Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với Hoạt động bán lẻ của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa sẽ thực hiện theo nội dung được quy định tại Nghị định này, cụ thể Liên quan đến việc Xin cấp Giấy phép kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

 

Luật Minh Bạch xin giới thiệu đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, điều kiện, trình tự thủ tục xin Giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài) và những lưu ý khi thực hiện thủ tục:

I. Trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài  khi thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, cụ thể là những hoạt động sau, thì phải xin cấp Giấy phép kinh doanh:

“ a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.”

Ø  Căn cứ vào Điều 9 Nghị định này các khoản a, b, c được nêu trên : Tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài  thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối hàng hóa lưu ý cụ thể các trường hợp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

·        Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí => Tổ chức kinh tế nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối bán buôn  hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí thì không phải xin Giấy phép kinh doanh

·        Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

·         Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thì cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ để bán lẻ tại các cơ sở đó.

II. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP đưa ra các điều kiện như sau:

1. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

“a) Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

a) Điều kiện quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

“b) Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;

c) Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.”

b) Đáp ứng tiêu chí sau:

– Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;

– Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;

– Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;

– Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

III. Trình tự thủ tục xin giấy phép kinh doanh:

B1: Nộp hồ sơ xin Cấp Giấy phép kinh doanh lên Sở Công Thương

Hồ sơ gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

2. Bản giải trình có nội dung:

a) Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

Lưu ý: Giải trình theo các tiêu chí:

–         Quốc tịch của Nhà đầu tư có đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay không?;

–         Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường hàng hóa;

–         Giải trình về kinh nghiệm hoạt động của nhà đầu tư

–         Đánh giá tác động hiệu quả kinh tế, xã hội, sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất, tác động của dự án tới môi trường

b) Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh;

Lưu ý: Trình bày tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, phương án lưu giữ kho và bảo quản hàng hóa, nhu cầu sử dụng lao động phục vụ cụ thể mục đích phân phối , phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh phân phối từ giới thiệu sản phẩm đến giao hàng

c) Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính;

Lưu ý: Giải trình vốn sử dụng cho mục đích phân phối, xuất khẩu: Tổng vốn, nguồn vốn, phương thức huy động vốn. Nếu nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thì phải kèm cả báo cáo tài chính của công ty mẹ

d) Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh, trong trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.

Lưu ý: Giải trình số liệu căn cứ vào báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài

3. Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.

4. Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

B2: Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ: Đa số hồ sơ chuyển về Phòng Thương Mại, Phòng Kinh tế đối ngoại

Cơ quan cấp phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau:

a) Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh hoạt động:  Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

b) Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động:

–         Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu mỡ bôi trơn

–         Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

–         Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

–         Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

–         Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

–         Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

–         Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

B3: Sở Công Thương trả kết quả

Thời hạn xử lý: 10-15 ngày

Thời hạn xử lý (trong trường hợp xin ý kiến Bộ): 25-30 ngày

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều người nước ngoài muốn nhập quốc tịch vào Việt Nam, để hiểu rõ hơn về thủ tục nhập quốc tịch vào Việt Nam, Luật Minh Bạch xin tư vấn cụ thể như sau :

  1. Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam:

Công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú tại thành phố Hà Nội  và được Công an thành phố Hà Nội cấp thẻ thường trú mà có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

1.1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam.

1.3. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam.

1.4. Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam.( (đã thường trú ở Việt Nam từ 05 năm trở lên, kể từ ngày người đó được cấp thẻ thường trú)

1.5. Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

1.6. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài.

1.7. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

1.8. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

  1. Các trường hợp miễn điều kiện nêu tại điểm 1.3, 1.4 và 1.5: mục 1.4 phải ghi rõ : vẫn phải có thẻ Thường trú nhưng thời gian 5 năm thì được miễn (Xem quy định tại Nghị định 78/2009 điều 7)

2.1. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

2.2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

2.3. Có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  1. Các trường hợp miễn điều kiện nêu tại điểm 1.6:

3.1. Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam.

3.2. Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

3.3. Có lợi cho Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều kiện trên được miễn trong trường hợp đặc biệt nếu được Chủ tịch nước cho phép

Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp

Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ :

+ Đơn có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam;

+ Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế Giấy khai sinh, Hộ chiếu của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là giấy tờ có giá trị chứng minh quốc tịch nước ngoài của người đó; Bản sao Giấy khai sinh của người con chưa thành niên cùng nhập quốc tịch Việt Nam theo cha mẹ hoặc giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha con, mẹ con. Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ nhập quốc tịch Việt Nam mà người con chưa thành niên sinh sống cùng người nhập quốc tịch Việt Nam theo cha hoặc theo mẹ thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con;

+  Bản khai lý lịch;

+ Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

+ Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt của người xin nhập quốc tịch Việt Nam là một trong các giấy tờ: Bản sao bằng tốt nghiệp sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc trung học cơ sở của Việt Nam; bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chứng nhận trình độ tiếng Việt do cơ sở đào tạo tiếng Việt của Việt Nam;

Trường hợp người nộp hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam khai báo biết tiếng Việt đủ để hoà nhập theo quy định nhưng không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt, thì Sở Tư pháp tổ chức phỏng vấn trực tiếp đánh để giá. Kết quả trực tiếp phỏng vấn được lập thành văn bản.

+ Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam: Bản sao Thẻ thường trú;

+ Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam (gồm một trong số các giấy tờ: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản; giấy xác nhận mức lương hoặc thu nhập do cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc cấp; giấy xác nhận của cơ quan thuế về thu nhập chịu thuế; giấy tờ chứng minh được sự bảo lãnh của tổ chức cá nhân tại Việt Nam; giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân  phường – xã, thị trấn nơi thường trú của người xin nhập quốc tịch Việt Nam về khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người đó).

* Trường hợp Người xin nhập quốc tịch Việt Nam được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam, thì phải nộp một số giấy tờ chứng minh điều kiện được miễn

* Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài có trong các hồ sơ phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thời hạn giải quyết :  135 ngày làm việc  kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và đủ điều kiện theo quy định pháp luật (thời gian làm việc thực tế tại các cơ quan).

Mọi ý kiến thắc mắc và cần hỗ trợ mọi người liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp

Đăng ký mã số mã vạch tại Hà Nội

Mã số, mã vạch là một trong những dấu hiệu nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa… nhằm quản lý và nhận biết các đối tượng là sản phẩm và hàng hóa được thể hiện dưới dạng một dãy số hoặc được thể hiện bằng mã vạch để các thiết bị đọc mã vạch có thể nhận biết được. Các đơn vị sản xuất và kinh doanh tại Hà Nội muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường tiêu thụ cần phải đăng ký mã số, mã vạch cho hàng hóa. Điều này nhằm tạo điều kiện cho việc việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Mỗi đơn vị chỉ cần đăng ký 01 lần và có thể sử dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau (tùy lựa chọn đăng ký). (more…)

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài

Với xu thê hội nhập ngày càng sâu và rộng của các doanh nghiệp Việt Nam, trong những năm gần đây đã có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với các thị trường chính như: Lào, Campuchia, Singapore, Úc, Ấn Độ, Công Gô, EU, Mỹ…Khi các doanh nghiệp muốn đầu tư ra nước ngoài sẽ cần thực hiện thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì doanh nghiệp mới có đủ điều kiện để chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài và nhận lợi nhuận từ nước ngoài chuyển về. (more…)

Biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định, có thu nhập nhưng không tự nguyện thi hành án.

1.Điều kiện áp dụng biện pháp

          Thứ nhất, người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền. Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành quyết định được người phải thi hành án có nghĩa vụ phải trả tiền thì cơ quan thi hành án dân sự mới áp dụng biện pháp cưỡng chế này. Khác với các biện pháp cưỡng chế khác thì biện pháp cưỡng chế này được thực hiện trong trường hợp các khoản tiền mà người phải thi hành án phải trả cho người được thi hành án không lớn hoặc phải trả theo định kì.

          Thứ hai, việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án chỉ thực hiện trong những trường hợp được pháp luật quy định. Theo quy định tại điều 78, LTHADS 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014)  thì biện pháp cưỡng chế này được áp dụng trong trường hợp : Do các đương sự thỏa thuận; bản án, quyết định của tòa án ấn định biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành để thi hành án; thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kì hoặc khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

          Thứ ba, chấp hành viên chỉ được áp dụng biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án nếu có căn cứ xác định người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ. Để đảm bảo cả quyền lợi của những người liên quan đến việc thi hành án, chấp hành viên chỉ ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án có thu nhập. Thu nhập hợp pháp của người phải thi hành án bao gồm : Tiền lương, trợ cấp hưu trí, mất sức, những khoản thu nhập của cán bộ, công nhân trong các tổ chức kinh tế, thu nhập của xã viên hợp tác xã; tiền thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp khác mà họ nhận được từ tổ chức, cá nhân đang quản lý số thu nhập đó

2. Thủ tục áp dụng

          Trong trường hợp chấp hành viên đã xác định rõ người phải thi hành án có thu nhập để khấu trừ thì chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Quyết định này phải được gửi cho người được thi hành án, người phải thi hành án và cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lí thu nhập của người phải thi hành án.

Theo quy định tại Khoản 4, Điều 78 LTHADS thì:

“Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều này”

Sau khi khấu trừ thu nhập, cơ quan, tổ chức, cá nhân này có nghĩa vụ chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự số tiền đó để chi trả cho người được thi hành án. Khi có sự thay đổi nơi trả thu nhập và mức thu nhập của người phải thi hành án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đang thực hiện quyết định trừ vào thu nhập của người đó phải thông báo ngay cho cơ quant hi hành án dân sự biết. Sauk hi xác định được nơi trả thu nhập mới hoặc mức thu nhập mới của người phải thi hành án, chấp hành viên phải ra quyết định khác về việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

3. Mức trừ vào thu nhập của người phải thi hành án

          Theo quy định tại Khoản 3, điều 78 LTHADS năm 2008 ( sửa đổi, bổ sung 2014) thì mức cao nhất mà chấp hành viên được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án và người được họ nuôi dưỡng.

          Việc xác định mức sinh hoạt tối thiểu của người phải thi hành án dân sự và người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng , nuôi dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Luật sư Trần Tuấn Anh trả lời phỏng vấn kênh truyền hình InfoTV về vấn đề gia tăng vi phạm trong hoạt động xây dựng

Liên quan đến vi phạm trong hoạt động của các dự án bất động sản đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây, Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Hợp danh Minh Bạch đã nêu ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này trên kênh truyền hình InfoTV.

https://youtu.be/zFHmUUaU-ss

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch nhanh

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động cho sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm, giá cả, tính năng sử dụng và nguồn gốc sản xuất, xuất xứ hàng hóa

Mã số mã vạch gồm mã số thể hiện mã số thứ tự của hàng hóa còn mã vạch để đọc sản phẩm khi đưa qua máy quét mã

  1. Doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký mã số mã vạch để quản lý hàng hóa và lấy lòng tin người tiêu dùng. Nhờ nó để phân biệt hàng hóa dịch vụ với các doanh nghiệp khác
  2. Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc bắt chước vẻ bề ngoài của sản phẩm là điều rất dễ dàng. Doanh nghiệp muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải tạo cho sản phẩm một dấu ấn riêng, đồng thời giúp khách hàng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, chất lượng thì cần sử dụng mã số – mã vạch.
  3. Nhờ có mã số mã vạch mà doanh nghiệp dễ dàng quản lý các sản phẩm bên mình, cung cấp cho các chuỗi siêu thị giúp họ dễ dàng hơn trong việc thanh toán và xuất nhập kho hàng

Luật Minh Bạch là công ty có kinh nghiệm trong việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế sản xuất buôn bán và muốn có mã vạch trên sản phẩm để dễ dàng quản lý chúng cũng như  dễ hơn trong các hệ thống siêu thị. Hồ sơ nhanh gọn, kết quả nhanh, dễ dàng có mã vạch để sử dụng Luật Minh Bạch sẽ tư vấn cho khách hàng những công việc phải chuẩn bị và thay mặt khách hàng tiến hành nộp hồ sơ nhận kết quả sớm nhất.

Quy trình thực hiện

Luật Minh Bạch tư vấn cho khách hàng sử dụng mã số 8,9 hoặc 10 chữ số dung cho tương ứng dưới 10.000 sản phẩm, dưới 1000 sản phẩm và dưới 100 sản pharm tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cua doanh nghiệp

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp ký

– Thay mặt doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại văn phòng mã số mã vạch thuộc Tổng cục đo lường chất lượng

– Sau khi được cấp tài khoản Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm lên website của tổng cục để quản lý sản phẩm của mình

– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm icheck trên điện thoại ( Giới thiệu cho doanh nghiệp mua phần mềm icheck với bên thứ 3)

  1. Chuẩn bị hồ sơ
  • Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch (Luật Minh Bạch soạn thảo)
  • Bản kê khai danh mục sản phẩm (Theo mẫu Luật Minh Bạch soạn)
  • Giấy biên nhận hồ sơ

Sau khi có đủ giấy tờ tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

III. Thời gian thực hiện :

Sau một ngày Luật Minh Bạch nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

Trong quá trình thực hiện và sử dụng mã số mã vạch của mình thì Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng .

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

Yêu cầu dịch vụ xin gọi: 0987.892.333

Email : luatsu@luatminhbach.vn

Điều 45 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 45, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 45: Nơi cư trú của người làm nghề lưu động

Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.

Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ

Với lao động nữ, các quy định hưởng trợ cấp thai sản là hết sức quan trọng vì tuyệt đại đa số mọi người đều có 1 – 2 lần nghỉ thai sản trong quá trình lao động. Mặt khác, chế độ thai sản là 1 quyền lợi lớn đối với người lao động tham gia BHXH, hỗ trợ chi phí rất nhiều cho lao động nữ trong thai kỳ và nuôi con nhỏ.

Pregnant woman holding her stomach outdoors --- Image by © Heide Benser/Corbis

Theo khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì: “Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 34 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:

– Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

– Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc”.

Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có thể nộp ngay cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động.

Điều kiện hưởng lương hưu

 

Chào Luật sư. Tôi 52 tuổi và đã có đủ 20 năm đóng BHXH. Tính đến thời điểm 2016 tôi đã làm việc tại hầm mỏ than Quảng Ninh  được 17 năm.Tôi muốn hỏi như vậy thì tôi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu chưa? Và cụ thể mức hưởng của tôi là như thế nào? Cám ơn Luật sư!

Người gửi câu hỏi: Anh Q, Cẩm Phả, Quảng Ninh.

dong-bao-hiem-xa-hoi-tu-nguyen-luong-huu-huong-ra-sao

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư tư vấn:

Cám ơn anh tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

-Điều kiện hưởng lương hưu.

Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò”

Như vậy trong trường hợp này, anh đã công tác khai thác than trong hầm mỏ Quảng Ninh 17 năm và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì đã đủ điều kiện hưởng lương lưu theo quy định tại Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

– Mức hưởng lương hưu hằng tháng.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.”

Như vậy mức lương hằng tháng của anh được hưởng:

=45% mức bình quân tiền lương hàng tháng + 2% x5 = 55% mức bình quân tiền lương tháng .

Trân trọng!

 

Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

Cơ quan thực hiện : Phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp 

Yêu cầu : Khi công chứng hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia

Trình tự thực hiện : 

– Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại Phòng công chứng;

– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng;

– Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng; giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia;

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

– Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng;

– Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng;

– Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên  yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng;

– Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Thành phần hồ sơ : 

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Dự thảo hợp đồng ủy quyền (nếu có);

– Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng liên quan đến tài sản đó;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực.

Thời hạn giải quyết : Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp 

Chế tài với hành vi gây tai nạn bỏ trốn

Câu hỏi:

Chào luật sư, 20/10 vừa qua tôi có điều khiển xe máy trên đường và gây tai nạn với một người đi đường. Va chạm nhẹ nên người đó chỉ bị ngã ra rồi đứng dậy luôn. Tuy nhiên do quá sợ hãi tôi đã phóng xe vụt đi luôn mà không dừng lại giúp. Vậy xin hỏi luật sư, nếu như hành vi này bị phát hiện tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Truy-cứu-trách-nhiệm-hình-sự-khi-vi-phạm-quy-định-về-điều-khiển-phương-tiện-giao-thông-đường-bộ.

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

  1. Người điều khiển phương tiệnvà những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
  2. a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  3. b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứuhoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất”;

->      Khi gây ra tai nạn thì người gây ra tai nạn và những người có liên quan phải có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường; nếu như người bị tai nạn bị nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng thì phải đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, bạn là người đã gây ra tai nạn mà không cứu giúp mà có hành vi bỏ trốn, đây là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm tại khoản 17 Điều 8 Luật Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm”.

Đối với hành vi gây tai nạn không dừng lại, bỏ trốn mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm, bạn sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 46/2015/NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn”.

Trân trọng!

Điều 126 Bộ luật dân sự 2015

Điều 126. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật