trong việc giải quyết khiếu nại về quỹ bảo trì nhà chung cư giữa cư dân với ban quản trị hoặc với chủ đầu tư?

Trả lời

Căn cứ Điều 47, 48, 49, 50 Thông tư 02/2016 thì các cơ quan sau có thẩm quyền giải quyết, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư:

– Trách nhiệm của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản

“Kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trong phạm vi cả nước và đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng nhà chung cư.”

– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp phường

“Theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư theo thẩm quyền hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp quận xem xét, giải quyết.”

– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp quận

“1. Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân giao trách nhiệm quản lý hành chính khu vực có nhà chung cư và xử lý các vướng mắc theo thẩm quyền.

Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn.”

– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

d) Tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này;

g) Tổ chức kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, khi có vướng mắc, tranh chấp trong hoạt động quản lý, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư thì các bên có thể liên hệ với các cơ quan chức năng trên để yêu cầu giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Ngoài ra, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền trên, các bên còn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục xin chính sách hỗ trợ đối với học sinh THPT thuộc hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn

Cơ quan thực hiện : 

  • Sở Giáo dục và Đào tạo
  • Cơ sở giáo dục phổ thông 

Nộp trực tiếp tại nhà trường hoặc qua đường bưu điện 

Yêu cầu : 

Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc kinh

+ Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học .

+ Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

+ Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

+ Là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.

Trình tự thực hiện : 

Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.

Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Bước 5: Ủy ban nhân dân tỉnh nhận hồ sơ đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.

Bước 6: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);

– Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).

– Giấy tờ minh chứng là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.

Số lượng : 01 bộ 

Kết quả thực hiện : 

– Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh. – Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. – Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

 

Thủ tục “Hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nhận nuôi con nuôi”

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi kết hôn cũng gần 6 năm nay nhưng không có con nên tôi mới nhận 1 bé trai chưa tròn 1 tháng tuổi về làm con nuôi, tôi nghe nói có chế độ hưởng thai sản đối với người lao động nhận nuôi con nuôi, luật sư cho tôi hỏi thủ tục như thế nào để tôi được hưởng chế độ thai sản?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau:

Hiện nay pháp luật hiện hành đã có quy định cho người lao động nhận nuôi con nuôi và mang thai hộ. Cụ thể :

Cơ quan thực hiện :  Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cấp tỉnh

Yêu cầu : Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới sáu tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nhận nuôi con nuôi

Thành phần hồ sơ : 

– Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

– Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Thời hạn giải quyết : 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

Trình tự giải quyết :

Bước 1:

Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm nhận nuôi con nuôi nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội.

Bước 2:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ thai sản theo quy định này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thời gian hưởng chế độ :

Bạn nhận  nuôi bé dưới 06 tháng tuổi nên được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi

Mức hưởng chế độ : Là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc

 

 

 

Mức lương để tính trợ cấp thôi việc

Điều 48 Bộ Luật lao động quy định, khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này (trong đó có quy định thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo Khoản 3) thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật BHXH và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Điểm c, Khoản 2 và Khoản 5, Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm làm việc; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm cho người lao động.

Cẩn trọng sập bẫy lừa đảo trong mùa du lịch ‘nóng’ nhất năm

Trong bối cảnh mùa cao điểm du lịch hè đang diễn ra sôi động, làn sóng lừa đảo ngày càng tinh vi trên mạng xã hội, đặc biệt nhắm vào những người đang có nhu cầu đặt phòng khách sạn hoặc mua vé máy bay giá rẻ. Chia sẻ quan điểm của  mình, luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty luật Minh Bạch –đã đưa ra  phân tích sâu sắc các thủ đoạn tâm lý mà kẻ gian sử dụng để dẫn dụ, thao túng nạn nhân, đồng thời chỉ ra các lỗ hổng trong nhận thức và hành vi giao dịch của người dùng.  Đồng thời, cần lưu ý  rằng trong thời đại số, khi việc thanh toán qua tài khoản trở nên phổ biến, người dân tuyệt đối không nên chuyển tiền cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào mà chưa xác minh rõ danh tính, và cần ưu tiên giao dịch qua các nền tảng chính thống, uy tín.

Tìm hiểu thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Điều 69 Bộ Luật dân sự 2015

Điều 69. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66Điều 67 của Bộ luật này.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

Những nội dung cần phải xin giấy phép quảng cáo

Câu hỏi

Luật sư cho tôi hỏi những nội dung cần phải xin giấy phép quảng cáo? Nếu không xin giấy phép quảng cáo thì bị phạt bao nhiêu?

Trả lời:

Theo luật quảng cáo mới nhất 2012 thì các hình thức quảng cáo như băng ron, bảng, biển, pano, quảng cáo trên các phương tiện giao thông… không cần phải xin giấy phép quảng cáo mà chỉ cần gửi  hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương trước khi thực hiện quảng cáo 15 ngày.

Tuy nhiên đối với việc xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời, biển hiệu, bảng quảng cáo độc lập hoặc gắn vào công trình xây dựng có sẵn phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương trong những trường hợp sau đây: (Điều 31, Luật quảng cáo 2012)

  1. a) Xây dựng màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông (m2) trở lên;
  2. b) Xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông (m2) kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình xây dựng có sẵn;
  3. c) Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên.

Theo quy định tại nghị định 158/2013/NĐ_CP xử phạt vi phạm hành chính văn hóa thể thao du lịch quảng cáo thì đối với những hình thức quảng cáo không phải xin giấy phép quảng cáo nếu không thông báo hoặc thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo, phương tiện giao thông  đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng tùy từng hành vi vi phạm. Đặc biệt đối với các trường hợp quảng cáo không có giấy phép công trình thì theo quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều 60 của Nghị định trên thì :

        5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng màn hình chuyên quảng           cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình           quảng cáo.

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20 mét vuông kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào công trình có sẵn mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
  2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo”

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật