Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự mới nhất 2018

Mẫu số 83-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP

ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                         ……, ngày….. tháng …… năm……

­­­­­­

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

XEM XÉT THEO THỦ TỤC TÁI THẨM


đối với Bản án (Quyết định)
…………..(1) số ngày tháng năm
của Tòa án nhân dân
………………….

Kính gửi:(2) ..………………………………………………

                    Họ tên người đề nghị:(3)………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4)…………………………………………………………………………………….

Là:(5) …………………………………………………………………………………………..

trong vụ án về………………………………………………………………………………

Đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm Bản án (Quyết định)(6)……….. số…. ngày… tháng … năm … của              Tòa án nhân dân……… đã có hiệu lực pháp luật.

Lý do đề nghị:(7)……………………………………………………………………………

Yêu cầu của người đề nghị:(8)………………………………………………………….

Kèm theo đơn đề nghị là các tài liệu, chứng cứ sau đây:(9)

  1. Bản sao Bản án (quyết định) số……………… ngày….. tháng….. năm….. của Tòa án nhân dân………………………………………………………………………………………
  2. …………………………………………………………………………………………………..

 

                                                                                                                                        NGƯỜI LÀM ĐƠN(10)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 83-DS:

(1), (6) Nếu là bản án sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là bản án phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”…

(2) Ghi người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm quy định tại Điều 354 Bộ luật tố tụng dân sự (ví dụ: Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).

(3) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người làm đơn là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty X do ông Nguyễn Văn A – Tổng giám đốc làm đại diện).

(4) Nếu người làm đơn là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(5) Ghi tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn (ví dụ: là nguyên đơn).

(7) Ghi lý do cụ thể của việc đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm.

(8) Ghi yêu cầu của người đề nghị (ví dụ: Đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 10/2017/DSPT ngày 10-02-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh A để xét xử sơ thẩm lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự).

(9) Ghi tên tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn (ví dụ: 1. Bản sao Bản án số…; 2. Bản sao Chứng minh nhân dân….3. Quyết định số…/QĐ-UBND ngày……..).

(10) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ trực tiếp vào đơn; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên trực tiếp và đóng dấu trực tiếp vào đơn.

 

Quý bạn đọc có thể tải file mềm Mẫu đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự tại đây:

Mẫu số 83 Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục thay đổi tên chi nhánh của công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố

Yêu cầu : Không trùng tên với các chi nhánh của công ty khác và theo quy định của pháp luật 

Thành phần hồ sơ : 

  • Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên của chi nhánh 
  • Quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên chi nhánh 
  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh 
  •  Giấy đề nghị bổ sung cập nhât thông tin đăng ký 
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty đi nộp hồ sơ 
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đi nộp hồ sơ 

Số lượng hồ sơ : 1 bộ

Thời gian thực hiện : Sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 

Sau khi đổi tên chi nhánh, tiến hành khắc dấu và thông báo thay đổi sử dụng mẫu con dấu lên thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được tư vấn và hỗ trợ 

Điều 195 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Điều 51 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 51, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 51 : Giám sát việc giám hộ 

1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.

Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.

2. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.

3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.

4. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;

b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.

Tư vấn Bảo hiểm xã hội một lần.

Câu hỏi:

Chị Nguyễn Hòa ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc gửi câu hỏi với nội dung: Mẹ tôi đang làm nhân viên lao công cho một công ty và đã đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm. Tôi xin hỏi sang năm khi mẹ tôi đến tuổi nghỉ hưu thì có nhận được khoản tiền trợ cấp không?

Cám ơn Luật sư!

BHXH_2

                                                           Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Cám ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Minh Bạch!

Trường hợp của gia đình chị, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc như sau:

Căn cứ vào Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì nếu mẹ chị đã đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Trân trọng!

Đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư

Các tổ chức hành nghề luật sư có thể thành lập chi nhánh ở các tỉnh khác nơi mình đặt trụ sở chính. Với chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề hoạt động giống tổ chức hành nghề mở ra chi nhánh.

Cơ quan thực hiện : Sở tư pháp 

 Trình tự thực hiện : Tổ chức nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện

Thành phần hồ sơ : 

1. Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (theo mẫu).
2. Quyết định thành lập Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó có ghi nhận nội dung “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hành nghề luật sư, hoạt động theo sự ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư phù hợp với lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động. Tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh do mình thành lập”.
3. Quyết định bổ nhiệm Trưởng Chi nhánh của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư.
4. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh (Bản chính đối với tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp TP.HCM cấp Giấy đăng ký hoạt động hoặc Bản sao có chứng thực Giấy đăng ký hoạt động đối với tổ chức hành nghề luật sư do Sở Tư pháp tỉnh, thành khác cấp).
5. Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ luật sư của Trưởng Chi nhánh (bản sao có chứng thực, hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
6. Biên bản họp thành viên (nếu tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh là Công ty luật hợp danh và Công ty TNHH 02 thành viên trở lên).
7. Hợp đồng làm việc/lao động với tổ chức hành nghề luật sư của Trưởng Chi nhánh (nếu Trưởng Chi nhánh không phải là thành viên của tổ chức hành nghề luật sư thành lập Chi nhánh).
8. Giấy tờ chứng minh trụ sở. Đối với trường hợp thuê, mượn trụ sở thì trong hợp đồng phải ghi cụ thể vị trí, diện tích và mục đích thuê, mượn; trường hợp sử dụng nhà riêng để làm trụ sở thì phải có văn bản xác định cụ thể vị trí, diện tích dùng làm trụ sở.
Thời gan thực hiện : 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Thực hiện NVDS liên đới, VD minh họa.

KN : là loại nghĩa vụ nhiều người, trong đó, 1 trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Mục đích: buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ nhằm bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền được trọn vẹn, kể cả khi có 1 trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Nội dung:

Thứ nhất: người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ NV, nếu 1 trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những người khác chưa thực hiện, thì quan hệ nghĩa vụ giữa người được thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt. nghĩa là người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

Thứ 2: nếu 1 người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, thì quan hệ NVDS liên đới giữa những người có nghĩa vụ ( kể cả những người chưa thực hiện ) với những người có quyền được chấm dứt. đồng thời sẽ phát sinh 1 nghĩa vụ hoàn lại trong đó người đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu người chưa thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán phần nghĩa vụ mà người này đã thực hiện thay cho họ.

Thứ 3: nếu người có quyền dân sự đã chỉ định một trong số những người có NVDS thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà sau đó lại miễn việcc thực hiện cho người đó, thì nghĩa vụ dân sự được chấm dứt toàn bộ. nếu người có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho 1 số người có nghĩa vụ liên đới với riêng phần của họ thì những người khác vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại.

Thứ 4: người có quyền không những có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình, mà còn có quyền yêu cầu bên đó phải thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với những người có quyền khác.

Thứ 5: người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ cho từng người có quyền, nhưng cũng có thể thực hiện nghiã vụ cho một trong số những người có quyền liên đới. khi NV đc thực hiện xong, dù rằng việc thực hiện đó chỉ cho 1 người có quyền, thì NVDS liên đới vẫn chấm dứt toàn bộ. đồng thời phát sinh 1 nghĩa vụ hoàn lại, trong đó người có quyền nào đã tiếp nhận sự thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán cho những người có quyền khác phần quyền mà mình đã nhận thay họ.

Thứ 6: nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho người có nghĩa vụ việc thực hiện nghĩa vụ đối với phần quyền của mình, thì người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đói khác.

Thứ 7: nếu 1 trong số những người có quyền liên đới miễn cho riêng một người trong số những người có nghĩa vụ đối với riêng phần quyền của mình, thì riêng người có nghĩa vụ được miễn không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với phần quyền của người khác đã miễn.

VD:A và B thuê nhà của C. B không có tiền trả thuê nhà .A phải chịu trách nhiệm liên đới và trả đầy đủ tiền cho C.

Không được đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch tại lễ hội

Ngày 20/10/2016 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành công văn 4237/BVHTTDL-VHCS về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2017:

doitienle

 Ảnh minh họa (internet)

Theo đó, Bộ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban, ngành địa phương thực hiện tốt các hoạt động lễ hội năm 2017, như là:

– Không được để xảy ra tình trạng đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch trong lễ hội, cờ bạc, ăn xin, hoạt động mê tín di đoan, chen lấn, tranh cướp…

– Dừng những lễ hội có nội dung phản cảm, kích động bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.

– Không tổ chức lễ hội vì mục đích thương mại, vi phạm quy định về nếp sống văn minh.

– Không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực.

– Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự…

 

 

Bổ sung đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển

Ngày 01/9/2016, Bộ NN&PTNT ban hành Công văn 7433/BNN-TCTS về việc hướng dẫn bổ sung kê khai, xác định thiệt hại do sự cố môi trường biển.

scmtb

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các đối tượng bị thiệt hại do sự cố môi trường biển bao gồm:

– Chủ tàu cá và người lao động trên tàu có công suất máy chính từ 90CV trở lên, có đăng ký và trực tiếp khai thác tại vùng biển 04 tỉnh miền Trung từ 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở và người lao động thường xuyên tại cơ sở đã nuôi trồng thuỷ sản từ năm 2015 hoặc mới đầu tư xây dựng nhưng không thả nuôi từ ngày 06/4 – 30/9/2016 bị thiệt hại do sự cố môi trường.

– Chủ cơ sở chế biến thuỷ sản có địa điểm sản xuất, kinh doanh hoặc hộ khẩu thường trú tại vùng bị thiệt hại và người lao động làm thuê trong các cơ sở này.

– Chủ cơ sở thu mua, tạm trữ thuỷ sản có kho lạnh, kho cấp đông tại vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố, còn lưu kho các sản phẩm được thu mua trước ngày 30/8/2016 và người lao động trong các cơ sở này.

Công văn 7433/BNN-TCTS bổ sung Công văn 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật