Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Sa thải người lao động trái luật có thể bị phạt tù đến 3 năm

Câu hỏi:

Tôi bị công ty sa thải vì lý do nghi tôi trộm cắp sản phẩm của công ty. Trong khi tôi đã nhiều lần khẳng định là tôi không hề có trộm cắp và công ty cũng không có bằng chứng gì mà chỉ nghi ngờ thôi. Vậy công ty ra quyết định sa thải và cũng không hề tổ chức cuộc họp gì cả thì có đúng luật không?”

Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng công ty Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư của chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động được quy định tại Điều 123 Bộ luật Lao động năm 2012 và được hướng dẫn tại Điều 30 Nghị định 05 năm 2015 của Chính phủ.

Theo đó, người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở; hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở đối với nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp. Thông báo này cũng phải được gửi cho người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi.

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự như trên. Trường hợp người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần trên không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động.

Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động và người lao động có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Như vậy, qua trình bày của bạn thì rõ ràng Công ty ra quyết định sa thải mà không tiến hành cuộc họp cũng như không chứng minh được lỗi của người lao động là trái luật.

Theo Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định, trường hợp sa thải lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định ở trên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo luật.

Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định ở trên, hai bên có thể thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 Mặt khác theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 1999 có quy định về Tội buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật.

Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà buộc người lao động, cán bộ, công chức thôi việc trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

Tuy nhiên, trên thực tiễn tôi chưa biết có trường hợp nào bị xử lý về tội danh này. Vì quy định trên không thật sự rõ ràng, rất khó xác định như thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng.

Còn quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực tới đây thì rõ ràng, chi tiết hơn.

Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sa thải lao động trái luật; ra quyết định thôi việc trái pháp luật; cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc… mà làm cho người bị thôi việc, người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Hành vi này sẽ bị xử phạt nặng hơn, cụ thể là bị phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng; hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đối với 2 người trở lên.

– Đối với phụ nữ mà biết là có thai.

– Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Làm người bị buộc thôi việc, người bị sa thải tự sát.

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước

Cơ quan thực hiện : Sở y tế nơi đặt nhà máy sản xuất

(theo quy định tại thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm do bộ y tế ban hành)

Hồ sơ bao gồm:

  1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);
  3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợpcông bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:
  5. a) CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.
  6. b) CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Lưu ý : Mỗi sản phẩm mỹ phẩm được công bố trong một Phiếu công bố.   

 

Căn cứ ly hôn, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014

*        Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

*        Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

*        Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 nop-don-ly-hon-o-dau

Ảnh minh họa

Căn cứ ly hôn

Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định căn cứ ly hôn theo 2 trường hợp.

Thứ nhất, thuận tình ly hôn, theo quy định Điều 55 Luật hôn nhân gia đình.

Theo đó, trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thứ hai, Ly hôn theo yêu cầu một bên, quy định Điều 56 Luật hôn nhân gia đình.

*        Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

*        Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

*        Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

 

 

Quá trình phát triển của ASEAN và các văn kiện chính của ASEAN

Một cột mốc rõ rệt được đánh dấu trong lịch sử Đông Nam Á là  sự kiện thành lập Hiệp hội   các quốc gia Đông Nam Á: ngày8-8-1967 tại Bangkok (thủ đô Thái Lan), tuyên bố Bangkok được ký kết,  tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của ASEAN. ASEAN bao gồm 10 nước trong vùng Đông Nam Á là  Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và  Myanmar. ASEAN hiện nay có dân số hơn 500 triệu người, GDP khoảng gần 600 tỷ USD/năm. Đây cũng là nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và là nơi  thu hút nhiều nguồn vốn FDI.

  Chương trình hành động của ASEAN gồm có các chương trình lớn về hợp tác kinh  tế, tự do hoá thương mại, dịch vụ và đầu tư trong khu vực đang được thực hiện như xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN(ASEAN Free Trade Area- AFTA), khu vực đầu tư AIA, chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN- AICO, hợp tác hải quan ASEAN. Các nước trong khu vực cùng nhau đẩy nhanh hơn tốc độ  thực hiện khu vực mậu dịch tự do  AFTA để thúc đẩy thương mại trong nội bộ khu vực, tăng tính cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài. Với ASEAN 6 (Indonesia, Malaysia, Philippin, Singapore, Thái Lan và Brunei) mức giảm thuế nhập khẩu CEPT  từ 0-5%  đạt được vào năm 2002, với Việt Nam vào năm 2006 , còn Lào và Myanmar vào năm 2008. Mức 0% với ASEAN 6 vào năm 2010  con với các thành viên  mới là  2015.

Các văn kiện chính của ASEAN:

  • Tuyên bố của chủ tịch hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 “ hướng tới cộng đồng ASEAN : Từ tầm nhìn tới thành công
  • Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về phục hồi và phát triển bền vững
  • Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Hiến chương ASEAN
  • Tầm nhìn ASEAN
Điều 114 Bộ luật dân sự 2015

Điều 114. Vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Những điều kiện để mở một doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam

Kinh doanh lữ hành là một trong những loại hình kinh doanh du lịch đang phổ biến ở nước ta hiện nay. Đây là một trong những ngành nghề kinh doanh du lịch quy định tại Điều 38 Luật Du Lịch 2005:

Kinh doanh du lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau đây:

  1. Kinh doanh lữ hành;
  2. Kinh doanh lưu trú du lịch;
  3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
  4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch;
  5. Kinh doanh dịch vụ du lịch khác.” 

thu-tuc-thay-doi-giam-doc-cong-ty-tnhh

Điều kiện để mở một doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam

– Các cá nhân, tổ chức được quyền thành lập công ty du lịch trừ trường hợp vi phạm điều cấm theo Luật doanh nghiệp 2014.

– Người điều hành du lịch phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm (hoạt động lữ hành nội địa) và 4 năm kinh nghiệm (hoạt động lữ hành quốc tế) khi xin giấy phép hoạt động lữ hành.

– Có ít nhất 3 Hướng dẫn viên du lịch quốc tế làm việc.

– Cơ sở vật chất đảm bảo cho văn phòng hoạt động.

– Có tiền ký quỹ tại Ngân hàng. (Nghị định số 180/2013) –Đối với kinh doanh lữ hành  quốc tế.

Với mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:

+.250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;

+.500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

– Có hồ sơ thành lập công ty đầy đủ theo quy định tại Nghị định 78 về đăng ký doanh nghiệp

Hướng dẫn xác minh điều kiện thi hành án

Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án (THA) dân sự có hiệu lực từ ngày 30/9/2016.

Theo đó, căn cứ xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản sẽ thông qua:

– Hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản; hoặc

– Chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng; hoặc

– Người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán tài sản.

Ngoài ra, với trường hợp đình chỉ THA do người được THA chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được THA.

Tư vấn về chế độ thai sản.

Câu hỏi:

Anh Phạm Hồng Hà ở quận Hà Đông, thành phố Hà Nội có câu hỏi như sau: Vợ tôi vừa sinh con. Vợ chồng tôi cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì tôi có được nhận chế độ bảo hiểm không?

Cám ơn Luật sư!

BHXH_2

 Ảnh minh họa  (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Minh Bạch!

Trường hợp của anh, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc như sau:

Nếu vợ anh đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì khi vợ anh sinh con, anh được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 05 ngày làm việc; 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi; trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Trường hợp vợ anh không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì bạn được nhận trợ cấp 01 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con (nếu bạn đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con).

Trân trọng!

Hành vi “xâm phạm đê điều” qua góc nhìn pháp lý. Có truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Vụ việc

Nhiều km đê sông Thái Bình của tỉnh Hải Dương bị xâm phạm bởi hoạt động khai thác đất bãi trái phép gây ra hiện tượng sụt lún, sạt lở thậm chí mất nhiều tuyến đê. Nhiều diện tích đê sông gần như mất trắng khó có khả năng phục hồi.

Từ ngày 01/01/2007 Luật đê điều 2006 của nước ta đã có hiệu lực thi hành, vậy quy định cụ thể về trách nhiệm đối với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ đê điều là thế nào? Chế tài đối với hành động xâm phạm đê điều được pháp luật quy định ra sao?

de-dieu

Ảnh minh họa

Luật sư Trần Tuấn Anh (giám đốc công ty Luật Minh Bạch) trả lời:

Luật đê điều đã có từ năm 2006 và có hiệu lực từ đầu năm 2007, trong Luật này cũng đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm bảo vệ đê điều, không những là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền địa phương mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân. Nói như vậy để chúng ta có thể thấy được Đảng và Nhà nước ta ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ đê điều trong hoạt động điều hành kinh tế, xã hội của đất nước. Bởi khi gặp sự cố về đê điều thì thường gây ra hậu quả rất lớn đối với đời sống kinh tế, xã hội nói chung và tính mạng, sức khỏe, tài sản của từng công dân.

Chính vì vậy, Luật Đê điều năm 2006 ngoài việc giao trách nhiệm thống nhất về quy hoạch, quản lý đê điều cho Chính phủ, mà cơ quan tham mưu trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thì cũng đã thành lập một bộ phận chuyên trách để quản lý đê điều tại từng địa phương. Cụ thể trách nhiệm này được giao cho “Hạt quản lý đê”,  là đơn vị của Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh; có trụ sở làm việc, có con dấu và tài khoản riêng.

Hạt quản lý đê có thể có chức năng quản lý đê điều trong phạm vi một huyện hoặc liên huyện.

Lực lượng này có chức năng trực tiếp quản lý và bảo vệ đê điều, từ đê cấp III đến đê cấp đặc biệt.

Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ việc tổ chức quản lý do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Như vậy, chức năng chính về quản lý đê điều tại địa phương là thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Ngoài lực lượng chuyên nghiệp trong quản lý đê nêu trên thì pháp luật về đê điều còn quy định chi tiết về “Lực lượng quản lý đê nhân dân”. Lực lượng này  do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường ven đê và do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.

Lực lượng này có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều; được hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về đê điều, được hưởng thù lao.

Đối với xử vi phạm về đê điều, Luật Đê điều và Nghị định số: 113/2007/NĐ-CP quy định cụ thể: “Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Cụ thể:

Đối với chế tài hành chính, thì mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ đê điều là 100.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và mức phạt tối đa sẽ là 200.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm (NĐ số: 139/2013/NĐ-CP)

Trong trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm về chính sách đê điều gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tại Bộ luật Hình sự hiện hành chưa có điều luật nào quy định riêng biệt, cụ thể về Tội xâm phạm hoạt động đê điều. Đây chính là nguyên nhân tại sao chưa có hành vi xâm phạm đê điều nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi nếu muốn xử lý thì lại phải áp dụng điều luật liên quan đến hủy hoại tài sản của Nhà nước.

Tuy nhiên, đến Bộ luật Hình sự năm 2015 thì đã bổ sung hành vi xâm phạm đê điều thành một tội phạm riêng biệt tại Điều 238 BLHS với mức hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù. Tôi cho rằng, điều này là cần thiết và thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với hành vi xâm phạm hoạt động đê điều hiện nay.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật