Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Vứt bỏ con mới đẻ có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Con gái tôi chưa kết hôn nhưng đã có thai và sinh con, do còn đang là sinh viên không có đủ khả năng nuôi con cùng với việc lo sợ dư luận xã hội nên đã đem đứa trẻ để trước cổng đình làng vào lúc trời rạng sáng mong có người nhìn thấy em bé thương tình mang về nhà nuôi, nhưng do trời quá lạnh nên đứa trẻ bị chết. Tôi xin hỏi trong trường hợp này con gái tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Nếu phải chịu trách nhiệm hình sự thì có bị tù giam không ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

Bộ luật Hình sự 1999 có qui định tại Điều 94 về tội giết con mới đẻ như sau: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” Con mới đẻ Theo Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thì con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại. Nghĩa là, qua ngày thứ tám thì hành vi mẹ giết con sẽ cấu thành tội giết người theo khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự.

Hành vi giết con mới đẻ là hành động giết con mới đẻ bằng cách tác động trực tiếp đến thân thể nhằm mục đích tước bỏ sự sống của con mình, các hành vi ở dạng này được phản ánh rất đa dạng như hành động bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn sống, cho uống thuốc độc…

Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với một hành vi khi hành vi đó thỏa mãn với một cấu thành tội phạm nhất định. Một người chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của người đó thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được Bộ luật Hình sự quy định.

Mặt khác, về nguyên nhân thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, lý do người mẹ thực hiện hành vi giết con mình là vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như tin vào bói toán, thần thánh hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt như sinh ra đứa con nhưng bị dị tật bẩm sinh, bị bệnh nan y mà việc việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém…

Theo qui định trên thì con gái bạn đã có hành vi vứt bỏ đưa trẻ dưới trời lạnh, làm cho đưa trẻ bị chết. Hành vi đó đã cấu thành tội Giết con mới đẻ và người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, xem xét, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt với con bạn.

Mức hình phạt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ khai báo của người phạm tội, sự ăn năn hối cải cũng như các yếu tố nói trên

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục nhận chuyển nhượng, tặng cho doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất  nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, khi quyết định chuyển nhượng tặng cho toàn quyền do chủ doanh nghiệp tư nhân làm chủ

  • MBLAW là sẽ tư vấn trực tiếp cho khách hàng và thực hiện soạn thảo hồ sơ
  • Sau đó sẽ thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
  • Khách hàng cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho viêc thực hiện thủ tục chuyển nhượng, tặng cho theo đúng quy định của pháp luật

Thành phần hồ sơ bao gồm : 

1.Thông báo thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân (Phụ lục II-3, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT) 
2,Bản sao chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân mới ( người đc tặng cho hoặc chuyển nhượng)

3.Hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng và văn bản chứng minh việc hoàn tất  việc chuyển nhượng hoặc mua bán ( Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh  lý hợp đồng chuyền nhượng ) 
4. Điều lệ hoặc nội quy của doanh nghiệp tư nhân sau khi sửa đổi chủ sở hữu mới 

 5.Nếu ko phải chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân ( chủ sở hữu cũ) đi nộp hồ sơ thì cần văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và bản sao chứng thực  cá nhân của người đi nộp hồ sơ

Thời gian thực hiện : Sau 5 ngày nếu hồ sơ hợp lệ 

Mọi thắc mắc liên hệ qua hotline 19006232 để được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Điều 200 Bộ luật Dân sự quy định về việc thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

Điều 200. Thực hiện quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp

1. Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Trường hợp nào được bán nhà cho người nước ngoài?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 76 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở thì “Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này”.

Đối chiếu với quy định nêu trên thì người nước ngoài chỉ được mua nhà ở của chủ đầu tư dự án nhà ở mà dự án đó không thuộc khu vực bảo đảm an ninh quốc phòng hoặc mua lại nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Nghị định số 99/2015/NĐ-CP không quy định người nước ngoài được mua căn hộ từ cá nhân là người Việt Nam.

Vụ sập nhà ở phố cổ: Ai phải chịu trách nhiệm với người chết?

Ngôi nhà số 43 phố Cửa Bắc (Hà Nội) đã làm 2 người chết, 3 người bị thương, vậy ai phải chịu trách nhiệm về sự việc có hậu quả nghiêm trọng này?

vu_sap_nha_cua_bac2

Ảnh minh họa (internet)

Ngày 4.8, ngôi nhà 4 tầng được sử dụng làm cơ sở nem Xuân Dân ở số 43, phố Cửa Bắc (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) do ông Trần Anh Tuấn (SN 1964, ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) làm chủ, đã bất ngờ bị sập.

Hậu quả, 5 người (2 nữ, 3 nam) ở ngôi nhà này bị mắc kẹt trong đống đổ nát. Dù lực lượng cứu hộ đã rất nỗ lực nhưng chỉ 3 người may mắn thoát nạn.

Kết quả điều tra ban đầu của cơ quan chức năng xác định, khi ngôi nhà số 43 bị sập, ngôi nhà bên cạnh là nhà số 41 đang thi công đào móng. Việc thi công nhà 41 đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 Cửa Bắc xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Trước sự việc nghiêm trọng trên, nhiều người đặt câu hỏi, ai sẽ chịu trách nhiệm về sự việc và những nạn nhân thương vong? Trước những câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng Luật sư đi tìm câu trả lời.

Luật sư trả lời:

Vụ sập nhà số 43 gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bởi gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người, cụ thể là đã làm 2 người chết, 3 người bị thương và 1 ngôi nhà bị sập hoàn toàn.

Trong trường hợp đúng như thông tin mà báo chí đã đưa, nguyên nhân ban đầu dẫn tới sập nhà số 43 là do việc thi công nhà 41 bên cạnh đã tác động đến phần móng của ngôi nhà 43. Ngoài ra, nhà số 43 đã xây dựng từ năm 1980, ngôi nhà xây bằng gạch không có kết cấu bê tông nên đã dẫn tới sập nhà.

Với những dấu hiệu trên, tôi cho rằng, cơ quan Công an có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ nguyên nhân, đồng thời làm rõ những người có trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định. Bởi trong vụ việc này cần phải làm rõ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại của những người có liên quan.

Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ sập nhà nghiêm trọng nêu trên thưa luật sư?

­- Để có thể xác định chính xác trách nhiệm của những người liên quan, cơ quan chức năng cần phải tìm ra được nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự việc đặc biệt nghiêm trọng nêu trên. Cụ thể:

Trong trường hợp nguyên nhân từ việc ngôi nhà số 43 này xuống cấp và đổ sập thì cần phải đánh giá xem việc chủ sở hữu ngôi nhà có biết việc xuống cấp này hay không? Đã được khuyến cáo về sự nguy hiểm khi tiếp tục sử dụng căn nhà để kinh doanh, để ở hay không? Nếu chứng minh được chủ sở hữu căn nhà này đã biết việc đó nhưng vẫn tiếp tục thực hiện việc kinh doanh và cho nhân viên của mình ở lại trong ngôi nhà đó thì chủ sở hữu ngôi nhà này có dấu hiệu phạm tội “Vô ý làm chết người” theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Hình sự. Người chủ sở hữu nhà trong trường hợp này đã có lỗi vô ý do quá tự tin, bởi ông đã được khuyến cáo về mức độ nguy hiểm của hành vi tiếp tục sử dụng ngôi nhà đó, tuy nhiên ông tự tin là hậu quả sẽ không xảy ra. Ngoài việc bị xem xét về trách nhiệm hình sự thì việc bồi thường toàn bộ thiệt hại cho các nạn nhân cũng thuộc trách nhiệm của người chủ sở hữu ngôi nhà này.

Trong trường hợp ngôi nhà đổ sập vì lý do khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ sở hữu ngôi nhà thì cần phải tìm ra lý do khách quan này là gì và nó có làm miễn trừ hay giảm trừ trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự của chủ nhà hay không và ai phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp này.

Trong trường hợp, nguyên nhân dẫn tới việc ngôi nhà số 43 bị sập là do hoạt động thi công, đào móng của ngôi nhà số 41 thì vụ việc này đã có dấu hiệu hình sự của tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất lên tới 20 năm tù khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, người phạm tội còn “có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng  đến  năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành  nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm”.

Nếu xác định có dấu hiệu hình sự, cơ quan điều tra cần phải ngay lập tức khởi tố vụ án, từ đó để xác định trách nhiệm của những người có liên quan. Trong trường hợp việc xây dựng nhà là không có giấy phép thì trách nhiệm chính thuộc chủ đầu tư (Chủ sở hữu căn nhà số 41 Cửa Bắc) và trách nhiệm liên đới thuộc đơn vị thi công công trình. Bởi nguyên tắc khi xây dựng nhà thì bắt buộc chủ đầu tư phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp và khi thi công thì đơn vị thi công phải tuân thủ đúng nội dung của giấy phép xây dựng để đảm bảo an toàn cho công trình cũng như tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác.

Trong trường hợp chủ đầu tư không có giấy phép xây dựng hoặc chủ đầu tư và đơn vị thi công không thực hiện đúng nội dung giấy phép xây dựng gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trong vụ sập nhà số 43 Cửa Bắc thì ngoài trách nhiệm hình sự theo Điều 292 thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho những người bị chết, bị thương và chủ sở hữu nhà số 41 (do ngôi nhà bị sập hoàn toàn) bởi hành vi vi phạm này. Về thiệt hại cụ thể, số tiền phải bồi thường, trách nhiệm cụ thể của từng bên, trách nhiệm liên đới bồi thường…. sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi của từng cá nhân, đơn vị khi thực hiện hành vi vi phạm và áp dụng quy định của pháp luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng để xác định.

Trân trọng!

 

Mua bất động sản hình thành trong tương lai

Câu hỏi:

Hiện nay, tôi đang có nhu cầu mua một căn hộ chung cư thuộc dự án xây dựng nhà ở thương mại tại quận Thanh Xuân do một công ty trong nước làm chủ đầu tư. Dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Trước khi ký hợp đồng, chủ đồng tư có thông báo về tiến độ thanh toán hợp đồng như sau: lần 1 là 30% giá trị hợp đồng, lần 2 là 25 % vào T1/2017, lần 3 là 20% vào T12/2017 ,lần 4 sau khi đã giao nhà và Giấy chứng nhận là 25% còn lại. Vậy, việc quy định yêu cầu thanh toán như trên của chủ đầu tư là đúng hay không?

Cám ơn luật sư!

building-nld

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc tới công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Việc bạn mua căn hộ chung cư thuộc dự án khi chưa hoàn thành và nghiệm thu để đưa vào sử dụng được coi là việc mua bất động sản hình thành trong tương lai.

Đối với trường hợp mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lại, tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có quy định như sau:

  • Việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
  • Trường hợp bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua.

Như vậy, nếu căn cứ theo quy định trên, việc chủ đầu tư yêu cầu bạn phải thanh toán như trên là đã trái với quy định của pháp luật. Bởi theo quy định, khi chủ đầu tư chưa bàn giao nhà cho khách hàng thì mức thu tối đa là không được vượt quá 70% giá trị hợp đồng trong khi đó, theo nội dung hợp đồng chủ đầu tư đưa ra thì dù chưa bàn giao nhà cho bạn thì số tiền thu đã là 70%. Do đó, việc quy định yêu cầu thanh toán như trên của chủ đầu tư là đã trái với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, bạn có quyền yêu cầu  chủ đầu tư kiểm tra và sửa lại nội dung hợp đồng phù hợp với quy định pháp luật.

Trân trọng!

 

Trộm xong đòi hẹn hò với nạn nhân và cái kết “đắng”

dong-tinh-phunutodayvn-2311-6_1385180352

Câu chuyện:

“Vào buổi tối chủ nhật một ngày tháng 9/2009, Stephon Bennett, khi đó đang là một chàng trai tuổi 20 sống ở Columbus, bang Ohio, Mỹ đã cùng 2 người bạn của mình lên kế hoạch cướp bóc để lấy tiền tiêu xài.

Mọi công việc được phân chia tỉ mỉ cho từng người. Sau khi đi lại thám thính tình hình, 3 tên này quyết định đột nhập vào một ngôi nhà bên đường. Tại đây, khi bị vợ chồng chủ nhà phát hiện, chúng đã uy hiếp và đe dọa họ. Qúa sợ hãi,  Diana Martinez và chồng đành phải làm theo mọi yêu cầu của chúng.

Vụ cướp thành công vượt mong đợi và rất dễ dàng, không để lại chút dấu vết nào để cảnh sát có thể lần ra, 3 tên ung dung chia chác những gì vừa thu hoạch được.

Vụ việc có lẽ không bao giờ được lật lại một cách nhanh chóng đến như vậy nếu như không có chuyện tên cướp Stephon Bennett bỗng thấy… nhớ nhung nữ chủ nhà. Nghĩ là làm, chỉ sau 2 tiếng khi vụ cướp kết thúc trong êm đẹp, Stephon Bennett đã quay lại ngôi nhà đó và đề nghị hẹn hò với cô Diana. Martinez.Diana ngay lập tức nhận ra Bennett là một trong ba tên cướp và tức tốc gọi cho cảnh sát.

“Chúng tôi không hiểu hắn đã nghĩ gì khi thốt lên được những lời này vào thời điểm đó”, Sean Laird, một sĩ quan cảnh sát cho biết. “Trong hơn tám năm làm việc của mình, tôi chưa bao giờ gặp phải tình huống tương tự”.

Bennett đã bị bắt ở trước cửa nhà với tội danh chủ mưu vụ cướp và bị giam ở nhà tù Franklin County với khoản tiền 100.000 USD cướp được. Còn  với Martinez.Diana, có lẽ cô chỉ còn biết “câm nín” trước “chuyện tình ngang trái” này.”

untitled-2-3

Góc độ pháp lý

Từ tình huống hài hước “khó đỡ” trên, nếu xảy ra tại Việt Nam thì pháp luật quy định ra sao về vấn đề trộm cắp tài sản và tên trộm sẽ bị xử lý như thế nào?

Về hành vi trộm cắp tài sản, Bộ luật Hình sự 1999 quy định rõ các trường hợp tùy theo mức độ thiệt hại, mức độ nguy hiểm của hành vi mà có các chế tài xử phạt khác nhau:

“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

c)  Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Trong tình huống trên, tên trộm đi cùng hai tên nữa và trộm số tiền là $100.000, hành vi trộm đã thực hiện trót lọt. Như vậy, tên trộm phạm tội có tổ chức, đồng thời chiếm đoạt số tiền lớn hơn 500.000 đồng sẽ bị xử lý theo Điểm a Khoản 4 Điều 138 Bộ luật Hình sự 1999, phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra hắn còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi.

Ngoài chế tài xử phạt tù, tên trộm cùng đồng bọn sẽ phải trả lại cho chủ nhân số tiền $100.000 đồng thời phải bồi thường thiệt hại về mặt vật chất và tinh thần đã gây ra cho nạn nhân tương ứng với mức độ lỗi của mỗi cá nhân. Tại điều 587 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể:

“Điều 587. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra

Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”

Công ty Luật Minh Bạch

Vụ việc “cẩu cả xe lẫn người”

Vụ việc:

Sáng 13/9, người phụ nữ 36 tuổi chạy ôtô 7 chỗ trên quốc lộ 51, hướng từ TP HCM đi Vũng Tàu. Đến ngã ba Tân Cang (TP Biên Hòa), chị này được cho là vượt đèn vàng thì bị Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra giấy tờ.

Nữ tài xế cùng ôtô được cẩu lên xe chuyên dụng đưa về Trạm CSGT xử lý.

Nữ tài xế không xuất trình giấy tờ rồi bất ngờ nhấn ga bỏ chạy. CSGT chạy môtô đuổi theo hơn 2 km, đến trước cổng công ty thuộc xã Tam Phước, TP Biên Hòa, chặn được ôtô.

Tại đây, người phụ nữ cố thủ trong ôtô, không chịu ra ngoài hợp tác. Sau gần 2 giờ không thể lập biên bản, CSGT cùng công an địa phương đã điều xe cẩu đến cưỡng chế, đưa cả xe và nữ tài xế về Trạm CSGT Ngã 3 Thái Lan xử lý.

cau-xe

Ảnh minh họa

Nhận định của Luật sư:

Việc Cảnh sát giao thông tỉnh Đồng Nai ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra giấy tờ là đúng.

Theo thông tư 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công An ban hành thì khi phát hiện lỗi của người tham gia giao thông, csgt có quyền ra hiệu lệnh dừng xe, kiểm tra giấy tờ.

Nữ tài xế cần phải chấp hành hiệu lệnh này, sau đó yêu cầu csgt chứng minh lỗi của mình trước khi ký vào biên bản xử phạt.

Những hành vi vi phạm giao thông bị cưỡng chế, cẩu xe về trạm.

Pháp luật chỉ có quy định riêng về các trường hợp tạm giữ người hoặc tạm giữ phương tiện.

Về việc tạm giữ người, theo quy định tại các Điều 119, 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp tạm giữ người hoặc tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính.

Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng khi người đó có một số hành vi như gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

Việc tạm giữ phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.Ngoài ra, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển vi phạm.

Việc cẩu cả xe có người ngồi bên trong có đúng pháp luật? Có cần thiết?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về trường hợp tạm giữ phương tiện (cẩu xe) mà có người đang ở trong xe.

Việc  CSGT “cẩu xe” như vậy thứ nhất là không cần thiết, vì

-Trong trường phương tiện không có dấu hiệu cản trở giao thông.

-Có thể gây ảnh hưởng đến thân thể, sức khỏe, thậm chí là tính mạng của nữ tài xế.

-Gây hoang mang trong dư luận.

Các biện pháp thay thế biện pháp “cẩu xe”

Trong trường hợp người vi phạm luật giao thông không tuân thủ hiệu lệnh, CSGT có thể áp dụng nhiều cách xử lý khác như ghi lại biển số, từ đó tìm ra chủ sở hữu phương tiện để xử phạt hành chính, không nhất thiết phải xử lý ngay tại chỗ.

 

Công bố 04 án lệ mới

Ngày 17/10/2016, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Quyết định 698/QĐ-CA về việc công bố 04 án lệ. Cụ thể như sau:

cac-an-le

– Án lệ số 07/2016/AL về công nhận hợp đồng mua bán nhà trước ngày 01/7/1991.

– Án lệ số 08/2016/AL về xác định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm.
– Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

– Án lệ số 10/2016/AL về quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

Theo đó, các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng các án lệ tại Quyết định 698/QĐ-CA trong xét xử kể từ ngày 01/12/2016.

Việc áp dụng án lệ được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

“Cản trở nhà báo tác nghiệp” có thể bị phạt tù.

Câu hỏi:

Gần đây xảy ra nhiều vụ phóng viên tác nghiệp, phản ánh tiêu cực bị đe dọa, hành hung, bị phá hoại tài sản.

 Như vậy, xin hỏi luật sư việc đe dọa, cản trở nhà báo sẽ bị xử lý như thế nào?

12801498_10208798872038976_7462228936830222690_n

Luật sư Trần Tuấn Anh- Giám đốc công ty Luật Minh Bạch

Luật sư trả lời:

Gần đây nhất, sau khi viết bài phanh phui hoạt động xe chở quá khổ, quá tải của Cty TNHH Cơ khí Hải Sơn (đóng tại TP Đồng Hới, Quảng Bình), nhà báo Trương Quang Nam (báo Thanh Niên) đã bị ông Nguyễn Hải Sơn, Giám đốc Cty này trực tiếp điện thoại, có lời nói đe dọa, uy hiếp tính mạng. Hành vi của ông Sơn bị Công an Quảng Bình kết luận đã “uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên”, xử phạt 20 triệu đồng theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản; đồng thời buộc ông Sơn phải xin lỗi nhà báo Trương Quang Nam.

Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin của công dân” là một hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù”.

Theo luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Cty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), việc các nhà báo, phóng viên bị đánh, bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của bản thân cũng như gia đình không còn là chuyện hiếm gặp trong một vài năm gần đây. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi trong xã hội, luôn tồn tại một bộ phận muốn chà đạp lên pháp luật để kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, các hành vi đó, có khi chỉ bị lôi ra ánh sáng khi có sự vào cuộc quyết liệt của các nhà báo, phóng viên chân chính, sẵn sàng đương đầu cái sai, cái xấu, hành vi tiêu cực trong xã hội.

Theo luật sư Tuấn Anh, bất kỳ một hành vi xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản… Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại “Nghị định số: 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”.

Song, theo luật sư Tuấn Anh, dường như các chế tài kể cả là hình sự hay hành chính đều chỉ xử phạt dựa vào tính chất, mức độ của hành vi của các đối tượng vi phạm gây ra cho chính nhà báo, phóng viên đó, mà chưa xem xét đến khía cạnh hành vi vi phạm đó là nguy hiểm cho xã hội, bởi nó đã trực tiếp xâm phạm đến quyền được tiếp cận thông tin của công dân, mà đây là quyền cơ bản của con người đã được Hiến pháp ghi nhận đối với mỗi công dân.

Luật sư Tuấn Anh cho biết, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã ghi nhận hành vi “Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân” là một hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù, ngoài ra người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là “Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm”.

Pháp nhân thương mại có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội danh nào?

Lịch sử lập pháp lần đầu tiên ghi nhận nhiều quy định mới về trách nhiệm hình sự và thủ tục tiến hành tố tụng hình sự đối với pháp nhân thương mại. Trong phạm vi bài viết này sẽ tìm hiểu tội danh mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt áp dụng

Tội danh pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự 

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại bao gồm 33 tội phạm quy định tại Điều 76 BLHS 2015 Các tội phạm này cũng tương đồng với lĩnh vực hoạt động chủ yếu của pháp nhân thương mại và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về tính phổ biến và nhu cầu phòng ngừa tội phạm. Đứng từ góc độ hành nghề luật trên thực tế, các tội phạm sau pháp nhân thường hay vi phạm:

  • Tội phạm liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp

Ví dụ:

Tội trốn thuế (Đ200); Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ(Đ203); Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Đ216); Tội vi phạm quy định về cạnh tranh (Đ217); Tội sản xuất buôn bán hàng giả(Đ192)…….

  • Tội phạm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

Ví dụ: Tội công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Đ209), tội thao túng thị trường chứng khoán (Đ221), tội tài trợ khủng bố (Đ324), tội rửa tiền (Đ300)…

  • Tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Ví dụ: Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Đ225); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Đ226)

  • Tội phạm trong lĩnh vực môi trường

Ví dụ: – Tội gây ô nhiễm môi trường (Đ235)

– Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Đ 237)

– Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Đ 238)

– Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Đ 239)

– Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Đ 242)

– Tội hủy hoại rừng (Đ 243)

– Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm (Đ 244)

– Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Đ 245)

– Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm phạm (Đ 246)

Hình phạt áp dụng

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại từ trách nhiệm hành chính nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự của pháp nhân thương mại

Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung

  • Hình phạt chính:

 – Phạt tiền (Đ 77)

Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội , sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng. Căn cứ vào nguyên tắc chung như vậy, BLHS 2015 đã quy định cụ thể mức phạt tiền trong từng tội danh cụ thể tương ứng với từng khung hình phạt cụ thể tùy vào hành vi người đại diện pháp nhân thực hiện

  – Đình chỉ hoạt động có thời hạn (Đ 78)

Hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường an ninh, trật tư, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.

Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 05 năm. Trong trường hợp pháp nhân hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau thì lĩnh vực nào vi phạm thì tạm đình chỉ lĩnh vực đó

     – Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Đ 79)

Hình phạt này là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong từng lĩnh vưc hoặc trong tất cả các lĩnh vực áp dụng đối với pháp nhân thương mại trong hai trường hợp:

Thứ nhất: Một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự,an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Đây là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng hình phạt này

Thứ hai: Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động, ví dụ như: được thành lập chỉ để thực hiện hành vi buôn lậu, trốn thuế, rửa tiền…..

Trách nhiệm hành chính cũng bao gồm hình thức tương tự là phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn, nhưng nhìn chung mức phạt ít nghiêm khắc hơn so với trách nhiệm hình sự vì không dẫn đến đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

  • Hình phạt bổ sung (Điều 33.2 BLHS 2015)

    – Cấm kinh doanh trong 1 số lĩnh vực nhất định (Đ 80)

Hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc xã hội. Thời hạn cấm kinh doanh cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

    – Cấm huy động vốn (Đ 81)

Hình phạt được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội. Các hình thức huy động vốn bị cấm bao gồm:

+ Vay vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, quỹ đầu tư

+ Phát hành, chào bán chứng khoán

+ Huy động vốn khách hàng

+ Liên doanh, liên kết trong và ngoài nước

+ Hình thành quỹ tín thác bất động sản

Thời hạn cấm từ 01 đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật

    – Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính)

Trách nhiệm hành chính cũng có hình thức xử phạt tương tự là tước quyền sử dụng giấy phép/ đình chỉ hoạt động có thời hạn nhưng không bao gồm hình thức tương tự với hình phạt cấm huy động vốn hay phạt tiền

Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Đ 82 BLHS 2015)

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội gồm

  • Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Đ 47)
  • Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi (Đ 48)
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (K2 Đ 82)
  • Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục,ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra (K3 Đ 82)

Biện pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro cho pháp nhân 

  • Tăng cường biện pháp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
  • Xây dựng chính sách nội bộ quản trị rủi ro
  • Tăng cường kiểm tra nội bộ
  • Thuê tư vấn thường xuyên
  • Các biện pháp khác

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 1/1/2018

 

Điều 71 Bộ luật dân sự 2015

Điều 71. Tuyên bố chết

1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Xác minh điều kiện thi hành án

Hướng dẫn xác minh điều kiện thi hành án

Luật Minh Bạch

Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án (THA) dân sự có hiệu lực từ ngày 30/9/2016.

Theo đó, căn cứ xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản sẽ thông qua:

– Hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản; hoặc

– Chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng; hoặc

– Người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán tài sản.

Ngoài ra, với trường hợp đình chỉ THA do người được THA chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được THA.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật