Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Vụ sập nhà ở phố cổ: Ai phải chịu trách nhiệm với người chết?

Ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc (Hà Nội) đã làm 2 người chết, 3 người bị thương, vậy ai phải chịu trách nhiệm về sự việc có hậu quả nghiêm trọng này?

vu_sap_nha_cua_bac2

Ảnh minh họa (internet)

Ngày 4.8, ngôi nhà 4 tầng được sử dụng làm cơ sở nem Xuân Dân ở số 43, phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) do ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm chủ, đã bất ngờ bị sập.

Hậu quả, 5 người (2 nữ, 3 nam) ở ngôi nhà này bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Dù lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực nhưng chỉ 3 người may mắn thoát nạn.

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng xác định, khi ngôi nhà số 43 bị sập, ngôi nhà bên cạnh là nhà số 41 đang thi công đào móng. Việc thi công nhà 41 đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 Cửa Bắc xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Trước sự việc nghiêm trọng trên, nhiều người đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm về sự việc và những nạn nhân thương vong? Trước những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng Luật sư đi tìm câu trả lời.

Luật sư trả lời:

Vụ sập nhà số 43 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bởi gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, cụ thể là đã làm 2 người chết, 3 người bị thương và 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Trong trường hợp đúng như thông tin mà báo chí đã đưa, nguyên nhân ban đầu dẫn tới sập nhà số 43 là do việc thi công nhà 41 bên cạnh đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 đã xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Với những dấu hiệu trên, tôi cho rằng, cơ quan Công an có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ nguyên nhân, đồng thời làm rõ những người có trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định. Bởi trong vụ việc này cần phải làm rõ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại của những người có liên quan.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ sập nhà nghiêm trọng nêu trên thưa luật sư?

­- Để có thể xác định chính xác trách nhiệm của những người liên quan, cơ quan chức năng cần phải tìm ra được nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự việc đặc biệt nghiêm trọng nêu trên. Cụ thể:

Trong trường hợp nguyên nhân từ việc ngôi nhà số 43 này xuống cấp và đổ sập thì cần phải đánh giá xem việc chủ sở hữu ngôi nhà có biết việc xuống cấp này hay không? Đã được khuyến cáo về sự nguy hiểm khi tiếp tục sử dụng căn nhà để kinh doanh, để ở hay không? Nếu chứng minh được chủ sở hữu căn nhà này đã biết việc đó nhưng vẫn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh và cho nhân viên của mình ở lại trong ngôi nhà đó thì chủ sở hữu ngôi nhà này có dấu hiệu phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự. Người chủ sở hữu nhà trong trường hợp này đã có lỗi vô ý do quá tự tin, bởi ông đã được khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của hành vi tiếp tục sử dụng ngôi nhà đó, tuy nhiên ông tự tin là hậu quả sẽ không xảy ra. Ngoài việc bị xem xét về trách nhiệm hình sự thì việc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho các nạn nhân cũng thuộc trách nhiệm của người chủ sở hữu ngôi nhà này.

Trong trường hợp ngôi nhà đổ sập vì lý do khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu ngôi nhà thì cần phải tìm ra lý do khách quan này là gì và nó có làm miễn trừ hay giảm trừ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự của chủ nhà hay không và ai phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Trong trường hợp, nguyên nhân dẫn tới việc ngôi nhà số 43 bị sập là do hoạt động thi công, đào móng của ngôi nhà số 41 thì vụ việc này đã có dấu hiệu hình sự của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn “có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng  đến  năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành  nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm”.

Nếu xác định có dấu hiệu hình sự, cơ quan điều tra cần phải ngay lập tức khởi tố vụ án, từ đó để xác định trách nhiệm của những người có liên quan. Trong trường hợp việc xây dựng nhà là không có giấy phép thì trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư (Chủ sở hữu căn nhà số 41 Cửa Bắc) và trách nhiệm liên đới thuộc đơn vị thi công công trình. Bởi nguyên tắc khi xây dựng nhà thì bắt buộc chủ đầu tư phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp và khi thi công thì đơn vị thi công phải tuân thủ đúng nội dung của giấy phép xây dựng để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Trong trường hợp chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng hoặc chủ đầu tư và đơn vị thi công không thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trong vụ sập nhà số 43 Cửa Bắc thì ngoài trách nhiệm hình sự theo Điều 292 thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người bị chết, bị thương và chủ sở hữu nhà số 41 (do ngôi nhà bị sập hoàn toàn) bởi hành vi vi phạm này. Về thiệt hại cụ thể, số tiền phải bồi thường, trách nhiệm cụ thể của từng bên, trách nhiệm liên đới bồi thường…. sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi của từng cá nhân, đơn vị khi thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng quy định của pháp luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định.

Trân trọng!

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 160 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 160. Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được xác lập, thực hiện trong trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Quyền khác đối với tài sản vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
3. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Điều 112 Bộ luật dân sự 2015

Điều 112. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.

2. Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

Đăng ký mã barcode

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động cho sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm…

Mã số mã vạch gồm mã số thể hiện mã số thứ tự của hàng hóa còn mã vạch để đọc sản phẩm hay còn gọi là mã barcode, mã này gồm 13 chữ số, nó được quét trên điện thoại dưới dạng sọc dọc hoặc mã quét hình vuông bao gồm các mạch dẫn phân biệt mã hàng

  1. Doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký mã số mã vạch để quản lý hàng hóa và lấy lòng tin người tiêu dùng. Nhờ nó để phân biệt hàng hóa dịch vụ với các doanh nghiệp khác
  2. Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc bắt chước vẻ bề ngoài của sản phẩm là điều rất dễ dàng. Doanh nghiệp muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải tạo cho sản phẩm một dấu ấn riêng, đồng thời giúp khách hàng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, chất lượng thì cần sử dụng mã số – mã vạch.

Luật Minh Bạch là công ty có kinh nghiệm trong việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế sản xuất buôn bán và muốn có mã vạch trên sản phẩm để dễ dàng quản lý chúng cũng như  dễ hơn trong các hệ thống siêu thị

Luật Minh Bạch sẽ tư vấn cho khách hàng những công việc phải chuẩn bị và thay mặt

khách hàng tiến hành nộp hồ sơ nhận kết quả sớm nhất

Quy trình thực hiện

Luật Minh Bạch tư vấn cho khách hàng sử dụng mã số 8,9 hoặc 10 chữ số dung cho tương ứng dưới 10.000 sản phẩm, dưới 1000 sản phẩm và dưới 100 sản pharm tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cua doanh nghiệp

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp ký

– Thay mặt doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại văn phòng mã số mã vạch thuộc Tổng cục đo lường chất lượng

– Sauk hi được cấp tài khoản Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm lên website của tổng cục để quản lý sản phẩm của mình

– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm icheck trên điện thoại ( Giới thiệu cho doanh nghiệp mua phần mềm icheck với bên thứ 3)

Chuẩn bị hồ sơ

  • Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch ( Luật Minh Bạch soạn thảo)
  • Bản kê khai danh mục sản phẩm ( Theo mẫu Luật Minh Bạch soạn)
  • Giấy biên nhận hồ sơ

Sau khi có đủ giấy tờ tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

Thời gian thực hiện :

Sau 03-05 ngày Luật Minh Bạch nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch .

Trong quá trình thực hiện và sử dụng mã số mã vạch của mình thì Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng .

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

Yêu cầu dịch vụ xin gọi: 0987.892.333

Email : luatsu@luatminhbach.vn

Tập án lệ đầu tiên của Việt Nam ra đời

Tính đến thời điểm hiện nay đã có 10 án lệ được công bố, bao gồm các án lệ sau:

Án lệ số 1: Quyết định giám đốc thẩm 04/2014/HS-GĐT ngày 16/04/2014 về vụ án giết người

Án lệ số 2: Quyết định giám đốc thẩm 27/2010/DS-GĐT ngày 08/07/2010 về vụ án tranh chấp đòi lại tài sản

Án lệ số 3: Quyết định giám đốc thẩm 208/2013/DS-GĐT ngày 03/05/2013 về vụ án ly hôn

Án lệ số 4: Quyết định giám đốc thẩm 04/2010/QĐ-HĐTP ngày 03/03/2010 về vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Án lệ số 5: Quyết định giám đốc thẩm 39/2014/DS-GĐT ngày 09/10/2014 về vụ án tranh chấp di sản thừa kế

Án lệ số 6: Quyết định giám đốc thẩm 100/2013/GĐT-DS ngày 12/08/2013 về vụ án tranh chấp thừa kế

Án lệ số 7: Quyết định giám đốc thẩm 126/2013/DS-GĐT ngày 23/09/2013 về vụ án dân sự tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng nhà

Án lệ số 8: Quyết định giám đốc thẩm 12/2013/KDTM-GĐT ngày 16/05/2013 về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng tín dụng

Án lệ số 9: Quyết định giám đốc thẩm 07/2013/KDTM-GĐT ngày 15/03/2013 về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa

Án lệ số 10: Quyết định giám đốc thẩm 08/2014/HC-GĐT ngày 19/08/2014 về vụ án hành chính khiếu kiện Quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các loại thời hiệu

Điều 150. Các loại thời hiệu
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.
2. Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.
3. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.
____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Nguy cơ mất an toàn thông tin khi sử dụng wifi

Ngày 16/10/2017, Cục An toàn thông tin (ATTT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn 541/CATTT-TĐQLGS cảnh báo nguy cơ mất an toàn thông tin trên các thiết bị sử dụng mạng Wifi. 

Theo đó, đối tượng tấn công có thể nghe lén, giải mã giao thức mã hóa và đọc được nội dung của các gói tin mà trước đây được cho là an toàn. Lỗ hổng này có thể bị lợi dụng để đánh cắp các thông tin cá nhân, thông tin nhạy cảm như tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, tài khoản mạng xã hội, tài khoản trực tuyến, thông tin riêng, nội dung chat, thư điện tử, hình ảnh, video…được truyền qua mạng không dây.

Lỗ hổng này tồn tại trong chính nội tại của giao thức mạng không dây Wifi chứ không liên quan đến các sản phẩm hay cách thức triển khai mô hình mạng, bất cứ thiết bị mạng không dây nào sử dụng giao thức mã hóa WPA/WPA2 đều có thể là mục tiêu của hình thức tấn công. Theo đánh giá, các thiết bị Android, Linux, Apple, Windows, OpenBSD, MediaTek, Linksys và nhiều thiết bị khác cũng có thể bị tấn công bằng việc điều chỉnh cách thức tấn công KRACKs cho phù hợp.

Hình thức tấn công này ảnh hưởng đến tất cả các thiết bị phát sóng Wifi sử dụng giao thức WPA/WPA2. Và tùy thuộc vào cấu hình của hệ thống mạng, đối tượng tấn công thậm chí còn có thể thay đổi nội dung gói tin, hay đính kèm mã độc tống tiền, mã độc gián điệp vào các gói tin và để người dùng tự lây nhiễm.

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh việc đối tượng tấn công lợi dụng lỗ hổng để thực hiện những cuộc tấn công mạng nguy hiểm, Cục ATTT khuyến nghị các quản trị viên tại các cơ quan, đơn vị và người dùng thực hiện:

Đối với người dùng:

– Lỗ hổng trên các thiết bị phát sóng không dây khó có thể sẽ có bản vá ngay lập tức, vì vậy cần thường xuyên theo dõi các bản cập nhật trên các thiết bị cầm tay, các thiết bị di dộng, trình điều khiển card mạng không dây của máy tính và các thiết bị phát sóng Wifi để cập nhật ngay khi có các bản vá mới.

– Luôn cẩn trọng khi sử dụng các mạng không dây đặc biệt là các mạng không dây công cộng, chỉ truy cập các trang web sử dụng giao thức bảo mật HTTPS và thận trọng khi nhập thông tin các tài khoản cá nhân, hay các thông tin nhạy cảm khác trên các trang web.

– Tiếp tục duy trì giao thức mã hóa WPA/WPA2 cho các thiết bị phát sóng không dây sử dụng tại gia đình kết hợp với mật mã ở mức độ khó cao, do đây vẫn là giao thức mã hóa an toàn nhất hiện nay ngăn chặn được các hình thức tấn công giải mã khác.

Đối với cơ quan, tổ chức:

– Cảnh báo tới người dùng trong tổ chức và thực hiện các biện pháp như nêu trên đối với người dùng;

– Chủ động theo dõi các thông tin từ các cơ quan chức năng và các tổ chức về an toàn thông tin để kịp thời cập nhật các bản vá cho các thiết bị mạng của mình, đồng thời đôn đốc các cán bộ đang làm việc trong cơ quan, tổ chức chủ động thường xuyên theo dõi và cập nhật các thiết bị đầu cuối khi có bản cập nhật mới.

– Liên hệ ngay với các cơ quan chức năng cũng như các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thông tin để được hỗ trợ khi cần thiết.

Khi triển khai các nội dung nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Quý đơn vị có thể liên hệ với Cục ATTT, số điện thoại: 04.3943.6684, thư điện tử ais@mic.gov.vn để được phối hợp, hỗ trợ.

Điều 54 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 54, Bộ luật dân sự 2015:

Điều 54 : Cử, chỉ định người giám hộ 

1. Trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Trường hợp có tranh chấp giữa những người giám hộ quy định tại Điều 52 và Điều 53 của Bộ luật này về người giám hộ hoặc tranh chấp về việc cử người giám hộ thì Tòa án chỉ định người giám hộ.

Trường hợp cử, chỉ định người giám hộ cho người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của người này.

2. Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.

3. Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.

4. Trừ trường hợp áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ.

Mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường cho 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 1880/QĐ-TTg quy định về định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường cho 04 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

vbmoi

Theo đó, định mức áp dụng cho từng nhóm đối tượng được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Quyết định:

– Bồi thường tối đa 37.480.000 đồng/tàu/tháng cho chủ tàu/thuyền bị thiệt hại; tối đa 8.790.000 đồng/người/tháng cho người lao động trên các tàu/thuyền bị thiệt hại.

– Bồi thường 2.910.000 đồng/người/tháng cho thu nhập bị mất của chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản tạm dừng sản xuất và người lao động bị mất thu nhập các lĩnh vực được xác định bồi thường.

– Bồi thường 39.370.000 đồng/ha/tháng cho thiệt hại nghề muối (thiệt hại được trả 01 lần và chủ cơ sở thực hiện chi trả cho người lao động của mình).

Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4/2016 đến tháng 9/2016.

Quyết định 1880/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 29/9/2016.

Vấn đề chia tài sản chung của vợ chồng để phục vụ yêu cầu kinh doanh riêng

Câu hỏi : 

Vợ chồng tôi muốn chia tài sản chung để phục vụ yêu cầu kinh doanh riêng của mỗi người. Xin cho biết văn bản chia tài sản chung phải có nội dung gì? có nhất thiết phải công chứng hay không?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Việc chia sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 36 Luật Hôn nhân và gia đình, theo đó, khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận.

Về thủ tục thực hiện việc chia sản chung, Nghị định của Chính phủ số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết hướng dẫn  thi hành Luật Hôn nhân và gia đình đã quy định cụ thể như sau:

– Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung sau đây: lý do chia tài sản; phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, động sản, các quyền tài sản), trong đó cần mô tả rõ những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; phần tài sản còn lại không chia, nếu có; thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung…

– Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thỏa thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải công chứng.

Thủ tục đăng ký sang tên xe cùng tỉnh

Kể từ 01/06/2014 Thông tư 15 chính thức có hiệu lực thay thế Thông tư 12 và không đề cập đến thời hạn sang tên đổi chủ xe qua nhiều chủ mà chỉ quy định về thủ tục như sau:

a) Trường hợp người đang sử dụng xe có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng, hồ sơ gồm:

– Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

– Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15).

b) Trường hợp người đang sử dụng xe không có chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, hồ sơ gồm:

– Giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15) có cam kết của người đang sử dụng xe chịu trách nhiệm trước pháp luật về xe làm thủ tục đăng ký, có xác nhận về địa chỉ thường trú của người đang sử dụng xe của Công an cấp xã nơi người đang sử dụng xe thường trú.

– Chứng từ nộp lệ phí trước bạ xe theo quy định.

– Giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe phải trình bày rõ lý do trong giấy khai đăng ký sang tên, di chuyển xe (mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 15).

Điều 126 Bộ luật dân sự 2015

Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Bài viết cùng chủ đề

hoanthue
Hoàn thuế GTGT 2016

Bộ Tài chính ban hành Công văn 13804/BTC-TCT về việc quản lý hoàn thuế GTGT các tháng cuối năm 2016.

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật