Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Vụ việc “cẩu cả xe lẫn người”

Vụ việc:

Sáng 13/9, người phụ nữ 36 tuổi chạy ôtô 7 chỗ trên quốc lộ 51, hướng từ TP HCM đi Vũng Tàu. Đến ngã ba Tân Cang (TP Biên Hòa), chị này được cho là vượt đèn vàng thì bị Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra giấy tờ.

Nữ tài xế cùng ôtô được cẩu lên xe chuyên dụng đưa về Trạm CSGT xử lý.

Nữ tài xế không xuất trình giấy tờ rồi bất ngờ nhấn ga bỏ chạy. CSGT chạy môtô đuổi theo hơn 2 km, đến trước cổng công ty thuộc xã Tam Phước, TP Biên Hòa, chặn được ôtô.

Tại đây, người phụ nữ cố thủ trong ôtô, không chịu ra ngoài hợp tác. Sau gần 2 giờ không thể lập biên bản, CSGT cùng công an địa phương đã điều xe cẩu đến cưỡng chế, đưa cả xe và nữ tài xế về Trạm CSGT Ngã 3 Thái Lan xử lý.

cau-xe

Ảnh minh họa

Nhận định của Luật sư:

Việc Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra giấy tờ là đúng.

Theo thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành thì khi phát hiện lỗi của người tham gia giao thông, csgt có quyền ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra giấy tờ.

Nữ tài xế cần phải chấp hành hiệu lệnh này, sau đó yêu cầu csgt chứng minh lỗi của mình trước khi ký vào biên bản xử phạt.

Những hành vi vi phạm giao thông bị cưỡng chế, cẩu xe về trạm.

Pháp luật chỉ có quy định riêng về các trường hợp tạm giữ người hoặc tạm giữ phương tiện.

Về việc tạm giữ người, theo quy định tại các Điều 119, 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp tạm giữ người hoặc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.

Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi người đó có một số hành vi như gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

Việc tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.Ngoài ra, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển vi phạm.

Việc cẩu cả xe có người ngồi bên trong có đúng pháp luật? Có cần thiết?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về trường hợp tạm giữ phương tiện (cẩu xe) mà có người đang ở trong xe.

Việc  CSGT “cẩu xe” như vậy thứ nhất là không cần thiết, vì

-Trong trường phương tiện không có dấu hiệu cản trở giao thông.

-Có thể gây ảnh hưởng đến thân thể, sức khỏe, thậm chí là tính mạng của nữ tài xế.

-Gây hoang mang trong dư luận.

Các biện pháp thay thế biện pháp “cẩu xe”

Trong trường hợp người vi phạm luật giao thông không tuân thủ hiệu lệnh, CSGT có thể áp dụng nhiều cách xử lý khác như ghi lại biển số, từ đó tìm ra chủ sở hữu phương tiện để xử phạt hành chính, không nhất thiết phải xử lý ngay tại chỗ.

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Trộm xong đòi hẹn hò với nạn nhân và cái kết “đắng”

dong-tinh-phunutodayvn-2311-6_1385180352

Câu chuyện:

“Vào buổi tối chủ nhật một ngày tháng 9/2009, Stephon Bennett, khi đó đang là một chàng trai tuổi 20 sống ở Columbus, bang Ohio, Mỹ đã cùng 2 người bạn của mình lên kế hoạch cướp bóc để lấy tiền tiêu xài.

Mọi công việc được phân chia tỉ mỉ cho từng người. Sau khi đi lại thám thính tình hình, 3 tên này quyết định đột nhập vào một ngôi nhà bên đường. Tại đây, khi bị vợ chồng chủ nhà phát hiện, chúng đã uy hiếp và đe dọa họ. Qúa sợ hãi,  Diana Martinez và chồng đành phải làm theo mọi yêu cầu của chúng.

Vụ cướp thành công vượt mong đợi và rất dễ dàng, không để lại chút dấu vết nào để cảnh sát có thể lần ra, 3 tên ung dung chia chác những gì vừa thu hoạch được.

Vụ việc có lẽ không bao giờ được lật lại một cách nhanh chóng đến như vậy nếu như không có chuyện tên cướp Stephon Bennett bỗng thấy… nhớ nhung nữ chủ nhà. Nghĩ là làm, chỉ sau 2 tiếng khi vụ cướp kết thúc trong êm đẹp, Stephon Bennett đã quay lại ngôi nhà đó và đề nghị hẹn hò với cô Diana. Martinez.Diana ngay lập tức nhận ra Bennett là một trong ba tên cướp và tức tốc gọi cho cảnh sát.

“Chúng tôi không hiểu hắn đã nghĩ gì khi thốt lên được những lời này vào thời điểm đó”, Sean Laird, một sĩ quan cảnh sát cho biết. “Trong hơn tám năm làm việc của mình, tôi chưa bao giờ gặp phải tình huống tương tự”.

Bennett đã bị bắt ở trước cửa nhà với tội danh chủ mưu vụ cướp và bị giam ở nhà tù Franklin County với khoản tiền 100.000 USD cướp được. Còn  với Martinez.Diana, có lẽ cô chỉ còn biết “câm nín” trước “chuyện tình ngang trái” này.”

untitled-2-3

Góc độ pháp lý

Từ tình huống hài hước “khó đỡ” trên, nếu xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật quy định ra sao về vấn đề trộm cắp tài sản và tên trộm sẽ bị xử lý như thế nào?

Về hành vi trộm cắp tài sản, Bộ luật Hình sự 1999 quy định rõ các trường hợp tùy theo mức độ thiệt hại, mức độ nguy hiểm của hành vi mà có các chế tài xử phạt khác nhau:

“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Trong tình huống trên, tên trộm đi cùng hai tên nữa và trộm số tiền là $100.000, hành vi trộm đã thực hiện trót lọt. Như vậy, tên trộm phạm tội có tổ chức, đồng thời chiếm đoạt số tiền lớn hơn 500.000 đồng sẽ bị xử lý theo Điểm a Khoản 4 Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999, phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra hắn còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi.

Ngoài chế tài xử phạt tù, tên trộm cùng đồng bọn sẽ phải trả lại cho chủ nhân số tiền $100.000 đồng thời phải bồi thường thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần đã gây ra cho nạn nhân tương ứng với mức độ lỗi của mỗi cá nhân. Tại điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể:

“Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Công ty Luật Minh Bạch

Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động bị xử phạt như thế nào?

Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động (DN XKLĐ) có những sai phạm, điển hình là thu phí của người lao động (NLĐ) quá cao; DN không có giấy phép hoặc hết phép XKLĐ vẫn hoạt động.

Gần đây nhất sự việc Công ty Cổ phần xây dựng, Cung ứng nhân lực & xuất nhập khẩu Thiên Ân (gọi tắt chi nhánh Công ty XKLĐ Tamax) tuyển người lao động đi Rumani trái phép khiến nhiều người lao động bức xúc bởi họ đã bị Tamax đánh lừa khi mời chào họ một cách chắc chắn, đủ cơ sở pháp lý…

Được biết, Công ty XKLĐ Tamax đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ngày 10/04/2014. Tuy nhiên, Công ty Tamax chưa được Cục cấp phép xuất khẩu người lao động sang Rumani.

Vậy công ty XKLĐ Tamax đã vi phạm quy định nào của pháp luật và chế tài xử lý ra sao?

Theo quy định của Luật người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chỉ các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có hợp đồng cung ứng lao động cho đối tác nước ngoài đã được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì mới được phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, và các doanh nghiệp này phải trực tiếp tuyển chọn lao động, không được ủy quyền hoặc hợp tác với các doanh nghiệp không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tuyển chọn lao động.

Do vậy công ty XKLĐ Tamax mặc dù đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ngày 10/04/2014,  công ty không có hợp đồng cung ứng lao động cho Rumani chưa được cục chấp thuận cho phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở Rumani nhưng công ty vẫn tiến hành  thông báo tuyển dụng lao động đi làm việc ở Rumani, tư vấn, thu tiền của người lao động . Việc làm này là trái với quy địnhc ủa pháp luật.

Theo quy định tại Điểm b, khoản 1, Điều 4, Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì công ty XKLĐ Tamax sẽ bị xử phạt hành chính.

“b) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.”

Như vậy công ty Tamax không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cục QLLĐNN cấp nên sẽ bị xử phạt từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

Ngoài ra tại điều 5 của nghị định này quy định biện pháp khắc phục hậu quả của việc giao kết hợp đồng trái pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động, buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trên

Tiếp đó nữa, theo quy định của pháp luật, công ty được cấp phép XKLĐ đi nước ngoài không được thu bất cứ một khoản phí nào khi người lao động đến tuyển dụng, nhưng trên thực tế theo những người lao động đến thi tuyển tạo công ty này cho biết họ phải đóng 200 nghìn đồng/1 người cho Tamax. Theo quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 4a Nghị định 88/2015 NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng  thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1.000.000. đồng  đến 3.000.000 đồng đối với hành vi  “Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động”

Ngoài biện phái xử lý hành chính và khắc phục hậu quả  trên thì công ty XKLĐ Tamax có thể sẽ bị Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tạm dừng hoặc rút giấy phép hoạt động dịch vụ của Doanh nghiệp

 

Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt

Điều 192. Quyền định đoạt

Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thiếu tá, Đại úy quân đội có thể được bố trí căn hộ đến 70m2

Đây là quy định tại Thông tư 68/2017/TT-BQP về hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được ban hành ngày 01/4/2017. Cụ thể:

Cán bộ có quân hàm Thiếu tá, Đại úy và tương đương có thể được bố trí cho thuê:

– Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị có diện tích sử dụng từ 60m2 đến 70m2; hoặc

– Căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn có diện tích sử dụng từ 55m2 đến 65m2.

Điều kiện để các cán bộ này được thuê nhà ở công vụ gồm:

– Có nhu cầu thuê;

– Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền;

– Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà của mình tại nơi công tác nhưng diện tích bình quân trong HGĐ dưới 15m2sàn/người;

– Không thuộc diện phải ở doanh trại của quân đội theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thông tư 68/2017/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 16/5/2017 và thay thế Thông tư 03/2010/TT-BQP .

Hợp đồng thuê nhà ở công vụ đã ký trước ngày 16/5/2017 thì thực hiện đến hết thời hạn của Hợp đồng.

Rầm rộ rao bán đất rừng sản xuất, mỗi m2 giá bằng gói bim bim

Đất rừng sản xuất hiện đang được rao bán với giá rẻ tại nhiều khu vực như Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, với giá chỉ khoảng hơn trăm triệu đồng/ha. Một số lô đất có thêm diện tích thổ cư hoặc gần các tiện ích tự nhiên như hồ, suối thường được chào bán với giá cao hơn. Tuy nhiên, Luật sư Trần Tuấn Anh cảnh báo rằng mặc dù đất rừng sản xuất có thể được chuyển nhượng, nhưng mọi hoạt động xây dựng trên đất này đều bị nghiêm cấm nếu không được chuyển đổi mục đích sử dụng hợp pháp. Những người mua đất với ý định xây dựng homestay hay farmstay có thể đối mặt với rủi ro pháp lý và vi phạm pháp luật nếu tiến hành xây dựng mà không có sự cho phép của cơ quan chức năng.

Nhấn vào đây để tìm hiểu thêm

Mở cửa ô tô gây tai nạn phải chịu trách nhiệm gì?

Câu hỏi:

“Vợ tôi đang đi xe máy trên đường thì bất ngờ một chiếc ô tô mở cửa. Do khoảng cách quá gần, cô ấy tông vào cánh cửa rồi ngã ra đường. Nhưng người chủ xe trên không đồng ý bồi thường cho vợ tôi với lý do là vợ tôi không quan sát”. Tôi muốn hỏi người chủ xe có phạm lỗi không? Và vợ tôi có được bồi thường không?

logo-mblaw

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời tư vấn:

Theo Khoản 3 Điều 18 Luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe phải thực hiện quy định sau: “đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.”

Như vậy, việc lái xe taxi bất ngờ mở cửa là hành vi không bảo đảm an toàn về giao thông đường bộ khi dừng đỗ. Và người điều khiển phương tiện đã có lỗi trong việc gây ra tai nạn đối với vợ bạn.

Và theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2005 thì vợ bạn có quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện bồi thường Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.

Nếu người điều khiển phương tiện trên cố tình không bồi thường thì vợ bạn có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường, bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Trong trường hợp việc vi phạm về việc mở cửa xe mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì bị xử phạt hành chính về lỗi “mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn” theo điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định 46 năm 2016 của Chính với mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Còn nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng như gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 70 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng…hoặc gây ra hậu quả chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tại Điều 202 BLHS 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Theo đó, người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Như thế nào trẻ em bị coi là xâm hại tình dục

Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em đang ở mức báo động, điều đáng lưu ý là kẻ xâm hại đa số là nười có quen biết với nạn nhân, lợi dụng lòng tin của trẻ em, ko có sự đề phòng, sự ngây thơ trong sáng của bọn trẻ, đối tương đã thực hiện hành vi đồi bại để thỏa mãn thú tính của mình, hiện pháp luật cũng có những khung hình phạt tùy vào mức độ vi phạm của các đối tượng. 

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em. Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/07/2017

Theo quy định tại điều 13, trẻ em được coi là bị xâm hại tình dục trong các trường hợp sau:

–  Trẻ em bị hiếp dâm;

–  Trẻ em bị cưỡng dâm;

–  Trẻ em bị giao cấu;

–  Trẻ em bị dâm ô;

–  Trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Khi phát hiện hoặc có thông tin về hành vi xâm hại hoặc có nguy cơ trẻ em bị xâm hại thì tổ chức, cá nhân phải báo ngay cho Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em hoặc cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.

Ngoài ra theo quy định tại điều 33 nghị định này,  quy định một số các thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em sau đây cũng phải được bảo vệ trên môi trường mạng:

  • Tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án;
  • Hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em;
  • Tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân;
  • Địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.
Chia tài sản trong trường hợp chung sống như vợ chồng

Câu hỏi:

Vợ chồng tôi chung sống với nhau được 6 năm, nhưng vẫn chưa đăng kí kết hôn. Nếu có tranh chấp tài sản, thì việc phân chia tài sản như thế nào ?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho công ty chúng tôi. Luật sư xin tư vấn như sau:

Theo Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, giải quyết hậu quả của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được quy định như sau:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Trong trường hợp nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Đối với tài sản hình thành trong thời kỳ sống chung với nhau như vợ chồng được giải quyết theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Dựa vào quy định trên thì theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì sẽ thuộc về người đó, có nghĩa hai vợ chồng bạn độc lập về tài sản

Để biết được được tài sản đó thuộc về ai thì nguyên tắc xác định tài sản chung như sau:

Theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Theo Bộ luật Dân sự quy định phân chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung như sau: Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thỏa thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.

Chú ý: Nếu trong thời gian sống chung, hai bạn cùng nhau kinh doanh hay cùng làm ra tài sản chung, tài sản đó về nguyên tắc sẽ được chia đôi, trên thực tế tà sản đó được chia theo công sức của hai vợ chồng, nếu bạn bỏ công sức lớn hơn trong việc làm ra tài sản thì bạn sẽ được chia nhiều hơn

Bổ sung án Tham nhũng vào việc Thi hành án trọng điểm.

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS của Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự quy định về tiêu chí xác định việc THA dân sự trọng điểm.

thamnhung

 

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các tiêu chí mới để xác định việc THA dân sự trọng điểm như sau:

– Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

– Bản án, Quyết định vụ việc cạnh tranh mà cơ quan THA dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời hoặc có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.

– Các việc THA dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan THA dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc THA dân sự trọng điểm.

 

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS có hiệu lực từ ngày 29/8/2016 và thay thế cho Quyết định 813/QĐ-TCTHADS.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Mã số, mã vạch là một trong những dấu hiệu nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa… nhằm quản lý và nhận biết các đối tượng là sản phẩm và hàng hóa được thể hiện dưới dạng một dãy số hoặc được thể hiện bằng mã vạch để các thiết bị đọc mã vạch có thể nhận biết được. Các đơn vị sản xuất muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường tiêu thụ cần phải đăng ký mã số, mã vạch cho hàng hóa. Điều này nhằm tạo điều kiện cho việc việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Mỗi đơn vị chỉ cần đăng ký 01 lần và có thể sử dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau (tùy lựa chọn đăng ký).

Luật sư Nguyễn Văn Hân – Công ty Luật Minh Bạch tham gia chương trình Luật sư doanh nghiệp trên kênh truyền hình VITV

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch.

Muốn có mã số mã vạch trên hàng hoá để xuất khẩu hay bán tại các siêu thị, trước tiên các doanh nghiệp phải gia nhập EAN Việt Nam.

EAN Việt Nam sẽ cấp mã M cho doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp lập mã mặt hàng (mã I) cho từng sản phẩm.

Để được là thành viên của EAN Việt Nam, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí gia nhập và phí hàng năm. Hai loại phí này do đại hội các thành viên quyết định, được ghi trong điều lệ của EAN Việt Nam và có thể thay đổi sau một thời gian áp dụng.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của doanh nghiệp khi áp dụng mã số mã vạch là quản lý mã mặt hàng (mã I) của mình theo nguyên tắc mỗi mã số tương ứng với một loại sản phẩm duy nhất, không được nhầm lẫn. Những sản phẩm khác nhau về tính chất (ví dụ như bia và nước ngọt), về khối lượng, về bao gói… đều phải được cho những mã số mặt hàng khác nhau. Những mã số này sẽ sử dụng lâu dài cùng với sự tồn tại của mặt hàng đó. Những mặt hàng này khi được cải tiến (thay đổi trọng lượng, cách bao gói…) đều phải được cấp mã mặt hàng mới

1. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm có:
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định
+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam theo mẫu quy định
+ Bản đăng ký sử dụng MSMV (theo mẫu quy định)

Số lượng hồ sơ: 2 bộ

2. Nộp hồ sơ tại:
– Hoặc thông qua Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch có số Điện thoại: 0987 892 333 hoặc Tổng đài dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thủ tục (24/7): 1900 6232
– Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam/ Chi cục Tiêu chuần Đo lường Chất lượng

3. Thời gian giải quyết:
– Thời gian cấp mã số tạm thời 2 ngày, cấp Giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

4. Các loại mã số, mã vạch theo tiêu chuẩn quốc tế

– Mã EAN-13, gồm 13 chữ số và Mã EAN-8 (rút gọn), gồm 8 chữ số: ứng dụng trên các sản phẩm bán lẻ.
– Mã thùng EAN (DUN-14), gồm 14 chữ số: ứng dụng trong việc phân phối, vận chuyển, lưu kho.
– Mã địa điểm GLN, mã số container vận chuyển SSCC: ứng đụng cho nghiệp vụ giao vận…

Trân trọng!

PHÒNG TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ – LUẬT MINH BẠCH

Điều 63 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 63, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 63 : Hậu quả chấm dứt việc giám hộ

1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.

2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.

4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

Quy định “cấm xe máy” đã trở thành sự thật

Hôm nay (20/4), tại TP.HCM diễn ra hội thảo về kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM.

Việc phát triển vận tải hành khách công cộng gắn với lộ trình hạn chế xe cá nhân

Hôm nay (20/4), tại TP.HCM diễn ra hội thảo về kiểm soát nhu cầu sử dụng xe cá nhân trên địa bàn TP.HCM – thực trạng và giải pháp (Liên hiệp các Hội KH&KT TP phối hợp với Sở GTVT TP HCM tổ chức). Hội thảo sẽ có nhiều ý kiến của các chuyên gia uy tín về việc TP HCM cần có lộ trình hạn chế, tiến tới loại bỏ hoàn toàn xe máy tham gia giao thông đô thị.

Xe máy, thủ phạm kẹt xe và TNGT

Theo PGS.TS. Phạm Xuân Mai (ĐH Bách khoa TP.HCM), hiện TP.HCM có khoảng 7,5 triệu xe gắn máy, tăng gần 2 triệu so năm 2011. Vào giờ cao điểm, lượng xe gắn máy lên tới 11.000 xe/giờ, chiếm 93% tổng lưu lượng các loại xe. Trung bình TP có 910 xe máy/1.000 dân, đây là tỷ lệ cao nhất thế giới. Xe máy đang gây ra kẹt xe, TNGT (số vụ TNGT do xe máy chiếm 71%). Do vậy, xe máy không được xem là loại hình giao thông cá nhân mà cần phải hạn chế xuống dưới 40%.

“Tuy nhiên, chúng ta không thể hạn chế xe máy nếu người dân không có phương tiện thay thế và không gì khác phải là hệ thống giao thông công cộng. Bởi vậy, việc phát triển giao thông công cộng (GTCC) phải đi trước một bước và có cách hợp lý”, PGS. Mai nói và chỉ ra nhiều giải pháp hạn chế xe máy như: Tổ chức quản lý các loại xe máy đăng ký mới thông qua giấy chứng nhận quyền mua xe, phí lưu hành xe, phí kẹt xe tùy thuộc vào phạm vi khu vực, càng vào trung tâm TP, xe máy càng phải đóng tiền giữ xe cao, phí ô nhiễm môi trường…

“Trong điều kiện tài chính yếu như Việt Nam, giải pháp xe buýt và xe buýt nhanh BRT là phù hợp nhất”, PGS. Mai nói thêm.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Bích Hằng, Trường ĐH GTVT – Phân hiệu  TP.HCM 2 nhận định, TP đang có những định hướng sai trong việc quản lý chỗ đậu xe. TP đang tập trung tăng cung bãi đậu xe, trong khi trên thế giới để kiểm soát xe cá nhân đã áp dụng quy định về số chỗ đỗ xe tối đa được phép cung cấp. Tăng cung tất yếu sẽ dẫn đến tăng cầu, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện cá nhân khi điều kiện đậu xe quá thuận lợi. TP có xu hướng coi đậu xe như một dịch vụ xã hội, cho người sử dụng miễn phí, giá thấp.

“Đây là quan điểm đi ngược lại mục tiêu khuyến khích phát triển giao thông công cộng. Đã đến lúc phải xác định lại đối tượng phục vụ của hệ thống giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân không phải để lưu thông phương tiện giao thông. Cần chuyển từ tăng cung hạ tầng giao thông sang quản lý nhu cầu đi lại của người dân”, TS. Hằng nói.

Cần có lộ trình hạn chế xe máy

Theo ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách liên tỉnh và du lịch TP.HCM, phát triển vận tải công cộng phải đi trước một bước rồi mới hạn chế xe cá nhân. Kinh nghiệm ở Quảng Châu, Trung Quốc cho thấy, họ có cả một hệ thống công cộng đầy đủ như metro, BRT, xe buýt nhưng xe máy cũng chỉ dưới 1 triệu và họ vẫn quyết tâm thực hiện từng bước: Từ hạn chế đến cấm và cuối cùng là tiêu hủy cả những xe 2 bánh không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, theo một lộ trình dài 16 năm.

Để hạn chế xe cá nhân, theo ông Tính cần áp dụng các xe biển số chẵn lẻ lưu thông ngày chẵn, lẻ và ngược lại. Thu phí cá nhân vào các điểm kẹt xe, thu phí cao chỗ đỗ xe dành cho xe cá nhân trong khu vực trung tâm, phí môi trường… Những xe máy đã quá niên hạn sử dụng, cũ nát cần thu hồi và loại bỏ.

Cùng quan điểm, TS. Lương Hoài Nam, chuyên gia kinh tế cho rằng, cần hạn chế và tiến tới loại bỏ xe máy, nhanh chóng lấy xe buýt thay xe máy trên toàn thành phố; Từng bước lấy mạng lưới giao thông công cộng cao tốc thay xe buýt trên một số tuyến trục theo khả năng tài chính. Không ít thành phố ở Trung Quốc đã cấm xe máy khi còn chưa có mạng lưới giao thông này, hay nhiều TP ở châu Âu cũng không có xe máy.

Theo TS. Nam, đối với xe máy cần có lộ trình hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn ra khỏi giao thông đô thị. Trên cơ sở đó xây dựng đề án chi tiết và lấy ý kiến người dân trước khi phê duyệt. Nếu lấy xe buýt là phương tiện giao thông công cộng chủ lực, thì lộ trình loại bỏ xe gắn máy tối đa là 15 năm. “Cần quy hoạch phát triển mạng xe buýt của TP.HCM cho 20-30 năm tới.Một mạng lưới xe buýt hiệu quả cần cho phép người dân có khoảng cách đi bộ phổ biến giữa nhà và điểm đỗ buýt, giữa điểm đỗ buýt và nơi cần đến dưới 1km”, TS. Nam nói.

Đối với người dân sống trong ngõ hẻm, theo TS. Lương Hoài Nam, có thể khai thác loại xe buýt nhỏ (minibus), tuk-tuk… Các trạm trung chuyển nên xây ở các vị trí cạnh bến MRT trong tương lai. Đối với TP.HCM không nên phát triển mô hình BRT cửa trái, chạy làn đường ngoài cùng như Hà Nội đã triển khai mà nên lấy làn đường trong cùng sát vỉa hè làm làn buýt giống như các nước ở châu Âu. Ngoài ra các doanh nghiệp xe buýt cần điều hành tốt, quản lý chuyên nghiệp…

Đỗ Loan

Theo Báo Giao thông

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật