Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Câu hỏi :

Nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Ngày 23/10/2010, Hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nhiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “ Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường. Chúng tôi muốn hỏi hành vi của doanh nghiệp X có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không? Và những biện pháp nào phù hợp để hiệp hội nước mắm Phan Thiết bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau :

Theo Điều 5 về xác định hành vi xâm phạm của Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì hành vi được xem xét để coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ các căn cứ sau: “Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi  có đủ các căn cứ sau đây:

“1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

  1. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
  2. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
  3. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”.

Vậy để hiểu rõ hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì trước hết phải đi tìm hiểu những căn cứ sau đây:

Thứ nhất: “đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ đó là chỉ dẫn địa lý”. Theo như đề bài ra thì nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007. Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

Khi mà nước mắm Phan Thiết được bảo hộ thì mọi người tiêu dùng hiểu là sản phẩm gia công, chế biến từ Phan Thiết, mang đâm hương vị của vùng đất nơi đó mà bất cứ sản phẩm nào khác không tạo nên tính chất đặc biệt của sản phẩm nước mắm như ở Phan Thiết.

Thứ hai: “có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét”

Theo quy định tại điểm b, Khỏan 3, Điều 12 nghị định của Chính phủ số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ thì :

“b) Sản phẩm mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, trong đó sản phẩm bị coi là trùng hoặc tương tự nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ;”

Theo đề bài, nước mắm Phan Thiết đã được chủ sở hữu đăng ký là chỉ dẫn địa lý và đã được cấp giấy chứng nhận, là hàng tiêu thụ quen thuộc với mọi người tiêu dùng, họ mặc định là nước mắm đó được sản xuất tại Phan Thiết trên dây chuyền công nghệ hiện đại và có chất lượng sản phẩm đặc biệt mà chỉ có ở đó mới có được.Đến ngày 23/10/2010, hiệp hội nước mắm Phan Thiết phát hiện doanh nghiệp X tại Nghệ An thu mua nước mắm đóng thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác, đem về pha chế đóng chai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường làm cho người tiêu dùng nhầm tưởng rằng đây là nước mắm có xuất xứ từ Phan Thiết, có hương vị nguồn gốc từ vùng đó.Vậy doanh nghiệp X đã sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nước mắm Phan Thiết; tương tự ở đây được hiểu là khi nước mắm của doanh nghiệp X này tung ra thị trường thì mọi người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng thật có xuất xứ từ Phan Thiết và đâu là hàng giả.Như vậy, phần lớn người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn với nguồn gốc xuất xứ của nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết với nước mắm của doanh nghiệp X tại Nghệ An, mặc dù hình dáng, cách bố trí nhãn hiệu có khác nhau nhưng vẫn gây nhầm lẫn cho mọi người.

Thứ 3 là : “Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ”. Doanh nghiệp X tại Nghệ An không phải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó mà là hiệp hội nước mắm Phan Thiết, và cũng không phải chủ thể được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép

Theo đề thì doanh nghiệp X tại Nghệ an thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng trai và dán nhãn “Nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” doanh nghiệp X không pải là chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó. Thay vào đó thì chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý đó là Hiệp hội nước mắm Phan Thiết (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2007). Như vậy doanh nghiệp X tại Nghệ An sử dụng nhãn hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý của hiệp hội là bất hợp pháp và trái với những quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

Thứ tư là : “Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam”

Hành vi vi phạm của doanh nghiệp X xay ra trên lãnh thổ Việt Nam

Từ những căn cứ nêu trên thì hành vi của doanh nghiệp X xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 129:

“Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dung hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”

Doanh nghiệp X cũng có mua nước mắm đóng thù tại Phan Thiết nhưng cũng mua ở nơi khác về pha chế và đóng chai để tung ra thị trường, sử dụng dấu hiệu tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm nước mắm Phan Thiết của Hiệp hội nước mắm Phan Thiết làm cho người tiêu dùng hiểu sai sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Phan Thiết.

Các biện pháp phù hợp để Hiệp hội nước mắm Phan Thiết bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Tùy thuộc vào mức độ của hành vi xâm phạm mà doanh nghiệp X  vi phạm để tiến hành xử lý theo biện pháp khác nhau. Pháp luật nước ta thừa nhận nhiều biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ như :biện pháp tự bảo vệ, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự, biện pháp dân sự….Để hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì hiệp hội có thể áp dụng một số biện pháp sau:

*) Thứ nhất là biện pháp tự bảo vệ

Nếu thực hiện theo biện pháp này thì Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X, hoặc có thể yêu cầu họ chấm dứt hành vi xâm phạm của mình rồi xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.Hoặc có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X theo quy định của pháp luật có liên quan.Biện pháp này có ưu điểm là tôn trọng sự định đoạt của các bên, các bên có thể chủ động trong quá trình giải quyết tranh chấp; không phụ thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên tiết kiệm được thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp; biện pháp này bảo mật được thông tin liên quan đến quá trình giải quyết tranh chấp. Ngoài những ưu điểm trên biện pháp này có nhược điểm là hoàn toàn phụ thuộc vào bên vi phạm, và không có biện pháp cưỡng chế bắt buộc nên hiệu quả không theo ý muốn của các bên tranh chấp, nhất là đối với bên bị xâm phạm.

*) Thứ hai, biện pháp hành chính

Theo quy định tại khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ  về các hành vi vi phạm bị xử lý hành chính của doanh nghiệp X là:

“d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này”.

Theo đề bài thì doanh nghiệp X đã sản xuất nước mắm nhưng lấy nhãn hiệu là chỉ dẫn địa lý của nước mắm Phan Thiết đã được đăng ký bảo hộ.Ưu điểm của biện pháp này là thủ tục đơn giản; tiết kiệm được thời gian và chi phí cho chủ sở hữu bị xâm phạm khi thực hiện yêu cầu; quan trọng hơn cả biện pháp này là biện pháp hiệu quả nhất khi muốn chấm dứt ngay hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X; và tiếp đó là bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích kinh tế của nhà nước. Nhưng bên cạnh những ưu điểm của biện pháp này thì vẫn còn hạn chế đó là không bảo mật được thông tin; quan trọng là biện pháp này không được bồi thường (nếu muốn được bồi thường thì phải khởi kiện dân sự); biện pháp này chỉ có tác dụng giáo dục, răn đe trong quy mô nhỏ; chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe dễ dẫn đến tái phạm nhiều lần của người thực hiện hành vi xâm phạm. Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng biện pháp hành chính này nhờ đến thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Uỷ ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật

*) Thứ ba là biện pháp hình sự

Đối với biện pháp hình sự thì theo quy định tại Điều 212 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy định : “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự”

Để hiểu rõ vấn đề này thì trong bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về các tội danh trong đó có Điều 171 về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp: “Điều 171. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:

“ Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.”

Như vậy dựa vào hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X tại Nghệ An thì đây là hành vi cố ý xâm phạm quuyền sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý của nước mắm Phan Thiết đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam năm 2007 thì bị phạt từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm.

     Nếu hành vi của doanh nghiệp X đã bị hiệp hộ nước mắm Phan Thiết phát hiện yêu cầu dừng lại nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm này thì sẽ bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

      Với biện pháp này thì nó có ưu điểm là xử lý triệt để các hành vi xâm phạm; có tác dụng giáo dục, răn đe hành vi xâm phạm một cách hiệu quả nhất, không có tình trạng tái phạm lại hành vi phạm tội. Nhưng biện pháp này cũng có nhược điểm là trình tự thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian, chi phí. Mặt khác nếu áp dụng biện pháp này thì sự tham gia của chủ thể quyền bị hạn chế, vì có sự có mặt của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan tiến hành tố tụng…

      Tóm lại Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng biện pháp hình sự đối với doanh nghiêp X tại Nghệ An để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình

*) Thứ tư là biện pháp dân sự

      Áp dụng biện pháp dân sự trong trường hợp có yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân bị thiệt hại khi có hành vi xâm phạm gây ra.

      Theo quy định tại khoản 2 Điều 200 luật sở hữu trí tuệ về thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quy định như sau: “Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật”.

    Các biện pháp dân sự được áp dụng đối với người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là buộc người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại, phải thực hiện nghĩa vụ dân sự, phải xin lỗi cải chính công khai…Đối với hành vi mà doanh nghiệp X thu mua nước mắm đóng trong thùng lớn của một số cơ sở tại Phan Thiết và các địa phương khác đem về pha chế, đóng chai và dán nhãn “nước mắm đậm đà hương vị Phan Thiết” để bán ra thị trường khi mà bị phát hiện thì Hiệp hộ nước mắm Phan Thiết sẽ yêu cầu doanh nghiệp X phải chấm dứt việc sản xuất buôn bán của mình, bồi thường thiệt hại mà hành vi của doanh nghiệp này gây ra, phải xin lỗi và làm sang tỏ sự việc nếu có sự hiểu nhầm xảy ra và gây hậu quả như ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của sản phẩm…

     Với biện pháp này thì nó có những ưu điểm như biện pháp thể hiện bản chất quan hệ dân sự liên quan đến sở hữu trí tuệ; là biện pháp xử lý triệt để hành vi xâm phạm, đòi được bồi thường từ hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X; đặc biệt là biện pháp này có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ vi phạm. Nhưng biện pháp này cũng có những hạn chế như tốn nhiều thời gian, chi phí cho chủ thể yêu cầu thực hiện biện pháp; kèm theo trình tự, thủ tục phức tạp, đặc biệt hơn của biện pháp này nghĩa vụ chứng minh của đối tượng bị xâm phạm, rất khó khăn trong quá trình tìm chứng cứ, chứng minh hành vi xâm phạm của chủ thể có hành vi xâm phạm đó.

    Đây được coi là biện pháp xử lý mềm mỏng hơn biện pháp hình sự, trên cơ sở quy định của pháp luật thì biện pháp dân sự thiên về bồi thường thiệt hại. Thiệt hại được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần của chủ sở hữu với chỉ dẫn địa lý nước mắm Phan Thiết nổi tiếng.

      Toàn bộ ở trên là bốn biện pháp gợi ý cho Hiệp hội nước mắm Phan Thiết có thể áp dụng để bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mỗi một biện pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó, phụ thuộc vào hành vi xâm phạm của doanh nghiệp X và suy nghĩ của Hiệp hội để lựa chọn biện pháp phù hợp cho cả hai bên chủ thể, nếu thiệt hại không nhiều hoặc không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Hiệp hội thì có thể áp dụng biện pháp tự bảo vệ : yêu cầu doanh nghiệp X xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại hoặc áo dụng biện pháp hành chính, đây là biện pháp hiệu quả nhất khi muốn doanh nghiệp X chấm dứt ngay hành vi xâm phạm của mình. Còn nếu có ảnh hưởng nghiêm trọng mà trong trường hợp Hiệp hội đã phát hiện và yêu cầu doanh nghiệp X dừng hành vi xâm phạm lại nhưng vẫn không có hiệu quả thì Hiệp hội có thể áp dụng biện pháp hình sự phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ, hoặc áp dụng biện pháp dân sự có thể khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

 

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Quy định về biểu khung thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường

1.Biểu khung thuế BVMT

     Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi chính sách thuế mới, Luật qui định Biểu khung thuế bảo vệ môi trường với mức thuế tuyệt đối tối thiểu và mức thuế tuyệt đối tối đa, (chi tiết tại Điều 8 Luật số 57/2010/QH12 ngày 15/11/2010). Các mức thuế được xây dựng theo nguyên tắc phân biệt theo mức độ gây tác động xấu đến môi trường hoặc chi phí khắc phục hậu quả do sử dụng hàng hoá gây ra và có tính đến việc kế thừa chính sách thu hiện hành (phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường) để không tác động lớn đến sản xuất, tiêu dùng, không xáo trộn việc quản lý thu.

    Túi ni lông là đối tượng thứ 4 phải chịu thuế môi trường (túi nhựa) quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density Polyethylene resin), LDPE (Low density Polyethylene) hoặc LLDPE (Line low density Polyethylene resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đó là một trong những hàng hóa được nhiều bạn đọc gửi đến Cổng Thông tin Hải quan vướng mắc về việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với loại hàng hóa này. Đây là hàng hóa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Túi nhựa xốp phải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy, có thể tới hàng trăm năm hoặc không thể tự phân hủy được. Túi nhựa xốp thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ trong đất, suy thoái môi trường đất. Khi bị phân hủy thì còn sinh ra các chất làm đất bị trơ, không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trồng. Việc đưa túi nhựa xốp vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của toàn xã hội, từ đó góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi nhựa xốp, khuyến khích sản xuất các sản phẩm thay thế thân thiện hơn với môi trường. Để tác động mạnh đến hành vi của người sử dụng, Luật quy định khung thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilông từ 30.000đ đến 50.000đ/kg. Việc đánh thuế cao nhằm làm tăng giá bán để người bán hàng tại các siêu thị, các chợ sẽ không tiếp tục phát miễn phí túi nilông, giảm dần dần việc sử dụng túi nilông như hiện nay.

  Theo Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường có quy định : Mức thuế tuyệt đối được quy định theo Biểu khung thuế dưới đây: 

Số thứ tự Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế(đồng/1 đơn vị hàng hóa
I Xăng, dầu, mỡ nhờn    
1 Xăng, trừ etanol lít 1.000 – 4.000
2 Nhiên liệu bay lít 1.000 – 3.000
3 Dầu diesel lít 500 – 2.000
4 Dầu hỏa lít 300 – 2.000
5 Dầu mazut lít 300 – 2.000
6 Dầu nhờn lít 300 – 2.000
7 Mỡ nhờn kg 300 – 2.000
II Than đá    
1 Than nâu tấn 10.000 – 30.000
2 Than an-tra-xít(antraxit) tấn 20.000 – 50.000
3 Than mỡ tấn 10.000 – 30.000
4 Than đá khác tấn 10.000 – 30.000
III Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon(HCFC) kg 1.000 – 5.000
IV Túi ni long thuộc diện chịu thuế kg 30.000 – 50.000
V Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng kg 500 – 2.000
VI Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng   1.000 – 3.000
VII Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 – 3.000
VIII Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng kg 1.000 – 3.000

 

2.Về khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế

        Thời điểm tính thuế :Đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá; Đối với hàng hoá sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hoá vào sử dụng; Đối với hàng hoá nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.

      Khai thuế, tính thuế, nộp thuế:Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế; Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu; Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hoá sản xuất hoặc nhập khẩu.

       Hoàn thuế: Người nộp thuế bảo vệ môi trường được hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp trong một số trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật; Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất được hoàn lại số thuế bảo vệ môi trường đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu; Hàng nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu  ra nước ngoài; Hàng tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.

Công văn 276 hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Công văn 276/TANDTC-PC  ngày 13/9/2016, hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

boluathinhsu2015_1

Theo đó, những quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 bao gồm:

– Xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng;

– Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới;

– Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự;

– Miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội.

Những thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thi hành quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 gồm:

– Chuyển hình phạt tử hình sang hình phạt chung thân;

– Tha tù trước thời hạn có điều kiện;

– Xóa án tích;

– Xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi.

Những quy định nên trên được tập hợp trong Danh mục ban hành kèm theo Công văn 276/TANDTC-PC và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.

Công văn 276/TANDTC-PC hiện đang được cập nhật. Để xem chi tiết vui lòng xem tại thuvienphapluat.vn

Điều 86 Bộ luật dân sự 2015

Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Thủ tục báo tăng lao động tham gia BHXH

Khi doanh nghiệp mở rộng tuyển thêm nhân viên nhân sự, có hợp đồng lao động và quyết định tuyển dụng thì cần phải đăng ký tham gia BHXH, so với thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm lần đầu của doanh nghiệp, thủ tục báo tăng lao động đơn giản hơn rất nhiều.

Sau khi đơn vị đăng nhập vào phần mềm kê khai bảo hiểm do nhà cung cấp ivan mà doanh nghiệp đã đăng ký, phần đăng ký thực hiện giao dịch có phần nghiệp vụ báo tăng lao động, chúng ta chọn nghiệp vụ đó và thực hiện phần kê khai

Danh sách thành phần hồ sơ bao gồm :

+ D01-TS

+ D02-TS

+ Hợp đồng lao động

+ Quyết định tuyển dụng người lao động

Tất cả hồ sơ này đính kèm trong file đính kèm và ghi rõ số hiệu văn bản, trích lục văn bản….

Sau khi điền đầy đủ thông tin doanh nghiệp nhấp vào bản kê hồ sơ để rà soát thành phần hồ sơ sau đó tiến hành nộp hồ sơ. Cắm chữ ký số để ký và nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm quản lý

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Hãng PEGA quảng cáo xe điện eSH bằng cách so sánh với Honda SH 2020 có vi phạm pháp luật?

Chiều ngày 11/1, hãng xe điện Pega trình làng mẫu xe hai bánh mới với tên gọi eSH được thiết kế tương đồng xe tay ga Honda SH “huyền thoại”. Trong buổi ra mắt sản phẩm, đại diện hãng xe này đã mang sản phẩm của mình so sánh trực diện với mẫu Honda SH 2020. Mở đầu bài so sánh, ông Đoàn Ngọc Linh, CEO hãng xe điện Pega khẳng định, sản phẩm của mình học theo thiết kế của SH, nhưng đẹp hơn và không ngần ngại so sánh trực tiếp với Honda SH 2020.

Với việc chọn cách ra mắt sản phẩm mới của mình bằng việc so sánh trực tiếp với phân khúc sản phẩm xe tay ga cao cấp được nhiều người Việt ưa chuộng sẽ khiến nhiều người chú ý hơn và đây là một cách marketing, quảng cáo có thể được coi là khôn ngoan trong kinh doanh. Vậy việc mượn hình ảnh của sản phẩm cùng loại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình nếu nhìn dưới khía cạnh pháp luật thì phương thức quảng cáo này có hợp pháp?

Theo quy định quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1, Điều 2, Luật Quảng cáo 2012, thì hành vi quảng cáo được hiểu như sau:

“Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.”

Như vậy, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, việc quảng cáo nhằm giới thiệu đến người tiêu dùng các thông tin về sản phẩm hàng hóa, tìm kiếm nguồn khách hàng, tăng doanh thu lợi nhuận là hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Tuy nhiên, hoạt động quảng cáo của cá nhân, tổ chức buộc phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Với việc quảng cáo sản phẩm bằng cách so sánh trực tiếp với một sản phẩm cùng loại khác, trong trường hợp này dù sản phẩm xe máy điện Pega eSH còn sản phẩm bị so sánh là xe tay ga SH, tuy nhiên về mặt bản chất, cả 02 sản phẩm đều là phương tiện di chuyển 02 bánh, có cùng phân khúc khách hàng nên hành vi này là không được pháp luật cho phép, vi phạm quy định của cả Luật Quảng cáo và Luật Cạnh tranh. Cụ thể:

Theo quy định tại khoản 10, Điều 8, Luật Quảng cáo 2012: Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:

“Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.”

Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều Luật Cạnh tranh 2018 quy định việc so sánh sản phẩm với sản phẩm cùng loại khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, lôi kéo khách hàng bất chính, cụ thể:

  1. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.Theo quy định tại khoản 6, Điều 109, Luật Thương mại 2005: Các quảng cáo thương mại bị cấm:

Với hành vi vi phạm quy định trong hoạt động quảng cáo và cạnh tranh, hãng PEGA có thể đối mặt với những chế tài dân sự và xử phạt hành chính.

Chế tài hành chính:

Căn cứ theo Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh:

Điều 20. Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính

  1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
  2. b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.

Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Điều 51. Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  2. b) Quảng cáo có nội dung so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;

Hãng PEGA có thể bị xử phạt tiền 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng đối với hành vi bị cấm trong quảng cáo và 100.000.000 đồng – 200.000.000 đồng khi vi phạm hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, ngoài ra có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, đình chỉ hoạt động, tịch thu khoản lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Về dân sự, hãng Honda có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu phía PEGA buộc gỡ quảng cáo, bồi thường thiệt hại trên thực tế (nếu chứng minh được thiệt hại) theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Các bước thành lập doanh nghiệp

Các bước thành lập doanh nghiệp

ho-so-thanh-lap-cong-ty-tnhh

Ảnh minh họa

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết để lập hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

  • Bước 1:Lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp. Chủ doanh nghiệp cần phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp để có thể xác định và chọn lựa loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với định hướng phát triển của công ty. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần. Tham khảo chi tiết đặc điểm các loại hình công ty/doanh nghiệp
  • Bước 2:Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên (cổ đông). Việc chọn lựa ai sẽ là thành viên (cổ đông) của công ty sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên số lượng thành viên và cổ đông sẽ được quy định bởi loại hình doanh nghiệp.
  • Bước 3:Lựa chọn đặt tên công ty, tốt nhất bạn lên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm và tên công ty này không bị trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó (áp dụng trên toàn quốc). Để xác định tên công ty mình có bị trùng với những công ty khác hay không, bạn có thể truy cập vào “Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia” để tra cứu.
  • Bước 4:Xác định địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty.
  • Bước 5:Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh.
  • Bước 6:Xác định chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty. Về chức danh người đại diện theo pháp luật của công ty nên để chức danh người đại diện là giám đốc (tổng giám đốc).
  • Bước 7:Xác định ngành nghề kinh doanh chuẩn hoá theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

 

Giai đoạn 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập công ty

  • Bước 1:Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43
  • Bước 2:Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Nghị định 78/2015/NĐ-CP). Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân

  • Bước 1:Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
  • Bước 2 :Nhận con dấu pháp nhân – Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.

 

Giai đoạn 4: Thủ tục sau thành lập công ty

Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

  • Bước 1:Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh trong thời hạn quy định.
  • Bước 2:Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”.
  • Bước 3:Đăng bố cáo (Luật Doanh nghiệp);
  • Bước 4:Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (theo Mẫu số 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
  • Bước 5:Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
  • Bước 6:Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.
  • Bước 7:Doanh nghiệp bắt buộc dán hoặc treo “hóa đơn mẫu liên 2” tại trụ sở công ty.
  • Bước 8:Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

 

Từ vụ án “Hấp diêm” bị cắt đứt lưỡi – Tội hiếp dâm dưới góc độ pháp lý?

Gần đây vấn đề hiếp dâm đang là một vấn nạn được nhiều người quan tâm bởi gần đây có nhiều vụ án hiếp dâm trẻ em, hay còn gọi là “ấu dâm” gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước mà phải kể đến như là vụ Minh Béo hay bé gái bị hiếp dâm sát hại ở Nhật.

Mới đây nhất, ngày 18.4 lại xảy ra một vụ hiếp dâm và vào ngày 19.4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã bắt khẩn cấp Chu Thế Quang (SN 1979, hộ khẩu tại Đồng Nai, hiện thuê trọ tại đường Trần Bình, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) để điều tra về hành vi hiếp dâm. Nạn nhân bị Quang giở trò đồi bại là chị Nguyễn Quỳnh Anh (25 tuổi, ở Hà Nội).

Theo tài liệu điều tra, cuối tháng 3, chị Minh (25 tuổi, ở Hà Nội, đã đổi tên) đăng tìm việc làm trên mạng. Ngày 17/4, cô gái nhận được tin nhắn của Quang, hẹn đến quán cà phê trên đường Lương Thế Vinh (quận Thanh Xuân) để phỏng vấn.

Bi 9X can gan dut luoi, 'yeu rau xanh' van co lam nhuc nan nhan hinh anh 1
Chu Thế Quang. Ảnh: H.L.

Tại đây, Quang giới thiệu là chủ thầu xây dựng, đang tìm kế toán cho công ty. Sau khi nhận hồ sơ, Quang hẹn cô gái ngày hôm sau đến thử việc.

Sáng 18/4, anh ta nhắn tin địa chỉ nhà trọ trên đường Trần Bình (quận Cầu Giấy), nói đó là trụ sở công ty để chị Minh đến.

Gặp cô gái, Quang dẫn lên phòng trên tầng 3 rồi khóa cửa, dùng vũ lực ép nạn nhân “quan hệ”. Làm việc với cảnh sát, Quang khai cô gái chống cự nên anh ta dùng dao uy hiếp.

Bị nạn nhân cắn gần đứt lưỡi, “yêu râu xanh” 38 tuổi vẫn cố thực hiện hành vi đồi bại. Sau đó, Quang đe dọa, ép cô gái đi xin việc không được báo cảnh sát. Khi nạn nhân ra về, hung thủ đến bệnh viện khâu lại lưỡi.

Chiều cùng ngày, bị hại đến Công an quận Cầu Giấy tố cáo sự việc. Vài giờ sau khi gây án, Quang bị cảnh sát bắt giữ khi hắn chuẩn bị trốn về quê.

Theo như thông tin thì tên Quang khi hiếp dâm chị Quỳnh Anh đã bị chị cắn đứt lưỡi tuy nhiên hắn vẫn tiếp tục hành vi của mình??

infonet__hiep_dam_1Trong bài viết này Luật Minh Bạch sẽ không đề cập đến vấn đề này mà sẽ đề cập đến vấn đề mang tính cấp thiết hơn: Quy định trong luật về tội hiếp dâm như thế nào? có lẽ chưa đủ nặng để có thể răn đe được tội phạm hiếp dâm hay chăng?

Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được quy định trong Bộ luật Dân sự

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ tại điều 33 và 34, cá nhân là công dân của Nhà nước cộng hòa xã hội của nghĩa Việt nam đều được bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể cũng như danh dự:

“Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật

Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.”

Bất cứ hành vi nào xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác đều sẽ bị trừng trị, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi một cá nhân bị xâm phạm đến quyền và lợi ích có quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân như quyền phòng vệ chính đáng và có thể thực hiện nhiều phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật

Hành vi hiếp dâm được quy định trong Bộ luật Hình sự

Tại Bộ luật Hình sự 1999 Điều 111 quy định cụ thể về tội hiếp dâm, theo quy định tại luật này thì tội hiếp dâm là hành vi ùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.

Về hành vi hiếp dâm này, Bộ luật Hình sự có nhiều quy định khác nhau, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em (có thể gọi là một hành vi ấu dâm), cưỡng dâm, giao cấu hay dâm ô,… và đều có sự quy định khác nhau tùy theo hành vi, cách thức và mức độ nghiêm trọng khi phạm tội.

Sau đây Luật Minh Bạch sẽ tóm tắt qua quy định xử phạt đối với mỗi hành vi hiếp dâm:

  • Tội hiếp dâm: Hình phạt đối với tội này là tù giam với thời gian từ hai năm tới bảy năm. Đối với những hành vi phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội hiếp dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Đối với những hành vi phạt tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm. Còn trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
  • Tội cưỡng dâm: là hành vi sử dụng thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm nămTrường hợp phạm tội nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười tám năm.
  • Tội cưỡng dâm trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ năm năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
  • Tội giao cấu với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ một năm đến năm năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  • Tội dâm ô với trẻ em (ấu dâm): phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

bo-anh-cuoi-dep-nhu-co-tich-cua-cap-doi-ai-cung-thich-trang-lou-tung-son_20151110113718203

*QUAN ĐIỂM CỦA LUẬT MINH BẠCH:

Tội hiếp dâm là tội nghiêm trọng thuộc phần các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người chính vì vậy cần phải xử lý thật nghiêm để làm gương cho những kẻ biến thái, những kẻ “mất dạy”, thiếu nhận thức và thiếu nhân tính.

Mặc dù quy định trong Bộ luật Hình sự đã quy định mức phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình những vẫn còn xảy ra nhiều vụ án hiếp dâm, Luật Minh Bạch cho rằng cần phải tăng mức xử phạt tối thiểu cao hơn nữa để mang tính răn đe, khiến những kẻ có ý định thực hiện hành vi phạm tội chùn bước, ví dụ như chỉ cần thực hiện hành vi hiếp dâm chưa cần xét đến các tình tiết tăng nặng sẽ bị xử phạt 50 năm tù.

Và cuối cùng, “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”, mọi công dân cần phải nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức tự bảo vệ, phòng vệ để bảo vệ chính đáng nhất quyền và lợi ích của mình (nhất là các cô gái đang trong lứa tuổi vào xuân nói riêng và phụ nữ nói chung).

Công ty Luật Minh Bạch

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Áp dụng pháp luật chịu sự quy định, ảnh hưởng của nhiều yếu tố thuộc cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng pháp lý. Điều này làm cho việc áp dụng pháp luật phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, sau đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình áp dụng pháp luật:

1.Hoạt động xây dựng pháp luật:

 Hoạt động áp dụng pháp luật có liên quan rất chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật. Để thực hiện và áp dụng pháp luật có hiệu quả trước hết phải có pháp luật tốt. Nói cụ thể hơn là phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh , đồng bộ , sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với những điều kiện kinh tế , chính trị,văn hóa xã hội, tâm lí, tổ chức .mà trong đó pháp luật sẽ tác động, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của đất nước ở mỗi thời kì phát triển . Sau khi đã ban hành pháp luật, vấn đề quan trọng có ảnh hưởng tới việc thực hiện , áp dụng pháp luật là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân để mọi người nắm được các quy định của pháp luật, từ đó họ có ý thức tự giác tuân theo pháp luật.

2.Trình độ văn hóa pháp lí của cán bộ và nhân dân và sự sáng tạo của mỗi cơ quan hoặc tổ chức :

trình độ pháp lí của cán bộ, nhân dân trong xã hội và sự sáng tạo của mỗi cơ quan hoặc tổ chức. Sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật đòi hỏi trình độ văn hóa pháp lí cao của cán bộ và nhân dân trong xã hội.Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân , tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của mình cũng như của người khác và đấu tranh không khoan nhượng với các hiện tượng tiêu cực , vi phạm pháp luật trong xã hội. Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật phải đảm bảo tính năng động , chủ động, sáng tạo , sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội .

3.Công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật:

Áp dụng pháp luật vốn là hoạt động do các cơ quan hoặc các chủ thể có thẩm quyền tiến hành như cơ quan hành chính, tòa án, viện kiểm sát,…Do tính chất quan trọng và phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật nên chủ thể bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng lợi ích rất lớn nhưng cũng có thể phải chịu những hậu quả bất lợi nên trong pháp luật luôn có sự xác định rõ ràng cơ sở, điều kiện, trình tự thủ tục… của chủ thể trong quá trình áp dụng pháp luật. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần được tổ chức một cách khoa học, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận để tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công việc của các cơ quan này. Sự không thống nhất, không phân định rõ ràng phạm vi, lĩnh vực hoạt động hoặc thẩm quyền của các cơ quan dẫn đến có những vụ việc thì nhiều cơ quan tranh nhau giải quyết nhưng lại có những vụ việc thì đùm đẩy không cơ quan nào nhận trách nhiệm giải quyết. Trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật phải đảm bảo tính năng động, chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng như sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nước hoặc với các tổ chức xã hội.

4.Hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật:

Đặc biệt, hoạt dộng của các cơ quan áp dụng pháp luật còn thể hiện ở sự thông thạo các công việc mà họ đảm nhận và thực hiện chúng với tinh thần trách nhiệm cao, tránh hiện tượng quan lieu, cửa quyền, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với số phận, tính mạng con người, với tài sản của nhà nước và nhân dân. Thực tế cho thấy sự quan liêu, chậm trễ, thiếu tinh thần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc một số cán bộ có chức có quyền trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân dẫn dến nhiều vụ việc đơn giản lại trở nên phức tạp, nhiều sự oan ức bất bình trong nhân dân không giải quyết được gây ra hậu quả không thể lường trước.

5.Các văn bản áp dụng pháp luật:

Bởi tính hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, sự tác động của các văn bản áp dụng pháp luật. Quá trình áp dụng pháp luật phải thông qua một số giai đoạn nhất định, các giai đoạn đó được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các văn bản áp dụng pháp luật. Hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào văn bản áp dụng pháp luật. Do vậy các văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành phù hợp với một số yêu cầu sau : văn bản áp dụng pháp luật phải hợp pháp, nghĩa là nó được ban hành đúng thẩm quyền hoặc nhà chức trách chỉ được ban hành một số văn bản áp dụng pháp luật nhất định theo quy định của pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật phải được ban hành có cơ sở thực tế, nghĩa là nó được ban hành căn cứ vào những sự kiện, những đòi hỏi thực tế đầy đủ, chính xác và đáng tin cậy .

6.Ý thức pháp luật của người áp dụng pháp luật, người bị áp dụng pháp luật, chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật và chủ thể bị áp dụng pháp luật:

Ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật, chủ thể bị áp dụng pháp luật, người áp dụng pháp luật và người bị áp dụng pháp luật đều cần có ý thức pháp luật để điều chỉnh hành vi của mình và hành vi của các chủ thể khác phù hợp với much đich, yêu cầu của pháp luật. Âp dụng pháp luật là một qua trình phức tạp đòi hỏi người áp dụng pháp luật phải có ý thức pháp luật cao nếu không có ý thúc phap luật cao thì chủ thể bị áp dụng pháp luật sẽ rất khó để nhận thấy rằng ý thức pháp luật đã có tác động tích cực đến quá trình thực hiện nghiệp vụ của chủ thể tiến hành.

7.Những điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho hoạt động áp dụng pháp luật:

Hoạt động áp dụng pháp luật còn chịu ảnh hưởng của những điều kiện đảm bảo cần thiết về vật chất – kỹ thuật. Nhiều văn bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật muốn thực hiện được trong thực tế đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức người và trang bị vật chất – kỹ thuật(Ví dụ như kinh phí để thực hiện áp dụng pháp luật). Hoạt động áp dụng pháp luật phải luôn tuân theo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tất cả các công đoạn, đấu tranh không khoan nhượng với những biểu hiện vi phạm pháp luật, những hành vi áp dụng pháp luật không đúng, không phù hợp .

ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP VÀO TỔ CHỨC KINH TẾ

Khi thực hiện hoạt động kinh doanh Việt Nam, ngoài hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thì các nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam

1.Các hình thức mua cổ phần, phần vốn góp

  • Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  1. Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  2. Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
  3. Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
  • Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
  1. Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
  2. Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
  3. Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
  4. Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không phải là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh

2.Trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:

  1. Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài
  2. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

Nếu không thuộc trường hợp trên, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông tại Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế

3.Điều kiện để nhà đầu tư có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp

Để có thể mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể như sau:

a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trừ trường hợp

  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
  • Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

b) Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

c) Cần có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Mọi hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và các hoạt động khác liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này

d) Có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác chứng minh tư cách pháp lý, có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại nơi tổ chức đó đã đăng ký, có hợp pháp hóa lãnh sự đối với nhà đầu tư là tổ chức

đ) Có bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn giá trị đối với nhà đầu tư là cá nhân

4. Thủ tục pháp lý

MB Law sẽ hoàn thiện toàn bộ hồ sơ cần thiết trên cơ sở dữ liệu khách hàng cung cấp và sẽ tiến hành nộp và giải trình hồ sơ tại cơ quan nhà nước

Thủ tục bao gồm:

– Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua vốn góp, cổ phần, góp vốn

– Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thực hiện thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh ( thông tin thành viên, cổ đông, tỷ lệ góp vốn), nếu làm thay đổi loại hình doanh nghiệp thì phải thực hiện thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp

– Thời hạn giải quyết hai thủ tục nêu trên từ 20 đến 25 ngày tùy thuộc vào tiến độ xử lý của cơ quan nhà nước

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Điều 210 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung hợp nhất

Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất

1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thủ tục đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân

Cơ quan thực hiện : Sở tư pháp 

Yêu cầu : 

Những người sau đây không được đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân:

– Không đủ điều kiện quy định tại Điều 12 của Luật phá sản gồm:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

+ Có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

– Thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 14 của Luật Phá sản gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.

+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

+ Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

– Người đang bị cấm hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo bản án hay quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.

Cách thức thực hiện : 

Người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Sở Tư pháp và nộp lệ phí đăng ký hành nghề theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Tư pháp thì xuất trình bản chính chứng chỉ hành nghề Quản tài viên để đối chiếu.

Trường hợp người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Tư pháp khi có yêu cầu thì xuất trình bản chính chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Thành phần hồ sơ : 

– Giấy đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân.

– Bản chụp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên.

Trong trường hợp cần thiết, người đề nghị đăng ký hành nghề quản lý, thanh lý tài sản với tư cách cá nhân nộp Phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của Sở Tư pháp.

Thời hạn giải quyết : 

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và thông báo bằng văn bản cho người đó; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, Sở Tư pháp gửi danh sách Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản cho Bộ Tư pháp.

Chồng giấu giếm ôm tiền đi đầu tư, khi gặp rủi ro vợ có đòi được tài sản?

Trên mạng xã hội, nhiều người tranh luận về tình huống vợ/chồng giấu đối phương để đầu tư chứng khoán, mua bảo hiểm…có phạm luật, nếu rủi ro thì có đòi được tiền? Nhằm giải đáp những thắc mắc của dư luận, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc công ty Luật Minh Bạch) đã có những chia sẻ với tờ VTC news,  nếu vợ hoặc chồng giấu đối phương để dùng tài sản chung đầu tư mà không có sự đồng ý của bên kia, theo luật hiện hành, hành vi này có thể bị coi là vô hiệu do vợ và chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản chung, việc thực hiện quyền về tài sản của vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người còn lại, phải được sự đồng ý của bên còn lại. Nếu không, bên bị giấu giếm có quyền khởi kiện để đòi lại tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Tuy nhiên, việc lấy lại tài sản từ người thứ ba có thể khó khăn nếu họ không biết về sự vi phạm này.  Vì vậy, việc thỏa thuận và lập văn bản rõ ràng trước khi đầu tư là cách bảo vệ tài sản và quyền lợi của cả hai trong hôn nhân.

xem thêm bài viết tại đây 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật