Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Quyết định phê duyệt đề án và chương trình mục tiêu mang ý nghĩa kinh tế của Thủ tướng chính phủ.

Trong tuần qua (từ ngày 05 – 10/9/2016), đã có nhiều quyết định phê duyệt đề án và chương trình mục tiêu mang ý nghĩa kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

asean

  1. Kết nối đồng bộ mạng hạ tầng trong nước với ASEAN

Theo Quyết định 1734/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một số định hướng nhằm thực hiện mục tiêu hướng tới năm 2020 đảm bảo cơ bản hình thành khung kết nối hạ tầng ASEAN bao gồm:

– Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 2.000 – 2.500 km, trên tổng số khoảng 6.400 km đường cao tốc cần đầu tư theo quy hoạch.

– Đầu tư cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh, nâng tốc độ chạy tàu đạt 80-90 km/h đối với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng.

– Tập trung phát triển các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và Ninh Thuận II; phấn đấu đến năm 2030, đưa tổng công suất của nguồn điện hạt nhân lên khoảng 10.700 MW.

– Xây dựng 02 đến 03 khu công nghệ thông tin tập trung tại mỗi thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.

– Nhà nước tạo thuận lợi và chia sẻ rủi ro nhằm hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; hỗ trợ tài chính, thuế, phí, lệ phí, nhượng quyền… để tăng tính thương mại của dự án.

Quyết định 1734/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 06/9/2016.

  1. Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản

Quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế” có hiệu lực từ ngày 05/9/2016.

Theo đó, phấn đấu đạt các chỉ tiêu chủ yếu sau nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản; nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa:

– 70% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng;

– Tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại tại địa bàn nông thôn đạt khoảng 15%;

– Khoảng 35 – 40% số người trưởng thành ở nông thôn có tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng;

– Khoảng 50 – 60% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng;

– Tăng gấp 2 lần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại.

  1. Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới

Ngày 05/9/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 1730/QĐ-TTg về Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016-2020. Theo đó:

– Phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 50% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, số xã còn lại đảm bảo đạt 05 tiêu chí trở lên; Mỗi tỉnh có ít nhất 01 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

– Tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới: Được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và thưởng công trình phúc lợi trị giá 30.000.000.000 đồng (ba mươi tỷ đồng).

– Doanh nghiệp, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc đặc biệt xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua được Thủ tướng tặng Bằng khen hoặc đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba và thưởng theo quy định.

Quyết định 1730/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

  1. Giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% – 1,5%/năm

Đây là một trong các mục tiêu được đặt ra tại Quyết định 1722/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Cũng theo đó, Chương trình còn đặt ra một số chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020 như sau:

– Từ 60% – 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, từ 80% – 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế;

– Hỗ trợ đào tạo nghề và giáo dục định hướng cho khoảng 20.000 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, trong đó từ 60% – 70% lao động đi làm việc ở nước ngoài;

– Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20% – 25%/năm.

Quyết định 1722/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 02/9/2016.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 58 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 58, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 58: Quyền của người giám hộ

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Đơn xin rút hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày  …  tháng …  năm 201..

 

ĐƠN XIN RÚT HỒ SƠ

Kính gửi: …………………………………………

Tôi tên là     :                                       Giới tính:

Chức danh  :                                        Điện thoại:

Sinh ngày    :                                       Dân tộc:                                Quốc tịch:

CMND số    :                                       Ngày cấp:                              Nơi cấp:

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Chỗ ở hiện tại:

Là đại diện theo ủy quyền của công ty để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Tôi xin trình bày nội dung sau:

Ngày …/…/…….tôi đã nộp hồ sơ  đăng ký kinh doanh cho ………………biên nhận hồ sơ số ……………… Nay tôi muốn rút lại hồ sơ đã nộp.

Lý do: Rút hồ sơ để …………………………………………

Tôi cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai trên. Kính đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét giải quyết.

 

 

   NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN

 

 

Điều 157 Bộ luật dân sự 2015

Điều 157. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

b) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

c) Các bên đã tự hòa giải với nhau.

2. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Hỏi đáp về xử lý vi phạm trong việc lĩnh vực Ô nhiễm môi trường

chi-15-20-co-so-o-nhiem-moi-truong-duoc-xu-ly-triet-de-1

 

Kính gửi luật sư!

Thưa luật sư, mới đây PV báo Người đưa tin điều tra được vụ việc 1 tập đoàn xe tải có chở bùn thải chứa hóa chất lén nút đổ xuống dòng sông Hồng gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân bức xúc.

Trước sự việc như trên, các cơ quan chức năng TP Hà Nội đang tiến hàng vào cuộc điều tra, làm rõ sự việc. Được biết, đây là hoạt động chưa được các cơ quan chức năng cho phép, trái pháp luật gây ảnh hưởng đến môi trường.

Vậy xin luật sư cho biết, theo pháp luật sự việc trên sẽ bị xử lý ra sao, việc xả thải, đổ hóa chất, chất thải ra sông Hồng như thế đã vi phạm những quy định nào? Và việc này sẽ bị xử lý thế nào?

Dựa vào những quy định pháp luật, xin luật sư đóng góp ý kiến để ngăn ngừa vụ việc này, cơ quan chức năng cần làm gì, xử lý thế nào nhất là khi sự việc này có dấu hiệu được bảo kê?

Xin cảm ơn luật sư.

 

Luật sư xin trả lời:

Trong thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc.

Vụ việc 1 tập đoàn xe tải có chở bùn thải chứa hóa chất lén lút đổ xuống dòng sông Hồng gây ô nhiễm môi trường trong thời gian qua, gây bức xúc cho nhiều người dân.

Đầu tiên, chúng ta cần làm rõ chất thải hóa chất do một lượng lớn xe tải kia đổ ra sông thuộc loại chất thải Công nghiệp hay thuôc loại như thế nào theo quy định của pháp luật,  sau đó tùy vào mức độ hành vi (có sự lặp đi lặp lại nhiều lần hay không, lượng chất thải là bao nhiêu) để áp dụng các điều khoản quy định và có những chế tài thích hợp nhằm xử lý một cách đúng đắn quyết liệt.

Có thể nói hành vi trên đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về bảo vệ môi trường. Mà cụ thể tại khoản 5 điều 7 Luật bảo vệ Môi trường 2014 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “ Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.”

Xử lý vi phạm hành chính khi có hành vi xử lý rác thải không đúng quy định được quy định tại Điều 23  Nghị định 179/2013/NĐ-CP  của Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 11 năm 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Hành vi lén lút đổ bùn thải chứa hóa chất nguy hại gây ô nhiễm cho sông Hồng vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Theo quy định tại  khoản 7,8,9 10 Điều 23, Nghị định 179/2013/NĐ-CP thì:

“ 7. Hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại không đúng quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải dưới 120 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc dưới 600 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 120 kg đến dưới 500 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 600 kg đến dưới 2.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

c) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300 000.000 đồng, đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 500 kg đến dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 2.000 kg đến dưới 4.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

d) Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 4.000 kg đến dưới 8.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

đ) Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 8.000 kg đến dưới 12.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

e) Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 12.000 kg đến dưới 16.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

g) Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 16.000 kg đến dưới 20.000 kg đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác;

h) Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp chôn lấp, đổ, thải từ 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc từ 20.000 kg trở lên đối với chất thải nguy hại có chứa các thành phần nguy hại khác.

Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại thuộc Danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy ra môi trường không đúng quy định hoặc chôn lấp, đổ, thải chất thải phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường.

Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép quản lý chất thải nguy hại từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 12 tháng đến 24 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này;

đ) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này.

 

Ngoài ra, theo quy định tại điều 183 bộ luật hình sư 1999( sửa đổi bổ sung 2009)

Về hành vi gây ô nhiễm nguồn nước:

Người nào thải vào nguồn nước dầu mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng độc hại và gây dịch bệnh hoặc các yếu tố độc hại khác, đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

+ Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

+ Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 và Khoản 8 Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.”

 

Ý kiến góp ý :

Qua sự kiện Fomusa chắc hẳn mỗi người dân chúng ta đều vô cùng bức xúc trước các hành vi  hủy hoại mỗi trường biển nghiêm trọng của các chủ thể … và các chế tài áp dụng cũng đã phần nào thể hiện tính răn đe, giáo dục cho các cá nhân tổ chức đã và đang có những hành vi như thế. Mặc dù mới chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính.

Tuy nhiên theo tôi, trong trường hợp trên các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cần trừng trị nghiêm khắc hơn nữa  tất cả các đối tượng có liên quan, nhất là nếu có sự bảo kê của 1 ai hay tổ chức quyền lực nào đó thì càng phải làm cho triệt để. Cần thiết phải đưa ra xử lý hình sự, như vậy sẽ tăng thêm tính răn đe giáo hơn cho mọi người.

Chế tài với hành vi gây tai nạn bỏ trốn

Câu hỏi:

Chào luật sư, 20/10 vừa qua tôi có điều khiển xe máy trên đường và gây tai nạn với một người đi đường. Va chạm nhẹ nên người đó chỉ bị ngã ra rồi đứng dậy luôn. Tuy nhiên do quá sợ hãi tôi đã phóng xe vụt đi luôn mà không dừng lại giúp. Vậy xin hỏi luật sư, nếu như hành vi này bị phát hiện tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Truy-cứu-trách-nhiệm-hình-sự-khi-vi-phạm-quy-định-về-điều-khiển-phương-tiện-giao-thông-đường-bộ.

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

  1. Người điều khiển phương tiệnvà những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
  2. a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  3. b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứuhoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất”;

->      Khi gây ra tai nạn thì người gây ra tai nạn và những người có liên quan phải có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường; nếu như người bị tai nạn bị nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng thì phải đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, bạn là người đã gây ra tai nạn mà không cứu giúp mà có hành vi bỏ trốn, đây là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm tại khoản 17 Điều 8 Luật Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm”.

Đối với hành vi gây tai nạn không dừng lại, bỏ trốn mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm, bạn sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 46/2015/NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn”.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn hành lý miễn thuế đối với Việt kiều khi nhập cảnh Việt Nam

Câu  Hỏi:

Tôi là người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Đan Mạch, xin được quý báo giải đáp về tiêu chuẩn hành lý miễn thuế đối với Việt kiều khi nhập cảnh Việt Nam?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi cho chúng tôi, luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại, Khoản 1,  điều 6, nghị định 134 /2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:

a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.

Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật

b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;

c) Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;

d) Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.00000 đồng Việt Nam;

Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.

 

Thủ tục thành lập công ty Cổ phần

Thành phần hồ sơ bao gồm:

Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp

  1. Điều lệ Công ty;
  2. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
  3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

– Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

  1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  2. Cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường (đối với DN xã hội)
  3. Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.), kèm theo  

      –   Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc

   –  Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.

*Số lượng hồ sơ : 01 bộ

*Thời hạn giải quyết : 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ

 

Tranh chấp đầu tư kinh doanh.

Với sức phát triển mạnh của kinh tế, thị trường. Việt Nam đang là một trong những điểm thu hút đầu tư mạnh mẽ trong khu vực. Đi liền với đó là xuất hiện những tranh chấp trong đầu tư kinh doanh. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp thì giải quyết tại đâu? Giải quyết như thế nào cho hợp với quy định pháp luật?

 luat

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Căn cứ tại Điều 14 Luật đầu tư 2014 quy định về giải quyết trong hoạt động đầu tư kinh doanh:

“1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

  1. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
  3. a) Tòa án Việt Nam;
  4. b) Trọng tài Việt Nam;
  5. c) Trọng tài nước ngoài;
  6. d) Trọng tài quốc tế;

đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.

  1. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

Như vậy, khi tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh xảy ra thì các bên ưu tiên giải quyết qua thương lượng, hòa giải. Trong trường hợp không thương lượng hòa giải được thì giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại Khoản 2,3,4 Điều 14.

Trân trọng!

Điều kiện thành lập nhóm trẻ độc lập

Nội dung này được quy định tại Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có hiệu lực từ 21/4/2017; cụ thể như sau:

– Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ em của các gia đình.

– Giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 77 của Luật giáo dục.

– Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên; diện tích phải bảo đảm ít nhất 1,5 m2/trẻ em;

– Những nơi có tổ chức ăn phải có bếp riêng đặt xa nhóm trẻ, an toàn; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Trang thiết bị phải đảm bảo:

+ Có chiếu hoặc thảm cho trẻ ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, khăn và ca, cốc, đủ bô cho trẻ đi vệ sinh và ghế cho giáo viên;

+ Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Đồ chơi, đồ dùng và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi – tập có chủ đích; đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em;

+ Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em.

Mẫu tờ khai đăng ký thuế mới nhất

Dành cơ quan thuế ghi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

Mẫu số:

03-ĐK-TCT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của  Bộ Tài chính)

 

Ngày nhận tờ khai:
 
Nơi nhận:

DÙNG CHO CÁ NHÂN, NHÓM CÁ NHÂN SXKD HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

MÃ SỐ THUẾ

Dành cho cơ quan thuế ghi

 

 

 

 

 

 

1. Tên cơ sở kinh doanh 4. Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh
 

 

4a. Tên chủ CSKD:
4b. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ CSKD
 
2. Địa chỉ kinh doanh
Số nhà, đường phố, thôn, xóm,hoặc hòm thư bưu điện:
2a. Số nhà, đường phố, thôn, xóm:  Phường/xã
2b. Phường/xã: Quận/ Huyện:
2c. Quận/ Huyện: Tỉnh/ Thành phố:
2d. Tỉnh/ Thành phố: 4c. Chỗ ở hiện tại của chủ CSKD
2e. Điện thoại:                             / FAX: Số nhà, đường phố, thôn xóm,hoặc hòm thư bưu điện:
3. Địa chỉ nhận thông báo thuế

3a. Số nhà, đường phố, thôn, xóm hoặc hòm thư bưu điện:

3b. Phường/xã:

3c. Quận/ Huyện:

3d. Tỉnh/ Thành phố:

3e. Điện thoại:                             / Fax:

E-mail:

Phường/xã
 Quận/ Huyện:
Tỉnh/ Thành phố:
4d. Thông tin khác

Điện thoại:                  / Fax:

E-mail:                         / Website :
6. Giấy tờ chứng thực cá nhân
6a. Ngày sinh: ……./……/……….   6b. Quốc tịch:
6c. Số CMND:……………………..Ngày cấp…………………………Nơi cấp…………………………
6d. Số Hộ chiếu………………………. Ngày cấp…………………………Nơi cấp………………………………….
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
5a. Số: …………………         5b. Ngày cấp: …./…./……… 6e. Số Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): Số Giấy tờ chứng thực cá nhân…………………….Ngày cấp………………Nơi cấp…………..

 

5c. Cơ quan cấp:
7. Vốn kinh doanh (đồng)  

 

8. Ngành nghề kinh doanh chính
9. Đăng ký xuất nhập khẩu:
 

Có                                      Không

 

  1. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: …./…./

 

 

11. Các loại thuế phải nộp:

Giá trị gia tăng Tiêu thụ đặc biệt Tài nguyên Thu nhập doanh nghiệp Môn bài Thu nhập cá nhân
Thuế SDĐPNN

 

12. Tỉnh trạng đăng ký thuế:
 

Cấp mới Chuyển địa điểm Tái hoạt động SXKD Khác
  1. Có cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai là đúng

 

HỌ VÀ TÊN NGƯỜI KHAI (CHỮ IN)

 

Chữ ký người kê khai:

 

 

Khu vực dành cho cơ quan thuế ghi:

 

Mục lục ngân sách: Cấp Chương Loại Khoản Mã ngành nghề kinh doanh chính

 

 

 

 

Nơi đăng ký nộp thuế Ngày kiểm tra tờ khai: …../…../……….

 

Phương pháp tính thuế GTGT

Khấu trừ Trực tiếp trên GTGT Trực tiếp trên doanh số Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
Khoán Không phải nộp thuế GTGT

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI

MẪU SỐ 03-ĐK-TCT

1. Tên cơ sở kinh doanh: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đúng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Địa chỉ kinh doanh: Địa chỉ trụ sở của cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng – số điện thoại/số Fax.

3. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu doanh nghiệp có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của trụ sở chính thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ;

4. Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh: Họ và tên cá nhân của chủ cơ sở kinh doanh hoặc tên người đại diện nhóm kinh doanh; Địa chỉ thường trú hoặc tạm trú dài hạn của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng – số điện thoại/số Fax.

5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

6. Giấy tờ chứng thực cá nhân: Số chứng minh nhân dân; số hộ chiếu; giấy tờ chứng thực các nhân khác do cơ quan Cơ quan có thẩm quyền cấp, ngày cấp, nơi cấp (chỉ ghi tỉnh, thành phố cấp) của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số hộ khẩu thường trú và nơi cấp nếu có.

7. Vốn kinh doanh: Ghi theo giấy phép kinh doanh, nếu khác với vốn thực tế đang sử dụng thì ghi theo vốn thực tế.

8. Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh chỉ chọn 1 ngành nghề kinh doanh chính

9. Đăng ký xuất nhập khẩu: Nếu cơ sở kinh doanh có hoạt động xuất nhập khẩu thì đánh dấu “Có” và ngược lai, đánh dấu “Không”

10. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh

11. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những sắc thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp định kỳ.

12. Tình trạng đăng ký thuế:

Nếu cá nhân, hộ kinh doanh lần đầu tiên đăng ký thuế để cấp mã số thuế với cơ quan thuế thì đánh dấu X vào ô “Cấp mới”.

Nếu cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh từ thì đánh dấu vào ô “Chuyển địa điểm” và ghi mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp vào ô “Mã số thuế” của tờ khai.

Nếu cá nhân sau một thời gian nghỉ kinh doanh, hoạt động kinh doanh trở lại thì đánh dấu X vào ô “Tái hoạt động sản xuất kinh doanh” và ghi mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp vào ô “Mã số thuế” của tờ khai.

12. Có cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc: Đánh dấu X vào ô này nếu có các cửa hàng cửa hiệu trực thuộc đồng thời liệt kê các cửa hàng cửa hiệu trực thuộc đó vào  Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc.

 

Điều kiện cấp giấy chứng nhận giáo dục nghề nghiệp sơ cấp

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Nghị định này có hiệu lực vào ngày 14/10/2016

Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau:

– Có cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp, diện tích phòng học bảo đảm bình quân ít nhất là 04 m²/chỗ học;

– Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo từng nghề đăng ký và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH;

– Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và nghiệp vụ sư phạm, có giáo viên cơ hữu cho nghề đào tạo;

– Bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên tối đa là 25 học sinh/giáo viên hoặc 15 học sinh/giáo viên đối với nghề yêu cầu về năng khiếu;

– Đối với cơ sở tư thục hoặc có vốn đầu tư nước ngoài thì còn phải có đủ nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động.

Hủy việc kết hôn do ” bị lừa dối”

Câu hỏi:

Tôi vừa kết hôn chưa được 1 tháng, tôi và vợ của tôi đến với nhau không trên cơ sở tình yêu mà vì cô ấy nói đang mang thai con của tôi nên tôi mới có trách nhiệm và  đồng ý lấy cô ấy. Tuy nhiên vừa rồi vô tình đọc được tin nhán và tôi phát hiện đứa bé là con của người yêu cũ. Bây giờ tôi không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa? Trong trường hợp này tôi có được hủy hôn hay không?

Kính mong nhận được sự tư vấn của Luật sư.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

an-com

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều kiện kết hôn:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

  1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
  2. a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  3. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  4. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  5. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”

Trong đó điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 quy định như sau:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

  1. Cấm các hành vi sau đây:
  2. a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  3. b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  4. c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  5. d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Tại  Điều 2 Thông tư liên tịch số: 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định như sau:

“Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.”

=>     Vậy  trong trường hợp của bạn nếu bạn chứng minh được việc đứa con trong bụng là của người yêu cũ của vợ bạn thì đây được coi là lừa dối kết hôn, do vợ của bạn đã đưa thông tin sai lệch rằng cô ấy đang mang thai đứa con của bạn.

Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Bạn có thể yêu cầu Tòa án hủy hôn do lừa dối theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình:

 

Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

  1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.”

Trân trọng !

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật