Bình luận khoa học về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bán, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi đối với pháp nhân thương mại
Quy định pháp luật
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bán, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 195 BLHS năm 2015, cụ thể:
“Điều 195. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi
1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Dấu hiệu pháp lý của tội phạm
1. Khách thể của tội phạm
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng xâm phạm đến quan hệ về quản lí thị trường trong lĩnh vực quản lí phân bón, thuốc thú y,… và xâm phạm đến lợi ích người tiêu dùng.
Đối tượng hàng hóa nêu trong Điều 195 BLHS năm 2015 là các loại hàng giả là thức ăn dùng cho chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm,… hay các loại giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật đang được phép sử dụng ở Việt Nam.
2. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng cũng được hiểu giống như hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đã trình bày tại Điều 192, 193, 194 BLHS năm 2015. Ví dụ, một người chỉ cần tham gia vào một công đoạn của dây chuyền trong xưởng sản xuất phân bón giả hay thuốc bảo vệ thực vật giả hoặc chỉ có hành vi đóng bao giống cây trồng, in nhãn hiệu mà biết rõ là giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.
Hành vi sản xuất và buôn bán các loại hàng giả nêu trên bị coi là tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 195 BLHS năm 2015.
Giống như quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả tại Điều 192 BLHS năm 2015 nói chung khi so sánh với quy định tương ứng trong BLHS năm 1999, dấu hiệu hàng giả có số lượng lớn được cụ thể hóa thành hai trường hợp như trên.
Điều 195 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các dấu hiệu định tội, tạo thuận lợi cho việc áp dụng. Ví dụ định lượng gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. Tình tiết này thực chất là cụ thể hóa của tình tiết tội “gây hậu quả nghiêm trọng” trước đây. Hoặc tình tiết thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên bị coi là tội phạm trong việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi,… là hoàn toàn cần thiết và phù hợp với thực tiễn các hành vi phạm tội đã và đang xảy ra.
Tội phạm coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi thỏa mãn một trong các trường hợp nêu tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 195 BLHS năm 2015.
3. Chủ thể của tội phạm
Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ nhận biết rõ loại hàng hóa họ sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng.
Hình phạt
Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Khung 2: Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 6.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau:
-
Có tổ chức;
-
Có tính chất chuyên nghiệp;
-
Tái phạm nguy hiểm;
-
Buôn bán qua biên giới;
-
Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
-
Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
-
Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 3: Phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng.
Khung 4: Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau:
Khung 5: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:
- Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
- Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.
Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
____________________________________________________________________________________________
Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Công ty Luật Minh Bạch
Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.6232
Email: luatsu@luatminhbach.vn
Trân trọng!