Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng khiến 6 người thiệt mạng: Trách nhiệm thuộc về ai?

Vào khoảng 5 giờ 20 phút ngày 24/10, xe ô tô Honda CRV di chuyển băng qua đường sắt thuộc địa phận xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội đúng lúc đoàn tàu đang lao tới gây nên vụ va chạm kinh hoàng.

Xe ô tô CRV bao gồm 1 tài xế và 6 người khác đã bị tàu hỏa đâm văng từ nút giao cắt đường sắt ra lề đường Quốc lộ 1A, ban đầu 4 nạn nhân tử vong tại chỗ, sau đó tài xế và 2 nạn nhân còn lại được đưa đi cấp cứu nhưng cho đến nay, hai nạn nhân còn lại cũng đã tử vong.

1_207643-1

Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng 

Theo đó, lái xe tên Quý hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Trao đổi với ANTT.VN sáng 25/10, chị Nguyễn Thị Kim Tuyến – chị gái anh Quý cho biết: Sau một ngày được sơ cứu, bệnh nhân Quý chưa tỉnh hẳn nhưng đã bắt đầu có phản ứng hồi tỉnh như động đậy, hơi mở mắt…

Theo chị Tuyến, anh Quý được chẩn đoán ban đầu là gãy 5 xương sườn, bị tụ máu não phần mềm, tràn dịch ổ bụng…

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Cty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết:

Luật sư: Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Luật sư: Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

“Nếu lái xe còn sống thì sẽ bị xem xét xử lý dấu hiệu của “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Khung hình phạt cho tội này hiện nay là từ 7- 15 năm tù.

Soi chiếu trường hợp cụ thể này, với hậu quả làm chết 6 người là đặc biệt nghiêm trọng (theo quy định là chỉ cần chết từ 3 người trở lên đã được coi là đặc biệt nghiêm trọng) thì rất có thể sẽ bị áp mức kịch khung là 15 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

“Việc lái xe bị thương không phải tình tiết giảm nhẹ. Chỉ có việc tự nguyện khắc phục hậu quả (tức là bồi thường cho người bị thiệt hại) mới là tình tiết giảm nhẹ. Càng bồi thường nhiều thì hình phạt càng giảm. Tuy nhiên nếu sau điều trị, lái xe được chứng minh là mất hoặc giảm khả năng lao động thì hình thức bội thường nạn nhân có thể được xem xét giảm nhẹ”

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 129 Bộ luật dân sự 2015

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực

Dự thảo luật phòng, chống tham nhũng đề xuất bỏ quy định kê khai tài sản. Bước tiến hay bước thụt lùi?

Dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) quy định sau khi kê khai lần đầu, cán bộ, công chức chỉ kê khai bổ sung mỗi khi được đề bạt chức vụ mới.

aaaaaaa

Ảnh minh họa

Ngày 15/9, Hội luật gia VN tổ chức hội thảo tham vấn dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Tại đây, Phó tổng thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết dự thảo Luật phòng chống tham nhũng đã bỏ quy định về kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, thay vào đó bằng kê khai lần đầu và bổ sung.

Kê khai lần đầu thực hiện với tất cả người mới được bổ nhiệm vào ngạch công chức. “Có nghĩa là anh bắt đầu sự nghiệp công chức thì phải tuyên thệ là tài sản, thu nhập của mình có bao nhiêu”, ông Thanh nói.

Sau khi kê khai lần đầu, cán bộ, công chức chỉ kê khai bổ sung mỗi khi được đề bạt chức vụ mới, hoặc khi có biến động về tài sản, thu nhập tăng thêm với giá trị từ 200 triệu đồng trở lên.

Ông Chu Văn Thịnh, Chủ tịch Hội luật gia quận Ba Đình (Hà Nội) cho rằng không nên bỏ kê khai tài sản, thu nhập hàng năm vì đây là “sự thụt lùi của một chế định”. Theo ông Thịnh, việc kê khai hàng năm có tác dụng như “sáng nào ngủ dậy cũng phải rửa mặt, soi gương”…

Vị Chủ tịch Hội luật gia cũng cho rằng cần mở rộng đối tượng kê khai, vì trong thực tế nhiều người không có hệ số phụ cấp chức vụ nhưng lại giữ vị trí nghề nghiệp dễ nhũng nhiễu. “Trong cuộc họp của Hội luật gia quận Ba Đình, một nữ luật sư trẻ phát biểu là có cảnh sát khu vực (cấp phường) làm nhiệm vụ ở địa bàn thương mại lớn của Hà Nội không muốn được đề bạt lên vị trí lãnh đạo cấp quận, bởi công việc hiện tại của người ta dễ hơn, lợi ích hơn vị trí khác”, ông Thịnh dẫn chứng.

Nguyên vụ trưởng vụ Pháp chế Thanh tra chính phủ Đỗ Gia Thư cho hay, nhiều ý kiến đồng tình phải có biện pháp phù hợp để kiểm soát tài sản, thu nhập của người thân cán bộ, công chức trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập (vợ hoặc chồng, con, bố mẹ, anh chị em). Tuy nhiên, quan điểm khác lo ngại kiểm soát như vậy thì quá rộng, không quản lý được và sẽ mang tính hình thức.

Về việc công khai bản kê khai tài sản, nguyên vụ trưởng vụ Pháp chế nói ông đã nhiều lần đấu tranh phải công khai ở nơi cư trú thay vì chỉ ở công sở như lâu nay. “Đây là điều cực kỳ cần thiết để nhân dân giám sát quan chức”, ông Thư nói.

Theo quy định hiện hành, hơn một triệu cán bộ, công chức ở Việt Nam phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm, tuy nhiên số được xác minh và bị xử lý kỷ luật do kê khai không trung thực rất ít. Đơn cử, năm 2014 có hơn 1 triệu người thực hiện công việc nêu trên, 1.225 bản kê khai được xác minh và chỉ 5 người bị cơ quan chức năng kết luận không trung thực.

 

Thành lập doanh nghiệp xã hội

Kính gửi quý Luật sư công ty Luật Minh Bạch

Hiện nay tôi là Giám đốc của một tổ chức Phi chính phủ tại Hà Nội (Local NGO), Tôi có định hướng thành lập một chi nhánh (bộ phận), tạm gọi là Doanh nghiệp xã hội, trực thuộc Trung tâm. Hoạt động của bộ phận này hướng vào ngành Xây dựng dân dụng (Thi công công trình), với mong muốn tạo việc làm cho một số nhóm đối tượng đích như: Người di cư, người sử dụng ma túy, Người có H, Người thất nghiệp… và tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động xã hội của Trung tâm bên cạnh các chương trình, dự án phát triển cộng đồng. Nguồn thu từ hoạt động của chi nhánh cũng là nguồn thu của Trung tâm.

Xin Luật sư tư vấn các điều kiện để thành lập bộ phận Doanh nghiệp xã hội này? Ví dụ như vốn điều lệ?, các yêu cầu về thủ tục pháp lý?…

Xin cảm ơn Luật sư và Chúc luật sư sức khỏe, thành đạt.

Trân trọng!

Xử lý hành vi trộm cắp thiết bị điện, tín hiệu giao thông công cộng

Nhức nhối nạn trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội thường xuyên xảy ra tình trạng trộm cắp vật tư, linh kiện tại các tủ đèn tín hiệu giao thông. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người tham gia giao thông khi lưu thông qua những nút đèn xảy ra mất cắp.

Trao đổi với phóng viên Kênh VOV Giao thông, ông Phan Nhân Quảng, cán bộ Ban Duy tu, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, trước đây đã có 3-4 lần xảy ra tình trạng mất cắp thiết bị tại tủ đèn tín hiệu. Hiện tượng này lác đác và không dồn dập.

Tuy nhiên, chỉ trong hai tuần gần đây, tủ đèn tín hiệu tại các nút giao thông như ngã tư Thái Thịnh – Yên Lãng và Phan Văn Trường – Trần Quốc Hoàn liên tiếp bị các đối tượng tấn công, lấy cắp cáp tín hiệu.

Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là vụ việc tại nút giao Phan Văn Trường – Trần Quốc Hoàn xảy ra hôm 25/6 vừa qua. Cụ thể, các đối tượng đã phá cửa tủ, cắt điện nguồn của tủ sau đó bậy nắp hố ga rồi lấy đi gần 200m dây cáp điện.

Theo ông Quảng nhận định, các đối tượng lấy cắp có thể cũng hiểu biết về điện nên mới nắm rõ quy trình như vậy.

Nói về những thiệt hại, cán bộ Ban duy tu cho biết: “Nếu các đối tượng bán phế liệu thì không được bao nhiêu, chỉ khoảng vài trăm nghìn. Bởi nhìn bên ngoài sợi cáp to nhưng bên trong chỉ là những lõi đồng đường kính 1,5mm. Giá thành sản xuất sợi cáp thì lớn nhưng để bán phế liệu thì sẽ rất rẻ”.

Ông Quảng cũng cho biết, việc khắc phục hậu quả của việc mất cắp tốn rất nhiều thời gian và công sức. Đơn vị thi công thường phải mất từ 4-6 tiếng đồng hồ mới có thể khắc phục được sự cố. Trong khoảng thời gian này, hệ thống đèn tín hiệu giao thông phải tạm dừng hoạt động. Đồng thời chi phí để khắc phục cũng lên tới hàng chục triệu đồng.

Được biết, ngay sau khi phát hiện sự cố mất cáp, sáng ngày 26/6, cán bộ kỹ thuật thuộc công ty Công nghệ ITELCO (đơn vị làm nhiệm vụ duy tu đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn Hà Nội) đã trình báo vụ việc tới Công an phường Dịch Vọng Hậu.

Cơ quan chức năng đã tiếp nhận vụ việc và đang điều tra làm rõ.

Trao đổi với Kênh VOVGT Quốc gia, Luật sư Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch cho biết:

Hệ thống tín hiệu đèn giao thông công cộng được coi là công trình, cơ sở kinh tế – kỹ thuật thuộc kết cấu hạ tầng có tầm quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Việc phá hủy, trộm cắp các công trình này không chỉ trực tiếp xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, tài sản của Nhà nước mà còn xâm phạm đến trật tự xã hội, đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân.

Trong trường hợp trộm cắp thiết bị, vật tư điện của hệ thống đèn tín hiệu giao thông thì thiệt hại về tài sản có thể không quá lớn nhưng hậu quả cũng những vấn đề gián tiếp gây ra là rất lớn. Cụ thể là vấn đề điều tiết giao thông tại các khu vực xảy ra trộm cắp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không có cảnh sát giao thông tại các điểm này khi hệ thống đèn tín hiệu giao thông không hoạt động khả năng cao sẽ xảy ra ùn tắc, hỗn loạn khi mà ý thức của người tham gia giao thông vẫn là vấn nạn lớn.

Như vậy, hậu của mà hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông gây ra là rất lớn, rất nghiêm trọng.

Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông có thể bị xác định vào tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 303 Bộ luật hình sự năm 2015 và có thể bị xử lý hình sự.

Theo đó, bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi trộm cắp thiết bị tín hiệu giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, có dấu hiệu cấu thành tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có thể bị xử lý theo ba khung hình phạt.

Khung hình phạt thứ nhất: phạt tù từ 01 đến 05 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

Khung hình phạt thứ hai: quy định phạt tù từ 03 năm đến 12 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt thứ ba: quy định hình phạt tù từ 10 đến tù chung thân nếu thực hiện hành vi có tổ chức hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế.

Trong trường hợp hành vi trộm cắp thiết bị điện, đèn tín hiệu giao thông mà thiệt hại không lớn thì người thực hiện hành vi trộm cắp sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 163/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Nguyên tắc “hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật”

      Nó phù hợp với nguyên  tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa – một nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, hoạt động thanh tra đòi hỏi tuân thủ nguyên tắc tuân theo pháp luật. Nguyên tăc này đặt ra hai yêu cầu sau:

  • Mọi công việc cần tiến hành trong hoạt động thanh tra phải được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra
  • Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật về hoạt động thanh tra. Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, cơ quan thanh tra được quyền tiến hành hoạt động thanh tra một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Việc can thiệp không có căn cứ pháp luật của bất kỳ cá nhân nào đều là bất hợp pháp và tùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

      Trong quá trình thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ đúng những quy định pháp luật, bảo đảm tính độc lập, nghiêm túc khi thực hiện những thủ tục cần thiết và trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Cơ quan thanh tra nằm trong tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước, do vậy, trong tổ chức và hoạt động của mình, cơ quan thanh tra cũng chịu sự điều chỉnh của phương pháp mệnh lệnh quyền uy. Nói cách khác, trong tổ chức và hoạt động của mình ở một khía cạnh nào đó, cơ quan thanh tra phải phục tùng mệnh lệnh cấp trên. Mặc dù nguyên tắc hoạt động thanh tra “… chỉ tuân theo pháp luật” (Pháp lệnh Thanh tra năm 1990); “… phải tuân theo pháp luật” (Luật Thanh tra 2004); và “…tuân theo pháp luật” (Luật Thanh tra năm 2010) luôn được tôn trọng và áp dụng, nhưng trong quá trình hoạt động không tránh khỏi có những lúc, những nơi hoạt động thanh tra bị tác động bởi những cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan của hoạt động thanh tra.

      Nguyên tắc hoạt động thanh tra  phải tuân theo pháp luật là những định hướng cơ bản, xuyên suốt quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, từ khi ra quyết định thanh tra, thực hiện thanh tra và kết thúc hoạt động thanh tra. Nguyên tắc này được phản ánh vào các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động thanh tra, về thẩm quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động thanh tra: trưởng đoàn, thanh tra viên, đối tượng thanh tra,…

       Trong quá trình thực hiện hoạt động thanh tra,  nguyên tắc hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật và cá nguyên tắc khác  đóng vai trò chi phối toàn bộ các hoạt động và đảm bảo cho kết quả hoạt động thanh tra phản ánh đúng đắn, khách quan thực tế vụ việc. Các nguyên tắc tạo khuôn khổ, sự chuẩn mực cho các thành viên đoàn thanh tra thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, đảm bảo không được lạm dụng quyền hạn, chi phối đối tượng thanh tra để có thể làm sai lệch kết quả hoạt động thanh tra nhằm mưu lợi cá nhân. Nguyên tắc tuân theo pháp luật sẽ theo suốt quá trình thực hiện hoạt động thanh tra, từ khi xây dựng kế hoạch, khảo sát, ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra và kết thúc thanh tra. Tất cả các giai đoạn này, các chủ thể tiến hành hoạt động thanh tra đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về thanh tra và các quy định pháp luật khác có liên quan, từ việc thực hiện các quy định về nội dung lẫn các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động thanh tra. Cụ thể:

  • Trong giai đoạn chuẩn bị thanh tra : Nguyên tắc tuân theo pháp luật là nguyên tắc chung được thể hiện ở trong tất cả các giai đoạn của hoạt động thanh tra. Mục đích của nguyên tắc này là nhằm đảm bảo tính pháp chế xuyên suốt trong hoạt động thanh tra.
  • Trong giai đoạn tiến hành thanh tra: Việc thực hiện nguyên tắc này trong giai đoạn tiến hành thanh tra được phân tích ở các khía cạnh sau: tuân thủ về trình tự, thủ tục; tuân thủ về thời hạn thanh tra; tuân thủ việc sử dụng đúng quyền trong hoạt động thanh tra;
  • Trong giai đoạn kết thúc thanh tra: Trong giai đoạn này nguyên tắc phải tuân theo pháp luật được thể hiện trong việc tuân thủ đúng thời hạn ghi trong quyết định thanh tra; tuân thủ thời hạn báo cáo kết quả thanh tra; tuân thủ về thời hạn ra kết luận thanh tra. Ngoài ra, khi kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra phải thông báo với đối tượng thanh tra về việc kết thúc thanh tra tại nơi tiến hành thanh tra. Tuy nhiên trên thực tế việc tuân thủ pháp luật về thời hạn thanh tra thường không được các cơ quan thanh tra tuân thủ, vì trên thực tế từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải làm việc với Đoàn thanh tra, nghe đối tượng thanh tra giải trình, ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước… nên việc tuân thủ pháp luật về thời hạn này thường không được đáp ứng.
Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu

Điều 221. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

3. Thu hoa lợi, lợi tức.

4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

5. Được thừa kế.

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

8. Trường hợp khác do luật quy định.

Bổ sung án Tham nhũng vào việc Thi hành án trọng điểm.

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS của Tổng cục Thi hành án (THA) dân sự quy định về tiêu chí xác định việc THA dân sự trọng điểm.

thamnhung

 

Ảnh minh họa

Theo đó, bổ sung thêm các tiêu chí mới để xác định việc THA dân sự trọng điểm như sau:

– Việc thi hành các bản án liên quan đến tội phạm về tham nhũng thuộc diện án trọng điểm mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng hoặc Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo.

– Bản án, Quyết định vụ việc cạnh tranh mà cơ quan THA dân sự hoặc đương sự đã có yêu cầu giải thích nhưng cơ quan có thẩm quyền chậm trả lời hoặc có văn bản trả lời nhưng chưa rõ.

– Các việc THA dân sự khác mà Thủ trưởng cơ quan THA dân sự xét thấy cần đưa vào danh sách việc THA dân sự trọng điểm.

 

Quyết định 907/QĐ-TCTHADS có hiệu lực từ ngày 29/8/2016 và thay thế cho Quyết định 813/QĐ-TCTHADS.

Điều 72 Bộ luật dân sự 2015

Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Điều kiện đề nghị xét đặc xá trong trường hợp đặc biệt

TANDTC vừa ban hành Hướng dẫn 330/TANDTC-V1 về xét, đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt cho người bị kết án đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Theo đó, người bị kết án đang được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thuộc 01 trong các trường hợp đặc biệt được đề nghị xét đặc xá phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

+ Có nơi cư trú rõ ràng (có giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội nơi quản lý người bị kết án).

+ Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương nơi cư trú hoặc cơ quan, đơn vị nơi quản lý.

+ Đã chấp hành xong các hình phạt bổ sung như phạt tiền, tiền bồi thường thiệt hại, tiền truy thu, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác.

+ Tính đến ngày 30/11/2016, Quyết định hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Tòa án vẫn đang còn hiệu lực thi hành đối với người bị kết án.

Vụ việc “Sinh viên Luật dùng sách photo bị đình chỉ học ” qua góc nhìn Luật sư

Liên quan đến vụ việc nữ sinh trường Đại học Luật TP.HCM bị áp hình thức xử lý kỷ luật “đình chỉ học 01 năm” vì hành vi mang giáo trình photo vào trường gây xôn xao dư luận trong mấy ngày gần đây, Luật sư có ý kiến như thế nào về vấn đề này?

bb

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, đứng trên phương diện xã hội, và cũng từng là một sinh viên trường luật, tôi cho rằng việc xử lý kỷ luật đối với em sinh viên này là quá nặng. Bởi, đối với một sinh viên luật thì lượng kiến thức tài liệu, văn bản pháp luật…. mà các em cần để thu nạp kiến thức là rất lớn. Trong đó có nhiều văn bản, giáo trình chỉ dùng để tham khảo, sử dụng ít lần. Nhiều sinh viên vì các hoàn cảnh khác nhau mà các em không thể mua toàn bộ lượng văn bản, giáo trình đó bản gốc, như vậy chi phí sẽ rất nhiều đối với sinh viên. Ngoài ra, nhà trường có chính sách giảm giá mua sách cho sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên trên thực tế, việc xác định sinh viên gia đình khó khăn để được miễn giảm tiền mua sách còn rất khó khăn. Hơn thế nữa, việc mượn sách ở thư viện còn một số hạn chế. Khi các em cần tài liệu, văn bản, giáo trình để tham khảo, học tập tại nhà thì lại không có. Đã từng là một sinh viên luật thì tôi rất hiểu và thông cảm cho các em sinh viên về vấn đề này.

Thứ hai, đứng trên phương diện pháp luật, việc nhà trường căn cứ vào quy chế của nhà trường để xử lý kỷ luật như vậy tôi cho rằng là chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, dù quy chế chỉ đặt ra trong phạm vi nhà trường, tuy nhiên cũng phải phù hợp và trong khuôn quy định pháp luật.

cc

Điều 25, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “việc tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân được phép và không phải xin phép

Như vậy, việc photo sách với mục đích học tập của em sinh viên không hề bị pháp luật nghiêm cấm.

Căn cứ Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/04/2016 của Bộ GD&ĐT để xử lý sinh viên.

Tại mục c điều 9 Thông tư có quy định:

Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. “.

Có thể thấy trong trường hơp này, em sinh viên bị xử lý kỷ luật không phạm vào ba lỗi này. Việc nhà trường áp hình thức xử lý kỷ luật như vậy là trái quy định pháp luật.

Kết:

Mặc dù, ý kiến cá nhân đưa ra là như vậy. Tuy nhiên tôi không cổ súy cho việc sinh viên lạm dụng việc sử dụng văn bản, tài liệu photo. Vì việc sử dụng sách, văn bản gốc chính thống chính là thể hiện sự tôn trọng cho người viết sách. Trong trường hợp này, ban lãnh đạo nhà trường nên ngồi lại xem xét vụ việc dưới góc nhìn của những người làm giáo dục. Nhất là trong môi trường giáo dục về luật, phải hướng sinh viên tới việc hiểu và tuân thủ quy định chứ không nên áp chế tài xử lý quá khắt khe, nặng nề gây ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên.

Công ty Luật Minh Bạch.

Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản

Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật