Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục thay đổi tên chi nhánh của công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố

Yêu cầu : Không trùng tên với các chi nhánh của công ty khác và theo quy định của pháp luật 

Thành phần hồ sơ : 

  • Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên của chi nhánh 
  • Quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên chi nhánh 
  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh 
  •  Giấy đề nghị bổ sung cập nhât thông tin đăng ký 
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty đi nộp hồ sơ 
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đi nộp hồ sơ 

Số lượng hồ sơ : 1 bộ

Thời gian thực hiện : Sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 

Sau khi đổi tên chi nhánh, tiến hành khắc dấu và thông báo thay đổi sử dụng mẫu con dấu lên thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được tư vấn và hỗ trợ 

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 1/1/2018

Từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự 2015 chính thức có hiệu lực đồng nghĩa với việc quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm chính thức được công nhận lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự. Với việc bổ sung này, BLHS 2015 đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá trong chính sách hình sự và tư duy lập pháp hình sự, làm thay đổi nhận thức truyền thống về tội phạm và hình phạt, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật trong việc xử lý vi phạm pháp nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây, tạo cơ sở pháp lý trong hợp tác  quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm.. Trong phạm vi bài viết, xin phép được phân tích vài vấn đề cơ bản của chế định pháp lý quan trọng này

Như thế nào là Pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại là khái niệm mới được quy định tại Điều 75 Bộ Luật Dân Sự 2015

Pháp nhân thương mại bao gồm 02 đặc tính:

– Là pháp nhân

Theo điều 74 BLDS năm 2015, quy định về pháp nhân như sau:

“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Từ quy định này, có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau: Pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu thống nhất, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Các tổ chức không có tư cách pháp nhân không chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân, quỹ đầu tư, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, công đoàn

– Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận (hoạt động sinh lợi) và lợi nhuận được chia cho các thành viên

Các tổ chức pháp nhân nhưng không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, hoặc nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên cũng không phải là “ pháp nhân thương mại” và do vậy, không phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự

Điều 76 BLDS năm 2015 quy định về pháp nhân phi thương mại như sau:

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên”.

Ví dụ: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác

Phạm vi và nguyên tắc áp dụng

  • Phạm vi

Bộ luật Hình sự 2015 có thể áp dụng cho hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

– Pháp nhân thương mại Việt Nam:

Phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 5.1 BLHS 2015)

Phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam (Điều 6.1 BLHS 2015)

– Pháp nhân thương mại nước ngoài

Phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 5.1 BLHS 2015)

Phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam (trong trường hợp hành vi phạm tội (i) xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, (ii) xâm hại lợi ích của Việt Nam, hoặc (iii) theo quy định của điều ước quốc tế của Việt Nam) (Điều 6.2 BLHS 2015)

  • Xác định pháp nhân thương mại Việt Nam và pháp nhân thương mại nước ngoài

– Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập (Điều 80 và Điều 676 BLDS 2015)

Ví dụ: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam là pháp nhân thương mại Việt Nam; doanh nghiệp được thành lập tại nước ngoài là pháp nhân thương mại nước ngoài.

– Tuy nhiên nếu pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập khong có khái niệm “pháp nhân thương mại” vậy làm như thế nào để xác định “ pháp nhân thương mại nước ngoài”

– Ngoài ra quy định chưa rõ ràng ở chỗ, chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam có phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự hay không?

  • Nguyên tắc áp dụng:

– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân (Điều 75.2 BLHS 2015)

Điều này có nghĩa là: thứ nhất, trong mọi trường hợp, người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội luôn phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng tội danh với pháp nhân trừ trường hợp thuộc một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; thứ hai, đối với người hoặc những người đứng đầu pháp nhân thì tùy trường hợp cụ thể để xử lý. Nếu những người này đều biết và thống nhất chỉ đạo, chấp thuận cho thực hiện thì họ cùng chịu trách nhiệm chung về tội danh với pháp nhân và người trực tiếp thực hiện tội phạm. Nếu có căn cứ cho rằng, trong số họ có người không biết hoặc phản đối việc thực hiện hành vi này thì họ không phải chịu trách nhiệm chung tội danh với pháp nhân

– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại trừ trách nhiệm hành chính của pháp nhân thương mại (Điều 62.3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự

– Pháp nhân thương mại thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân kế thừa “có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án phạt tiền, bồi thường thiệt hại” (Điều 445.3 của BLTTHS 2015)

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự

Pháp nhân thương mại đáp ứng đủ 4 điều kiện sau sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 75.1 BLHS 2015)

  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại

Để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, người thực hiện hành vi phạm tội phải nhân danh pháp nhân. Trường hợp thực hiện hành vi mang danh nghĩa cá nhân thì không thể đặt vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân ngay cả khi  họ là người đại diện hợp pháp của pháp nhân.Theo quy định pháp luật hiện hành, người thực hiện hành vi pháp nhân có thể là người lãnh đạo, người điều hành pháp nhân, người được pháp nhân ủy quyền

  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại

Đây là căn cứ quan trọng để xác định một pháp nhân có bị truy cứu TNHS hay không. Nói cách khác, căn cứ này phản ánh dấu hiệu lỗi của pháp nhân thông qua việc đánh giá ý thức chủ quan của người đứng đầu, Ban lãnh đạo pháp nhân. Như vậy, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS khi người đứng đầu pháp nhân hoặc Ban lãnh đạo của pháp nhân nhận thức rõ hành vi mà người đại diện thực hiện là trái pháp luật mà vẫn chỉ đạo, trực tiếp điều hành hoặc chấp thuận cho người đại diện thực hiện hành vi đó

 

  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại

Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân là việc người đại diện thực hiện hành vi nhằm mang lại lợi ích chung cho pháp nhân, kể cả trong trường hợp lợi ích cá nhân của pháp nhân không phải là duy nhất.Ví dụ như: giảm chi phí nộp thuế cho pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân khi thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Trường hợp thực hiện hành vi trên danh nghĩa pháp nhân nhưng lại mang lại lợi ích cho cá nhân thì cũng không thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân

 

  • Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn (Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27 BLHS 2015)

Cũng giống như hành vi phạm tội của cá nhân đơn lẻ là muốn truy cứu TNHS một người nào thì hành vi đó phải còn thời hiệu truy cứu TNHS

Việc xác định thời hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân được thông qua việc xác định thời hiệu truy cứu TNHS của cá nhân nhưng trong phạm vi 31 tội danh được quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

 

Điều 110 Bộ luật dân sự 2015

Điều 110. Vật chính và vật phụ

1. Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

2. Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

3. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Điều 228 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

Điều 228. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu

1. Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.

2. Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.

Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.

Sau 05 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là bất động sản thì bất động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

—————­­­­­­­—

ĐƠN YÊU CẦU THI HÀNH ÁN

Đối với Bản án số ………………………. ngày ……………………….

của Toà án nhân dân ……………………..

      Kính gửi: CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM

 

Người yêu cầu thi hành án: Công ty TNHH ……………………………………………………………………………………………….

Giấy ĐKKD số: ………………….. do ………………………………………………………… cấp ngày …………………………………….

Địa chỉ:  …………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông ………………………….. – Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty.

Công ty TNHH ………………………. làm đơn này yêu cầu Cơ quan Thi hành dân sự huyện ………………………………….., tỉnh ……………………………….thi hành Bản án số: …………………………….. ngày  …………………………….. của Toà án nhân dân ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Nội dung yêu cầu:

  • Công ty TNNH …………………………………………. thanh toán tiền thuê nhà xưởng từ tháng 5/2015 đến ngày 05/01/2017 cho Công ty TNHH ………………………………………….. số tiền là 350.000.000đ (Ba trăm năm mươi triệu đồng) chậm nhất vào ngày 31/12/2017.
  • Công ty TNNH …………………………………………………………. dịch chuyển toàn bộ tài sản, máy móc, thiết bị của công ty ra khỏi nhà xưởng thuê của Công ty TNHH ………………………………………… để trả lại nhà xưởng cho Công ty TNHH ……………………………………………………. gồm: 1.330m2 kho (trong đó 1.200m2 kho chính và 130m2 kho phụ) tại …………………………………………………………………….. có vị trí: Phía Đông giáp …………………., phía Tây giáp …………………………., phía Nam giáp …………………………………………, phía Bắc giáp …………………

Hình dáng kho: Kết cấu bằng thép lợp mái tôn, sơn màu xanh, kho hình chữ nhật. Phần kho chính chiều dài 60m, chiều rộng 20m, chiều cao 7,5m. Tổng diện tích 1.200m2. Phần kho phụ bán mái 5 gian, chiều dài 30m, chiều rộng 4,3m, tổng diện tích 130m2.

Thời gian: Công ty TNNH ………………………………………………………. phải dịch chuyển toàn bộ tài sản, máy móc, thiết bị chậm nhất vào ngày 31/12/2017.

Công ty TNHH …………………………………. kính đề nghị Thi hành án dân sự huyện …, tỉnh ………………………………… yêu cầu: Công ty TNHH ……………………………………………………….. thực hiện các yêu cầu trên theo bản án đã tuyên.

Trân trọng cảm ơn!

 

Đính kèm: (bản sao)

–  Bản án số …;

– Giấy đăng ký kinh doanh ….

Hà Nam, ngày  tháng … năm

Người yêu cầu

 

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Bổ sung án Tham nhũng vào việc Thi hành án trọng điểm.

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS của Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự quy định về tiêu chí xác định việc THA dân sự trọng điểm.

thamnhung

 

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các tiêu chí mới để xác định việc THA dân sự trọng điểm như sau:

– Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

– Bản án, Quyết định vụ việc cạnh tranh mà cơ quan THA dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời hoặc có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.

– Các việc THA dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan THA dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc THA dân sự trọng điểm.

 

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS có hiệu lực từ ngày 29/8/2016 và thay thế cho Quyết định 813/QĐ-TCTHADS.

Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm

Cơ quan thực hiện :Sở Y tế 

Yêu cầu : 

Điều kiện chung để xác nhận nội dung quảng cáo

1. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về quảng cáo, không có hành vi bị cấm quy định tại Điều 8 của Luật quảng cáo.

2. Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.

Điều kiện xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm

1. Mỹ phẩm phải đủ điều kiện quảng cáo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 20 của Luật quảng cáo.

2. Nội dung quảng cáo phải theo đúng quy định tại Điều 4 Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các nội dung sau đây:

a) Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín, bài viết của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế khác;

b) Tính năng, công dụng của sản phẩm phải phù hợp với bản chất của sản phẩm, phân loại sản phẩm và tính năng, công dụng đã được công bố theo quy định của pháp luật.

3. Có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

4. Đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên phiếu công bố sản phẩm ủy quyền bằng văn bản 

Thành phần hồ sơ : 

1) Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo theo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2015/TT-BYT;

        2) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài;

        3) Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:

        – Nếu quảng cáo trên báo nói, báo hình thì phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;

        – Nếu quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo không phải báo nói, báo hình thì phải có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;

        – Nếu quảng cáo thông qua hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Ngoài các tài liệu quy định tại điểm này phải có các tài liệu: mẫu quảng cáo sử dụng trong chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt còn hiệu lực (trong trường hợp mẫu quảng cáo đã được duyệt nội dung), chương trình có ghi rõ tên nội dung báo cáo, thời gian (ngày/tháng/năm), địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu trình bày, phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh khoa học, trình độ chuyên môn của báo cáo viên

        4) Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.

        5) Các yêu cầu khác đối với hồ sơ:

        a) Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây:

        – Văn bản ủy quyền hợp lệ;

        – Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài của đơn vị được ủy quyền.

        b) Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo:

        – Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

        – Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

        c) Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

        d) Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.

        6) Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

          7) Tài liệu hợp lệ, tin cậy chứng minh cho tính năng, công dụng của sản phẩm trong trường hợp nội dung quảng cáo mỹ phẩm nêu tính năng, công dụng của sản phẩm không có trong nội dung của Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận. 

Thời hạn giải quyết : 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

Các trường hợp được hoàn thuế thu nhập cá nhân 2016

1. Điều kiện để được hoàn thuế thu nhập cá nhân

(i) Số tiền thuế thu nhập cá nhân đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế hoặc đã nộp thuế thu nhập cá nhân nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế hoặc trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(ii)  Cá nhân đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.

(iii) Có đề nghị hoàn thuế.

2. Thủ tục để được hoàn thuế thu nhập cá nhân

(i) Hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền quyết toán thuế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập sau khi bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu của các cá nhân mà có số thuế nộp thừa, nếu đề nghị cơ quan thuế hoàn trả thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ hoàn thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC.

– Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.

(ii) Đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế nếu có số thuế nộp thừa thì cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế mà chỉ cần ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau” tại tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC khi quyết toán thuế.

Xác định trường hợp được bồi thường do xảy ra tai biến trong tiêm chủng – Bộ Y tế

Trường hợp người được tiêm chủng hoặc thân nhân của người được tiêm chủng cho rằng mình hoặc thân nhân của mình thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP thì phải chuẩn bị và gửi hồ sơ cho Sở Y tế.

Điều 15. Các trường hợp được bồi thường

1. Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.

2. Trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm:

a) Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;

b) Người được tiêm chủng bị tử vong.”

Cơ sở pháp lý : Quyết định 1273/QĐ-BYT năm 2017 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 103/2016/NĐ-CP quy định về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm và Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Cơ quan thực hiện : Sở y tế .

Thành phần hồ sơ :

– Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương;
– Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan;
– Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
– Giấy chứng từ (trong trường hợp bị tử vong);
–  Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có)

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật