Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014 và Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo trình tự thực hiện như sau:

Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh (chỉ áp dụng với Công ty thương mại có hoạt động kinh doanh phân phối)

  1. CÁC HÌNH THỨC THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:
  • Hình thức thành lập phải xin Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh (đối với công ty có hoạt động kinh doanh thương mại) áp dụng cho các trường hợp sau:

– Công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn từ 01% đến 100% tổng số vốn điều lệ ngay khi thành lập công ty;

  • Hình thức Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ phải cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp áp dụng cho các trường hợp sau:

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của công ty Việt Nam với số vốn góp từ 01% đến 100% tổng số vốn điều lệ thuộc các ngành nghề đầu tư không có điều kiện.

  • Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài chỉ cần cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy phép kinh doanh, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư áp dụng cho trường hợp sau:

– Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của công ty Việt Nam với số vốn góp từ 01% đến 100% tổng số vốn điều lệ của Công ty Việt Nam với lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại (xuất nhập khẩu và phân phối bán buôn, bán lẻ).

  1. TÀI LIỆU NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CẦN CHUẨN BỊ:

* Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân các tài liệu cần chuẩn bị là:

– Bản sao chứng thực hợp lệ Chứng minh thư nhân dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài (xác nhận tại ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng tại Việt Nam) tương ứng với số vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam;

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trụ sở công ty kèm theo các tài liệu chứng minh quyền cho thuê của bên thuê như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng…đối với bên cho thuê là Công ty/tổ chức. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất đối với bên cho thuê là cá nhân.

* Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần chuẩn bị là:

– Bản sao Giấy chứng nhận thành lập pháp nhân/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác.

– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.

– Bản sao hợp lệ Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty tại nước ngoài;

– Bản sao hợp lệ Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu của Người đại diện phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Người đại diện theo pháp luật của công ty dự định thành lập.

– Bản sao hợp lệ Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu của Người đại diện theo pháp luật của công ty dự định thành lập.

– Điều lệ công ty nước ngoài;

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trụ sở công ty kèm theo các tài liệu chứng minh quyền cho thuê của bên thuê như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng…đối với bên cho thuê là Công ty/tổ chức. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất đối với bên cho thuê là cá nhân.

Đối với dự án có sử dụng công nghệ cần kèm theo bản giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

Lưu ý: Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

  1. BỘ HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:

* Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (theo mẫu);
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức:

– Bản sao Giấy chứng nhận thành lập pháp nhân/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác.

– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.

– Bản sao hợp lệ Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty tại nước ngoài;

– Bản sao hợp lệ Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu của Người đại diện phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Người đại diện theo pháp luật của công ty dự định thành lập.

– Bản sao hợp lệ Chứng minh thư, thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu của Người đại diện theo pháp luật của công ty dự định thành lập.

– Điều lệ công ty nước ngoài;

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trụ sở công ty kèm theo các tài liệu chứng minh quyền cho thuê của bên thuê như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng…đối với bên cho thuê là Công ty/tổ chức. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất đối với bên cho thuê là cá nhân.

  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân:

– Bản sao chứng thực hợp lệ Chứng minh thư nhân dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

– Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài (xác nhận tại ngân hàng nước ngoài hoặc ngân hàng tại Việt Nam) tương ứng với số vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam;

– Hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trụ sở công ty kèm theo các tài liệu chứng minh quyền cho thuê của bên thuê như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng…đối với bên cho thuê là Công ty/tổ chức. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất đối với bên cho thuê là cá nhân.

  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Thời hạn thực hiện: từ 15 đến 25 ngày làm việc

* Bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

  • Bản đăng ký cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Dự thảo điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông (đối với công ty cổ phần)/ danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên) – nếu có
  • Bản sao chứng thực hợp lệ Chứng minh thư nhân dân, Thẻ căn cước hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các thành viên công ty và người đại diện theo pháp luật của công ty.
  • Bản sao Giấy chứng nhận thành lập pháp nhân/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác. (đối với nhà đầu tư là tổ chức)
  • Điều lệ công ty nước ngoài; (đối với nhà đầu tư là tổ chức)

Thời hạn thực hiện: từ 7 ngày làm việc

DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI UY TÍN CỦA LUẬT MINH BẠCH (MB Law):

– Tư vấn, trả lời các câu hỏi, thắc mắc của nhà đầu tư nước ngoài trước khi đầu tư vào Việt Nam;

– Tư vấn tìm, lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài;

– Tư vấn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu và hình thức đầu tư;

– Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư nước ngoài: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần, địa chỉ trụ sở, vốn góp, vốn đầu tư, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, góp vốn, thời hạn góp vốn;

– Tư vấn điều kiện đầu tư, các ưu đãi đầu tư (nếu có), hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;

– Hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;

– Hỗ trợ và Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty,…;

– Tư vấn toàn diện, thường xuyên, dịch vụ kế toán, pháp luật thuế trọn gói các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.

– Tư vấn các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh (xin visa, thẻ tạm trú, giấy phép lao động..) cho nhà đầu tư nước ngoài và các thành viên công ty.

Để được hỗ trợ tư vấn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 1900 6232  Mobile: 0987 892 333

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Mời quý khách hàng xem thêm phần tư vấn của Luật sư công ty Luật Minh Bạch trong chuyên mục Luật sư doanh nghiệp trên kênh truyền hình VITV

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hành vi đạo nhạc xử phạt như thế nào?

Hiện nay có nhiều hiện tương vi phạm bản quyền tác giả ở Việt Nam ngày càng tràn lan điển hình là đạo nhạc.

Thứ nhất, tác phẩm âm nhạc là một trong những loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả căn cứ Điểm d, khoản 1 Điều 14 Luật Sữu Trí Tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đối với căn cứ phát sinh về quyền tác giả thì quyền này được phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ khi tác phấm được sáng tạo. Cụ thể quy định tại Điều 6 Luật Sữu Trí Tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009:

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1.Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Thứ hai, căn cứ để xác định hành vi xâm phạm về quyền tác giả được quy định rất cụ thể, rõ ràng tại Điều 28 Luật Sữu Trí Tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo quy định của Điều 28 thì liệt kê ra 16 hành vi xâm phạm.

Một người nếu lấy phần nhạc của người khác, chỉnh sửa lại lời mà không xin phép tác giả là hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tác giả có quyền yêu cầu người đó phải gỡ bỏ bài hát của mình hoặc phải xin phép và trả tiền thù lao hợp lý cho tác giả, khởi kiện hoặc nhờ pháp luật can thiệp. Tùy theo tính chất và mức độ thực hiện, hành vi sao chép tác phẩm mà không xin phép tác giả có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ ba, về xử phạt hành chính khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Theo Điều 18 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP “Về xử phạt vi phạm hành chính đối với quyền tác giả và quyền liên quan” thì hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi trên.

Phiên tòa xét xử trực tuyến phải bảo đảm chặt chẽ về bảo mật thông tin

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc tận dụng công nghệ thông tin, số hóa và chuyển sang làm việc trực tuyến đang trở thành xu thế chung của nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành tư pháp. Đặc biệt, dịch bệnh Covid-19 đã gây ra nhiều gián đoạn cho hoạt động xét xử, ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Do đó, việc tổ chức các phiên tòa trực tuyến không chỉ là nhu cầu cấp thiết mà còn là hướng phát triển tất yếu. Theo luật sư Trần Tuấn Anh, xét xử trực tuyến vẫn đảm bảo các nguyên tắc tố tụng hình sự, với đầy đủ thẩm phán, hội thẩm và người bào chữa. Điều này mang lại nhiều thuận lợi, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, nhưng cũng đòi hỏi quy định chặt chẽ về bảo mật thông tin để tránh rủi ro xâm nhập và làm lộ thông tin cá nhân, ảnh hưởng đến danh dự và quyền lợi của công dân.

Mời bạn đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Thủ tục Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Yêu cầu : 

Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 – Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

 – Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

 –  Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp cấp tỉnh, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi

Cách thức thực hiện :  Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ : 

Hồ sơ của người nhận con nuôi: (Về cơ bản hồ sơ của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi nhưng thẩm quyền cấp một số loại  giấy tờ chưa được xác định rõ)

– Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

          – Giấy khai sinh;

          – Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

          – Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

          – Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thời hạn giải quyết : 

– Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xác minh thì tăng thêm 30 ngày.

– Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

 

Đề xuất bắt buộc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên phải giao kết hợp đồng bằng văn bản.

Ngày 03.10.2016 Bộ lao động thương binh và xã hội ra dự thảo báo cáo tổng kết đánh giá 03 năm thi hành bộ luật lao động 2012

vbmoi

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi Khoản 2 Điều 16 của Bộ luật Lao động 2012 theo hướng bắt buộc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên phải giao kết hợp đồng bằng văn bản.

Việc điều chỉnh này sẽ giúp cho Bộ luật Lao động thống nhất với Luật bảo hiểm xã hội 2014, bởi từ ngày 01/01/2018 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đây là nội dung được đề cập tại Dự thảo Báo cáo tổng kết đánh giá 03 năm thi hành Bộ luật Lao động 2012 vào ngày 03/10/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Cũng tại Dự thảo này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đề xuất giải thích rõ thuật ngữ “công việc tạm thời”, quy định rõ ràng hơn về lao động không trọn thời gian…

Tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói

Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp Chuyên Nghiệp – Luật Minh Bạch

Bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh và muốn thành lập doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng pháp luật? Luật Minh Bạch tự hào là đối tác tin cậy, cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm, giúp bạn hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp một cách dễ dàng. (more…)

Dự kiến nghỉ tết âm lịch 2017

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có tờ trình Chính phủ về các ngày nghỉ lễ Tết năm 2017. Do dịp lễ Tết có ngày làm việc xen kẽ dịp nghỉ cuối tuần nên Bộ đưa ra các phương án với số ngày nghỉ khác nhau.

Tết Dương lịch 2017: Nghỉ 3 ngày liên tiếp, từ ngày 31/12/2016 đến hết ngày 02/01/2017

Dịp Tết Âm lịch có hai phương án nghỉ 7 hoặc 10 ngày. Phương án thứ nhất, công chức sẽ nghỉ từ 26/1 đến 1/2/2017 (tức 29 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 5 tháng giêng năm Đinh Dậu). Do mùng 1, mùng 2 Tết Âm lịch rơi vào hai ngày cuối tuần, công chức được nghỉ bù vào mùng 4, mùng 5 Tết. Tổng cộng có 7 ngày nghỉ và không hoán đổi.

phuong

Phương án thứ hai, công chức nghỉ từ 27/1 đến hết 5/2/2017 (tức 30 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 9 tháng giêng năm Đinh Dậu). Việc hoán đổi ngày nghỉ thực hiện như sau: công chức đi làm thứ bảy 11/2/2017 nghỉ thứ sáu 3/2/2017, để kỳ nghỉ kéo dài 10 ngày liên tục.

phuongan

Lãnh đạo Bộ Lao động cho rằng, phương án nghỉ 7 ngày là hài hòa, không quá ngắn cũng không quá dài.

Dịp giỗ Tổ Hùng Vương Bộ Lao động cũng đưa ra hai phương án nghỉ một ngày hoặc 4 ngày. Phương án đầu tiên là nghỉ đúng một ngày mùng 10 tháng ba Âm lịch (6/4).

Phương án thứ hai hoán đổi ngày nghỉ, công chức đi làm bù vào thứ bảy một tuần sau đó để được nghỉ liên tục 4 ngày cuối tuần từ thứ năm đến hết chủ nhật (6/4 đến 9/4/2017). Bộ Lao động ủng hộ phương án thứ hai.

Những dịp lễ khác sẽ nghỉ theo quy định của Luật Lao động.

Tết Dương lịch dự kiến nghỉ 3 ngày (31/12/2016 đến hết 2/1/2017).

Dịp 30/4 và 1/5 có bốn ngày nghỉ liên tiếp (29/4 đến 2/5/2017).

Quốc khánh 2/9 vào thứ bảy, công chức được nghỉ bù vào thứ hai, ngày 4/9, tổng cộng nghỉ liên tiếp 3 ngày.

Nếu Chính phủ thông qua phương án nghỉ 7 ngày Tết Âm lịch và không hoán đổi ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, công chức sẽ được nghỉ tổng cộng 18 ngày. Nếu theo phương án hai, số ngày nghỉ lễ, Tết sẽ tăng lên 24.

Làm đứt dây điện gây ra mất điện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Đây là một vấn đề tưởng chừng hết sức “cỏn con” và gần gũi trong đời sống hàng ngày, và thường chúng ta nghĩ rằng nếu khắc phục hậu quả thì sẽ không sao nữa. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Dân sự cũng như Bộ luật Hình sự thì hành vi này tùy mức độ thiệt hại mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

ch_p-chay-di_n

Đứt dây điện dẫn đến chập cháy

1. Cơ sở pháp lý

  • Điều 241 Bộ luật Hình sự 1999

“1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng  đến ba năm:

a) Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện;

b) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện;

c) Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;

d) Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở  lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công  việc nhất định từ một  năm đến năm năm.”

  • Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

2. Cấu thành tội phạm
– Chủ thể: Cá nhân có năng lực hành vi dân sự và đủ tuổi luật định.
– Khách thể: An ninh, an toàn công cộng.
– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý hoặc vô ý
– Hành vi khách quan: Tái vi phạm cách hành vi sau khi đã bị xử lý

3. Các trường hợp cụ thể

– Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện;

chay-cot-dien_ymlh

Hành vi dẫn đến cháy nổ an toàn vận hành công trình điện

 – Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện;

– Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;

– Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở  lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.

Những trường hợp này được quy định trong Bộ luật Hình sự 1999 và làm đứt dây điện thuộc trường hợp thứ hai “gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây gây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện”.

4. Chế tài xử phạt

hinh-su

Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

– Khung hình phạt cơ bản:

Trước tiên là người có hành vi này sẽ phải bồi thường thiệt hại mà mình đã gây ra cho bên bị hại, nếu gây thiệt hại trên rộng, mức độ thiệt hại lớn thì còn phải bồi thường cho Công ty điện lực. Tiếp đó, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng:
+ Theo khoản 2: Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
+ Theo khoản 3: Phạt tù từ 5 đến 10 năm.
– Trường hợp thuộc khoản 4: Phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
– Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Công ty Luật Minh Bạch

Điều 102 Bộ luật dân sự 2015

Điều 102. Tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân

1. Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật này.

2. Việc xác định tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 506 của Bộ luật này.

3. Việc xác định tài sản chung của các thành viên của tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo thỏa thuận của các thành viên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 185 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo vệ việc chiếm hữu

Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Điều 163 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Điều 163. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
1. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.
2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng công ty TNHH

TÊN DOANH NGHIỆP

—–

Số: 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Hà Nội , ngày ……  tháng ……. năm 20…..

 

 

QUYẾT ĐỊNH

(Về việc bổ nhiệm kế toán trưởng của công ty)

CHỦ SỞ HỮU

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 ;

Căn cứ nhu cầu hoạt động của công ty TNHH …………….

 

QUYẾT ĐỊNH:   

Điều 1: Bổ nhiệm

Bổ nhiệm  Ông/Bà :

Sinh ngày:                 Dân tộc:               Quốc tịch:     

Số chứng minh nhân dân :

Ngày cấp:

Nơi cấp:  

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 

Giữ chức vụ: Kế toán trưởng

Làm kế toán trưởng của công ty TNHH……………………………..

 

Điều 2: Ông/Bà :  …………. người được bổ nhiệm là người giữ chức vụ kế toán trưởng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

 

 

CHỦ SỞ HỮU

 (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật