Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Ủng Hộ Đồng Bào Vùng Lũ: Từ Thiện Minh Bạch, Tránh Lợi Dụng”

Lợi dụng danh nghĩa từ thiện để “trục lợi” là vấn đề gây bức xúc trong dư luận, đặt trong bối cảnh  những ngày qua, người dân cả nước và rất nhiều tổ chức thiện nguyện đang chung tay, nỗ lực khắc phục hậu quả của bão số 3, điều này đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để hoạt động nhân đạo, từ thiện có ý nghĩa và đảm bảo thực chất? Vấn đề này đang làm dấy lên yêu cầu cần phải có những biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo hoạt động từ thiện được thực hiện đúng mục đích, không bị lợi dụng.  Theo quan điểm của Luật sư Trần Tuấn Anh, để hoạt động từ thiện có ý nghĩa và minh bạch, các cá nhân và tổ chức từ thiện cần tuân thủ pháp luật, chọn lựa  các quỹ từ thiện và cơ sở trợ giúp đã được cấp phép. Cơ sở trợ giúp xã hội  cũng phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và minh bạch tài chính theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP và Nghị định 93/2019/NĐ-CP. Việc từ thiện tự phát không minh bạch có thể làm mất lòng tin của xã hội, ảnh hưởng đến tinh thần tương thân tương ái. Luật sư cũng đưa ra khuyến cáo đến các cá nhân tham gia từ thiện cần tỉnh táo, kiểm tra kỹ các nguồn thông tin và tuân thủ quy định pháp luật để ngăn chặn những đối tượng trục lợi.

Mời bạn đọc theo dõi thêm tại đây 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Mối quan hệ giữa hợp đồng bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm
Giấy chứng nhận bảo hiểm tiếng anh được viết là : Insurance certificate là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận một đối tượng nào đó đã được bảo hiểm theo điều kiện của 1 hợp đồng bảo hiểm. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm những điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm , các chi tiết cần thiết cho việc tính toán bảo hiểm và điều kiện bào hiểm

1.Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng giao kết của hợp đồng bảo hiểm

          Theo Điều 14, Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ sung năm 2010) thì bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) là văn bản xác nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm phát hành, liệt kê những quyền lợi bảo hiểm chính của hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, khi doanh nghiệp bảo hiểm giao kết một hợp đồng bảo hiểm với người mua bảo hiểm, họ có trách nhiệm giao giấy chứng nhận bảo hiểm cho người mua bảo hiểm nhằm xác nhận rằng hợp đồng bảo hiểm này đã được giao kết.

Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng thể hiện sự tồn tại của thoả thuận bảo hiểm theo điều kiện nào đó. Thông thường doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp giấy chứng nhận khi người mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ khi có thỏa thuận khác. Điều này cho thấy giấy chứng nhận bảo hiểm hình thành sau khi hai bên đã thỏa thuận và giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trong một số trường hợp giấy chứng nhận bảo hiểm là một phần không thể thiếu của hợp đồng bảo hiểm, bởi vì khi có tranh chấp, đây sẽ là căn cứ chứng minh việc hai bên đã có giao kết hợp đồng bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm quyết định nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm:

Giấy chứng nhận bảo hiểm là một phần và là bằng chứng giao kết hợp đồng nên trong đó phải ghi nhận và thể hiện được một số nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm như thời hạn, điều kiện phát sinh bảo hiểm, giá trị bảo hiểm… Hợp đồng bảo hiểm ghi nhận đầy đủ và chi tiết nội dung của thỏa thuận bảo hiểm giữa các bên, trong khi đó, giấy chứng nhận là bằng chứng giao kết hợp đồng, vì vậy, những nội dung được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm sẽ được rút gọn và tối giản trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Thông thường nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm những điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm. Qua đó, có thể nhận thấy, những nội dung chi tiết trong hợp đồng bảo hiểm đã được tối giản trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Bởi vì, giấy chứng nhận bảo hiểm đơn giản chỉ là chứng từ được doanh nghiệp bảo hiểm cấp để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm.

3. Giấy chứng nhận là một loại giấy tờ của một bộ hợp đồng bảo hiểm

Như đã phân tích ở phần hình thức hợp đồng bảo hiểm, thì giấy chứng nhận bảo hiểm được coi là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong một hợp đồng bảo hiểm. Một số các doanh nghiệp bảo hiểm cũng có giải thích về giấy chứng nhận bảo hiểm như trong bảo hiểm nhân thọ của Prudential khẳng định “giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ là một phần không thể tách rời của bộ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”. Như vậy, có thể hiểu rằng phải có một hợp đồng bảo hiểm được giao kết và có hiệu lực thì mới xuất hiện giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết đó.

4. Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được coi là hợp đồng bảo hiểm trong một số trường hợp cụ thể.

          Trong trường hợp này, giữa người doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm không “thấy xuất hiện” hợp đồng bảo hiểm  nào mà chỉ có các loại giấy tờ như giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm. Đây là những trường hợp đối với các loại sản phẩm bảo hiểm bắt buộc (như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe môtô- xe máy, …) thì bộ tài chính đã có những quy định cụ thể về các loại bảo hiểm này, như vậy các doanh nghiệp bảo hiểm không cần thiết phải đưa ra hợp đồng bảo hiểm nữa bởi nội dung của các hợp đồng bảo hiểm này thường sẽ giống nhau và giống các quy định mà bộ tài chính đã quy định.

     Thêm vào đó, việc không tiến hành ký kết một “hợp đồng bảo hiểm đầy đủ” là để tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức của cả hai bên. Theo đó, bên mua bảo hiểm không có quyền thỏa thuận về nội dung bảo hiểm mà chỉ có quyền quyết định mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nào mà mình muốn. Nội dung hợp đồng này đã được pháp luật quy định phù hợp với quyền lợi của cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Như vậy, sau khi bên mua đã chấp nhận giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cần cấp cho người mua “giấy chứng nhận bảo hiểm” và coi như đây là hợp đồng bảo hiểm đã được xác lập.

    Thông thường, đối với một số loại bảo hiểm bắt buộc, người mua bảo hiểm thường phải mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm để chứng minh cho người thứ ba biết về bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm, nghĩa là họ luôn phải mang theo bên mình các giấy tờ là bằng chứng cho một hợp đồng bảo hiểm bắt buộc đang có hiệu lực. Do vậy, trong những trường hợp này, hình thức hợp đồng bảo hiểm thường được thiết kế nhỏ gọn, có thể bỏ vào ví, vào túi một cách dễ dàng.

5. Ví dụ chứng minh

  Ví dụ : Giấy chứng nhận và hợp đồng bảo hiểm Ô tô (nguồn: Trang web http://ebaohiem.com/ )

+) Giấy chứng nhận bảo hiểm:

Là bằng chứng ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa chủ xe cơ giới và công ty bảo hiểm. Đây là nội dung tóm tắt thể hiện cam kết của công ty bảo hiểm với Người được bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm thường có 02 liên (01 cho khách hàng, 01 lưu tại công ty bảo hiểm). Công ty bảo hiểm chỉ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm khi chủ xe đã đóng phí bảo hiểm (trừ khi có thoả thuận khác).

+) Hợp đồng bảo hiểm:

Đối với những khách hàng có nhiều xe, ngoài việc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho từng xe, giữa khách hàng và công ty bảo hiểm cần  phải ký hợp đồng bảo hiểm.

+) Hợp đồng bảo hiểm có các nội dung sau:

– Thời gian ký hợp đồng;

– Thời hạn bảo hiểm: Ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc;

– Các loại hình bảo hiểm và số tiền bảo hiểm/ mức trách nhiệm;

– Tổng số phí bảo hiểm: ghi bằng số, bằng chữ;

– Các Điều kiện, Điều khoản bảo hiểm, điều khoản sửa đổi bổ sung

– Điều khoản thanh toán phí bảo hiểm, kỳ thanh toán, phương thức thanh toán

– Điều khoản giám định bồi thường

– Điều khoản giải quyết tranh chấp

Như vậy, giấy chứng nhận bảo hiểm trong trường hợp trên là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm ô tô giữa khách hàng mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm, trong đó có ghi nhận  một số nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm như thời hạn, điều kiện phát sinh bảo hiểm…Tất cả các nội dung của hợp đồng bảo hiểm trên được rút gọn và tối giản trong giấy chứng nhận bảo hiểm.

Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét xử độc lập

Thứ nhất, Thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau trong khi xét xử

Theo điều 326 BLTTHS quy định :” Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của HĐXX phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án…”. Việc độc lập xét xử giữa thẩm phán và hội thẩm được ghi nhận thành những nguyên tắc của luật tố tụng, đó là: Việc xét xử của TAND có hội thẩm nhân dân tham gia, của tòa án quân sự có hội thẩm quân nhân tham gia. Khi xét xử, hội thẩm ngang quyền với thẩm phán. Trước khi mở phiên tòa, khi Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán không được đưa ra ý kiến, nhận định chủ quan của riêng mình để tránh ảnh hưởng đến sự đánh giá chứng cứ của Hội thẩm tại phiên tòa.

Thứ hai, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với các chủ thể khác của tòa án

Mối quan hệ giữa thẩm phán, Hội thẩm và nội bộ ngành Tòa án được thể hiện ở thẩm phán với chánh án và các đồng nghiệp khác trong tòa án, giữa thẩm phán và tòa án cấp trên, giữa thẩm phán và chánh án tòa án nhân dân tối cao, giữa Hội thẩm và chánh án tòa nơi Hội thẩm tham gia xét xử. Chính vì vậy, khi xét xử để đưa ra được phán quyết một cách chính xác và khách quan, Thẩm phán và Hội thẩm cần phải độc lập với ý kiến, sự tác động của chánh án và tòa án cấp trên, phải có chính kiến và quan điểm riêng của mình trong việc xem xét câc vấn đề cụ thể trong quá trình xét xử.

Thứ ba, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập vói các cơ quan tiến hành tố tụng khác

Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không được dựa vào kết luận của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát mà phải tự nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án, kết hợp những chứng cứ mới thu được tại phiên tòa xét xử để có kết luận riêng của mình đối với từng vấn đề. Đồng thời các cơ quan quản lí không được can thiệp vào việc xét xử của tòa án, vì công tác xét xử đã được nhà nước giao duy nhất cho tòa án.

Thứ tư, khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với yêu cầu của những

Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với người tham gia tố tụng, với dư luận và cơ quan báo chí là việc xét xử chỉ căn cứ vào chứng cứ vụ án và những quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý kiến của những người nói trên . Ngoài ra, tính độc lập trong xét xử của thẩm phán và hội thẩm còn được thể hiện ở  việc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập với sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án

 

 

Hỏi đáp về xử lý vi phạm trong việc lĩnh vực Ô nhiễm môi trường

chi-15-20-co-so-o-nhiem-moi-truong-duoc-xu-ly-triet-de-1

 

Kính gửi luật sư!

Thưa luật sư, mới đây PV báo Người đưa tin điều tra được vụ việc 1 tập đoàn xe tải có chở bùn thải chứa hóa chất lén nút đổ xuống dòng sông Hồng gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân bức xúc.

Trước sự việc như trên, các cơ quan chức năng TP Hà Nội đang tiến hàng vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc. Được biết, đây là hoạt động chưa được các cơ quan chức năng cho phép, trái pháp luật gây ảnh hưởng đến môi trường.

Vậy xin luật sư cho biết, theo pháp luật sự việc trên sẽ bị xử lý ra sao, việc xả thải, đổ hóa chất, chất thải ra sông Hồng như thế đã vi phạm những quy định nào? Và việc này sẽ bị xử lý thế nào?

Dựa vào những quy định pháp luật, xin luật sư đóng góp ý kiến để ngăn ngừa vụ việc này, cơ quan chức năng cần làm gì, xử lý thế nào nhất là khi sự việc này có dấu hiệu được bảo kê?

Xin cảm ơn luật sư.

 

Luật sư xin trả lời:

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.

Vụ việc 1 tập đoàn xe tải có chở bùn thải chứa hóa chất lén lút đổ xuống dòng sông Hồng gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua, gây bức xúc cho nhiều người dân.

Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ chất thải hóa chất do một lượng lớn xe tải kia đổ ra sông thuộc loại chất thải Công nghiệp hay thuôc loại như thế nào theo quy định của pháp luật,  sau đó tùy vào mức độ hành vi (có sự lặp đi lặp lại nhiều lần hay không, lượng chất thải là bao nhiêu) để áp dụng các điều khoản quy định và có những chế tài thích hợp nhằm xử lý một cách đúng đắn quyết liệt.

Có thể nói hành vi trên đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Mà cụ thể tại khoản 5 điều 7 Luật bảo vệ Môi trường 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “ Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.”

Xử lý vi phạm hành chính khi có hành vi xử lý rác thải không đúng quy định được quy định tại Điều 23  Nghị định 179/2013/NĐ-CP  của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hành vi lén lút đổ bùn thải chứa hóa chất nguy hại gây ô nhiễm cho sông Hồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Theo quy định tại  khoản 7,8,9 10 Điều 23, Nghị định 179/2013/NĐ-CP thì:

“ 7. Hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải dưới 120 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc dưới 600 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 120 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 600 kg đến dưới 2.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300 000.000 đồng, đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 2.000 kg đến dưới 4.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 4.000 kg đến dưới 8.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 8.000 kg đến dưới 12.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 12.000 kg đến dưới 16.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 16.000 kg đến dưới 20.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 20.000 kg trở lên đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác.

Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại thuộc Danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ra môi trường không đúng quy định hoặc chôn lấp, đổ, thải chất thải phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 12 tháng đến 24 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này;

đ) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này.

 

Ngoài ra, theo quy định tại điều 183 bộ luật hình sư 1999( sửa đổi bổ sung 2009)

Về hành vi gây ô nhiễm nguồn nước:

Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.”

 

Ý kiến góp ý :

Qua sự kiện Fomusa chắc hẳn mỗi người dân chúng ta đều vô cùng bức xúc trước các hành vi  hủy hoại mỗi trường biển nghiêm trọng của các chủ thể … và các chế tài áp dụng cũng đã phần nào thể hiện tính răn đe, giáo dục cho các cá nhân tổ chức đã và đang có những hành vi như thế. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính.

Tuy nhiên theo tôi, trong trường hợp trên các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cần trừng trị nghiêm khắc hơn nữa  tất cả các đối tượng có liên quan, nhất là nếu có sự bảo kê của 1 ai hay tổ chức quyền lực nào đó thì càng phải làm cho triệt để. Cần thiết phải đưa ra xử lý hình sự, như vậy sẽ tăng thêm tính răn đe giáo hơn cho mọi người.

Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

1.Trình tự thực hiện:

– Bước 1: Sau khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, Sở Tư pháp gửi Danh sách kèm theo hồ sơ của trẻ em cho Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp để tìm gia đình nước ngoài nhận đích danh trẻ em làm con nuôi.

– Bước 2: Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình tại Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cha mẹ nuôi đồng ý nhận trẻ em làm con nuôi và văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan về việc trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú ở nước ngoài hữu quan thì Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được nhận làm con nuôi thường trú để trình UBND cấp tỉnh ra quyết định cho nhận con nuôi.

– Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục Con nuôi – Bộ Tư pháp chuyển đến, Sở Tư pháp có trách nhiệm trình UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

– Bước 4: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, UBND cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

– Bước 5: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

23

2.Hồ sơ bao gồm:

* Hồ sơ của người nhận con nuôi

– Đơn xin nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.04 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp);

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giầy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; (Bản chính)

– Bản điều tra về tâm lý, gia đình; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 12 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh

Các giấy tờ nêu trên do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được dịch sang tiếng Việt Nam và hợp pháp hoá tại Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại

* Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng

– Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em (Mẫu TP/CN-2014/CNNNg.05 ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp); (trường hợp  cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi thì không cần văn bản này).

Đối với  trường hợp xin nhận đích danh trẻ em thuộc danh sách 1, thì hồ sơ của trẻ em còn phải có các văn bản sau đây:

– Văn bản của Sở Tư pháp kèm theo giấy tờ, tài liệu về việc đã thông báo tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em;

– Văn bản xác nhận của Cục Con nuôi về việc đã hết thời hạn thông báo theo quy định, nhưng không có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi.

Tranh chấp đầu tư kinh doanh.

Với sức phát triển mạnh của kinh tế, thị trường. Việt Nam đang là một trong những điểm thu hút đầu tư mạnh mẽ trong khu vực. Đi liền với đó là xuất hiện những tranh chấp trong đầu tư kinh doanh. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thì giải quyết tại đâu? Giải quyết như thế nào cho hợp với quy định pháp luật?

 luat

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Căn cứ tại Điều 14 Luật đầu tư 2014 quy định về giải quyết trong hoạt động đầu tư kinh doanh:

“1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

  1. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
  3. a) Tòa án Việt Nam;
  4. b) Trọng tài Việt Nam;
  5. c) Trọng tài nước ngoài;
  6. d) Trọng tài quốc tế;

đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

  1. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

Như vậy, khi tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh xảy ra thì các bên ưu tiên giải quyết qua thương lượng, hòa giải. Trong trường hợp không thương lượng hòa giải được thì giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại Khoản 2,3,4 Điều 14.

Trân trọng!

Cuối năm, đuổi NLĐ để không thưởng Tết sẽ ở tù đến 01 năm

Dịp cuối năm, nhiều doanh nghiệp dùng các chiêu trò khác nhau (gây áp lực cho người lao động, bắt tăng ca quá mức…) để đuổi việc người lao động nhằm không phải trả tiền thưởng Tết Âm lịch Đinh Dậu 2017. Vậy doanh nghiệp có bị xử lý gì không?

i) Người sử dụng lao động chỉ được phép sa thải (đuổi việc) người lao động nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 126 của Bộ luật Lao động 2012; như vậy, ngoài các trường hợp này thì người sử dụng lao động không được đuổi việc người lao động.

ii) Trong trường hợp người sử dụng lao động đuổi việc người lao động trái pháp luật thì họ phải có trách nhiệm nhận người lao động trở lại làm việc và bồi thường một khoản chi phí cho người lao động theo Điều 42 của Bộ luật Lao động 2012.

(iii) Ở mức độ vi phạm nhẹ thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 15 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

(iv) Trường hợp đuổi người lao động một cách trái pháp luật ở mức độ nặng, thì có bị xử lý hình sự theo Điều 128 của Bộ luật Hình sự 1999 (hình phạt có thể lên đến 01 năm tù giam).

Tội sản xuất buôn bán hàng giả theo Bộ Luật Hình sự 2015

Thị trường mở cửa hiện nay giúp hàng hóa được lưu thông dễ dàng, các mặt hàng nội ngoại cũng trở nên đa dạng với các mức giá cạnh tranh giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, mặt trái của việc tự do kinh tế thị trường là tạo cơ hội cho việc sản xuất buôn bán hàng nhái, hàng kém chất lượng phát triển, chà đạp lên lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng để thu về nguồn lợi bất chính.

Quy định xử lý hành vi phạm tôi sản xuất buôn bán hàng giả được ghi nhận rất rõ ràng và cụ thể tại Điều 192 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 như sau:

Điều 192. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

  1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

 

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    g) Làm chết người;

    h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

    l) Buôn bán qua biên giới;

 

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

    c) Làm chết 02 người trở lên;

    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”;

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;”.

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

 

Bạn bè tụ tập xem bóng đá, cá cược tỷ số với nhau có bị coi là đánh bạc?

1. Thời gian gần đây môn thể thao vua trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn ra nhiều giải đấu hấp dẫn mà nhất là khi đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam đang đạt thành tích cao tại đại hội thể thao ASIAD khiến người hâm mộ không khỏi hưng phấn. Ngồi uống cà phê vài ngày trước giải đấu bóng đá ASIAD diễn ra, tôi thấy các bạn kháo nhau có nghị định nào đó của chính phủ đã có hiệu lực từ tháng 3/2017 cho phép người dân tham gia một số hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Thông tin này có chính xác không, tôi cần làm gì để tham gia cá cược mà không bị quy kết tội đánh bạc?

Đội tuyển Olympic Việt Nam tham dự môn bóng đá nam tại ASIAD năm 2018

Trả lời

Đúng là như vậy. Nghị định cho phép người dân tham gia một số hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế mà bạn đang nhắc đến chính xác là Nghị định số 06/2017/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào ngày 24/01/2017 và có hiệu lực vào ngày 31/3/2017 quy định về việc kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

Theo đó nghị định này quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện và không được khuyến khích phát triển rộng rãi, và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ đối với hình thức đặt cược bóng đá quốc tế, doanh nghiệp muốn kinh doanh thì phải đảm bảo số vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng và nhiều điều kiện ngặt nghèo khác về công nghệ, địa điểm kinh doanh, phương án kinh doanh,… Thêm nữa với những doanh nghiệp đủ điều kiện để kinh doanh loại hình dịch vụ này cũng chỉ được cấp phép dưới dạng thí điểm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế, thời gian thí điểm là 05 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. Sau thời gian thí điểm, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá để quyết định việc tiếp tục cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế hoặc có thể chấm dứt không cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. Như vậy, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thể kinh doanh mà chỉ những doanh nghiệp trúng thầu, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược theo quy định pháp luật thì mới được phép kinh doanh.

Ngoài ra để tham gia loại hình cá cược hợp pháp thì người chơi cũng phải đáp ứng một số điều kiện như:

  • Từ đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không phải là nhân viên hoặc người nhà của nhân viên công ty kinh doanh đặc cược, thành viên hội đồng giám sát cuộc đua;
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…

Như vậy, để tham gia cá cược một cách hợp pháp thì bạn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh loại hình dịch vụ này. Mọi hành vi cá cược được thua bằng tiền, hiện vật giữa các cá nhân với nhau hoặc với tổ chức mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép đều bị coi là hành vi đánh bạc trái phép và nếu bị phát hiện thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc cá cược bóng đá giữa các cá nhân với nhau dưới hình thức được thua bằng tiền, hiện vật là trái phép

2. Cá độ bóng đá qua mạng ở Việt Nam có được xem là hình thức đánh bạc không thưa luật sư? Khung hình phạt của tội này ra sao?

Trả lời

Hiện nay cá độ qua mạng đang dần phát triển bùng nổ và thay thế cho cá độ truyền thống, do sự tiện lợi mà nó đem lại cho người chơi. Vậy cá độ bóng đá qua mạng theo quy định của pháp luật là hợp pháp hay không? Có bị xử lý hành chính hay truy tố hình sự hay không vẫn luôn là câu hỏi mà mọi người thắc mắc.

Đầu tiên xin khẳng định rằng: hành vi cá độ (cá cược/đặt cược) bóng đá trên mạng, tổ chức cá độ bóng đá trên mạng là hành vi đánh bạc hoàn toàn không hợp pháp theo quy định pháp luật, gọi theo cách khác thì đây là hành vi đánh bạc trái phép. Đánh bạc trái phép được hiểu là hành vi đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng quy định trong giấy phép. Ngoài ra, thuật ngữ đánh bạc “trái phép” còn có thể được dùng để phân biệt với các hoạt động tương tự như đánh bạc nhưng có phép (hợp pháp) như các hoạt động vui chơi có thưởng (trong casino).

Còn việc xử lý hành chính hay truy tố trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào quy mô, mức độ thu lợi từ cá độ bóng đá mang lại mà có chế tài xử phạt vi phạm tương xứng.

Tại Điều 321 BLHS 2015 có quy định trách nhiệm hình sự đối với người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó mức phạt có thể là phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù lên tới 07 năm tùy theo tính chất, số tiền, mức độ vi phạm.

Ngoài ra, việc đánh bạc, cá độ, cá cược qua mạng còn là yếu tố tăng nặng cho tội này, có thể hiểu rằng với cùng mức độ, số tiền nhưng việc sử dụng internet, phương tiện điện tử để đánh bạc thì sẽ phải chịu mức hình phạt nặng hơn việc đánh bạc truyền thống.

Đối với những trường hợp đánh bạc nhỏ lẻ, không thuộc trường hợp được quy định tại điều 321 BLHS 2015 thì vẫn sẽ bị xử lý phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Theo đó các mức phạt tiền có thể từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng tuy vào từng hành vi đánh bạc trái phép đó xâm phạm trật tự công cộng đến đâu. Ví dụ như đối với hành vi mua số lô, số đề thì chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa 500.000 đồng, còn hoạt động tổ chức cá cược bóng đá thì có thể bị xử phạt tiền lên tới 20.000.000 đồng.

3. Mùa World Cup đang diễn ra sôi động, một nhóm bạn muốn về nhà tôi để tụ tập. Nếu chỉ độ nhau làm bữa nhậu, chầu cà phê thì không sao nhưng tôi ngại nhất đến chuyện họ dùng tiền nong để cá cược. Xin luật sư tư vấn nếu họ dùng tiền tham gia cá cược tại nhà tôi, tôi có bị xử lý gì về hành vi tổ chức hay chứa chấp đánh bạc không. Nếu có, tôi sẽ bị xử lý hình sự hay phạt hành chính?

Trả lời

Với mục đích tăng tính hấp dẫn khi theo dõi các trận bóng tại World Cup 2014, một số người xem bóng đá cá cược với nhau về kết quả của trận đấu. Với nhiều người, việc cá cược này thực sự chỉ để cho vui.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người máu mê cờ bạc đã cá cược, cá độ để kiếm lợi. Và rồi sau mỗi trận bóng đá, thua cá cược phải chung độ, nhiều người bị lâm vào tình cảnh nợ nần, mất nhà cửa, xe cộ. Nạn trộm cướp gia tăng đáng kể trong mùa World Cup. Pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ các biện pháp xử lý hành vi cá độ bóng đá.

Việc dùng tiền nong để cá cược giữa các cá nhân với nhau chính là hành vi đánh bạc trái phép, và việc bạn biết họ thực hiện những hành vi đó mà vẫn để xảy ra dù chỉ là nể nang chứ không vì mục đích phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn những điều kiện về tội tổ chức đánh bạc được quy định tại Điều 322 BLHS 2015 bao gồm:

– Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc; hoặc 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền, hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.

– Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

– Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Nếu thỏa mãn một trong những điều kiện trên thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt từ phạt tiền 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm cho đến 10 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Còn nếu việc tổ chức đánh bạc không thỏa mãn những điều kiện trên thì bạn cũng vẫn phải chịu xử lý hành chính phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Chống bạo lực gia đình.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Đăng ký mã số mã vạch tại Hà Nội

Mã số, mã vạch là một trong những dấu hiệu nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa… nhằm quản lý và nhận biết các đối tượng là sản phẩm và hàng hóa được thể hiện dưới dạng một dãy số hoặc được thể hiện bằng mã vạch để các thiết bị đọc mã vạch có thể nhận biết được. Các đơn vị sản xuất và kinh doanh tại Hà Nội muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường tiêu thụ cần phải đăng ký mã số, mã vạch cho hàng hóa. Điều này nhằm tạo điều kiện cho việc việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Mỗi đơn vị chỉ cần đăng ký 01 lần và có thể sử dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau (tùy lựa chọn đăng ký). (more…)

Gây tai nạn xong bỏ chạy sẽ bị xử phạt như thế nào?

 Vào ngày 2/12 vừa qua trên mạng có đăng tải 1 đoạn clip ghi lại hình ảnh lái xe ô tô Mazda CX-5 mang biển số 30A-544.56 sau khi đâm phải người đi xe máy đã bỏ chạy, để mặc người bị nạn nằm trên đường.Lãnh đạo đội CSGT số 6 (Công an TP. Hà Nội) xác nhận có thông tin trên và cho biết, hiện công an quận Nam Từ Liêm đang điều tra vụ việc.Hiện tại, ủy ban đang phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ danh tính lái xe gây tai nạn bỏ chạy, xử lý nghiêm.

Qua sự việc nêu trên đối với tài xế lái xe Mazda CX-5 gây tai nạn giao thông xong rồi bỏ chạy, không dừng lại giúp đỡ người bị nạn.

otocotinhdamxemay2113

Chiếc xe Mazda Cx-5 lạng lách gây tai nạn cho người đi đường và bỏ chạy khỏi hiện trường

 Xét về góc độ hành chính : Đối hành vi trên thì theo quy định tại Điểm b, khoản 7, Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt :

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”

Đối với  tài xế điều khiển chiếc xe nêu nêu trên sẽ bị phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 6 triệu đồng đối với hành vi vi phạm của mình.

Ngoài bị xử phạt hành chính, xét về góc độ hình sự : Việc gây tai nạn rồi bỏ trốn còn là một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nếu vụ tai nạn đó có dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể, Điều 202 BLHS 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Theo điểm c, Khoản 2 của điều này nếu người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì sẽ phat tù từ 3 năm đến 10 năm tùy vào mức độ vi phạm mà người điều khiển phương tiện giao thông.

Theo NQ số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17.4.2003 thì: “4. Về các tình tiết “gây thiệt hại nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại Điều 202 Bộ luật Hình sự như sau:

4.1. Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự:

  1. Làm chết một người;
  2. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
  3. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỉ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
  4. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

Xét theo quy định tại Nghị quyết trên còn phụ thuộc vào mức độ tổn hại đến sức khỏe của người bị nạn để có thể khẳng định được hành vi của tài xế đã đủ điều kiện cấu thành tội phạm, nếu đủ điều kiện thì sẽ bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 202 BLHS, còn nếu không thì thuộc trường hợp xử phạt hành chính

 

 

 

 

 

Điều 153 Bộ luật dân sự 2015

Điều 153. Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.

2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:

a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;

b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.

Vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

Thứ nhất, thẩm định, thẩm tra dự tháo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có quyền chính thức xem xét, ban hành các văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại nếu thẩm định, thẩm tra không chính xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn không thống nhất trong pháp luật hiện hành.

Thứ hai, hoạt động thẩm định, thẩm tra còn là căn cứ, cơ sở, chuẩn mực đánh giá, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật

Với tư cách là một giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa là căn cứ, cơ sở chuẩn mực cho mối quan hệ giữa chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật với đối tượng thực hiện văn bản đó. Nếu không có hoạt động này thì đối tượng ban hành sẽ khó tiếp nhận được những thông tin khách quan về tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của dự thảo văn bản. Chẳng hạn, cùng một nội dung mà Nghị định của Chính phủ quy định khác so với Luật hoặc Pháp lệnh, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập, hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan thì giá trị pháp lý của dự thảo đó trên thực tế không có khả năng thực hiện. Với tư cách là những đánh giá, xem xét và đưa ra nhận xét nên ý nghĩa của thẩm định, thẩm tra là định hướng, chỉ dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết cho chủ thể ban hành dự thảo. Ngoài ra, thẩm định, thẩm tra còn có làm cho mối quan hệ giữa chủ thể soạn thảo với người ký (cơ quan có thẩm quyền ký, công bố) nắm được cách thức, trình tự thực hiện các dự thảo đó sau khi được ban hành.

Thẩm định, thẩm tra còn giúp làm giảm bớt sự căng thẳng giữa các ý kiến khác nhau của các cơ quan khi giải quyết những vấn đề có tính chất liên ngành bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết và thiết kế lại một hoặc nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đồng thời có thể giảm bớt chi phí về thời gian và vật chất cho việc soạn thảo và hướng dẫn thi hành các văn bản khi được thông qua và có hiệu lực. Kinh nghiệm trong những năm qua cho thấy, các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể cải thiện được kết quả xây dựng pháp luật nhờ một quy trình thẩm định, thẩm tra tương đối khoa học, góp phần chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng pháp luật, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại, nếu thẩm định, thẩm tra không chuẩn xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác, nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn, không thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Chỉ có thông qua công tác thẩm định, thẩm tra của cơ quan, người có thẩm quyền mới đánh giá những mặt được, chưa được của các dự thảo và từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dự thảo. Chẳng hạn, khi chúng ta tiến hành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng nước ta còn có hiện tượng giao các dự thảo cho các Bộ, Ngành chủ trì nội dung thì việc xem xét, đánh giá theo một quy trình nhất định nhằm đảm bảo chất lượng là việc làm không thể thiếu được. Thông thường, xây dựng dự thảo chỉ khai thác những mặt có lợi cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình mà khó có cái nhìn tổng thể, do đó điều quan trọng là từ những ý tưởng ban đầu ấy nhiệm vụ của những người làm công tác thẩm định cần nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện và làm cho các ý tưởng đó trở thành phổ biến, bảo đảm lợi ích chung của đất nước.

Hơn nữa, ngoài giá trị là xem xét, kiểm tra (đôi khi là tư vấn) công tác thẩm định, thẩm tra còn tạo ra một cơ chế bắt buộc các chủ thể phải thực hiện các ý kiến của các cơ quan thẩm định. Giá trị pháp lý này ở nước ta còn bị coi nhẹ. Ở một số nước, vai trò thẩm định không chỉ dừng lại ở xem xét, kiến nghị mà chủ thể thẩm định còn có thể đưa các dự thảo ra trước công luận (báo chí) hoặc đề nghị xem xét dự thảo trước Tòa Hành chính (Ở Pháp và một số bang của CHLB Đức) hoặc Chính phủ trao thẩm quyền đình chỉ cho cơ quan thẩm định và thông báo lại cho cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ văn bản đó (tham khảo bài viết Vài suy nghĩ về hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Th.s Phí Thị Thanh Tuyền, Khoa hành chính-nhà nước Đại học Luật Hà Nội ).

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật