Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Những sai phạm của Trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên có dấu hiệu hình sự ???

Chuyện gì đã diễn ra trong hoạt động đào tạo của trường Đại học Chu Văn An? Luật Minh Bạch vừa qua mới nhận được đề nghị phỏng vấn của Chương trình Chuyển động 24h – Kênh tin tức VTV24 để tìm hiểu những câu chuyện bất thường của trường ĐH này.

Trường Đại học Chu Văn An – Hưng Yên trong vụ việc trên

– Thưa ông, vừa qua, nhiều học viên của trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên chia sẻ, họ chỉ học 2 ngày cuối tuần, hệ liên thông, nhưng lại được cấp bằng cử nhân, hình thức đào tạo chính quy. Điều này có đúng theo quy định pháp luật không?

Trả lời

Hiện nay, giáo dục đại học không còn phân biệt bằng cấp giữa các hình thức đào tạo thể hiện qua việc trong bằng đại học sẽ không ghi mục xếp loại. Theo đó, áp dụng bằng đại học dù được đào tạo chính quy hay tại chức đều có giá trị ngang nhau kể từ ngày 01/07/2019.

Quy định này được áp dụng được coi phù hợp với thời buổi hiện nay khi năng lực, kinh nghiệm được chú ý đề cao hơn là bằng cấp. Việc cung cấp chứng chỉ, chứng minh trình độ chuyên môn qua bằng cấp chỉ là điều kiện đủ cho một vị trí làm việc còn điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công việc, phục vụ các hoạt động tiến trình công việc thật tốt chính là kinh nghiệm, kỹ năng.

Hình thức đào tạo có thể là chính quy, không chính quy (gồm vừa học vừa làm, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn).

Việc đào tạo liên thông đại học vẫn có thể được cấp bằng đại học chính quy. Tuy nhiên, theo khoản 1, Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 định nghĩa về đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục thực hiện, thường sẽ được giảng dạy trong giờ hành chính, sáng hoặc chiều, học liên tục giữa các ngày trong tuần. Nếu xét về thời gian học theo quy định trên thì việc học vào 02 ngày cuối tuần hoặc học ngoài giờ hành chính đương nhiên không chính quy.

Tại Điều 2 của Quy chế về ban hành quy chế quản lý văn bằng giáo dục đại học kèm theo Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT quy định rõ về nguyên tắc cấp phát văn bằng, chứng chỉ phải công khai, minh bạch và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cấp phát văn bằng, chứng chỉ.

Vì vậy, việc cấp bằng cử nhân hệ đào tạo chính quy của trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên đối các học viên chỉ học 02 ngày cuối tuần có dấu hiệu của hai sai phạm, thứ nhất, lừa dối học viên và thứ hai là làm sai lệch nội dung của tấm bằng tốt nghiệp. Đây đều là hai hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Việc cấp bằng cử nhân hệ chính quy đối với trường hợp đào tạo liên thông hành vi cấp văn bằng, chứng chỉ có nội dung không đúng quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 15 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Theo tìm hiểu, trường này còn liên kết tuyển sinh, mở lớp đào tạo tại một số trung tâm dạy nghề ở các tỉnh. Việc liên kết này chưa được cơ quan nào cấp phép. Vậy có sai so với quy định pháp luật không?

Trả lời

Về đối tượng tham gia liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo là cơ sở giáo dục đại học sẽ chịu trách nhiệm tổ chức quá trình đào tạo bao gồm: tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả học tập, công nhận kết quả và cấp bằng. Cơ sở giáo dục phối hợp hoặc đặt lớp đào tạo có thể là cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh.

Để thực hiện việc liên kết đào tạo nêu trên thì các cơ sở chủ trì và cơ sở phối hợp đào tạo phải đảm bảo các điều kiện chung, điều kiện riêng nhất định mà khi đảm bảo đủ những điều kiện này thì cơ sở đào tạo mới được cấp có thẩm quyền cho phép liên kết đào tạo. Cụ thể, tại Điều 6 của Thông tư số 07/2017/TT-BGDĐT quy định về điều kiện chung chỉ rõ ngành đào tạo dự kiến liên kết phải phù hợp với nhu cầu nhân lực địa phương và cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn phải không đáp ứng được nhu cầu đào tạo thì cơ sở giáo dục chủ trì mới được phép liên kết với các cơ sở phối hợp.

Về điều kiện riêng đối với cơ sở giáo dục chủ trì đào tạo phải: có văn bản đề nghị thực hiện liên kết đào tạo của cấp có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan cấp có thẩm quyền thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng); đã có quyết định cho phép mở ngành đạo tạo hệ chính quy trình độ đại học và đã tuyền sinh tối thiểu 02 khóa đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo; đã công bố công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm sau 12 tháng đối với ngành dự kiến liên kết đào tạo của khóa tốt nghiệp gần nhất; đã thực hiện thẩm định điều kiện đảo bảo chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục phối hợp và các điều kiện khác về chất lượng đội ngũ giảng viên, nội dung, khối lượng, chương trình đào tạo, chỉ tiêu,…

Trở lại vụ việc, nếu thực hiện đúng quy định nêu trên thì trường Đại học Chu Văn An Hưng Yên hoàn toàn có thể liên kết với trường đào tạo dạy nghề nếu đáp ứng đủ điều kiện nêu trên và phải có trách nhiệm đảm bảo lập hồ sơ đăng ký thực hiện và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo. Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép thực hiện liên kết đào tạo là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an.

Có thể thấy được điều kiện, trình tự thủ tục để được phép thực hiện liên kết đào tạo là rất phức tạp, hồ sơ đăng ký phải đầy đủ, chi tiết và phải xin ý kiến của rất nhiều cơ quan ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Quy trình như vậy để đảm bảo chất lượng dạy và học tốt nhất.

Như vậy, việc tiến hành liên kết đào tạo bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì mới được tiến hành đào tạo. Việc tiến hành liên kết đào tạo mà không có sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền là hành vi vi phạm quy định về đào tạo liên thông, liên kết khi chưa có văn bản cho phép thực hiện liên kết đào tạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 12 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Mặc dù hiện nay trường ĐH này chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên thông báo tuyển sinh thì lại thông báo tuyển sinh văn bằng 2. Việc này có đúng quy định không?

Trả lời

Để có thể ra thông báo tuyền sinh văn bằng hai thì cơ sở giáo dục cũng phải được phép của cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, tại Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại học thứ hai thì việc đào tạo văn bằng hai chỉ được thực hiện ở những cơ sở đào tạo được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo điều kiện về ngành được phép đào tạo hệ chính quy sau khi có ít nhất hai khóa chính quy của ngành đó tốt nghiệp.

Những cơ sở muốn tiến hành tuyển sinh văn bằng hai phải có văn bản đề nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đó nêu rõ số lượng đào tạo cho từng ngành, quy mô, điều kiện bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy và học tập. Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiến hành xét duyệt, nếu trường nào đủ điều kiện theo quy định nêu trên thì sẽ tiến hành giao chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo nhất định.

Như vậy, việc chưa được cấp phép đào tạo văn bằng hai của cơ quan có thẩm quyền mà cở sở giáo dục vẫn triển khai tuyển sinh đào tạo văn bằng hai là hành vi vi phạm quy định về tổ chức tuyền sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép được quy định tại khoản 6, Điều 8 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

– Có quy định nào về việc đào tạo chính quy không tập trung không?

Giáo dục chính quy hay không chính quy là vấn đề về khái niệm và giải thích từ ngữ.

Tại khoản 1 Điều 4 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định “Giáo dục chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian tại cơ sở giáo dục đại học để thực hiện chương trình đào tạo theo một trình độ của giáo dục đại học”.

Theo khoản 5, Điều 3 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định “Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học…”

Theo khoản 3 Điều 1 Quyết định số 22/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định rõ: “Hệ không chính quy: Học theo hình thức vừa làm vừa học (học tập trung không liên tục – hệ tại chức cũ), học từ xa, tự học có hướng dẫn.

Hệ chính quy: Học tập trung liên tục tại trường”.

Như vậy, hệ giáo dục chính quy phải đảm bảo hai yếu tố đó là học tập trung và thời gian học là toàn thời gian, liên tục tại cơ sở giảng dạy và không có quy định về đào tạo chính quy không tập trung.

– 7 năm nay, trường này không có Hiệu trưởng. Việc ký trên bằng cấp cử nhân của trường được Phó Hiệu trưởng ký. Vậy, điều này có phù hợp quy định hay không? Tấm bằng có giá trị hay không?

Trả lời

Thứ nhất, về việc Phó Hiệu trưởng ký bằng tốt nghiệp.

Căn cứ khoản 2 Điều 43 Luật Giáo dục 2005 hiện hành quy định về bằng tốt nghiệp đại học như sau:

Điều 43. Văn bằng giáo dục đại học

  1. Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học.

Điềm c, khoản 1 Điều 13 Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giáo dục cũng quy định rõ: “Bằng tốt nghiệp đại học do Hiệu trưởng nhà trường cấp”.

Thẩm quyền để ký quyết định cấp bằng cử nhân tốt nghiệp đại học đương nhiên là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng không có thẩm quyền ký. Tuy nhiên để biết được Phó Hiệu trưởng có thẩm quyền ký quyết định cấp thì cần phải xem xét, căn cứ theo nội dung của Quyết định giao việc cho Phó hiệu trưởng: có việc bàn giao, ủy quyền quyền ký tên trên bằng tốt nghiệp hay không (giao toàn quyền quản lý trường hay chỉ giao một số quyền).

Căn cứ khoản 2 Điều 20 Thông tư số 21/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế quản lý văn bằng giáo dục đại học quy định về ký, đóng dấu văn bằng, chứng chỉ thì đối với “Trường hợp người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ chưa được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận thì cấp phó được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao phụ trách cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ là người ký văn bằng, chứng chỉ.”

Khi đó, cấp phó ký thay người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ; chức vụ ghi trên văn bằng, chứng chỉ là chức vụ lãnh đạo chính thức trong cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ (phó hiệu trưởng, phó viện trưởng, phó giám đốc).

Ngoài ra, bản sao của quyết định giao phụ trách cơ quan của cấp phó ký văn bằng, chứng chỉ phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.

Như vậy, nếu trong quyết định giao việc này có giao quyền ký tên trên bằng tốt nghiệp thì Phó Hiệu trưởng vẫn có quyền ký thay Hiệu trường.

Thứ hai, quan điểm về việc hơn 07 năm mà trường Đại học này không có Hiệu trưởng là cũng không đúng theo quy định của pháp luật. Bởi theo Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định Hiệu trưởng là một chức danh phải có trong cơ cấu tổ chức của trường đại học và có chức năng, nhiệm vụ đại diện cho trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động trực tiếp và nhiều trách nhiệm quan trọng khác. Vì vậy, một trường đại học mà không có hiệu trưởng là một thiếu sót rất lớn và trách nhiệm chính đối với việc này là Hội đồng quản trị của trường đã không tiến hành bầu cử, bổ nhiệm để chọn ra Hiệu trưởng cho trường. Hội đồng quản trị vi phạm quy định pháp luật như vậy nhưng lại không có một cơ chế cụ thể nào để quy định trách nhiệm bắt buộc của họ.

– Sai phạm này diễn ra nhiều năm. Trách nhiệm của các cơ quan thanh tra trên địa bàn và cơ quan thanh tra của Bộ Giáo dục?

Thanh tra giáo dục là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thanh tra trong phạm vi phảm lý nhà nước về giáo dục nhằm bảo đảm việc thi hành pháp luật, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục.

Trong lĩnh vực giáo dục thì các cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các cấp bao gồm: Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh. Cư sở giáo dục đại học cũng có trách nhiệm tự thanh tra và kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Theo đó, khi có thông tin về những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu sai phạm thì các cơ quan này phải có trách nhiệm tiến hành khảo sát, nắm bắt tình hình để có quyết định thanh tra hoặc kiến nghị thanh tra tới cấp có thẩm quyền nhanh chóng theo nguyên tắc thanh tra được quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2013/NĐ-CP là đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ và kịp thời, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.

Để sai phạm này diễn ra trong nhiều năm thì cơ quan thanh tra trên địa bàn và cả cơ quan thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải chịu trách nhiệm do không quyết dứt điểm, thỏa đáng và đúng quy định của pháp luật.

Tại điều 42 của Luật Thanh tra 2010 quy định nếu trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra mà không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra; hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý; hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Hướng xử lý vụ việc này là như thế nào?

Việc tiến hành thanh tra, xử lý giải quyết đối với những trường đại học trên địa bàn thì thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên trong thời gian dài cơ quan này lại không thể hiện được vai trò của mình, để vụ việc kéo dài, gây hoang mang trong dư luận và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người học. Vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thiết phải nhanh chóng vào cuộc để tiến hành thanh tra toàn diện, qua đó có hướng xử lý, giải quyết phù hợp.

Thứ nhất, đối với trách nhiệm của tổ chức.

Những hành vi vi phạm quy định trong tổ chức hoạt động như liên kết đào tạo, tiến hành tuyển sinh văn bằng hai không được cấp phép, vi phạm quy định về việc cố ý làm sai lệch nội dung bằng tốt nghiệp (học liên thông lại cấp bằng chính quy) thì cần thiết phải xử phạt vi phạm hành chính đối với mức xử phạt tương ứng của từng hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung, khắc phục hậu quả như thu hồi văn bằng, chứng chỉ đã cấp sai, thu hồi lợi bất chính và buộc trả lại học phí đã thu cho người học để đảm bảo lợi ích của họ.

Ngoài ra, buộc trường phải thực hiện đúng quy định về việc bầu cử, bổ nhiệm Hiệu trưởng, thực hiện quy định về tổ chức đại hội đồng cổ đông, bầu ra Hội đồng quản trị khóa mới và tổ chức bộ máy theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, đối với trách nhiệm của cá nhân có liên quan khi để xảy ra những sai phạm nêu trên có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự đối với tội giả mạo trong công tác được quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó, khung hình phạt đối với tội danh này là từ 01 năm đến 20 năm tù. Ngoài ra, những cá nhân phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

5.0 sao của 1 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…).

Thành phần hồ sơ:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài; Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức
  • – Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;– Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
  • – Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

Thủ tục khai báo điện tử đối với tàu bay xuất cảnh

Ngày 26/9/2017, Thủ tướng ban hành Quyết định 43/2017/QĐ-TTg về trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

– Bản khai hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không và vận đơn chủ (nếu có vận chuyển hàng hóa xuất khẩu);

– Danh sách hành khách (nếu có vận chuyển hành khách);
 
– Danh sách tổ bay;

– Bản lược khai hành lý ký gửi của hành khách (nếu hành khách có ký gửi hành lý);

– Thông tin về chuyến bay (đường bay, số liệu chuyến bay, tên hãng hàng không, cửa khẩu, số lượng hành khách, tổ bay và thời gian xuất cảnh);

– Thông tin về đặt chỗ của hành khách (thông tin PNR).

Ngoài ra, người làm thủ tục còn phải nộp các chứng từ bản giấy (bản chính) sau cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không:

a) Tờ khai chung hàng không (bao gồm khai báo y tế) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;

b) Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;

c) Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.

Người làm thủ tục phải xuất trình các chứng từ bản giấy (bản chính) sau cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không:

d) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực của hành khách; Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực của tổ bay xuất trình cho Công an cửa khẩu;

đ) Phiếu tiêm chủng quốc tế của tổ bay, hành khách (trong trường hợp xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm) xuất trình cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.

Điều kiện người thất nghiệp được hưởng hỗ trợ học nghề

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 55 Luật Việc làm thì người lao động theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ điều kiện sau:

– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp sau đây: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 9 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là đề nghị hỗ trợ học nghề.

Khoản 1, Điều 11 và Khoản 1, 2, 3 Điều 12 Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXHngày 31/7/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề thì phải nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề của người lao động để xác định cụ thể nghề, thời gian học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề để trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.

Sau thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư này.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động.

Người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hỗ trợ học nghề trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hỗ trợ học nghề nếu thuộc một trong các trường hợp sau: ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.

Như vậy, nếu người lao động đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ học nghề thì được hưởng hỗ trợ học nghề và quy trình hỗ trợ học nghề được thực hiện theo các quy định nêu trên.

Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ

Với lao động nữ, các quy định hưởng trợ cấp thai sản là hết sức quan trọng vì tuyệt đại đa số mọi người đều có 1 – 2 lần nghỉ thai sản trong quá trình lao động. Mặt khác, chế độ thai sản là 1 quyền lợi lớn đối với người lao động tham gia BHXH, hỗ trợ chi phí rất nhiều cho lao động nữ trong thai kỳ và nuôi con nhỏ.

Pregnant woman holding her stomach outdoors --- Image by © Heide Benser/Corbis

Theo khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì: “Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 34 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:

– Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

– Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc”.

Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có thể nộp ngay cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động.

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

1.Hồ sơ:

(1) Giấy tờ phải xuất trình

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa được xây dựng xong và thực hiện thống nhất trên toàn quốc (giai đoạn chuyển tiếp).

(2) Giấy tờ phải nộp

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn;

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận các bên kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó.

Giá trị sử dụng của giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài được xác định theo thời hạn ghi trên giấy tờ đó. Trường hợp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế có giá trị trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cấp.

– Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp bản sao hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc xuất trình bản chính hộ chiếu/giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu trong trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ.

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam cư trú trong nước (trong giai đoạn chuyển tiếp).

* Ngoài giấy tờ nêu trên, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ tương ứng sau đây:

– Công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật (Trích lục ghi chú ly hôn);

– Công dân Việt Nam là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó;

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp.

2.Trình tự thực hiện

Cá nhân tự chuẩn bị các giấy tờ trong thành phần hồ sơ hoặc đến Trung tâm hành chính công cấp huyện/ Bộ phận một cửa để được hướng dẫn theo quy định;

– Nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp huyện/ Bộ phận một cửa;

– Công chức tiếp nhận hồ sơ:

+ Hướng dẫn người dân chuẩn bị hồ sơ;

+ Cung cấp mẫu tờ khai theo quy định và hướng dẫn  người dân khai;

+ Kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ hợp lệ. Sau đó viết phiếu hẹn trả kết quả.

– Trả kết quả cho cá nhân theo thời gian quy định.

* Lưu ý:

+ Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao có chứng thực giấy tờ đó.

+ Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trình, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình hoặc ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.

+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

+ Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.

3.Thời hạn giải quyết : 15 ngày làm việc

Vứt bỏ con mới đẻ có bị xử lý hình sự?

Câu hỏi:

Con gái tôi chưa kết hôn nhưng đã có thai và sinh con, do còn đang là sinh viên không có đủ khả năng nuôi con cùng với việc lo sợ dư luận xã hội nên đã đem đứa trẻ để trước cổng đình làng vào lúc trời rạng sáng mong có người nhìn thấy em bé thương tình mang về nhà nuôi, nhưng do trời quá lạnh nên đứa trẻ bị chết. Tôi xin hỏi trong trường hợp này con gái tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự không ? Nếu phải chịu trách nhiệm hình sự thì có bị tù giam không ?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư xin tư vấn cho bạn như sau:

Bộ luật Hình sự 1999 có qui định tại Điều 94 về tội giết con mới đẻ như sau: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.” Con mới đẻ Theo Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao thì con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong bảy ngày trở lại. Nghĩa là, qua ngày thứ tám thì hành vi mẹ giết con sẽ cấu thành tội giết người theo khoản 1 điều 93 Bộ luật Hình sự.

Hành vi giết con mới đẻ là hành động giết con mới đẻ bằng cách tác động trực tiếp đến thân thể nhằm mục đích tước bỏ sự sống của con mình, các hành vi ở dạng này được phản ánh rất đa dạng như hành động bóp cổ, thắt cổ, đâm, chém, chôn sống, cho uống thuốc độc…

Tuy nhiên, trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với một hành vi khi hành vi đó thỏa mãn với một cấu thành tội phạm nhất định. Một người chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của người đó thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể được Bộ luật Hình sự quy định.

Mặt khác, về nguyên nhân thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, lý do người mẹ thực hiện hành vi giết con mình là vì chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như tin vào bói toán, thần thánh hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt như sinh ra đứa con nhưng bị dị tật bẩm sinh, bị bệnh nan y mà việc việc chữa trị rất khó khăn, tốn kém…

Theo qui định trên thì con gái bạn đã có hành vi vứt bỏ đưa trẻ dưới trời lạnh, làm cho đưa trẻ bị chết. Hành vi đó đã cấu thành tội Giết con mới đẻ và người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khi xét xử, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, xem xét, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt với con bạn.

Mức hình phạt sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ khai báo của người phạm tội, sự ăn năn hối cải cũng như các yếu tố nói trên

 

 

Thủ tục chứng thực di chúc

Câu hỏi :

Ba tôi có 1 mảnh đất, ba có viết di chúc để lại mảnh đất đó cho tôi, tôi muốn hỏi thủ tục chứng thực di chúc này như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi cây hỏi về cho chúng tôi. Luật sư sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Trình tự thực hiện

+ Bạn  nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

+ Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

+ Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.

+ Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

+ Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có  từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

+ Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

Thẩm quyền giải quyết : UBND cấp xã 

Hồ sơ :

+ Dự thảo di chúc;

+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Thời hạn giải quyết :

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

 

 

Chia di sản nhà đất theo di chúc

Câu hỏi:

Gia đình tôi có 5 người, hai anh em đã có gia đình và sống chung với bố mẹ còn em gái đi lấy chồng rồi. Bố tôi bị bệnh đã qua đời và để lại di chúc là sau khi mất sẽ bán căn nhà và đất chia đều cho 4 người. Nhưng tôi đề nghị mẹ tôi bán đi để chia thì mẹ không đồng ý vì mẹ bảo là vợ nên được hưởng một nửa di sản. Còn của bố có một nửa thôi nên chia cho 4 người phần đó của bố. Giấy tờ nhà đất bố tôi đứng tên. Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp này xứ lý như thế nào và tôi có thể kiện ra tòa án không?

Luật sư trả lời tư vấn :

Vì bạn không nói rõ nguồn gốc của nhà và thửa đất nhà bạn đang ở nên công ty chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

 Thứ nhất: Nếu thửa đất là đất của hộ gia đình và bố bạn là chủ hộ thì đây là tài sản chung của gia đình bạn (tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu). Khi đó, bố bạn chỉ có một phần tài sản trong khối tài sản chung đó và chỉ được định đoạt một phần tài sản của mình. Một phần tài sản đó sẽ được chia đều cho 3 người theo di chúc của bố bạn.

Thứ hai: Trường hợp thửa đất này đứng tên bố bạn nhưng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ bạn do hai vợ chồng tạo dựng lên thì đó được coi là tài sản chung của vợ chồng. Khi bố bạn mất đi thì khối tài sản chung được chia làm 2 phần. 1/2 khối tài sản chung là tài sản riêng của mẹ bạn, 1/2 còn lại là di sản thừa kế do bố bạn để lại và sẽ được chia theo di chúc của bố bạn.

Thứ ba: Trường hợp thửa đất mang tên bố bạn, là tài sản riêng của bố bạn (hình thành trước thời kỳ hôn nhân hoặc được tặng cho, thừa kế riêng) thì đây hoàn toàn là di sản thửa kế do bố bạn để lại và được chia đều cho 3 người (theo di chúc).

Hiện nay bố bạn đã mất, di chúc đã có hiệu lực, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu chia di sản thừa kế.

Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền khác đối với tài sản

Điều 159. Quyền khác đối với tài sản
1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
b) Quyền hưởng dụng;
c) Quyền bề mặt.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên

Xin Chào Luật sư

Hiện nay, các sếp tôi và 2 người nữa là các nhà đầu tư Hàn Quốc đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, vốn đầu tư khoảng 11 tỷ đồng, địa điểm dự kiến tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Để thành lập được công ty các nhà đầu tư nần làm những thủ tục nào? thời gian mất bao lâu?

xin trân thành cảm ơn.

 

Muốn tăng lương phải tinh giảm biên chế

Trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các báo cáo kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ bố trí nguồn để tăng lương cơ sở 7% trong năm 2017.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh tiền lương phải đi đôi với tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc và cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ, xác định rõ nguồn thực hiện điều chỉnh lương và tính khả thi khi yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tự sắp xếp, tiết kiệm trong dự toán được giao để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương.

Câu chuyện “Tiền đâu” để tăng lương lại một lần nữa được đặt lên bàn nghị sự. Chính phủ có thể cân đối nguồn để tăng lương nhưng đi kèm với nó là một điều kiện mà chúng ta thực hiện dai dẳng lâu nay vẫn chưa hiệu quả – tinh giản biên chế.

Biên chế bao nhiêu là đủ khi mà bộ máy hành chính luôn bị kêu ca là cồng kềnh, kém hiệu quả. Vì lực lượng công chức viên chức quá đông, quá hùng hậu nên mỗi lần tăng lương là cả một cuộc “cân não” của Chính phủ. Nói tăng lương không phải chỉ đơn giản là một lần mà còn phải cân đối nguồn cho hàng loạt năm tiếp theo, cho hàng loạt chính sách “ăn theo” lương. Tăng năm nay rồi sang năm sẽ như thế nào?

Bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả nhưng lại vô cùng khó tinh giản. Lý do là để vào được cơ quan Nhà nước thường do các mối quan hệ ràng buộc, là con cháu, họ hàng của anh A, chị B, chú X… Nhiều người trong số này không làm được việc, chuyên môn yếu kém. Vì các mối quan hệ ràng buộc, chằng chéo, nếu đưa những người làm việc kém hiệu quả ra khỏi guồng máy thì khác nào “tự cắt vào tay mình”?

Theo Bộ Nội vụ, đến nay 22 Bộ và 63 tỉnh thành phố đã xác định vị trí việc làm. Nhưng cái khó là vẫn chưa có báo cáo thống kê về con số 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. 30% này là lực cản vô cùng lớn trong hệ thống, nếu không gọi được đích danh những người “ngồi mát ăn bát vàng” thì muôn đời không xóa được tình trạng cào bằng trong cách tính lương. Chứ như lâu nay, chúng ta ở mãi trong vòng luẩn quẩn, không giải quyết vấn đề được “đến đầu đến đũa”

Các chuyên gia về tiền lương đã nghĩ ra những phương án khoa học để trả lương xứng đáng cho người cống hiến thật sự. Nhưng hầu như các phương án này sau đó đều phải “cắt gọt” cho phù hợp với tình hình thực tế. Để giải quyết tốt chính sách tiền lương thì phải giải quyết các vấn đề vượt tầm của hệ thống tiền lương, thậm chí nằm ngoài hệ thống tiền lương nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cải cách hệ thống tiền lương, trong đó tinh giản biên chế là yêu cầu số 1.

Hy vọng, sau khi đã xác định rõ vị trí việc làm, cộng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử… thì bộ máy sẽ bớt cồng kềnh, hiệu quả công việc sẽ tăng lên. Và đặc biệt, những người làm việc thực sự sẽ được trả lương xứng đáng với công sức, trí tuệ họ đã bỏ ra.Việc triển khai quyết liệt, rốt ráo, minh bạch Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế sẽ không có chỗ cho người lười biếng

Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã

Cơ quan thực hiện : Phòng tài chính – Kế hoạch UBND quận/huyện 

Yêu cầu : 

– Ngành, nghề, nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải phù hợp với hoạt động của hợp tác xã;

– Chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

Trình tự thực hiện : 

– Bước 1: Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã gửi tới Ủy ban nhân dân Quận, Huyện nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

Thời gian tiếp nhận và trả kết quả: Từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ)

Bước 2: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện kiểm tra hồ sơ

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, cấp Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: hướng dẫn, giải thích để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

– Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Quận, Huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, đồng thời cập nhật vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

– Bước 4: Người đại diện hợp pháp hoặc người được ủy quyền căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả giải quyết tại Ủy ban nhân dân Quận, Huyện.

Lưu ý:

– Trường hợp hợp tác xã lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại huyện khác với nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã.

– Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở nước ngoài thì hợp tác xã phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước đó.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy chứng nhận mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã phải:

+ Thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã;

+ Kèm theo thông báo là bản sao giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Thành phần hồ sơ : 

+ Thông báo về việc đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (theo mẫu);

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

+ Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã;

+ Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề;

+ Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đến làm thủ tục.

 Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập hợp tác xã, hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.

Thời gian thực hiện : 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật