Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự mới nhất 2018

Mẫu số 01-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………………..)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………(2)

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) …………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):…………………………………………

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) ……………………………………………………….
việc như sau:

– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) ……………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Các thông tin khác (nếu có):(9)…………………………………………………………………………………

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)

  1. 1. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. 2. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  3. 3. ………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

 

………, ngày…. tháng. năm……. (11)

                                                                             NGƯỜI YÊU CẦU(12)

 

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 01-VDS:

(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (ví dụ: Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…).

(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: thôn Bình An, xã Phú Cường, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu (ví dụ: trụ sở tại số 20 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của ông Nguyễn Văn A; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Văn B và bà Phạm Thị C;….).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu (ví dụ: Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2018; Hưng Yên, ngày 18 tháng 02 năm 2019).

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Mua bất động sản hình thành trong tương lai

Câu hỏi:

Hiện nay, tôi đang có nhu cầu mua một căn hộ chung cư thuộc dự án xây dựng nhà ở thương mại tại quận Thanh Xuân do một công ty trong nước làm chủ đầu tư. Dự án này dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Trước khi ký hợp đồng, chủ đồng tư có thông báo về tiến độ thanh toán hợp đồng như sau: lần 1 là 30% giá trị hợp đồng, lần 2 là 25 % vào T1/2017, lần 3 là 20% vào T12/2017 ,lần 4 sau khi đã giao nhà và Giấy chứng nhận là 25% còn lại. Vậy, việc quy định yêu cầu thanh toán như trên của chủ đầu tư là đúng hay không?

Cám ơn luật sư!

building-nld

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc tới công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Việc bạn mua căn hộ chung cư thuộc dự án khi chưa hoàn thành và nghiệm thu để đưa vào sử dụng được coi là việc mua bất động sản hình thành trong tương lai.

Đối với trường hợp mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lại, tại Điều 57 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 có quy định như sau:

  • Việc thanh toán trong mua bán, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai được thực hiện nhiều lần, lần đầu không quá 30% giá trị hợp đồng, những lần tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng bất động sản nhưng tổng số không quá 70% giá trị hợp đồng khi chưa bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng; trường hợp bên bán, bên cho thuê mua là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì tổng số không quá 50% giá trị hợp đồng.
  • Trường hợp bên mua, bên thuê mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì bên bán, bên cho thuê mua không được thu quá 95% giá trị hợp đồng; giá trị còn lại của hợp đồng được thanh toán khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua.

Như vậy, nếu căn cứ theo quy định trên, việc chủ đầu tư yêu cầu bạn phải thanh toán như trên là đã trái với quy định của pháp luật. Bởi theo quy định, khi chủ đầu tư chưa bàn giao nhà cho khách hàng thì mức thu tối đa là không được vượt quá 70% giá trị hợp đồng trong khi đó, theo nội dung hợp đồng chủ đầu tư đưa ra thì dù chưa bàn giao nhà cho bạn thì số tiền thu đã là 70%. Do đó, việc quy định yêu cầu thanh toán như trên của chủ đầu tư là đã trái với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, bạn có quyền yêu cầu  chủ đầu tư kiểm tra và sửa lại nội dung hợp đồng phù hợp với quy định pháp luật.

Trân trọng!

 

Điều 63 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 63, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 63 : Hậu quả chấm dứt việc giám hộ

1. Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.

2. Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.

3. Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.

4. Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

Triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2016.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện 1883/CĐ-TTg về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2016.

dacxa1

Ảnh minh họa

Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chỉ đạo:

– Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, thành ủy, các cơ quan báo chí ở địa phương tuyên truyền sâu rộng về công tác đặc xá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

– Các Sở: Tư pháp, Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế và UBND các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu,…liên quan đến người được đề nghị đặc xá.

– Chính quyền các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, tổ chức kinh tế, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 80/2011/NĐ-CP .

– Giám đốc Công an cấp tỉnh phối hợp với ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện tốt công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ người đặc xá; xử lý nghiêm người có hành vi tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm chi trả chi phí của bên nhờ mang thai hộ

Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định về việc chi trả chi phí thực tế để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ sinh sản của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, trách nhiệm của bên nhờ mang thai hộ trong việc chi trả sẽ phát sinh trong các trường hợp sau:

– Giai đoạn chuẩn bị mang thai;

– Quá trình áp dụng kỹ thuật chuyển phôi cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

– Kỹ thuật thăm khám, sàng lọc, điều trị và xử trí các bất thường, dị tật của bào thai (nếu có) và theo dõi, chăm sóc thai nhi;

– Quá trình sinh đẻ và chăm sóc trong vòng 42 ngày sau sinh cho người mang thai hộ hoặc cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ;

– Khám sức khỏe tổng quát cho người mang thai hộ sau khi sinh;

– Khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe trong trường hợp người mang thai hộ có biến chứng sau sinh liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Thông tư này có hiệu lực vào ngày 1/11/2016

Nguyên tắc tính lương quản lý Công ty TNHH MTV Nhà nước

Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chế độ tiền lương, thưởng, thù lao đối với người quản lý công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được ban hành ngày 01/9/2016.

Theo đó, lương của người quản lý được xác định theo nguyên tắc sau:

– Tiền lương của người quản lý chuyên trách được xác định và trả gắn với hiệu suất sản xuất, kinh doanh, kết quả quản lý, có khống chế mức tối đa và đảm bảo tương quan hợp lý với người lao động.

– Tiền lương của người quản lý không chuyên trách tính theo công việc và thời gian làm việc nhưng không quá 20% tiền lương của người quản lý chuyên trách.

– Quỹ tiền lương của người quản lý công ty được xác định theo năm, tách riêng với quỹ tiền lương của người lao động.

– Hàng tháng, người quản lý công ty được tạm ứng bằng 80% số tiền lương tạm tính cho tháng đó, 20% còn lại được quyết toán và chi trả vào cuối năm.

– Quỹ tiền lương của người quản lý công ty được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được thể hiện thành một mục trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty.

Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/10/2016.

Điều kiện kinh doanh xăng dầu mới nhất 2018

Căn cứ vào:  

  • Nghị định 08/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương có hiệu lực từ ngày 15/01/2018
  •  Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu

Điều kiện kinh doanh xăng dầu được quy định tại các nghị định trên cắt bỏ 1 số điều, giảm điều kiện đối với các thương nhân, doanh nghiệp muốn kinh doanh xăng dầu, trở nên thuận lợi hơn.Cụ thể : 

I.Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện quy định dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ 05 năm trở lên.

3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m3 để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

Sau 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu 51% đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu 1/3 nhu cầu dự trữ của thương nhân quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

4. Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

Sau 02 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu 51% đối với các phương tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là 3.000 m3.

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu 04 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu 100 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

6. Phù hợp với quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

7. Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thương nhân.

II. Bỏ điều kiện sản xuất xăng dầu

III. Pha chế xăng dầu

1. Chỉ thương nhân đầu mối được pha chế xăng dầu; pha chế xăng dầu được thực hiện tại nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu xăng dầu nội địa của thương nhân đầu mối.

Thương nhân thuộc các thành phần kinh tế được pha chế xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu.

2. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thực hiện pha chế các sản phẩm xăng dầu phải có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

3. Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu phải đăng ký cơ sở pha chế theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.

IV.  Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu:

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có kho, bể dung tích tối thiểu 2.000 m3, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

4. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu 05 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu 10 cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

6. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

V. Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu 2.000 m3, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

3. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05 năm trở lên.

4. Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu 05 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu 10 cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.

5. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

VI.Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

VII. Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu

Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là thương nhân nhận quyền):

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

VIII. Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Cửa hàng xăng dầu có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:

1. Địa điểm phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).

3. Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

4. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

IX. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa, có kho chứa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu, được xây dựng theo các tiêu chuẩn quy định.

3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

X. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và quy định về vận chuyển xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

 

Điều 53 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 53, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 53 : Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự 

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

 

Điều 26 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 26, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 26 : Quyền có họ, tên 

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có)Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Hướng dẫn xác minh điều kiện thi hành án

Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án (THA) dân sự có hiệu lực từ ngày 30/9/2016.

Theo đó, căn cứ xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản sẽ thông qua:

– Hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản; hoặc

– Chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng; hoặc

– Người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán tài sản.

Ngoài ra, với trường hợp đình chỉ THA do người được THA chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được THA.

Chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ

Với lao động nữ, các quy định hưởng trợ cấp thai sản là hết sức quan trọng vì tuyệt đại đa số mọi người đều có 1 – 2 lần nghỉ thai sản trong quá trình lao động. Mặt khác, chế độ thai sản là 1 quyền lợi lớn đối với người lao động tham gia BHXH, hỗ trợ chi phí rất nhiều cho lao động nữ trong thai kỳ và nuôi con nhỏ.

Pregnant woman holding her stomach outdoors --- Image by © Heide Benser/Corbis

Theo khoản 3 Điều 31 Luật BHXH 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản thì: “Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Thời gian được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 34 Luật BHXH 2014, cụ thể như sau:

– Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Thời gian hưởng chế độ thai sản được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.

– Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: “Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc”.

Như vậy, khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật, người lao động có thể nộp ngay hồ sơ cho người sử dụng lao động mà không phải đợi đến hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Sau khi nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có thể nộp ngay cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết sớm quyền lợi cho người lao động.

Tiêu chuẩn hành lý miễn thuế đối với Việt kiều khi nhập cảnh Việt Nam

Câu  Hỏi:

Tôi là người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Đan Mạch, xin được quý báo giải đáp về tiêu chuẩn hành lý miễn thuế đối với Việt kiều khi nhập cảnh Việt Nam?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi cho chúng tôi, luật sư xin trả lời tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại, Khoản 1,  điều 6, nghị định 134 /2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức như sau:

a) Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.

Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật

b) Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;

c) Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;

d) Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.00000 đồng Việt Nam;

Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.

 

Con riêng của vợ (chồng) có được hưởng di sản thừa kế không?

Câu hỏi : 

Người chồng có một đứa con riêng cùng sống với gia đình. Khi chết, người chồng không để lại di chúc. Vậy con riêng của người chồng có được hưởng gì từ căn nhà của vợ chồng người đã mất?

Trả lời :

Theo quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình 2014 : 

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Khi ngươì chồng chết thì căn nhà (tài sản chung của hai vợ chồng), theo quy định được chia làm hai phần khi chia di sản thưà kế, một phần thuộc quyền sở hữu sử dụng của người chồng, phần còn lại thuộc quyền sử dụng của người vợ. Phần của ngươì chồng được đem chia cho những ngươì thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất, gồm: ông, bà, cha, mẹ đẻ của chồng (nếu còn sống), con rêing của chồng, con đẻ của người vợ với người chồng mỗi ngươì một phần ngang nhau theo điêu 653, 654 Bộ Luật Dân sự 2015 . Như vậy, khi phân chia di sản của người chồng, người con riêng sẽ được hưởng một phần ngang với các đối tượng khác cùng hàng thừa kế.

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật