Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Xử phạt người phát tờ rơi không đúng quy định từ 05/5/2017

Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính về quyền tác giả và Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính về văn hóa, thể thao, du lịch, quảng cáo được ban hành ngày 20/3/2017.

Theo đó, bổ sung một số quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.

– Phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo bằng cách treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi bán vé, thu tiền tham dự lễ hội.

Nghị định 28/2017/NĐ-CP có hiệu lực ngày 05/5/2017.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Bình luận khoa học về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 189 BLHS năm 2015, cụ thể:

“1. Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: 
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; 
b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: 
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; 
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; 
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; 
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; 
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Qua quy định trên, có thể định nghĩa tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, không nhằm mục đích kinh doanh.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ,… qua biên giới xâm phạm đến chính sách quản lý về ngoại thương của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các đối tượng tác động là hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật tương tự như tội phạm buôn lậu.

2. Mặt khách quan của tội phạm

  • Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ,… qua biên giới là hành vi đưa hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi vận chuyển trái phép thể hiện sự trốn tránh sự kiểm soát của hải quan hoặc cơ quan quản lý cửa khẩu như không có giấy tờ hoặc có giấy tờ nhưng là giấy tờ giả mạo, không khai báo hoặc khai báo gian dối. Người phạm tội có thể công khai hoặc bí mật trực tiếp vận chuyển hoặc có thể thuê, nhờ người khác vận chuyển, có thể vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không hoặc qua bưu điện, ngân hàng,…

Hành vi vận chuyển trái phép bị coi là tội phạm trong các trường hợp sau đây:

  • Vận chuyển trái phép các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Vận chuyển hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại, nếu thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 BLHS năm 2015, thì người phạm tội bị truy cứu TNHS về các tội phạm quy định tại các điều luật tương ứng mà không bị xét xử về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

  • Vận chuyển di vật, cổ vật không bắt buộc phải xác định giá trị cụ thể, nhưng những trường hợp do tính chất nguy hiểm không đáng kể như số lượng cổ vật không nhiều, giá trị cổ vật không lớn,… thì có thể vận dụng khoản 4 Điều 8 BLHS để xác định không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Thời điểm tội phạm hoàn thành trong tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới tương tự như tội buôn lậu và cần được hướng dẫn cụ thể hơn trong các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ biết rõ hành vi vận chuyển các loại hàng hóa, tiền tệ là trái phép mà vẫn thực hiện.

Người phạm tội vận chuyển hàng hóa không có mục đích buôn bán. Hoặc người vận chuyển thuê, giúp người khác hàng hóa, tiền tệ,… qua biên giới trái phép mà không biết và không buộc phải biết mục đích buôn bán của người nhờ, thuê vận chuyển. Đây chính là điểm phân biệt giữa tội phạm buôn lậu và tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:

  • Vận chuyển hàng hóa, tiền Việt nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Hàng hóa dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật;
  • Hàng hóa, tiền VIệt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng đối với các hành vi:

  • Có tổ chức;

  • Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

  • Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm.

     

Khung 3: Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp:

  • Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên

Khung 4: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. 

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Xác định thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Theo quy định tại Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo; Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2015 và Thông tư liên tịch số 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 20/11/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo quy định tại các văn bản nêu trên, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập.

– Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập).

– Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành nghề khác (nếu có).

Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nêu trên không bao gồm:

– Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu.

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên.

– Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về BHXH.

– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP. Theo đó, nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Bạn bè tụ tập xem bóng đá, cá cược tỷ số với nhau có bị coi là đánh bạc?

1. Thời gian gần đây môn thể thao vua trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn ra nhiều giải đấu hấp dẫn mà nhất là khi đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam đang đạt thành tích cao tại đại hội thể thao ASIAD khiến người hâm mộ không khỏi hưng phấn. Ngồi uống cà phê vài ngày trước giải đấu bóng đá ASIAD diễn ra, tôi thấy các bạn kháo nhau có nghị định nào đó của chính phủ đã có hiệu lực từ tháng 3/2017 cho phép người dân tham gia một số hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Thông tin này có chính xác không, tôi cần làm gì để tham gia cá cược mà không bị quy kết tội đánh bạc?

Đội tuyển Olympic Việt Nam tham dự môn bóng đá nam tại ASIAD năm 2018

Trả lời

Đúng là như vậy. Nghị định cho phép người dân tham gia một số hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế mà bạn đang nhắc đến chính xác là Nghị định số 06/2017/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào ngày 24/01/2017 và có hiệu lực vào ngày 31/3/2017 quy định về việc kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

Theo đó nghị định này quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện và không được khuyến khích phát triển rộng rãi, và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ đối với hình thức đặt cược bóng đá quốc tế, doanh nghiệp muốn kinh doanh thì phải đảm bảo số vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng và nhiều điều kiện ngặt nghèo khác về công nghệ, địa điểm kinh doanh, phương án kinh doanh,… Thêm nữa với những doanh nghiệp đủ điều kiện để kinh doanh loại hình dịch vụ này cũng chỉ được cấp phép dưới dạng thí điểm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế, thời gian thí điểm là 05 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. Sau thời gian thí điểm, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá để quyết định việc tiếp tục cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế hoặc có thể chấm dứt không cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. Như vậy, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thể kinh doanh mà chỉ những doanh nghiệp trúng thầu, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược theo quy định pháp luật thì mới được phép kinh doanh.

Ngoài ra để tham gia loại hình cá cược hợp pháp thì người chơi cũng phải đáp ứng một số điều kiện như:

  • Từ đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không phải là nhân viên hoặc người nhà của nhân viên công ty kinh doanh đặc cược, thành viên hội đồng giám sát cuộc đua;
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…

Như vậy, để tham gia cá cược một cách hợp pháp thì bạn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh loại hình dịch vụ này. Mọi hành vi cá cược được thua bằng tiền, hiện vật giữa các cá nhân với nhau hoặc với tổ chức mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép đều bị coi là hành vi đánh bạc trái phép và nếu bị phát hiện thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc cá cược bóng đá giữa các cá nhân với nhau dưới hình thức được thua bằng tiền, hiện vật là trái phép

2. Cá độ bóng đá qua mạng ở Việt Nam có được xem là hình thức đánh bạc không thưa luật sư? Khung hình phạt của tội này ra sao?

Trả lời

Hiện nay cá độ qua mạng đang dần phát triển bùng nổ và thay thế cho cá độ truyền thống, do sự tiện lợi mà nó đem lại cho người chơi. Vậy cá độ bóng đá qua mạng theo quy định của pháp luật là hợp pháp hay không? Có bị xử lý hành chính hay truy tố hình sự hay không vẫn luôn là câu hỏi mà mọi người thắc mắc.

Đầu tiên xin khẳng định rằng: hành vi cá độ (cá cược/đặt cược) bóng đá trên mạng, tổ chức cá độ bóng đá trên mạng là hành vi đánh bạc hoàn toàn không hợp pháp theo quy định pháp luật, gọi theo cách khác thì đây là hành vi đánh bạc trái phép. Đánh bạc trái phép được hiểu là hành vi đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng quy định trong giấy phép. Ngoài ra, thuật ngữ đánh bạc “trái phép” còn có thể được dùng để phân biệt với các hoạt động tương tự như đánh bạc nhưng có phép (hợp pháp) như các hoạt động vui chơi có thưởng (trong casino).

Còn việc xử lý hành chính hay truy tố trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào quy mô, mức độ thu lợi từ cá độ bóng đá mang lại mà có chế tài xử phạt vi phạm tương xứng.

Tại Điều 321 BLHS 2015 có quy định trách nhiệm hình sự đối với người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó mức phạt có thể là phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù lên tới 07 năm tùy theo tính chất, số tiền, mức độ vi phạm.

Ngoài ra, việc đánh bạc, cá độ, cá cược qua mạng còn là yếu tố tăng nặng cho tội này, có thể hiểu rằng với cùng mức độ, số tiền nhưng việc sử dụng internet, phương tiện điện tử để đánh bạc thì sẽ phải chịu mức hình phạt nặng hơn việc đánh bạc truyền thống.

Đối với những trường hợp đánh bạc nhỏ lẻ, không thuộc trường hợp được quy định tại điều 321 BLHS 2015 thì vẫn sẽ bị xử lý phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Theo đó các mức phạt tiền có thể từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng tuy vào từng hành vi đánh bạc trái phép đó xâm phạm trật tự công cộng đến đâu. Ví dụ như đối với hành vi mua số lô, số đề thì chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa 500.000 đồng, còn hoạt động tổ chức cá cược bóng đá thì có thể bị xử phạt tiền lên tới 20.000.000 đồng.

3. Mùa World Cup đang diễn ra sôi động, một nhóm bạn muốn về nhà tôi để tụ tập. Nếu chỉ độ nhau làm bữa nhậu, chầu cà phê thì không sao nhưng tôi ngại nhất đến chuyện họ dùng tiền nong để cá cược. Xin luật sư tư vấn nếu họ dùng tiền tham gia cá cược tại nhà tôi, tôi có bị xử lý gì về hành vi tổ chức hay chứa chấp đánh bạc không. Nếu có, tôi sẽ bị xử lý hình sự hay phạt hành chính?

Trả lời

Với mục đích tăng tính hấp dẫn khi theo dõi các trận bóng tại World Cup 2014, một số người xem bóng đá cá cược với nhau về kết quả của trận đấu. Với nhiều người, việc cá cược này thực sự chỉ để cho vui.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người máu mê cờ bạc đã cá cược, cá độ để kiếm lợi. Và rồi sau mỗi trận bóng đá, thua cá cược phải chung độ, nhiều người bị lâm vào tình cảnh nợ nần, mất nhà cửa, xe cộ. Nạn trộm cướp gia tăng đáng kể trong mùa World Cup. Pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ các biện pháp xử lý hành vi cá độ bóng đá.

Việc dùng tiền nong để cá cược giữa các cá nhân với nhau chính là hành vi đánh bạc trái phép, và việc bạn biết họ thực hiện những hành vi đó mà vẫn để xảy ra dù chỉ là nể nang chứ không vì mục đích phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn những điều kiện về tội tổ chức đánh bạc được quy định tại Điều 322 BLHS 2015 bao gồm:

– Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc; hoặc 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền, hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.

– Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

– Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Nếu thỏa mãn một trong những điều kiện trên thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt từ phạt tiền 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm cho đến 10 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Còn nếu việc tổ chức đánh bạc không thỏa mãn những điều kiện trên thì bạn cũng vẫn phải chịu xử lý hành chính phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Chống bạo lực gia đình.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Bồi thường thiệt hại cho đối tượng do sự cố môi trường biển

Ngày 29/09/2016, thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định 1880/QĐ-TTg năm 2016 định mức bồi thường thiệt hại cho đối tượng tại tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển

13_qfjy_kgux

Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, đối tượng thiệt hại được xác định bồi thường do sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, bao gồm:

  • Khai thác hải sản
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Sản xuất muối
  • Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển
  • Dịch vụ hậu cần nghề cá
  • Dịch vụ thương mại, ven biển
  • Thu mua, tạm trữ ven biển

Thời gian tính bồi thường thiệt hại tối đa là 6 tháng, từ tháng 4 năm 2016 đến hết tháng 9 năm 2016.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Tư vấn tội vu khống

Câu hỏi: Gia đình tôi làm công chức, có tranh chấp đất với nhà hàng xóm đã lâu. Dạo gần đây, gia đình họ tung tin thất thiệt là chồng tôi “tham nhũng, có bồ…” gây ảnh hưởng xấu đến danh dự của gia đình và tín nhiệm của chồng tôi. Xin hỏi luật sư, việc làm của họ đã phạm phải tội danh gì và chế tài xử lý như thế nào? Cám ơn Luật sư.

Người gửi câu hỏi: Chị H, thành phố Thái Nguyên

logo-mblaw

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật Minh Bạch. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau

Các tình tiết mà bạn cung cấp thì hàng xóm của bạn đã có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của chồng bạn và gia đình bạn. Với hành vi này đã có dấu hiệu cấu thành tội vu khống theo điều 122 BLHS 1999 sửa đổi 2009

 

*        Dấu hiệu pháp lý

Khách thể là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của con người. Đối tượng tác động là con người.

 

Khách quan:

+ Hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Đây là hành vi cố tình đưa ra những thông tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc làm ảnh hưởng xấu đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác. Đay là trường hợp chử thể không phải là người tạo ra thông tin bịa đặt đó nhưng khi thu được thông tin họ cố ý làm cho người khác biết mặc dù họ biết rõ đó là thông tin bịa đặt.

+ Hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Tội phạm hoàn thành ngay từ khi những hành vi nói trên được thực hiện không phụ thuộc vào việc quyền lợi của nạn nhân đã bị xâm hại hay chưa.

 

– Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp

 

– Chủ thể: là người có năng lực trách nhiệm hình sự  và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.

 

*          Hình phạt

– Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

 

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với nhiều người;

+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

+ Đối với người thi hành công vụ;

+ Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

 

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

*        Trong Bộ luật hình sự 2015 sắp có hiệu lực sắp tới, tội vu khống được quy định cụ thể tại Điều 156:

“. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

  1. b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với 02 người trở lên;
  6. d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người đang thi hành công vụ;

  1. e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  2. g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
  3. h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
  5. a) Vì động cơ đê hèn;
  6. b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  7. c) Làm nạn nhân tự sát.
  8. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Trân trọng!

 

Đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng, nông dân có phải làm thủ tục gia hạn?

Luật Đất đai 2024 quy định rõ về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp và đất ở. Đối với đất nông nghiệp được giao cho cá nhân, Đất nông nghiệp được giao cho cá nhân trực tiếp sử dụng sản xuất như trường hợp chị Thu Quỳnh thuộc nhóm đất sử dụng có thời hạn, quy định tại Điều 172, Luật Đất đai 2024. Với  thời hạn sử dụng là 50 năm, khi hết thời hạn, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất mà không cần làm thủ tục gia hạn. Luật Đất đai 2024 cũng không thay đổi về thời hạn sử dụng đất so với luật cũ. Tuy nhiên, đối với trường hợp thuê đất nông nghiệp, khi hết hạn thuê, cá nhân cần nộp hồ sơ xin gia hạn nếu muốn tiếp tục sử dụng đất. Về đất ở, Luật Đất đai 2024 quy định đây là loại đất sử dụng ổn định lâu dài, không có thời hạn sử dụng, và cá nhân được quyền sử dụng mà không cần gia hạn.

Đọc thêm tại đây 

C2, Rồng đỏ nhiễm chì: Bồi thường 3,9 tỉ đồng có thỏa đáng?

Trong mấy ngày qua, vụ URC bồi thường vì 2 lô C2, Rồng đỏ nhiễm chì lại nóng trở lại bởi “rò rỉ” con số bồi thường theo dư luận ước tính là 3,9 tỉ đồng. Số tiền này là nhiều hay ít và dựa trên căn cứ nào? Và có đầy đủ cơ sở pháp lý không?

abcd

C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của Cty TNHH URC Việt Nam

 Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư Tp. Hà Nội) cho biết: Trên thực tế, tính cho đến thời điểm này, chưa ai chứng minh được thiệt hại từ hành vi của URC gây ra cho người tiêu dùng, trong khi đó, đây lại là yếu tố quan trọng nhất, bắt buộc phải chứng minh trong các vụ việc liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Và cho đến giờ, cũng không ai hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào có văn bản chính thức kết luận về việc người tiêu dùng chỉ bị thiệt hại tối đa là 3,9 tỷ đồng do các sản phẩm C2, Rồng đỏ của URC gây ra và mức bồi thường này là tương xứng với thiệt hại thực tế mà URC đem đến khi xâm phạm sức khỏe, tính mạng và tài sản của người tiêu dùng.

Mặt khác, xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này cũng rất khó xác định ai là chủ thể trực tiếp nhận bồi thường bởi người tiêu dùng là một khái niệm rất chung chung, khó xác định. Số tiền 3,9 tỷ đồng trên, thoạt nhìn có thể là khá lớn và phần nào khỏa lấp được trách nhiệm của URC với cộng đồng, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm này.

Song cần phải xem lại đây thực chất là tiền gì? “Bởi nếu đã gọi là bồi thường thiệt hại thì phải tuân theo nguyên tắc của Bộ luật Dân sự, mà cụ thể trong trường hợp này là các quy định về “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” sẽ được áp dụng để giải quyết” 

Tại Điều 630 Bộ luật Dân sự cũng như nội dung Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đều thống nhất quy định khi: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác sản xuất, kinh doanh không bảo đảm chất lượng hàng hoá mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường”.

Tuy nhiên, để xác định được chính xác mức thiệt hại xảy ra trên thực tế đối với tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của URC gây ra để đưa ra một mức (số tiền) bồi thường cụ thể lại không hề đơn giản.

Vì căn cứ quan trọng nhất để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là “thiệt hại xảy ra trên thực tế”. Thiệt hại đó có thể bao gồm: Thiệt hại về vật chất (tính mạng, sức khỏe, tài sản…); Thiệt hại về tinh thần và toàn bộ chi phí hợp lý để khắc phục, giảm thiểu thiệt hại đó (được quy định cụ thể tại Điều 604 đến 612 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005).

Như vậy, việc chỉ căn cứ vào giá bán ra của sản phẩm C2, Rồng đỏ để làm căn cứ đưa ra mức bồi thường (như cách mà Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã tính toán) là không chính xác, chưa toàn diện và không đúng quy định về bồi thường thiệt hại.

Hay nói cách khác, trong trường hợp này, chưa một ai xác định được chính xác mức thiệt hại trên thực tế để làm căn cứ bồi thường, cũng như chưa tính toán được toàn bộ chi phí mà các cơ quan, đơn vị, tổ chức và trực tiếp là người tiêu dùng đã phải chi trả để “hạn chế, khắc phục” được thiệt hại do hành vi vi phạm của URC gây ra đối với người tiêu dùng.

Xét dưới góc độ pháp lý, trong trường hợp này, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam cũng không thỏa mãn yếu tố là chủ thể để có thể được nhận khoản tiền bồi thường thiệt hại từ URC, bởi Hội này không phải là “người bị thiệt hại” trực tiếp từ hành vi vi phạm của URC gây ra.

Chính vì vậy, để đảm bảo tính pháp lý của khoản tiền “bồi thường” mà Vinastas yêu cầu URC chi trả, Luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Hội cần phải xác định rõ đây là khoản tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của URC đối với người tiêu dùng do những sản phẩm khuyết tật của mình gây ra? Hay chỉ là khoản kinh phí hỗ trợ Vinastas trong công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam?

Luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch

“Có như vậy, Hội mới có thể “đường đường chính chính” nhận và tiêu khoản tiền trên theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, Hội cần phải tiếp tục yêu cầu URC cam kết có trách nhiệm với người tiêu dùng (kể cả về chất lượng sản phẩm cũng như bồi thường thiệt hại) khi lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm bởi các sản phẩm khuyết tật do URC sản xuất và phân phối”

 

Bổ sung án Tham nhũng vào việc Thi hành án trọng điểm.

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS của Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự quy định về tiêu chí xác định việc THA dân sự trọng điểm.

thamnhung

 

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các tiêu chí mới để xác định việc THA dân sự trọng điểm như sau:

– Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

– Bản án, Quyết định vụ việc cạnh tranh mà cơ quan THA dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời hoặc có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.

– Các việc THA dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan THA dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc THA dân sự trọng điểm.

 

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS có hiệu lực từ ngày 29/8/2016 và thay thế cho Quyết định 813/QĐ-TCTHADS.

Người trúng số 92 tỷ có phải nộp thuế ?

Xoay quanh sự việc nổi cộm trong ngày hôm nay về người dân ở Trà Vinh trúng thưởng giải Jackpot 92 tỷ. Như vậy với số tiền lớn như thế thì người này có phải nộp thuế hay không? Và mức thuế nộp sẽ quy định như thế nào?

Hãy cùng Luật Minh Bạch tìm hiểu vấn đề này.

so-so-vietlott_219447

Ảnh minh họa

Trúng số có phải nộp thuế?

Theo quy định tại Điểm a, khoản 6, Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007

“thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ trúng thưởng xổ số.”

Có thể thấy thu nhập từ trúng thưởng xổ số được coi là một loại thu nhập cá nhân và phải chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế.

Cũng tại Luật này, quy định tại Điều 15 về thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng:

“. Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng.

. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.”

Như vậy với số tiền xấp xỉ 92 tỷ đồng mà người đó trúng thưởng thì hoàn toàn phải nộp thuế thu nhập cá nhân với phần vượt quá 10 triệu đồng.

Về mức thuế suất:

Theo thông tư 111/2013/TT-BTC  hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành thì thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập thì quà tặng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với mức thuế suất là 10%.

Cụ thể trong trường hợp này, người trúng số 92 tỷ sẽ phải nộp một khoản thuế theo công thức:

(92 tỷ – 10 triệu) x10% = xấp xỉ 9,2 tỷ đồng

Trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng:

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 65/2013/NĐ-CP

“Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng và thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ trúng thưởng theo quy định tại Điều 15 Luật thuế thu nhập cá nhân. Tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng. Trường hợp tổ chức trả thưởng trò chơi điện tử có thưởng, casino không xác định được thu nhập chịu thuế của cá nhân trúng thưởng để khấu trừ thuế thì thực hiện nộp thuế thay cho người trúng thưởng theo mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho cá nhân.

Căn cứ quy định của pháp luật quản lý thuế, Bộ Tài chính quy định mức ấn định trên tổng số tiền trả lại cho cá nhân quy định tại Điều này.”

Như vậy tổ chức trả thưởng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người trúng thưởng trước khi trả thưởng cho cá nhân trúng thưởng.

 

Dự thảo luật mới: Nhiều hành vi nghiêm cấm đối với tài xế ô tô và xe máy.

Dự thảo Luật Trật tự, An toàn Giao thông đường bộ mới đã đề xuất nhiều quy định nghiêm cấm đối với người tham gia giao thông, bao gồm tài xế ô tô và xe máy. Chia sẻ với Vietnam daily, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch) cho biết, tại điều 8 của dự thảo quy định về các hành vi bị cấm có nhiều quy định mới so với Luật giao thông đường bộ năm 2008. Trong đó, các hành vi bị cấm tập trung vào các vi phạm liên quan tới trật tự giao thông, các hành vi liên quan tới công tác quản lý đường bộ hoặc hoạt động vận tải đã được lược bỏ.

Các hành vi bị cấm bao gồm lái xe khi có nồng độ cồn hoặc chất ma túy trong cơ thể, cản trở lực lượng chức năng, đua xe trái phép, sử dụng điện thoại khi lái xe, chở hàng quá tải, và nhiều vi phạm khác liên quan đến việc sử dụng phương tiện không an toàn, giả mạo giấy tờ và biển số xe. Những hành vi này được quy định tại Điều 8 của dự thảo, và được Bộ Công an đề xuất nhằm tăng cường trật tự và an toàn giao thông.

Click vào đây để tìm hiểu

Quy định về mua bán nội tạng và chế tài xử lý.

Mới đây câu chuyện người mẹ trẻ rao bán nội tạng để lấy tiền chữa bệnh cho con đang dậy sóng dư luận. Với vai trò là một Luật sư xin anh cho biết luật Pháp Việt Nam có quy định như thế nào về vấn đền rao bán nội tạng này?

+ Pháp luật sẽ có hình thức xử phạt thế nào đối với hành vi ra bán nội tạng này?

+ Luật sư có lời khuyên thế nào đối với người mẹ mẹ trẻ này?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

noitang

 Ảnh minh họa

Luật sư nhận định:

Trước hết, qua câu chuyện này, là người làm cha làm mẹ, tôi cũng hiểu và cảm thông với việc làm của người mẹ trẻ. Trong hoàn cảnh túng quẫn, khó khăn, không có tiền để chữa bệnh cho con thì cha mẹ có thể làm bất cứ việc gì để cứu sống tính mạng của con mình. Tình thương của cha mẹ với con cái là vô bờ bến. Tuy nhiên tình thương nào cũng cần phải được đặt trong giới hạn của quy định của pháp luật.

Trong việc này, tôi khuyên chị nên bình tâm suy nghĩ, tìm hướng giải quyết có thể là nhờ báo đài, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo, các nhà hảo tâm. Không nên quyết định bồng bột, ảnh hưởng tới cả cuộc sống sau này của cả chị và con chị.

Trở lại với sự việc, Pháp luật Việt Nam hiện hành, đã có “LUẬT HIẾN, LẤY, GHÉP MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ HIẾN, LẤY XÁC 2006” quy định về vấn đề này.

Theo đó tại  Khoản 3 Điều 4 Luật này quy định về các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác là “ Không vì mục đích thương mại”.

Ngoài theo quy định tại  Điều 11 Luật này về các hành vi bị nghiêm cấm:

“….

Mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua, bán xác.

Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại

…..”

Pháp luật quy định như vậy bởi lẽ, “việc hiến tặng nội tạng” là mang ý nghĩa thể hiện tinh thần nhân đạo. Khi thương mại hóa vấn đề này, biến “việc hiến bộ phận cơ thể con người” thành món hàng hoá có thể mua đi, bán lại dễ dàng thuộc phạm trù văn hoá, pháp luật không cho phép

Như vậy có thể thấy “hành vi rao bán nội tạng của người mẹ”trái với quy định của pháp luật.

Thực tiễn hiện nay:

Trong thực tế hiện nay, những người bệnh cần ghép gan, thận… là rất nhiều, tuy nhiên để đợi được người hiến , tặng nội tạng hợp pháp và phù hợp là vô cùng khó khăn và lâu dài. Chính vì vậy đa phần là vì “lợi nhuận kếch xù” mà nhiều người đã tìm cách “lách luật” biến việc hiến, tặng nội tạng thành việc mua bán sinh lời.. Ở tại các bệnh viện lớn ở Hà Nội, ta có thể bắt gặp rất nhiều cò,mồi về việc mua bán nội tạng. Có cả một đường dây ngầm của người cung cấp và người có nhu cầu về vấn đề này.

Về chế tài xử lý:

Đây chính là một lỗ hổng pháp lý, bởi hiện nay theo Luật hình sự  1999 thì tội phạm về mua bán, môi giới nội tạng chưa được quy định . Còn theo Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006  đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 11, tuy nhiên lại không có văn bản hướng dẫn hay quy định liên quan nào đến việc xử lý những hành vi này. Sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn những chế tài của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác cũng đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết cho cơ quan pháp luật.

Theo tôi, với tình hình thực tế hiện nay về nguy cơ xuất hiện loại tội phạm mới các nhà làm luật nên hình sư hóa hành vi mua bán và môi giới nội tạng. Bởi hành vi này đi ngược với ý nghĩa tinh thần về nhân đạo, nhân văn.Gây ảnh hưởng tới xã hội,ảnh hưởng cả về sức khỏe và mặt đạo đức của con người.

Trân trọng!

Đánh ghen như thế nào thì bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

“Vừa qua tôi phát hiện chồng tôi cặp bồ với người khác, tôi và chị gái tổ chức theo dõi, khi phát hiện cô gái này đi cùng chồng tôi, tôi và chị gái lập tức xông tới lột quần áo cô ta cho bỏ tức, nhưng chị em tôi không hề gây thương tích cho cô này thì hành vi này có bị xử phạt gì hay không?

buc-xuc-nguoi-phu-nu-bi-danh-ghen-lot-do-giua-duong

Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác (ảnh minh họa)

Trả lời câu hỏi:

Dù không hề gây thương tích cho cô gái này nhưng hành vi lột quần áo trên là vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Theo Điều 5 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ thì mức xử phạt hành chính đối với hành vi trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Dù không hề gây thương tích cho nạn nhân nhưng hành vi lột quần áo của nạn nhân ở nơi công cộng, có nhiều người qua lại, chứng kiến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 1999 về tội làm nhục người khác.

Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Còn theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực tới đây thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Căn cứ vào kết quả giám định, yêu cầu khởi tố của người bị hại, nếu hành vi đánh ghen gây thương tích rơi vào một trong các trường quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999(được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì có thể bị xử lý hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Cụ thể là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; hoặc dưới 11% nhưng Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ…

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

Theo điều 134, BLHS năm 2015 tới đây sắp có hiệu lực thì có thể bị xử lý hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Khung hình phạt thấp nhất của tội danh này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Khung hình phạt cao nhất là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, nếu phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật