Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

52 hành vi vi phạm mà người đi xe máy có thể bị tước giấy phép lái xe

Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy vi phạm một trong 52 lỗi sau đây sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 24 tháng (tùy vào mức độ vi phạm, hành vi lỗi), cụ thể:

STT

Hành vi vi phạm

Căn cứ pháp lý

Thời hạn bị tước Giấy phép lái xe

1

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe

Điểm b khoản 3 Điều 6

01 tháng đến 03 tháng

2

Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều 6

Điểm e khoản 3 Điều 6

3

Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 6 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

Điểm i khoản 3 Điều 6

4

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ

Điểm đ khoản 4 Điều 6

5

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Điểm e khoản 4 Điều 6

6

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông

Điểm g khoản 4 Điều 6

7

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính

Điểm h khoản 4 Điều 6

8

Điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều 6 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định

Khoản 5 Điều 6

9

Điều khiển xe đăng ký tạm hoạt động quá phạm vi, thời hạn cho phép

Điểm a khoản 3 Điều 17

10

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Khoản 5 Điều 47

11

Điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ làm hỏng cần chắn, giàn chắn, các thiết bị khác tại đường ngang, cầu chung

Điểm a khoản 9 Điều 47

12

Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông

Điểm b khoản 3 Điều 17

01 tháng đến 03 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

13

Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy

Điểm a khoản 6 Điều 6

02 tháng đến 04 tháng

14

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h

Điểm a khoản 7 Điều 6

15

– Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông;

– Đi vào đường cao tốc, dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe, lùi xe, tránh xe, vượt xe, chuyển hướng, chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông;

– Không đi đúng phần đường, làn đường, không giữ Khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông hoặc đi vào đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông;

Trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6

Điểm b khoản 7 Điều 6

16

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe;

– Dùng chân điều khiển xe;

– Ngồi về một bên điều khiển xe;

– Nằm trên yên xe điều khiển xe;

– Thay người điều khiển khi xe đang chạy;

– Quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe

Điểm a khoản 8 Điều 6

17

Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị

Điểm b khoản 8 Điều 6

18

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh

Điểm c khoản 8 Điều 6

19

Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định

Điểm d khoản 8 Điều 6

20

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều 6 mà gây tai nạn giao thông

Điểm a khoản 1 Điều 6

21

Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) mà gây tai nạn giao thông

Điểm g khoản 1 Điều 6

22

Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều 6 mà gây tai nạn giao thông

Điểm h khoản 1 Điều 6

23

Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên mà gây tai nạn giao thông

Điểm k khoản 1 Điều 6

24

Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn mà gây tai nạn giao thông

Điểm l khoản 1 Điều 6

25

Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật mà gây tai nạn giao thông

Điểm m khoản 1 Điều 6

26

Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định mà gây tai nạn giao thông

Điểm n khoản 1 Điều 6

27

Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép mà gây tai nạn giao thông

Điểm q khoản 1 Điều 6

28

Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính gây tai nạn giao thông

Điểm b khoản 2 Điều 6

29

Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông mà gây tai nạn giao thông

Điểm d khoản 2 Điều 6

30

Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau mà gây tai nạn giao thông

Điểm e khoản 2 Điều 6

31

Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên gây tai nạn giao thông

Điểm g khoản 2 Điều 6

32

Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật mà gây tai nạn giao thông

Điểm l khoản 2 Điều 6

33

Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước mà gây tai nạn giao thông

Điểm m khoản 2 Điều 6

34

Chở theo từ 03 người trở lên trên xe mà gây tai nạn giao thông

Điểm b khoản 3 Điều 6

35

Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định mà gây tai nạn giao thông

Điểm c khoản 3 Điều 6

36

Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác mà gây tai nạn giao thông.

Điểm k khoản 3 Điều 6

37

Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần mà gây tai nạn giao thông

Điểm m khoản 3 Điều 6

38

Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ mà gây tai nạn giao thông

Điểm đ khoản 4 Điều 6

39

Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông mà gây tai nạn giao thông

Điểm e khoản 4 Điều 6

40

Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông mà gây tai nạn giao thông

Điểm g khoản 4 Điều 6

41

Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính mà gây tai nạn giao thông

Điểm h khoản 4 Điều 6

42

Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các hành vi:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 6

03 tháng đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

43

Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc

Điểm b khoản 6 Điều 6

03 tháng đến 05 tháng

44

Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn

Điểm đ khoản 8 Điều 6

45

Thực hiện các hành vi sau đây mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ:

– Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

– Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

– Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

– Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

Khoản 9 Điều 6

46

Người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép

Khoản 2 Điều 34

03 tháng đến 05 tháng

(Đồng thời tịch thu phương tiện)

47

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở

Điểm c khoản 6 Điều 6

10 tháng đến 12 tháng

48

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở

Điểm c khoản 7 Điều 6

16 tháng đến 18 tháng

49

Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở

Điểm e khoản 8 Điều 6

22 tháng đến 24 tháng

50

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ

Điểm g khoản 8 Điều 6

51

Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy

Điểm h khoản 8 Điều 6

52

Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ

Điểm i khoản 8 Điều 6

Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công

–  Trình tự thực hiện:

  1. a) Đối với Tổ chức, cá nhân:

– Thương nhân đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định.

– Nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan tại Phòng Kinh tế

– Nộp phí, lệ phí theo quy định

– Nhận phiếu hẹn

– Nhận kết quả tại Phòng Kinh tế

  1. b) Đối với Phòng Kinh tế

– Cung cấp Hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân lập các giấy tờ có trong thành phần Hồ sơ (nếu có yêu cầu).

– Kiểm tra, tiếp nhận Hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân.

– Thu phí, lệ phí thẩm định và cấp phép giấy phép.

– Lập phiếu tiếp nhận Hồ sơ, lập phiếu hẹn trả kết quả.

– Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Phòng Kinh tế

– Các thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

– Thành phần, Số lượng hồ sơ:

  1. a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu tại;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;

– Bản sao hồ sơ đăng ký chất lượng, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm rượu. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công cung cấp cho các cơ sở khác chế biến lại phải có bản sao hợp đồng mua bán giữa hai bên.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Kinh tế
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế
  4. d) Cơ quan phối hợp: không

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp giấy phép

– Lệ phí cấp phép: 50.000 đ/giấy phép

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn đề nghị cấp giấy sản xuất rượu thủ công – Phụ lục 04

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công;

– Cơ sở sản xuất đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu  

Đến với MBLAW quý khách hàng sẽ được đội ngũ luật sư tư vấn và soạn thảo những giấy tờ pháp lý cần thiết cho khách hàng

Thay mặt khách hàng liên hệ với cơ quan có thẩm quyền, làm việc nhanh chóng và có hiệu quả.

Mọi thắc mắc xin quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được MBLAW giải đáp  

 

 

Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã

Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính – Kế hoạch UBND quận/huyện 

Yêu cầu : 

– Ngành, nghề, nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải phù hợp với hoạt động của hợp tác xã;

– Chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Trình tự thực hiện : 

– Bước 1: Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã gửi tới Ủy ban nhân dân Quận, Huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ)

Bước 2: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện kiểm tra hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, cấp Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: hướng dẫn, giải thích để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, đồng thời cập nhật vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

– Bước 4: Người đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện.

Lưu ý:

– Trường hợp hợp tác xã lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại huyện khác với nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

– Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở nước ngoài thì hợp tác xã phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước đó.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy chứng nhận mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Thành phần hồ sơ : 

+ Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (theo mẫu);

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

+ Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

+ Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề;

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đến làm thủ tục.

 Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập hợp tác xã, hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Thời gian thực hiện : 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 

Bình luận khoa học về tội đầu cơ đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội đầu cơ đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 196 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 196. Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Tội đầu cơ xuất hiện phổ biến trong thời kỳ nền kinh tế bao cấp mà ở đó việc lưu thông phân phối thuộc quyền của Nhà nước, nên hành vi phạm tội bị xử lý về tội đầu cơ quy định trong BLHS năm 1985 là rất rộng.

Đến nay, ở Việt Nam đã hình hình nền kinh tế thị trường, nên hành vi đầu cơ khó xảy ra. Song nhằm đảm bảo việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự điều tiết của Nhà nước trong những trường hợp cụ thể nhất định, đồng thời nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, do đó quy định tội đầu cơ trong BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 với tinh thần xử lý hình sự có giới hạn với những điều kiện cụ thể hiện nay vẫn là cần thiết.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi đầu cơ xâm phạm đến quan hệ lưu thông hàng hóa, sự điều tiết của Nhà nước nhằm đảm bảo cơ chế thị trường nhưng định hướng XHCN và xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng.

Đối tượng là những loại hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá. Ví dụ: lúa, gạo, muối, xăng dầu, xi măng, thép xây dựng,…

Đây là điểm khác biệt thể hiện sự cụ thể hóa hơn so với quy định về tội đầu cơ trong BLHS năm 1999. Đối tượng của tội đầu cơ trong Điều 160 BLHS năm 1999 chỉ đơn thuần là hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Như vậy, tinh thần chung Nhà nước đã thu hẹp khả năng xử lý tội đầu cơ so với quy định trong BLHS năm 1999, đối tượng hàng hóa của tội đầu cơ theo Điều 196 BLHS năm 2015 chỉ còn các mặt hàng thiết yếu mà Nhà nước cần bình ổn giá hay Nhà nước định giá.

2. Mặt khách quan của tội phạm

  • Dấu hiệu bắt buộc về hoàn cảnh phạm tội: Đó là tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa. Ví dụ do lũ lụt, chiến tranh,… dẫn đến khan hiếm lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu khác như xăng, dầu,… Tình hình này có thể được các cơ quan có thẩm quyền tuyên bố xác định vùng thiên tai, vùng có chiến sự, hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá cụ thể.
  • Hoặc lợi dụng các hoàn cảnh nêu trên, một hoặc một số người do nắm độc quyền kinh doanh một số loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đã cố ý tạo ra sự khan hiếm giả tạo bằng cách giữ hàng hóa không bán ra thị trường, hay một số tư thương tung tin thất thiệt,… nhằm tạo ra sự khan hiếm giả tạo để trục lợi.
  • Người phạm tội đã lợi dụng tình hình khan hiếm nêu trên hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo để mua vét hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính.

“Mua vét” hàng hóa được hiểu là hành vi mua với số lượng lớn hàng hóa, có thể mua một lần hoặc nhiều lần với số lượng hàng hóa nào đó vượt quá nhiều lần nhu cầu tiêu dùng của gia đình, nhu cầu dự trữ của nghề nghiệp trong điều kiện hàng hóa khan hiếm,… đồng thời việc mua vét này có căn cứ chứng minh nhằm bán lại để thu lợi bất chính.

Trong quy định về tội đầu cơ tại Điều 160 BLHS năm 1999, việc mua vét hàng hóa phải đi kèm với dấu hiệu số lượng hàng hóa lớn và gây hậu quả nghiêm trọng mới bị coi là phạm tội. Trong đó: Căn cứ xác định số lượng lớn còn tùy vào sự đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng; hậu quả nghiêm trọng có thể là gây rối loạn thị trường trong một khu vực nhất định, giá cả tăng đột biến gây nên sự khó khăn cho đời sống nhân dân, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế tại địa phương.

Tuy nhiên, quy định về dấu hiệu định tội trong tội đầu cơ tại Điều 196 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa dấu hiệu hàng hóa có số lượng lớn qua việc quy định giá trị hàng hóa đồng hóa đồng thời không quy định dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc. Theo đó, hành vi khách quan nêu trên chỉ bị coi là tội phạm nếu:

  • Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tôi là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích mua vét hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính.

Mục đích mua vét, tích trữ hàng hóa nhằm bán lại thu lợi bất chính là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Việc có bán được hàng hóa với giá cao để thu lợi bất chính hay không, không là dấu hiệu bắt buộc. Thực tế có thể người đầu cơ bán lỗ, bán giá thấp hơn lúc “mua vét”, điều này không làm ảnh hưởng đến việc xác định tội danh.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi đầu cơ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 2: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 4.000.000.000 đồng đối với các hành vi đầu cơ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khung 3: Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng đối với hành vi đầu cơ thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Xử lý tài sản thừa kế khi có một người từ chối nhưng không ký văn bản từ chối?

Câu hỏi : 

Bà nội tôi có tài sản là một mảnh đất, bà là người đứng tên trên Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Bà tôi mất năm 1999 và không để lại di chúc.

Bà tôi có 2 người con, Cha tôi và chú tôi.

Theo điều 676 bộ luật dân sự, cha tôi và chú tôi là hàng thừa kế thứ nhất, nên mỗi người được hưởng 1/2 tài sản từ bà tôi.

Nhưng hiện nay, chú tôi từ chối nhận thừa kế, và từ chối ký tất cả các giấy tờ liên quan đến thừa kế tài sản. Chú tôi cũng từ chối ký vào văn bản nhận tài sản thừa kế – mẫu số 60/VBTC. 

Xin hỏi trong trường hợp này, pháp luật quy định xử lý tài sản thừa kế như thế nào? Cha tôi có được thừa kế toàn bộ không?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin trưởng chúng tôi và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn trong trường hợp trên như sau:

Tại điều 642 Bọ luật dân sự về từ chối nhận di sản có quy định:

Điều 642. Từ chối nhận di sản

1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

Như vậy, nếu người chú từ chối nhận di sản thì cũng đã hết thời gian cho phép từ chối nhận di sản nên trong trường hợp được xem là phải nhận di sản.

Vấn đề hiện nay cha bạn cần biết là vì sao chú bạn lại từ chối ký vào các thủ tục giấy tờ về khai nhận di sản thừa kế để tự làm khó nhau như vậy để giải tỏa gút mắc nhằm tiến hành các thủ tục khai nhận để được sở hữu tài sản thừa kế.

Nếu các thành viên trong gia đình không thể tự thương lượng giải quyết được thì một trong các bên có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Căn cứ vào phán quyết có hiệu lực tỏa của tòa án thì các cơ quan chức năng sẽ thực hiện.

Công văn 276 hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Công văn 276/TANDTC-PC  ngày 13/9/2016, hướng dẫn một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự (BLHS) 2015.

boluathinhsu2015_1

Theo đó, những quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 bao gồm:

– Xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng;

– Quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới;

– Mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự;

– Miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội.

Những thủ tục tố tụng quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thi hành quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015 gồm:

– Chuyển hình phạt tử hình sang hình phạt chung thân;

– Tha tù trước thời hạn có điều kiện;

– Xóa án tích;

– Xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi.

Những quy định nên trên được tập hợp trong Danh mục ban hành kèm theo Công văn 276/TANDTC-PC và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.

Công văn 276/TANDTC-PC hiện đang được cập nhật. Để xem chi tiết vui lòng xem tại thuvienphapluat.vn

Điều 73 Bộ luật dân sự 2015

Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết

1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.

5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Xử phạt người phát tờ rơi không đúng quy định từ 05/5/2017

Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 131/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính về quyền tác giả và Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt hành chính về văn hóa, thể thao, du lịch, quảng cáo được ban hành ngày 20/3/2017.

Theo đó, bổ sung một số quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo như sau:

– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với hành vi phát tờ rơi quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo trên tờ rơi làm ảnh hưởng đến mỹ quan, trật tự an toàn giao thông, xã hội.

– Phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo bằng cách treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi bán vé, thu tiền tham dự lễ hội.

Nghị định 28/2017/NĐ-CP có hiệu lực ngày 05/5/2017.

Chưa sang tên quyền sử dụng đất có được nhận bồi thường không?

Hiên nay chỗ đoạn đường nhà tôi họ đang chuẩn bị làm đường lớn nên lấy vào đất của nhà tôi. Họ đã bồi thường và được thông qua rồi nhưng tôi có một thắc mắc là hồi năm 2015 nhà tôi đã mua lại một mảnh đất nhỏ của nhà hàng xóm bên cạnh nhà nhưng do đất ít nên chưa nhập vào sổ đỏ nhà tôi hiện tại nhưng nhà tôi có giấy tờ là đã mua lại mảnh đất đó của họ . Nhưng lúc bây giờ bồi thường thì họ cầm luôn tiền bồi thường mảnh đất đó và không đưa cho nhà tôi một đồng nào cả. Tôi muốn hỏi luật sư iệu trong trường hợp này nhà tôi có nhận được khoản bồi thường nào không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư xin tư vấn cho gia đình bạn như sau:

Thứ nhất, nếu bên mua và bên bán chưa làm thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền  sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền vẫn giao số tiền đó cho người đứng tên trên giấy chứng nhận.

Theo quy định, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và có công chứng thì hợp đồng này mới có hiệu lực căn cứ theo quy định tại khoản 3, điều 167, Luật đất đai 2013.

“3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

  1. a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”

Sau khi công chứng hợp đồng và hoàn thành các nghĩa vụ thuế thì các bên sẽ tiến hành thủ tục đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đât, khi đó bên mua mới được coi là chủ sở hữu của quyền sử dụng đất này.

Trong trường hợp của gia đình bạn, vì gia đình bạn chưa làm thủ tục sang tên nên về mặt pháp lý, bên bán vẫn là chủ sở hữu đối với phần đất này. Khi đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ giao số tiền bồi thường cho chủ sở hữu quyền sử dụng đất này tức là bên gai đình kia.

Thứ hai, hướng giải quyết cho gia đình bạn.

Một là, nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình bạn chưa công chứng thì bạn có thể yêu cầu Toàn án tuyên bố hợp đông này vô hiệu và các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Gia đình bạn trả lại phần đất cho họ, còn bên bán sẽ phải trả lại số tiền mà bên bạn đã thanh toán khi mua bán.

Hai là, nếu hợp đồng của gia đình bạn đã có công chứng, chứng thực thì hợp đồng này cũng không thể thực hiện được nữa vì đối tượng của hợp đồng không còn nữa ( đã bị nhà nước thu hồi ). Trong trường hợp này, theo quy định tại điều 421, Bộ luật Dân sự 2005 thì hợp đồng chấm dứt các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại. Do đó, việc giải quyết trong trường hợp này phụ thuộc vòa sự thỏa thuận của hai bên.

Là hàng xóm, láng giềng, gia đình bạn và gia đình kia nên thỏa thuận với nhau về số tiền bồi thường này. Nếu không thể tự thỏa thuận, hai bên có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hòa giải. Hoặc có thể chọn con đường khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật