Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Vụ dân mạng đòi mẹ bé Bắp sao kê: Cần chứng minh tiền được dùng để điều trị


Xung quanh câu chuyện cộng đồng mạng yêu cầu TikToker Phạm Thoại và mẹ bé Bắp sao kê hơn 16 tỷ đồng tiền từ thiện, trao đổi với PV VietNamNet, Luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty Luật Minh Bạch) đã có những nhận xét từ góc độ pháp luật đối với vụ việc và đồng thời chỉ ra rất nhiều vấn đề trong khâu tổ chức từ thiện của nhiều cá nhân có “tiếng nói” trong xã hội hiện nay.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Đấu giá đất: Lợi – hại song hành

Hiện nay, tình trạng giá bất động sản tại Hà Nội đang có dấu hiệu tăng phi mã, vượt xa tầm với của nhiều người dân. Tình trạng này xuất phát từ các cuộc đấu giá đất gần đây, nơi giá đất bị đẩy lên quá cao do ảnh hưởng của nhu cầu đầu tư mạnh mẽ, cộng với sự tham gia của các nhóm đầu cơ. Điều này không chỉ gây lo ngại về khả năng chi trả cho người dân mà còn tiềm ẩn rủi ro vỡ “bong bóng” bất động sản.

Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Minh Bạch, cảnh báo rằng việc đẩy giá bất động sản lên quá cao sẽ làm giấc mơ sở hữu nhà ở của người dân ngày càng xa vời. Ông nhấn mạnh tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ) khiến nhà đầu tư kỳ vọng vào việc giá tiếp tục tăng, dẫn đến các quyết định đầu tư mạo hiểm. Theo Luật sư Tuấn Anh, đây là một bài học lớn khi nhiều nhà đầu tư đã bị “chôn vốn” trong các khu đất bỏ hoang, thay vì dòng tiền được đầu tư vào những hoạt động kinh tế khác. Quan điểm của Luật sư  lo ngại rằng sự lạm phát giá trị bất động sản có thể tạo ra nguy cơ lớn cho nền kinh tế nếu “bong bóng” này vỡ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà đầu tư và người dân.

Tìm hiểu thêm tại đây. 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế

2.1.Phương thức chuyển tiền (Remittance)

   Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Ở đây, người mua ( người nhập khẩu) thông qua ngân hàng gửi tiền trả cho người bán ( người xuất khẩu). Loại này ít được dùng trong thanh toán quốc tế vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bởi phương thức trả tiền này không đảm bảo quyền lợi của người bán. Chỉ trong nghiệp vụ trả tiền ứng trước, trả tiền hoa hồng…. người ta mới dùng phương thức này

   Phương tiện thanh toán được dùng trong phương thức chuyển tiền gồm trả tiền bằng điện, (Telegraphic Transfer- T/T) và trả tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T). Trả tiền bằng điện hay bằng thư đều phải qua ngân hàng làm trung gian trả tiền. Do đó, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí cho ngân hàng. Nếu trả tiền bằng điện còn phải trả them điện phí nữa

2.2. Phương thức thanh toán bằng cách ghi sổ (Open Account)

   Phương thức thanh toán này được thực hiện bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi khoản tiền mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hóa hay các khoản chi phí khác liên quan đến việc mua hàng.Người nhập khẩu định kỳ (hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm một lần). Thanh toán khoản nợ hình thành trên tài khoản của người xuất khẩu

    Phương thức thanh toán ghi sổ thực chất là một hình thức tín dụng thương nghiệp. Thanh toán ghi sổ được áp dụng rộng rãi trong thanh toán nội địa nhưng ít được dùng trong thanh toán quốc tế bởi nó không có sự đảm bảo đầy đủ cho người xuất khẩu kịp thời thu tiền hàng. Phương thức thanh toán này đòi hỏi sự tin cậy rất cao của người xuất khẩu đối với người nhập khẩu, chủ yếu được áp dụng trong việc thanh toán:

  • Giữa các chi nhánh ở các nước khác nhau của cùng một công ty
  • Giữa các công ty có quan hệ mua bán lâu đời và thường xuyên, đặc biệt trong việc mua bán những lượng hàng không lớn lắm
  • Tiền hoa hồng và tiền hàng gửi bán

2.3. Phương thức nhờ thu (Collection of  Payment)

     Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của nhờ thu là “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu” của Phòng Thương mại quốc tế, bản sửa năm 1995 (Uniform Rules for the Collection, 1995 Revision No.522, ICC).Bản quy định này cũng là những quy định pháp lý tùy ý, có nghĩa là muốn áp dụng nó, các bên phải thỏa thuận thống nhất và đưa vào trong hợp đồng

   Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán, sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến ngân hàng nhờ thu hộ mình số tiền ghi trên hối phiếu đó. Phương thức nhờ thu còn có 2 laoij là nhờ thu phiếu troen và nhờ thu phiếu kèm chứng từ.

2.3.1. Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection)

  Nhờ thu phiếu trơn là khi người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền của hối phiếu ở người mua mà không kèm theo  điều kiện gì cả. Cùng với việc gửi hàng hóa cho người mua, người bán gửi thẳng chứng từ để người mua đi nhận hàng.

   Phương thức này không thích hợp trong thanh toán quốc tế bởi nếu người mua không tốt thì hộ có thể nhận hàng nhưng lại gây khó khăn trong việc trả tiền cho người bán, hoặc người mua trả tiền hối phiếu (đối với hối phiếu trả tiền ngay) nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì chứng từ gửi hàng không đi kèm hối phiếu. Chính vì vậy, trong ngoại thương, người ta ít dùng phương thức này, chỉ trong thanh toán phi mậu dịch như thu cước vận tải, phí bảo hiểm, hoa hồng… phương thức này mới được áp dụng

2.3.2. Nhờ thu kèm chưng từ (Documentary Collection)

    Nhờ thu kèm chứng từ là trường hợp người bán chuyển cho ngân hàng hối phiếu cùng vơi một chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở người mua vơi điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn trong trường hợp bán chịu) thì ngân hàng mới giao toàn bộ chứng từ để đi nhận hàng. Phương thức này cho phép người xuất khẩu giữ quyền kiểm soát hàng hóa cho đến khi được thanh toán hoặc đảm bảo thanh toán. Nói chung, người xuất khẩu giao hàng và sau đó lập các chứng từ thương mại như hóa đơn và chứng từ sở hữu, sau đó gửi chứng từ kèm với hối phiếu cho ngân hàng địa diện cho người xuất khẩu. Ngân hàng sẽ chỉ giao chứng từ sở hữu cho người nhập khẩu nếu người nhập khẩu thanh toán hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán vào một thời điểm trong tương lai. Có hai khả năng:

  • Nhờ thu tiền đổi chứng từ – (Document against Payment – D/P). Phương thức này được sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay. Người bán, sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết (theo thỏa thuận trong hợp đồng) mang đến ngân hàng nhờ thu hộ. Ngân hàng này chọn ngân hàng đại lý ở nước người mua để thu hộ số tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người mua biết và chỉ trao chứng từ cho người mua đi nhận hàng nếu người mua đến trả tiền ngay hối phiếu đó (người nhập khẩu thanh toán hối phiếu để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa). Sauk hi thu được tiền, ngân hàng đại lý chuyển số tiền nhờ thu cho ngân hàng ủy thác để giao cho người bán, đồng thời thu thủ tục phí thu hộ và các chi phí khác liên quan. Chi phí này, thông thường do người bán chịu.
  • Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document agaist Acceptance – D/A). Phương thức này được sử dụng trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua.Trình tự tiến hành và nội dung giống như ở D/P, chỉ khác là người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu (có kỳ hạn) để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa để đi nhận hàng. Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu công nhận trách nhiệm thanh toán hợp pháp vô điều kiện của mình theo các khoản của hối phiếu. Hối phiếu có chữ ký chấp nhận của người mua được ngân hàng chuyển lại cho người bán. Đến khi hối phiếu đến hạn trả tiền, người mua phải trả tiền cho người hưởng lợi của hối phiếu. Trong giấy ủy nhiệm ngân hàng thu tiền hộ, người bán thương nêu rõ các cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể để ngân hàng căn cứ vào đó mà giải quyết.

   Trong phương thức này, có hai ngân hàng tham gia: ngân hàng của người xuất khẩu (gọi là ngân hàng chuyển) và ngân hàng ở nước người mua (gọi là ngân hàng thu hoặc xuất trình vì họ xuất trình chưng từ có liên quan cho người bị ký phát). Quá trình chuyền thông tin hơi mất thời gian này khiến cho những chỉ thị ban đầu chính xác và đầy đủ của người xuất khẩu có ý nghĩa sống còn. Vì lý do đó, ngân hàng chyển nói chung thường yêu cầu người xuát khẩu điền một đơn nhờ thu để giúp người xuất khẩu dễ dàng thông báo chỉ thị cho ngân hàng. Trên cơ sở chỉ thị này, ngân hàng lập một lệnh nhờ thu được chuyền cho ngân hàng nhờ thu trong bộ chứng từ nhờ thu. Các bước thực hành trong nhờ thu được tiêu chuẩn hóa trong các quy định thống nhất về nhờ thu của ICC

*)Ưu điểm và nhược điểm của phương thức nhờ thu

   Ưu điểm của nhờ thu đối với người bán là sử dụng cách này tương đối dễ và không tốn kém, và người bán được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi được đảm bảo thanh toán. Lợi ích đối với người mua là không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa có cơ hội để kiểm tra các chứng từ và cả hàng hóa trong một số trường hợp (như khi kiểm tra trong một khoa ngoại quan)

   Nhược điểm đối với người xuất khẩu là có một số rủi ro như: Rủi ro người nhập khẩu không chấp nhận hàng được gửi bằng cách không nhận chứng từ; rủi ro tín dụng của người nhập khẩu, rủi ro chính trị ở nước nhập khẩu, và rủi ro hàng có thể bị hải quan giữ. Quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về người xuất khẩu, song hàng hóa đã gửi đi mà không có người nhận sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và tiền thu về chậm, người bán có thể gặp khó khăn về vốn. Do vậy, một người xuất khẩu cẩn thận sẽ phải có báo cáo về tình hình tín dụng của người mua cũng như bản đánh giá rủi ro quốc gia

    Người nhập khẩu chỉ chịu một rủi ro trong nhờ thanh toán đổi chứng từ là hàng được gửi có thể không giống nhứ đã ghi trong hóa đơn và vận đơn, nhưng rủi ro náy nói chung không thể tránh khỏi trừ khi người nhập khẩu yêu cầu một giấy chưng nhận kiểm định trong bộ chưng từ.

  Ngân hàng không chịu rủi ro nào trong nhờ thu (trừ khi do sự bất cẩn của chính họ trong quá trình thực hiện các hướng dẫn). Đây là một lý do vì sao nhờ thu nói chung ít tốn kém hơn nhiều, nếu xét về chi phí ngân hàng, so với tín dụng chứng từ

   Trong đàm phán, nhờ thu chứng từ có thể được coi là sự lựa chọn trung gian có lợi. Nếu xét về các ưu điểm tương đối vơi người bán và người mua, nó nằm giữa bán hàng trả chậm (lợi cho người mua) và thu tín dụng (lợi cho người bán). Do đó, người bán thường thích nhờ thu chứng từ hơn thu tín dụng mà người bán đề nghị.

2.4. Phương thức tín dụng chứng từ

     Phương thưc tín dụng chưng từ là phương thức thanh toán theo thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng), theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thư ba hoặc tả cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi) hoặc sẽ trả, chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hoặc mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ.

      Việc sử dụng tín dụng chứng từ được điều chỉnh bằng một bộ quy định của Phòng thương mại quốc tế – ICC (The Uniform Customs & Practice for Documentary Credits, 1993 Revision ICC Publication No 500), thường gọi là UCP 500. Cùng với tòa án trọng tài và Incoterms, Phòng thương mại quốc tế (ICC) được biết đến trước nhất bằng UCP. UCP thường được viễn dẫn như một ví dụ điển hình về tính hiệu quả hơn hẳn của hệ thống văn bản điều chỉnh thương mại quốc tế so với các hiệp định, quy định của chính phủ hoặc các luật về án lệ. Thực tế, các luật gia đã coi UCP là một văn bản luật thành công nhất trong việc thống nhất các luật và tập quán thương mại trong lịch sử thương mại thế giới

    Bản UCP đầu tiên được thông qua năm 1929, sau đó bản sửa đổi năm 1939 đã được chấp nhận rộng rãi ở Châu Âu. Các bản sửa đổi tiếp theo được thông qua năm 1951 và 1962 đã được các ngân hàng áp dụng trên toàn thế giới. Các bản sửa đổi sau này, bổ sung thêm các nội dung được chuẩn hóa và nang cao về kỹ thuật nghiệp vụ được thông qua năm 1974 và 1983.Bản UCP 500 hiện nay đang sử dụng có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Các bản sửa đổi thường xuyên cho phép ucp có thể bắt kịp những tiến bộ trong tập quán ngân hàng. Kết quả là, UCP có thể coi là hữu ích và thực tế hơn bất kỳ một luật hay hiệp ước nào

     UCP cũng là một bản quy định linh hoạt hơn nhiều so với bất kỳ luật quốc gia hay một văn bản luật quốc tế nào. UCP không phải là luật bắt buộc mà chỉ áp dụng khi các ngân hàng tự nguyện đưa UCP vào các hợp đồng trên cơ sở đó hình thành nên các quan hệ tín dụng. Về cơ bản, UCP là sự thể chế hóa các tập quán thông lệ thương mại quốc tế, dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại, người xuất khẩu và người nhập khẩu.

     Về tác dụng pháp lý của các quy định trong ICC về thư tín dụng trên toàn thế giới, quy định cơ bản là các quy định UCP là cơ sở hình thành hợp đồng. Do vậy, các mẫu đơn xin mở thư tín dụng nói chung có ghi một điều rằng thư tín dụng là đối tượng điều chỉnh của UCP 500.Xét về mặt pháp lý đó được coi là sự thể hiện sự mong muốn của các bên áp dụng thư tín dụng theo các quy định của UCP 500

   Sau gần 10 năm sử dụng, UCP 500 đã có được ảnh hưởng rộng lớn đến nỗi ở mỗi nước UCP đều được coi là giá tri pháp lý, hoặc ít nhất có hiệu lực của một tập quán thương mại. Tuy nhiên, ở một số nước khác như Anh, UCP không có giá trị pháp lý chính thức và chỉ áp dụng khi các bên đưa các quy định này một cách cụ thể vào thư tín dụng bằng việc chính thức dẫn chiếu UCP trên mẫu thư tín dụng. Ở Mỹ, Bộ luật thương mại thống nhất điều chỉnh việc sử dụng thư tín dụng, nhưng ở một số bang UCP lại được coi là giá trị điều chỉnh khi các bên đã đưa UCP vào thư tín dụng hoặc khi UCP là tập quán thương mại.

   Bẳn quy tắc UCP mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi muốn áp dụng nó, các bên phải thỏa thuận khác đi, miễn là có dẫn chiếu. Hiện nay ở Việt nam, các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này để điều chỉnh các quan hệ áp dụng thư tín dụng quốc tế giữa Việt nam và nước ngoài.

2.5. Phương thức thư ủy thác mua (Authority to Purchase – A/P)

  Thư ủy thác mua là thư do ngân hàng nước người mua viết cho ngân hàng ở nước ngoài theo yêu cầu của người mua yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người ký phát cho người mua. Ngân hàng đại lý căn cứ vào điều khoản của thư ủy thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ.

  Có phương thức này là bởi các nước giàu, khi dùng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thường viện cớ rằng ngân hàng những nước nghèo không đủ tín nhiệm nên không thể tự mình đảm bảo cho thư tín dụng của mình mở cho thương nhân xuất khẩu ở các nước giàu. Do đó, ngân hàng đó phải đem vốn gửi trước tại ngân hàng nước giàu thì mới có thể mở thư tín dụng được

  Thư ủy thác mua khác phương thức tín dụng chứng từ ở những điểm sau:

  • Dùng thư ủy thác mua không phải dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng bên mua, mà là yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước ngoài đảm bảo trả tiền hối phiếu của người bán ký phát, cho nên ngân hàng bên mua phải mang một số ngoại tệ tương đương với số tiền hối phiếu gửi trước ở ngân hàng nước ngoài. Như vậy, phương thức này không dựa trên tín nhiệm đảm bảo mà là tiền mặt đảm bảo (ký quỹ)
  • Trong phương thức tín dụng chứng từ, người bán có thể mang hối phiếu đến ngân hàng nào chiết khấu cũng được, vì họ tin rằng hối phiếu này được ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo trả tiền, nhưng trong phương thức thu ủy thác mua, do người trả hối phiếu là người nhập khẩu nên người bán chỉ có thể đem hối phiếu đến ngân hàng thông báo được ủy thác mua hối phiếu để lĩnh tiền
  • Trong phương thức tín dụng chứng từ, khi người bán muốn nhận tiền ngay ở ngân hàng thông báo hoặc đem chiết khấu hối phiếu cho một ngân hàng nào đó thì phải chịu chi phí chiết khấu. Trái lại, trong phương thức thư ủy thác, khi người bán mang hối phiếu đến ngân hàng thông báo thì ngân hàng này phải trả tiền hối phiếu đó, người bán không phải trả tiền lợi tức chiết khấu. Lợi tức này do người mua chịu (lợi tức số tiền hối phiếu kể từ ngày ngân hàng thông báo trả tiền hối phiếu cho đến ngày thu hồi hối phiếu ở người mua). Khi tả tiền cho ngân hàng, người mua đồng thời trả luôn số tiền đó

2.6.Thư bảo đảm trả tiền (Letter of Guarantee – L/G)

    Ở đây, ngân hàng bên người mua, theo yêu cầu của người mua viết cho người bán một cái thư, gọi là thư “bảo đảm trả tiền”, bảo đảm sẽ trả tiền hàng sau khi hàng của bên bán đã đến địa điểm mà các bên quy định

   Phương thức thư bảo đảm trả tiền khác với phương thức tín dụng chứng từ và phương thức ủy thác mua ở chỗ phương thức này căn cứ vào hàng hóa để trả tiền còn hai phương thức trên căn cứ vào chứng từ để trả tiền.

    Thanh toán theo phương thức thư bảo đảm trả tiền có 3 loại:

  + Hàng đến trả tiền : Khi hàng đến bến và dỡ xuống xong, ngân hàng mở thư bảo đảm trả tiền hoặc ngân hàng đại lý của nó ở các của khẩu điện cho đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người bán. Người ta còn quy định là nếu như đại lý ở nước ngoài không nhận được điện của ngân hàng trong nước thông báo trả tiền thì mấy ngày sau khi người bán xuất trình cho ngân hàng chứng nhận công ty thuê tàu chứng nhận hàng đã đến bến và dỡ xuống xong thì ngân hàng tự động trả tiền cho người bán. Cách trả tiền này áp dụng đối với những người bán tương đối tín nhiệm và đối với hàng hóa không cần kiểm nghiệm

  + Kiểm nghiệm xong trả tiền: Sauk hi hàng hóa đến bến và kiểm nghiệm xong, nếu hàng hóa đúng quy cách, số lượng và chất lượng, người mua mới trả tiền. Cách này trả tiền thường được áp dụng đối với những mặt hàng nhìn bề ngoài khó xét được phẩm chất hoặc nguyên đai, nguyên kiện

  + Hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại trả sau khi có kết quả kiểm nghiệm. Phương pháp này đảm bảo hàng hóa đến bến an toàn, đúng chất lượng và chủng loại, chủ động trong thời gian trả tiền, không bị đọng vốn. Nhược điểm của nó là giá hàng cao bởi người bán bị thiệt thòi nhiều nên thường nâng giá hàng.

Hướng dẫn trường hợp công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài

Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài đăng ký kết hôn với nhau hoặc với người nước ngoài phải nộp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (TTHN) theo Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP . Cụ thể:

– CDVN thường trú tại Việt Nam, đủ tuổi kết hôn trước khi xuất cảnh theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (GXNTTHN) do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

– CDVN đã có thời gian cư trú ở nhiều nước phải nộp thêm GXNTTHN do Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi đã cư trú cấp, nếu không xin được GXNTTHN thì phải nộp văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân.

– CDVN đồng thời có quốc tịch nước ngoài phải nộp giấy tờ chứng minh TTHN do cơ quan thẩm quyền của nước người đó có quốc tịch cấp.

– CDVN thường trú ở nước ngoài không đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc đồng thời có quốc tịch nước ngoài nhưng thường trú ở nước thứ ba phải nộp giấy tờ chứng minh TTHN do cơ quan thẩm quyền của nước người đó thường trú cấp.

Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP có hiệu lực từ ngày 15/8/2016.

Gây tai nạn chết người, gia đình nạn nhân không khởi kiện vẫn bị truy tố TNHS

Câu hỏi: 

Chồng tôi uống rượu say nên trên đường đi làm về đã gây ra tai nạn giao thông làm chết một người đi bộ sang đường ; sau đó gia đình tôi đã gặp gỡ gia đình người bị nạn và đã thực hiện việc bồi thường đầy đủ các chi phí cho họ, gia đình người bị hại cũng có đơn xin không xử lý hình sự đối với chồng tôi.Tôi muốn hỏi trong trường hợp này, chồng tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự nữa không ?

Trả lời : 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin giải đáp thắc mắc cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 thì người điều khiển giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, trong khi say rượu hoặc dùng các chất kích thích khác thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Như vậy theo các quy định trên, chồng của bạn khi gây tai nạn trong tình trạng say rượu là tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 của điều luật nói trên.Mặc dù người gây tai nạn đã bồi thường thiệt hại về vật chất nhưng theo quy định của pháp luật, người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã gây ra vì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không phải thuộc nhóm các tội phạm chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại  Khoản 2, Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau : 

“2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.”

Việc người gây án đã chủ động bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt khi vụ án được đưa ra xét xử.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0986.931.555 để được tư vấn trực tiếp

 

Xử lý tài sản khi người được thi hành án chết

Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự được ban hành ngày 01/8/2016 và sẽ có hiệu lực vào ngày 30/9/2016

Theo quy định của thông tư mới được ban hành này thì trong quá trình xử lý tài sản để thi hành án, người được thi hành án chết mà không có người thừa kế thì:

– Chấp hành viên căn cứ vào quyết định đình chỉ thi hành án để giải tỏa kê biên và trả lại tài sản cho người phải thi hành án trong trường hợp:

+ Tài sản chưa được tổ chức bán đấu giá; hoặc

+ Đã đưa ra bán đấu giá nhưng không có người tham gia đấu giá, trả giá; hoặc

+ Đấu giá không thành.

– Trường hợp tài sản được bán đấu giá thành, sau khi trừ đi các khoản chi phí thì số tiền phải thi hành thuộc về ngân sách nhà nước và số tiền còn lại (nếu có) được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều kiện đối với thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

Điều kiện đối với thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

1. Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam

1.1. Vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định là 15 triệu đô la Mỹ;

1.2. Người quản lý, người điều hành có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định:

1.2.1. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

– Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

– Có đạo đức nghề nghiệp;

– Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật;

– Có ít nhất 05 năm làm người điều hành của tổ chức tín dụng hoặc có ít nhất 05 năm làm

Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng mức vốn pháp định đối với từng loại hình tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hoặc có ít nhất 10 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán hoặc kiểm toán;

– Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

– Tổng giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hành nước ngoài không được tham gia quản trị, điều hành tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác và không được đồng thời làm Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của ngân hàng nước ngoài.

1.2.2. Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc công ty con và các chức danh tương đương phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

– Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng; đối với Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật các tổ chức tín dụng;

– Có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm; hoặc có bằng đại học trở lên ngoài các ngành, lĩnh vực nêu trên và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm;

– Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

1.3. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

1.4. Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

1.5. Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động mà tổ chức tín dụng nước ngoài đang được phép thực hiện tại nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

1.6. Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

1.7. Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với Ngân hàng Nhà nước về thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, trao đổi thông tin giám sát an toàn ngân hàng và có văn bản cam kết giám sát hợp nhất theo thông lệ quốc tế đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài.

1.8. Ngân hàng nước ngoài phải có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn của Luật các tổ chức tín dụng.

* Điều kiện đối với ngân hàng mẹ

1.9. Không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động ngân hàng và các quy định pháp luật khác của nước nguyên xứ trong vòng 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

1.10. Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế, được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng từ mức ổn định trở lên, mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi;

1.11. Có lãi trong 05 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

1.12. Được cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ đánh giá đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác, tuân thủ đầy đủ các quy định về quản trị rủi ro và trích lập dự phòng đầy đủ theo quy định của nước nguyên xứ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép;

1.13. Ngân hàng mẹ có tổng tài sản có ít nhất tương đương 20 tỷ đôla Mỹ vào năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm cấp Giấy phép.

*Căn cứ theo các văn bản quy phạm pháp luật

– Khoản 9 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12;

– Điều 18, 20, 21 và 50 Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12;

– Nghị định 141/2006/NĐ-CP;

– Nghị định số 10/2011/NĐ-CP;

– Điều 11 Mục 2 Chương II Thông tư số 40/2011/TT-NHNN

Công ty Luật Minh Bạch

Kinh doanh thực phẩm an toàn cần những giấy tờ gì?

Câu hỏi: Sắp tới tôi định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn với ngành nghề chủ yếu là kinh doanh rau, củ, quả và thực phẩm an toàn có chứng nhận Vietgap. Cho tôi hỏi ngoài những giấy tờ thủ tục cho việc thành lập công ty thì tôi có phải xin thêm những loại giấy tờ gì cho việc kinh doanh mặt hàng trên hay không. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 Ngoài những giấy tờ thủ tục chuẩn bị cho việc thành lập công ty,Công ty bạn cần phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Những giấy tờ pháp lý bạn cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( chi tiết hơn là kinh doanh rau củ quả)
  • Đăng ký xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm do chi cục Bảo vệ thực vật hoặc sở Nông nghiệp xác nhận
  • Giấy khám sức khỏe đối với chủ cơ sở và các nhân viên ( Những người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm) còn giá trị sử dung

Sau khi đã có đủ các giấy tờ trên bạn cần chuản bị 1 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm với những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp chứng nhậ cơ sở đủ điều kiên An toàn thực phẩm
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn giá trị sử dụng
  • Bản thuyết minh cơ sở, dụng cụ, trang thiết bị
  • Danh sách khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên có xác nhận của cơ sở
  • Danh sách xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên cơ sở
  • Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ tổng thể đườmg đi tới cơ sở

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hố sơ trên nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết xem xét tính hợp pháp và sẽ cấp giấy chứng nhận cho công ty bạn ( Cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan nhà nước được phân cấp ở địa phương cấp giấy chứng nhận)

Điều 132 Bộ luật dân sự 2015

Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch tại Hà Nội

Bạn muốn thực hiện thủ tục đăng ký mã số mã vạch trên hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng trong siêu thị hay các cửa hàng tiện ích có sử dụng máy quét mã vạch…

Luật Minh Bạch chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch uy tín, chuyên nghiệp, nhanh chóng. Luật Minh Bạch được coi là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch hàng đầu tại Hà Nội. Với những chuyên viên nhiều kinh nghiệm tư vấn và đăng ký mã số mã vạch, chúng tôi sẽ cung cấp cho Khách hàng một dịch vụ toàn diện về mã số mã vạch như sau: (more…)

Hồi hương và đem tất cả tài sản về Việt Nam cần điều kiện gì?

Câu hỏi : Tôi dự định hồi hương và sẽ đem về Việt Nam tất cả các tài sản vật dụng sinh hoạt của cá nhân và gia đình,Xin hỏi:

-Điều kiện nào đối với xe ô tô và mô tô để được đem vào VN? Xe ô tô và mô tô sau khi nhập khẩu vào VN phải đứng tên tôi hay có thể đứng tên người khác? Nếu bắt buộc phải đứng tên tôi, thì sau khi đã làm hết các thủ tục và xe được lưu thông, tôi có được cho, tặng, bán, cho thuê…. không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

1.Điều kiện đối với xe ô tô và mô tô được đem vào Việt Nam

Theo quy định tại Thông tư số 143/2015/TT-BTC ngày 11/9/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại, quy định về điều kiện xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu như sau:

     Điều 3. Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu

  1. Đối với xe ô tô: Thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với xe ô tô đã qua sử dụng hoặc xe ô tô chưa qua sử dụng.
  2. Đối với xe gắn máy
  3. a) Xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu là xe chưa qua sử dụng.
  4. b) Xe gắn máy đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN14: 2011/BGTVT).
  5. c) Xe gắn máy phải thuộc loại được phép đăng ký, lưu hành tại Việt Nam (trừ trường hợp nhập khẩu, tạm nhập khẩu không đăng ký, lưu hành để làm mẫu, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, triển lãm, nghiên cứu, thử nghiệm).”

Ngoài ra :

  1. Đối với ô tô:

Theo Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của Liên Bộ Thương mại – Giao thông Vận tải – Tài chính – Công an hướng dẫn việc nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng thì ô tô được nhập khẩu về Việt Nam phải bảo đảm điều kiện là có tay lái bên trái, đã qua sử dụng không quá 05 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu, được đăng ký với thời gian tối thiểu là 06 tháng và đã chạy được một quãng đường tối thiểu là 10.000 (mười nghìn) km tính đến thời điểm ô tô về đến cảng Việt Nam.

  1. Đối với mô tô:

Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30/05/2007 của Bộ Thương mại hiện nay là Bộ Công Thương hướng dẫn việc nhập khẩu xe gắn máy phân khối lớn từ 175m3 trở lên, tại điểm 5 Mục I quy định: “Cấm nhập khẩu mô tô các loại đã qua sử dụng”. Như vậy, nếu chiếc mô tô mà bạn nêu có phân khối từ 175m3 trở lên có thể sẽ không được nhập khẩu về Việt Nam.

Trong trường hợp, mô tô của bạn dưới 175m3 thì sẽ được nhập khẩu về Việt Nam nhưng phải bảo đảm điều kiện: chiếc xe đó được sản xuất trong thời hạn tối đa là 03 năm tính đến thời điểm nhập khẩu (theo điểm 2.2, Mục I Thông tư số 16/2008/TT- BTC ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe gắn máy hai bánh không nhằm mục đích thương mại).

  • Theo quy định tại điều 53 luật hải quan 2014 :

Cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc cư trú, hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.

Và được hướng dẫn tại điều 45, nghị định 08/2015/NĐ-CP thì ko bắt buộc tài sản nhập về phải đứng tên bạn có thể đứng tên người khác, nếu bắt buộc đứng tên sau khi làm xong thủ tục và xe được lưu thông thì bạn hoàn toàn có quyền cho, tặng, bán, cho thuê…. những tài sản này (theo quy định của  Bộ Luật Dân sự năm 2015 của Nước CHXHCN Việt Nam).

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Yêu cầu:

Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Về nhân lực

Chủ cơ sở bán thuốc, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, lâm sinh hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ về thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp.

b) Về địa điểm

– Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định.

– Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

c) Về kho thuốc bảo vệ thực vật

Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố:

– Đối với kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán lẻ.

+ Khi xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.

+ Kho có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

– Kho thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở bán buôn đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

Cơ quan thực hiện:Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật

Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

– Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).

Thời gian thực hiện: 

– 14 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– 84 ngày làm việc khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Số lượng : 01 bộ hồ sơ

Quy định của pháp luật về độ tuổi qua các bộ luật

Khi có ai đó hỏi các quy định về độ tuổi tại các luật, ví dụ như bao nhiêu tuổi thì được ứng cử vào ghế đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp hay bao nhiêu tuổi thì phải tham gia nghĩa vụ quân sự…Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp các mốc tuổi theo quy định tại các luật

Tuổi Nam Nữ Cơ sở pháp lý
Kết hôn Từ đủ 20 tuổi trở lên Từ đủ 18 tuổi trở lên Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014
Lao động Từ đủ 15 tuổi trở lên Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2012
Nghỉ hưu Đủ 60 tuổi Đủ 55 tuổi Khoản 1 Điều 187 Bộ luật lao động 2012
Chịu trách nhiệm hình sự Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạmTừ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Điều 12 Bộ luật hình sự 1999
Thành niên(Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) Từ đủ 18 tuổi trở lên(Không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự và có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) Điều 20 Bộ luật dân sự 2015
Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy Từ đủ 18 tuổi trở lên  Khoản 2 Điều 5 Luật phòng cháy, chữa cháy 2001
Trẻ em Dưới 16 tuổi Điều 1 Luật trẻ em 2016(có hiệu lực từ 01/6/2017)
Người cao tuổi Từ đủ 60 tuổi trở lên Điều 2 Luật người cao tuổi 2009
Người già Từ 70 tuổi trở lênTừ đủ 75 tuổi trở lên Bộ luật hình sự 1999Bộ luật hình sự 2015
Nhập ngũ Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.(Trường hợp đã được tạm hoãn vì lý do đi học ĐH, CĐ thì được kéo dài đến hết 27 tuổi)   Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự 2015
Tham gia tố tụng hành chính, dân sự Từ đủ 18 tuổi trở lên Khoản 3 Điều 54 Luật tố tụng hành chính 2015Khoản 3 Điều 69 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Dự tuyển công chức, viên chức Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ công chức 2008Khoản 1 Điều 22 Luật viên chức 2010
Người làm chứng Khoản 2, 3 Điều 47 Luật công chứng 2014
Người phiên dịch
Thực hiện quyền trưng cầu ý dân Điều 5 Luật trưng cầu ý dân 2015
Thực hiện quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006
Được làm bào chữa viên nhân dân Khoản 3 Điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Bảo lĩnh cho bị can, bị cáo Khoản 2 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
Chịu trách nhiệm hành chính Từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chínhTừ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính do lỗi cố ý. Khoản 1 Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Sử dụng, mua, bán thuốc lá Từ đủ 18 tuổi trở lên Khoản 4 Điều 9 Luật phòng chống tác hại thuốc lá 2012
Bầu cử Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp Từ đủ 21 tuổi trở lên
Được cấp thị thực riêng Từ đủ 14 tuổi trở lên Khoản 2 Điều 7 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Được cấp thẻ căn cước công dân Khoản 1 Điều 19 Luật căn cước công dân 2014
Thanh niên Từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi Điều 1 Luật thanh niên 2005

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật