Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Vụ nổ bốt điện làm chết người ở Hà Đông: Trách nhiệm thuộc về ai?

15 giờ chiều ngày 17/11 tại Hà Đông, một vụ nổ bốt điện xảy ra khiến người dân khu vực giật mình hoảng hốt. Cạnh bốt điện là một hàng nước của bà Nguyễn Thị Hạnh (57 tuổi) và người chồng của mình – ông Vũ Đình Thái (63 tuổi). Ông Thái bị tàn tật, hai vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên phải dựa vào quán nước để lấy tiền trang trải cho cuộc sống.Sau gần một ngày được cấp cứu tại Viện Bỏng Quốc gia, ông Vũ Đình Thái (63 tuổi, người ngồi xe lăn), một trong 5 nạn nhân vụ nổ bốt điện ở quận Hà Đông (Hà Nội) đã tử vong vào ngày 18/11

1479439229_vu-no-bot-dien-o-ha-dong-hai-vo-chong-gia-bong-nang-co-duoc-boi-thuong-ton-that

Ông Vũ Đình Thái trong tình trạng bỏng toàn thân sau vụ nổ bốt điện

Vậy trong trường hợp trên ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất cho họ?

Theo Công ty Điện lực Hà Nội, tai nạn xảy ra trong quá trình đóng điện vận hành không tải trước khi vận hành chính thức, máy biến áp bất ngờ tràn dầu, gây cháy. Nếu căn cứ theo thông cáo của Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội, nguyên nhân gây nổ không thuộc về những nạn nhân, mà do bốt điện không đảm bảo kỹ thuật, chất lượng. Vì thế, chủ sở hữu và cơ quan trực tiếp quản lí điện tại địa phương đó phải chịu trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân. Theo quy định tại  Điều 618 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao”.

Ngay cả trong trường hợp chủ sở hữu và cơ quan trực tiếp quản lí bốt điện không có lỗi (trừ trường hợp bất khả kháng, tình thế cấp thiết hay lỗi hoàn toàn của nạn nhân) thì những cơ quan này vẫn phải có trách nhiệm khi tài sản của mình gây ra thiệt hại về sức khỏe và tính mạng với những người xung quanh. Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 và Mục 3 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP: Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo quy định trên thì Cơ quan quản lý điện lực ở địa phương sẽ chịu trách nhiệm do bốt điện cháy nổ gây ra thiệt hại cho người khác. Mức bồi thường được tính trên thiệt hại thực tế, và người thiệt hại phải chứng minh thương tật sau đó mới có mức bồi thường cụ thể

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện

Từ ngày 30/10/2016, Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ có hiệu lực.

cainghien

Ảnh minh họa

Theo đó, đối tượng áp dụng biện pháp nêu trên bao gồm:

– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.

– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định và thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.

+ Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng mà vẫn còn nghiện.

+ Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên

Xin Chào Luật sư

Hiện nay, các sếp tôi và 2 người nữa là các nhà đầu tư Hàn Quốc đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, vốn đầu tư khoảng 11 tỷ đồng, địa điểm dự kiến tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Để thành lập được công ty các nhà đầu tư nần làm những thủ tục nào? thời gian mất bao lâu?

xin trân thành cảm ơn.

 

Điều 232 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

Điều 232. Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc

1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm. (more…)

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành (Nội địa và Quốc tế)

Du lịch là một trong những ngành nghề tiềm rất tiềm năng hiện nay của nước ta. Đặc biệt là tổ chức du lịch cho khách nước ngoài muốn đi du lịch tại Việt Nam, người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Để đảm bảo điều kiện hợp pháp trong hoạt động trên thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế. Công ty Luật hợp danh Minh Bạch  là một trong những đơn vị có uy tín và năng lực hàng đầu trong lĩnh vực xin Cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục liên quan.

Từ ngày 01/01/2014, Nghị định 180/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 92/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du Lịch có hiệu lực thì quy định về việc cấp Giấy phép lữ hành như sau:

I .Điều kiện đối với Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.
  • Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa.
  • Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế

II. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế

  • Có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
  • Có phương án kinh doanh lữ hành; có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế.
  • Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế phải có thời gian ít nhất bốn năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành.
  • Có ít nhất ba hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
  • Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế
  • a) 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
  • b) 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

III. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế

  1. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được cấp theo phạm vi kinh doanh, bao gồm:

a) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

b) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài;

c) Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

IV. Dịch vụ tư vấn cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế của MBLAW

Trong quá trình thực hiện việc xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, MBLAW sẽ cung cấp cho quý khách dịch vụ sau đây:

  • Tư vấn điều kiện đăng ký Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để hoàn thiện hồ sơ Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Soạn thảo hồ sơ , phương án kinh doanh xin cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Thay mặt doanh nghiệp làm các thủ tục xin Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
    •    Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình Cấp Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
  • Nhận và giao lại cho khách hàng Giấy Phép kinh doanh lữ hành quốc tế.
  • Tư vấn đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
  • Tư vấn đăng ký lại giấy phép lữ hành quốc tế;
  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở  nước ngoài
    •    Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt nam.

V. Quy trình và các bước thực hiện :

  1. MBLAW sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nộp ở Sở du lịch : Trong vòng 10 ngày làm việc : Bao gồm cả việc kiểm tra trụ sở xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, sau khi đạt kết quả sở sẽ ra 1 công văn chấp thuận .
  2. Sau khi có công văn chấp thuận của sở du lịch, tiến hành nộp hồ sơ lên Tổng cục du lịch để cấp giấy phép. Trong vòng 15-20 ngày làm việc Tổng cục sẽ cấp giấy phép cho doanh nghiệp.
  3. Thời hạn thực hiện : Nhanh nhất trong vòng 30 ngày làm việc

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

 

 

Giảm lệ phí gia hạn giấy phép hoạt động của ngân hàng

Thông tư 150/2016/TT-BTC thay thế các quy định về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực ngân hàng tại Thông tư 110/2002/TT-BTC . Cụ thể:

Giảm lệ phí cấp đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng xuống còn 70.000.000 đồng/giấy phép thay vì mức 140.000.000 đồng/giấy phép như quy định hiện hành.

Tương tự, lệ phí cấp đổi, bổ sung, gia hạn giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng sẽ giảm còn 35.000.000 đồng/giấy phép; và lệ phí cấp lần đầu là 70.000.000 đồng/giấy phép.

Đồng thời, giữ nguyên lệ phí cấp giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là 1.000.000 đồng/giấy phép.

Thông tư 150/2016/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

C2, Rồng đỏ nhiễm chì: Bồi thường 3,9 tỉ đồng có thỏa đáng?

Trong mấy ngày qua, vụ URC bồi thường vì 2 lô C2, Rồng đỏ nhiễm chì lại nóng trở lại bởi “rò rỉ” con số bồi thường theo dư luận ước tính là 3,9 tỉ đồng. Số tiền này là nhiều hay ít và dựa trên căn cứ nào? Và có đầy đủ cơ sở pháp lý không?

abcd

C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của Cty TNHH URC Việt Nam

 Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội) cho biết: Trên thực tế, tính cho đến thời điểm này, chưa ai chứng minh được thiệt hại từ hành vi của URC gây ra cho người tiêu dùng, trong khi đó, đây lại là yếu tố quan trọng nhất, bắt buộc phải chứng minh trong các vụ việc liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Và cho đến giờ, cũng không ai hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào có văn bản chính thức kết luận về việc người tiêu dùng chỉ bị thiệt hại tối đa là 3,9 tỷ đồng do các sản phẩm C2, Rồng đỏ của URC gây ra và mức bồi thường này là tương xứng với thiệt hại thực tế mà URC đem đến khi xâm phạm sức khỏe, tính mạng và tài sản của người tiêu dùng.

Mặt khác, xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này cũng rất khó xác định ai là chủ thể trực tiếp nhận bồi thường bởi người tiêu dùng là một khái niệm rất chung chung, khó xác định. Số tiền 3,9 tỷ đồng trên, thoạt nhìn có thể là khá lớn và phần nào khỏa lấp được trách nhiệm của URC với cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm này.

Song cần phải xem lại đây thực chất là tiền gì? “Bởi nếu đã gọi là bồi thường thiệt hại thì phải tuân theo nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, mà cụ thể trong trường hợp này là các quy định về “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” sẽ được áp dụng để giải quyết” 

Tại Điều 630 Bộ luật Dân sự cũng như nội dung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều thống nhất quy định khi: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Tuy nhiên, để xác định được chính xác mức thiệt hại xảy ra trên thực tế đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của URC gây ra để đưa ra một mức (số tiền) bồi thường cụ thể lại không hề đơn giản.

Vì căn cứ quan trọng nhất để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là “thiệt hại xảy ra trên thực tế”. Thiệt hại đó có thể bao gồm: Thiệt hại về vật chất (tính mạng, sức khỏe, tài sản…); Thiệt hại về tinh thần và toàn bộ chi phí hợp lý để khắc phục, giảm thiểu thiệt hại đó (được quy định cụ thể tại Điều 604 đến 612 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005).

Như vậy, việc chỉ căn cứ vào giá bán ra của sản phẩm C2, Rồng đỏ để làm căn cứ đưa ra mức bồi thường (như cách mà Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã tính toán) là không chính xác, chưa toàn diện và không đúng quy định về bồi thường thiệt hại.

Hay nói cách khác, trong trường hợp này, chưa một ai xác định được chính xác mức thiệt hại trên thực tế để làm căn cứ bồi thường, cũng như chưa tính toán được toàn bộ chi phí mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trực tiếp là người tiêu dùng đã phải chi trả để “hạn chế, khắc phục” được thiệt hại do hành vi vi phạm của URC gây ra đối với người tiêu dùng.

Xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cũng không thỏa mãn yếu tố là chủ thể để có thể được nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại từ URC, bởi Hội này không phải là “người bị thiệt hại” trực tiếp từ hành vi vi phạm của URC gây ra.

Chính vì vậy, để đảm bảo tính pháp lý của khoản tiền “bồi thường” mà Vinastas yêu cầu URC chi trả, Luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Hội cần phải xác định rõ đây là khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của URC đối với người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của mình gây ra? Hay chỉ là khoản kinh phí hỗ trợ Vinastas trong công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam?

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch

“Có như vậy, Hội mới có thể “đường đường chính chính” nhận và tiêu khoản tiền trên theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Hội cần phải tiếp tục yêu cầu URC cam kết có trách nhiệm với người tiêu dùng (kể cả về chất lượng sản phẩm cũng như bồi thường thiệt hại) khi lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm bởi các sản phẩm khuyết tật do URC sản xuất và phân phối”

 

Nguyên tắc tính lương quản lý Công ty TNHH MTV Nhà nước

Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ tiền lương, thưởng, thù lao đối với người quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được ban hành ngày 01/9/2016.

Theo đó, lương của người quản lý được xác định theo nguyên tắc sau:

– Tiền lương của người quản lý chuyên trách được xác định và trả gắn với hiệu suất sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, có khống chế mức tối đa và đảm bảo tương quan hợp lý với người lao động.

– Tiền lương của người quản lý không chuyên trách tính theo công việc và thời gian làm việc nhưng không quá 20% tiền lương của người quản lý chuyên trách.

– Quỹ tiền lương của người quản lý công ty được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động.

– Hàng tháng, người quản lý công ty được tạm ứng bằng 80% số tiền lương tạm tính cho tháng đó, 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.

– Quỹ tiền lương của người quản lý công ty được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành một mục trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/10/2016.

Mua bất động sản hình thành trong tương lai

Câu hỏi:

Hiện nay, tôi đang có nhu cầu mua một căn hộ chung cư thuộc dự án xây dựng nhà ở thương mại tại quận Thanh Xuân do một công ty trong nước làm chủ đầu tư. Dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Trước khi ký hợp đồng, chủ đồng tư có thông báo về tiến độ thanh toán hợp đồng như sau: lần 1 là 30% giá trị hợp đồng, lần 2 là 25 % vào T1/2017, lần 3 là 20% vào T12/2017 ,lần 4 sau khi đã giao nhà và Giấy chứng nhận là 25% còn lại. Vậy, việc quy định yêu cầu thanh toán như trên của chủ đầu tư là đúng hay không?

Cám ơn luật sư!

building-nld

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc tới công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Việc bạn mua căn hộ chung cư thuộc dự án khi chưa hoàn thành và nghiệm thu để đưa vào sử dụng được coi là việc mua bất động sản hình thành trong tương lai.

Đối với trường hợp mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lại, tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có quy định như sau:

  • Việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
  • Trường hợp bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua.

Như vậy, nếu căn cứ theo quy định trên, việc chủ đầu tư yêu cầu bạn phải thanh toán như trên là đã trái với quy định của pháp luật. Bởi theo quy định, khi chủ đầu tư chưa bàn giao nhà cho khách hàng thì mức thu tối đa là không được vượt quá 70% giá trị hợp đồng trong khi đó, theo nội dung hợp đồng chủ đầu tư đưa ra thì dù chưa bàn giao nhà cho bạn thì số tiền thu đã là 70%. Do đó, việc quy định yêu cầu thanh toán như trên của chủ đầu tư là đã trái với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, bạn có quyền yêu cầu  chủ đầu tư kiểm tra và sửa lại nội dung hợp đồng phù hợp với quy định pháp luật.

Trân trọng!

 

Như thế nào trẻ em bị coi là xâm hại tình dục

Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang ở mức báo động, điều đáng lưu ý là kẻ xâm hại đa số là nười có quen biết với nạn nhân, lợi dụng lòng tin của trẻ em, ko có sự đề phòng, sự ngây thơ trong sáng của bọn trẻ, đối tương đã thực hiện hành vi đồi bại để thỏa mãn thú tính của mình, hiện pháp luật cũng có những khung hình phạt tùy vào mức độ vi phạm của các đối tượng. 

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2017

Theo quy định tại điều 13, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:

–  Trẻ em bị hiếp dâm;

–  Trẻ em bị cưỡng dâm;

–  Trẻ em bị giao cấu;

–  Trẻ em bị dâm ô;

–  Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Ngoài ra theo quy định tại điều 33 nghị định này,  quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:

  • Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
  • Hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
  • Tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân;
  • Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Điều 214 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung trong nhà chung cư

Điều 214. Sở hữu chung trong nhà chung cư

1. Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác.

2. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật.

 

Thủ tục xin chính sách hỗ trợ đối với học sinh THPT thuộc hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn

Cơ quan thực hiện : 

  • Sở Giáo dục và Đào tạo
  • Cơ sở giáo dục phổ thông 

Nộp trực tiếp tại nhà trường hoặc qua đường bưu điện 

Yêu cầu : 

Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc kinh

+ Đang học trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học .

+ Bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

+ Nhà ở xa trường khoảng cách từ 10 km trở lên hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn: phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá.

+ Là nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo.

Trình tự thực hiện : 

Bước 1: Vào thời điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhà trường niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ sở giáo dục.

Bước 3: Cơ sở giáo dục tiếp nhận hồ sơ; lập danh sách. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường tổ chức xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Bước 4: Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Bước 5: Ủy ban nhân dân tỉnh nhận hồ sơ đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt.

Bước 6: Sở Giáo dục và Đào tạo gửi các trường kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để nhà trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị hỗ trợ (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP);

– Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).

– Giấy tờ minh chứng là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.

Số lượng : 01 bộ 

Kết quả thực hiện : 

– Quyết định được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh. – Mỗi tháng học sinh được hỗ trợ 15kg gạo và hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. – Đối với học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật