Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 195 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Điều 195. Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Đề xuất sở hữu chung cư có thời hạn: Người đang sở hữu chung cư lâu dài có bị thiệt hại?

Đề xuất về sở hữu chung cư có thời hạn trong Luật Nhà ở (sửa đổi) 2024 đang gây nhiều tranh luận. Theo dự thảo, nhà chung cư sẽ có thời hạn sử dụng tùy thuộc vào hồ sơ thiết kế và thời gian sử dụng thực tế. Khi hết hạn, quyền sở hữu sẽ chấm dứt, nhưng người sở hữu chung cư trước khi luật có hiệu lực vẫn giữ quyền sở hữu như cũ. Quy định này ít ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, nhưng đòi hỏi cần có lộ trình rõ ràng để đảm bảo quyền lợi cho cả người dân và các chủ đầu tư. Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc công ty luật Minh Bạch, nhận định rằng cần có một lộ trình tổng thể, không chỉ sửa đổi Luật Nhà ở mà Bộ Xây dựng cần phối hợp với các bộ khác để trình Chính phủ xây dựng lộ trình sửa đổi toàn diện các luật liên quan, bao gồm cả pháp luật dân sự và pháp luật về đất đai. Đối với vấn đề sở hữu nhà chung cư có thời hạn, cần thiết phải xây dựng một lộ trình rõ ràng cho người dân, để họ biết được quyền lợi và thiệt hại của mình.

Tìm hiểu thêm tại đây 

Vụ tai nạn đường sắt kinh hoàng khiến 6 người thiệt mạng: Trách nhiệm thuộc về ai?

Vào khoảng 5 giờ 20 phút ngày 24/10, xe ô tô Honda CRV di chuyển băng qua đường sắt thuộc địa phận xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội đúng lúc đoàn tàu đang lao tới gây nên vụ va chạm kinh hoàng.

Xe ô tô CRV bao gồm 1 tài xế và 6 người khác đã bị tàu hỏa đâm văng từ nút giao cắt đường sắt ra lề đường Quốc lộ 1A, ban đầu 4 nạn nhân tử vong tại chỗ, sau đó tài xế và 2 nạn nhân còn lại được đưa đi cấp cứu nhưng cho đến nay, hai nạn nhân còn lại cũng đã tử vong.

1_207643-1

Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng 

Theo đó, lái xe tên Quý hiện đang được cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức. Trao đổi với ANTT.VN sáng 25/10, chị Nguyễn Thị Kim Tuyến – chị gái anh Quý cho biết: Sau một ngày được sơ cứu, bệnh nhân Quý chưa tỉnh hẳn nhưng đã bắt đầu có phản ứng hồi tỉnh như động đậy, hơi mở mắt…

Theo chị Tuyến, anh Quý được chẩn đoán ban đầu là gãy 5 xương sườn, bị tụ máu não phần mềm, tràn dịch ổ bụng…

Theo luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Cty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết:

Luật sư: Trần Tuấn Anh - Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)
Luật sư: Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch ( Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội)

“Nếu lái xe còn sống thì sẽ bị xem xét xử lý dấu hiệu của “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Khung hình phạt cho tội này hiện nay là từ 7- 15 năm tù.

Soi chiếu trường hợp cụ thể này, với hậu quả làm chết 6 người là đặc biệt nghiêm trọng (theo quy định là chỉ cần chết từ 3 người trở lên đã được coi là đặc biệt nghiêm trọng) thì rất có thể sẽ bị áp mức kịch khung là 15 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

“Việc lái xe bị thương không phải tình tiết giảm nhẹ. Chỉ có việc tự nguyện khắc phục hậu quả (tức là bồi thường cho người bị thiệt hại) mới là tình tiết giảm nhẹ. Càng bồi thường nhiều thì hình phạt càng giảm. Tuy nhiên nếu sau điều trị, lái xe được chứng minh là mất hoặc giảm khả năng lao động thì hình thức bội thường nạn nhân có thể được xem xét giảm nhẹ”

6 hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

Luật an ninh mạng sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 tới đây, An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo Điều 8 của luật này thì các hành vi sau sẽ bị nghiêm cấm : 

1. Hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội bao gồm:

a) Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 và hành vi quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

b) Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;

c) Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng trái phép các phương tiện thanh toán;

d) Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật;

đ) Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

e) Hành vi khác sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.

4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

=>Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước

Cơ quan thực hiện : Sở y tế nơi đặt nhà máy sản xuất

(theo quy định tại thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm do bộ y tế ban hành)

Hồ sơ bao gồm:

  1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);
  3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợpcông bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:
  5. a) CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.
  6. b) CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Lưu ý : Mỗi sản phẩm mỹ phẩm được công bố trong một Phiếu công bố.   

 

Bị chỉ trích vì mặc đồ phản cảm chơi pickleball, cô gái Nam Định lên tiếng

Một sự việc hi hữu gần đây của một cô gái Nam Định, Trần Ngọc Hiền, bị chỉ trích vì bức ảnh mặc đồ phản cảm trên sân pickleball. Hình ảnh lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng trang phục của cô không phù hợp khi chơi thể thao. Tuy nhiên, chính chủ đã khẳng định đây là ảnh ghép, do bạn bè chỉnh sửa từ ảnh gốc và không có ý định phát tán ra công chúng. Sau khi ảnh chế bị lan truyền, dù đã cố gắng đính chính và yêu cầu gỡ bỏ, nhưng bức ảnh vẫn tiếp tục được chia sẻ, gây mệt mỏi cho cô.

Trao đổi với PV VietNamNet, luật sư Trần Tuấn Anh (Công ty luật Minh Bạch) cho hay, nghị định số 15/2020 quy định việc phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với việc lợi dụng mạng xã hội để thực hiện 1 trong các hành vi như cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín nhân phẩm của tổ chức, cá nhân…

Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa thông tin trái phép lên mạng viễn thông, hành vi xâm phạm quyền tự do và làm nhục người khác.

Đọc thêm tại đây

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

MINH BẠCH HÓA TRONG GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

Theo chương trình lập pháp, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV, Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, đã đóng góp ý kiến cho dự án sửa đổi Luật Đất đai, nhấn mạnh cần chú trọng sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật đất đai và đảm bảo tính minh bạch trong việc giao đất, cho thuê đất, và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Ông cũng nêu ra những hạn chế còn tồn tại trong Luật Đất đai 2013, như sự thiếu thống nhất trong các quy định pháp luật, bất cập trong phân loại đất đai và quy định về giá đất, đồng thời kỳ vọng các sửa đổi sẽ giải quyết triệt để những vấn đề này, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và người dân.

Mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây 

Tài xế bị ném đá vào ôtô có quyền kiện công ty quản lý cao tốc ?

Vụ việc tài xế Bùi Hoàng Ka bị đá văng vỡ kính xe trên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đã khiến anh tốn 12 triệu đồng để thay kính. Anh Ka cảm thấy may mắn khi không bị tai nạn nhưng bối rối vì không biết phải yêu cầu bồi thường từ ai. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công Ty Luật Minh Bạch nhận định, tuy chưa có tiền lệ về các vụ kiện như vậy tại Việt Nam, nhưng về mặt pháp lý, tài xế có quyền yêu cầu bồi thường từ công ty quản lý vận hành và công ty này có thể tiếp tục khởi kiện người thực hiện hành vi ném đá.

Mời bạn đọc thêm tại đây 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng

Bình luận khoa học về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hoại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015

Quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Điểm mới so với BLHS năm 1999

BLHS năm 1999 quy định 04 khoản, BLHS năm 2015 quy định 07 khoản, có nhiều điểm mới cụ thể:

Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”.

Bổ sung các trường hợp phạm tội là người “đang chấp hành hình phạt tù”, “đang bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc”.

Tách các trường hợp phạm tội gây thương tích ở các mức độ khác nhau với các tình tiết tăng nặng định khung tương ứng để quy định mức hình phạt cho phù hợp. Trong đó khoản 2 quy định mức hình phạt tù tối đa từ 07 năm giảm xuống còn 05 năm. Đồng thời bổ sung các tình tiết tăng nặg bổ sung: “Dùng axit sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Điểm mới của tội phạm này sau khi được sửa đổi bổ sung tháng 06/2017 so với BLHS năm 2015

Cấu trúc lại điều luật, sửa từ 07 khoản thành 06 khoản.

Sửa khoản 1: Bỏ 03 tình tiết định khung là gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội 02 lần trở lên, tái phạm nguy hiểm. Điểm a bổ sung cụm từ “Dùng vũ khí, vật liệu nổ”; Điểm 2 thay cụm từ “Sunfuric (H2SO4) bằng cụm từ “nguy hiểm” bỏ cụm từ “gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Điểm k bổ sung cụm từ “bị giữ”. Khoản 2 sửa hình phạt tù tối đa từ 05 năm lên 06 năm. Khoản 3 tăng hình phạt tù cả mức tối thiểu và tối đa (04 năm đến 07 năm thành 05 năm đến 10 năm) và quy định các trường hợp phạm tội cụ thể định khung. Khoản 4 tăng mức phạt tù tối đa từ 12 năm lên 14 năm, quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 5 và khoản 6 gộp lại thành khoản 5, tăng mức phạt tù tối thiểu từ 10 năm lên 12 năm tù và cao nhất đến tù chung thân; Quy định các trường hợp phạm tội cụ thể tăng nặng định khung. Khoản 6 quy định những trường hợp cụ thể chuẩn bị phạm tội.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe. Tội phạm xâm phạm quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện các hành vi tác động vào cơ thể của người khác làm cho người đó bị thương, bị tổn hại sức khỏe. Các hành vi như: Đâm, chém, bắn, đấm đá, đốt cháy, đầu độc, điều khiển để chó cắn nạn nhân, bị tra tấn,… Có trường hợp người phạm tội cưỡng bức người bị hại tự làm tổn hại cho sức khỏe của mình như tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay,…

Hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên bị coi là tội phạm.

Nếu hậu quả tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì cũng coi là tội phạm:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Vũ khí, vật liệu nổ theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017. Hung khí nguy hiểm được hiểu là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm khác. Theo nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 thì “phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của cong người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. Ví dụ: Dùng dao sắc nhọn, dao phay, búa đinh, côn gỗ, thanh sắt mài nhọn, gạch, đá,… gây thương tích cho người khác.
  • Dung axit nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các axit, hóa chất nguy hiểm là những chất có thể phá hủy tế bào cơ thể. Để xác định có phải là axit hoặc hóa chất gì thì phải trưng cầu giám định.
  • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi: Căn cứ vào giấy khai sinh, sổ hộ kh ẩu hoặc chứng minh nhân dân,… để xác định tổi nạn nhân. Phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ: Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của bác sĩ. Người già yếu là người từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó khăn,… Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ như người bị tật ngeuyền, thương binh nặng,…
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình: Ông, bà gồm ông bà nội, ông bà ngoại; Cha mẹ là người đã sinh ra người phạm tội; Cha mẹ nuôi là người nhận người phạm tội làm con nuôi được pháp luật thừa nhận; Người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý, giáo dục như vai trò của bố mẹ mình; Thầy giáo, cô giáo của mình là người trực tiếp giảng dạy mình về văn hóa, chuyên môn, nghề nghiệp,… Về tình tiết “phạm tội đối với thầy giáo, cô giáo của mình”, xem thêm mục 3.3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/05/2006.
  • Có tổ chức là phạm tội có từ hai người trở lên khi thực hiện tội phạm, giữa họ có sự phân công trách nhiệm và câu kết chặt chẽ với nhau.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Để xác định thời gian này cần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê.
  • Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. Phạm tội có tính chất côn đồ là trường hợp thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác, gây thương tích không có nguyên cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhặt, đâm, đánh người dã man,…
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Căn cứ để để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là cấu thành vật chất nên phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra.

3. Chủ thể của tội phạm

Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS. Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015 thì phạm tội thuộc khoản 2, 3, 4, 5 Điều 134 thì bị truy cứu TNHS. Người đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về mọi trường hợp phạm tội này.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

Hình phạt

Khung 1: Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm mà tỷ lệ tổn thương cơ thể nạn nhân từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp phạm tội từ điểm a đến điểm k như phân tích trên.

Khung 2: Quy định hình phạt từ từ 02 năm đến 06 năm thuộc một trong những trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 2 Điều này.

Khung 3: Quy định phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản 3 Điều này.

Khung 4: Quy định phạt tù từ 07 năm đến 17 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 4 Điều này.

Khung 5: Quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Trong các tình tiết tăng nặng cần lưu ý:

Để xác định mức độ gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và có phải thuộc vùng mặt hay không căn cứ vào kết quả giám định pháp y thương tích. Căn cứ để đánh giá mức độ thương tích là kết quả giám định pháp y theo quy định tại Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019  của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám pháp y tâm thần (trước là Thông tư 20/2014/TT-BYT).

Phạm tội dẫn đến chết người là trường hợp ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân nhưng không may nạn nhân chết, việc nạn nhân chết là người ý muốn của người phạm tội. Phải xác định vì bị thương nặng nên nạn nhân chết chứ không phải nguyên nhân nào khác, ở đây cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hậu quả chết người với những thương tích của nạn nhân do người phạm tội gây ra.

Khung 6: Quy định phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

  • Chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Người phạm tội còn có thể bị xem xét về tội liên quan đến hành vi tàng trữ trái phép vũ khí, vật liệu nổ (theo Điều 304, 305, 306).
  • Thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Mẫu công văn giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP.

      TÊN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
——-
              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
                Số: ……………..
     V/v giải trình nhu cầu sử dụng                            người lao động nước ngoài
.                                        ……, ngày…..tháng…..năm……..

 

Kính gửi: ………………………………………………………. (1)

Thông tin về doanh nghiệp/tổ chức: tên doanh nghiệp/tổ chức, địa chỉ, điện thoại, fax, email, website, giấy phép kinh doanh/hoạt động, lĩnh vực kinh doanh/hoạt động, người nộp hồ sơ của doanh nghiệp/t chức để liên hệ khi cần thiết (số điện thoại, email)

Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài như sau:

  1. Vị trí công việc 1: (Lựa chọn 1 trong 4 vị trí công việc: nhà quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật).

– Chức danh công việc: (do doanh nghiệp/tổ chức tự kê khai, ví dụ: kế toán, giám sát công trình v.v…)

– Số lượng (người):

– Thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm):

– Lý do sử dụng người lao động nước ngoài:

  1. Vị trí công việc 2: (nếu có) (Lựa chọn 1 trong 4 vị trí công việc: nhà quản lý/giám đốc điều hành/chuyên gia/lao động kỹ thuật).

– Chức danh công việc: (do doanh nghiệp/tổ chức tự kê khai, ví dụ: kế toán, giám sát công trình v.v…)

– Số lượng (người):

– Thời hạn làm việc từ (ngày/tháng/năm) đến (ngày/tháng/năm):

– Lý do sử dụng người lao động nước ngoài:

  1. Vị trí công việc… (nếu có)

Đề nghị ….(2) xem xét, thẩm định và chấp thuận.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

 

Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:……….

         ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
                (Ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: (1) (2) Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)/Chủ tịch Ủy ban nhân dân tnh, thành phố….

 

Thủ tục thay đổi tên chi nhánh của công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố

Yêu cầu : Không trùng tên với các chi nhánh của công ty khác và theo quy định của pháp luật 

Thành phần hồ sơ : 

  • Biên bản họp của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên của chi nhánh 
  • Quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi tên chi nhánh 
  • Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của chi nhánh 
  •  Giấy đề nghị bổ sung cập nhât thông tin đăng ký 
  • Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nếu không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty đi nộp hồ sơ 
  • Bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đi nộp hồ sơ 

Số lượng hồ sơ : 1 bộ

Thời gian thực hiện : Sau 3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ 

Sau khi đổi tên chi nhánh, tiến hành khắc dấu và thông báo thay đổi sử dụng mẫu con dấu lên thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được tư vấn và hỗ trợ 

Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ ĐẦU TƯ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 38/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ ĐẦU TƯ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 16 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng Điều chỉnh

1. Phạm vi Điều chỉnh:

Nghị định này hướng dẫn về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo; việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo và cơ chế sử dụng ngân sách địa phương đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

2. Đối tượng Điều chỉnh:

a) Nhà đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

c) Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện Nghị định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo (sau đây gọi tắt là đầu tư khởi nghiệp sáng tạo) là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc góp vốn thành lập, mua cổ Phần, Phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo chưa phải là công ty đại chúng.

2. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là quỹ được hình thành từ vốn góp của các nhà đầu tư tư nhân để thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

3. Vốn góp của quỹ là tổng giá trị tài sản do các nhà đầu tư đã góp vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

4. Công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là công ty được thành lập theo pháp luật về doanh nghiệp, có ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Điều 3. Đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Nhà đầu tư quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo các hình thức mà pháp luật không cấm, trong đó bao gồm:

a) Góp vốn thành lập, mua cổ Phần, Phần vốn góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;

b) Thành lập, góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo để thực hiện đầu tư.

2. Doanh nghiệp được sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ và Nghị định này. Doanh nghiệp nhà nước thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.

3. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của số tiền đầu tư là hợp pháp, không vi phạm luật pháp về phòng, chống rửa tiền của Việt Nam và quốc tế.

Điều 4. Doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp có quyền thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Nghị định này.

2. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bổ sung ngành, nghề đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

3. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện bổ sung ngành, nghề đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.

Chương II

QUỸ ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Điều 5. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không có tư cách pháp nhân, do tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn thành lập trên cơ sở Điều lệ quỹ. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không được góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khác.

2. Tài sản góp vốn có thể bằng Đồng Việt Nam, vàng, giá trị quyền sử dụng đất và các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Nhà đầu tư không được sử dụng vốn vay để góp vốn thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

3. Danh Mục và hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bao gồm:

a) Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật;

b) Đầu tư không quá 50% vốn Điều lệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo sau khi nhận đầu tư.

4. Toàn bộ số vốn góp và tài sản của các nhà đầu tư tại quỹ phải được hạch toán độc lập với công ty thực hiện quản lý quỹ.

5. Các nhà đầu tư góp vốn thành lập quỹ tự thỏa thuận về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư và nội dung này phải được quy định tại Điều lệ quỹ và hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có).

Điều 6. Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Điều lệ quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo phải được tất cả nhà đầu tư thông qua.

2. Điều lệ quỹ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên quỹ đầu tư, ngày thành lập, thời hạn hoạt động của quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ;

b) Mục tiêu hoạt động; lĩnh vực đầu tư; nguyên tắc hoạt động; thời hạn hoạt động của quỹ;

c) Vốn góp của quỹ và quy định về tăng, giảm vốn góp của quỹ;

d) Quyền và nghĩa vụ (bao gồm lương, thưởng, phí hoạt động) của công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ; các trường hợp thay đổi công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ;

đ) Quy định về Đại hội nhà đầu tư;

e) Quy định về thẩm quyền quyết định danh Mục đầu tư;

g) Quy định về việc lưu giữ sổ đăng ký nhà đầu tư của quỹ;

h) Quy định về phân chia lợi nhuận;

i) Quy định về giải quyết xung đột lợi ích;

k) Quy định về chế độ báo cáo;

l) Quy định về giải thể, thanh lý quỹ;

m) Quy định về chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư;

n) Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ;

o) Các nội dung khác (nếu có).

3. Phần Mục tiêu hoạt động tại Điều lệ quỹ phải ghi rõ khuyến cáo như sau: Quỹ này nhằm Mục tiêu đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc đầu tư vào quỹ này chỉ phù hợp đối với các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao tiềm tàng từ việc đầu tư của quỹ. Nhà đầu tư vào quỹ này cần cân nhắc kỹ trước khi tham gia góp vốn, quyết định đầu tư.

Điều 7. Tổ chức quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức quản lý theo một trong các mô hình sau:

a) Đại hội nhà đầu tư, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

b) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ hoặc Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

c) Đại hội nhà đầu tư, Ban đại diện quỹ và Giám đốc quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

2. Các nhà đầu tư của quỹ có thể thành lập hoặc thuê công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thành lập quỹ và thông báo bổ sung ngành, nghề quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

3. Hoạt động quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Nghị định này thực hiện theo Điều lệ của quỹ, các hợp đồng ký kết với quỹ (nếu có) và không chịu sự Điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán.

4. Trừ khi Điều lệ quỹ có quy định khác, công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm báo cáo cho Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ định kỳ 03 tháng các thông tin:

a) Thông tin về danh Mục đầu tư của quỹ, bao gồm số tiền đã đầu tư tại từng doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

b) Thông tin về kế hoạch đầu tư, thoái vốn dự kiến (nếu có).

c) Chi phí quản lý, phí thưởng (nếu có) trả cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ và các phí dịch vụ khác được quy định tại Điều lệ quỹ phát sinh trong kỳ báo cáo.

d) Các thông tin khác theo yêu cầu của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ.

5. Việc chuyển nhượng cổ Phần của cổ đông sáng lập tại công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp.

Điều 8. Đại hội nhà đầu tư

1. Đại hội nhà đầu tư gồm tất cả các nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, là cơ quan quyết định cao nhất của quỹ. Đại hội nhà đầu tư quyết định những nội dung sau:

a) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ, hợp đồng với công ty thực hiện quản lý quỹ;

b) Thay đổi chính sách, Mục tiêu đầu tư của quỹ; thay thế công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ;

c) Giải thể quỹ; tăng, giảm vốn góp của quỹ; gia hạn thời hạn hoạt động của quỹ;

d) Quyết định các hợp đồng, giao dịch theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;

đ) Thông qua việc lựa chọn tổ chức kiểm toán được chấp thuận để kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm của quỹ, tổ chức định giá độc lập (nếu có); thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo về tài sản và hoạt động hàng năm của quỹ;

e) Xem xét và xử lý vi phạm của công ty thực hiện quản lý quỹ gây tổn thất cho quỹ;

g) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ quỹ.

2. Quyết định của Đại hội nhà đầu tư được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Mỗi nhà đầu tư có số phiếu biểu quyết tương ứng với tỷ lệ vốn góp vào quỹ.

3. Đại hội nhà đầu tư được tổ chức theo quy định tại Điều lệ quỹ.

4. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm triệu tập họp bất thường Đại hội nhà đầu tư theo yêu cầu của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ, nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư sở hữu trên 10% tổng số vốn góp trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ quỹ trong các trường hợp sau:

a) Có căn cứ xác thực về việc công ty thực hiện quản lý quỹ vi phạm quyền của nhà đầu tư, hoặc nghĩa vụ của công ty thực hiện quản lý quỹ hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền quy định tại Điều lệ quỹ hoặc được giao bởi Đại hội nhà đầu tư, gây tổn thất cho quỹ;

b) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.

5. Việc tổ chức họp bất thường Đại hội nhà đầu tư được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công ty thực hiện quản lý quỹ nhận được yêu cầu triệu tập họp bất thường Đại hội nhà đầu tư. Chậm nhất 15 ngày trước khi diễn ra cuộc họp Đại hội nhà đầu tư, công ty thực hiện quản lý quỹ phải gửi toàn bộ Chương trình, nội dung họp và các tài liệu có liên quan tới tất cả các nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do và Mục tiêu của cuộc họp.

6. Trường hợp công ty thực hiện quản lý quỹ không triệu tập họp Đại hội nhà đầu tư như quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này thì công ty thực hiện quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với quỹ (nếu có).

Điều 9. Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ

1. Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ do Đại hội nhà đầu tư bầu ra để đại diện cho các nhà đầu tư. Quyền và nghĩa vụ của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ được quy định tại Điều lệ quỹ.

2. Quyết định của Ban đại diện quỹ được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp, hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quy định tại Điều lệ quỹ. Mỗi thành viên Ban đại diện quỹ có một phiếu biểu quyết ngang nhau.

3. Trừ khi Điều lệ quỹ có quy định khác, Ban đại diện, Giám đốc quỹ có nhiệm vụ:

a) Kiểm tra tính tuân thủ, hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong hoạt động của công ty thực hiện quản lý quỹ;

b) Thẩm định tính đầy đủ, hợp pháp và trung thực của các báo cáo do công ty thực hiện quản lý quỹ gửi;

c) Rà soát, kiểm tra và đánh giá hiệu quả của công ty thực hiện quản lý quỹ, quản lý rủi ro và cảnh báo cho các nhà đầu tư.

Điều 10. Giao dịch phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua và việc thông báo các lợi ích liên quan

1. Các giao dịch sau đây của quỹ phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua trước khi thực hiện:

a) Giao dịch giữa quỹ với doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đó là người có liên quan với nhà đầu tư góp vốn từ 35% tổng vốn góp của quỹ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ quỹ. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có quyền lợi liên quan không được biểu quyết. Hợp đồng, giao dịch được chấp thuận khi có số nhà đầu tư đại diện cho tối thiểu 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại đồng ý;

b) Giao dịch khác theo quy định tại Điều lệ quỹ.

2. Trường hợp Điều lệ quỹ không có quy định khác, công ty thực hiện quản lý quỹ phải thông báo cho Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ trong vòng 07 ngày kể từ ngày phát sinh, đồng thời thông báo cho Đại hội nhà đầu tư tại cuộc họp thường niên các thông tin sau đây:

a) Danh sách của những người có liên quan với công ty thực hiện quản lý quỹ;

b) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp mà thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty thực hiện quản lý quỹ có sở hữu Phần vốn góp hoặc cổ Phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu Phần vốn góp hoặc cổ Phần đó.

3. Người có liên quan được xác định theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp.

Điều 11. Thông báo thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được thành lập, công ty thực hiện quản lý quỹ phải gửi thông báo theo Mẫu số 01a và 01b tại Phụ lục kèm theo Nghị định này về việc thành lập quỹ tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trước khi quỹ hoạt động. Thông báo kèm các tài liệu sau:

a) Điều lệ quỹ;

b) Hợp đồng thuê công ty thực hiện quản lý quỹ (nếu có);

c) Giấy xác nhận của ngân hàng về quy mô vốn đã góp;

d) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước đối với nhà đầu tư là cá nhân; quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức;

đ) Biên bản họp và quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc của chủ sở hữu phù hợp với quy định tại Điều lệ công ty của nhà đầu tư là tổ chức góp vốn về việc tham gia góp vốn vào quỹ, về việc cử người đại diện Phần vốn góp theo ủy quyền kèm theo hồ sơ cá nhân của người này.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của thông báo và các tài liệu kèm theo trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.

3. Trường hợp thông báo và các tài liệu kèm theo là hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh có văn bản gửi công ty thực hiện quản lý quỹ về việc thành lập quỹ hợp lệ. Trường hợp thông báo và tài liệu kèm theo không hợp lệ theo quy định tại Nghị định này thì cơ quan đăng ký kinh doanh gửi văn bản cho công ty thực hiện quản lý quỹ biết và phải nêu rõ lý do, các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo thành lập quỹ hợp lệ, công ty thực hiện quản lý quỹ công bố thông tin về việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (sau đây gọi chung là cổng thông tin điện tử) của công ty thực hiện quản lý quỹ và gửi bản sao thông báo thành lập quỹ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ chỉ được hoạt động sau khi thông tin của quỹ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Công ty thực hiện quản lý quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của nội dung thông báo thành lập quỹ và các tài liệu kèm theo. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của thông báo thành lập quỹ và các tài liệu kèm theo, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của công ty thực hiện quản lý quỹ và các nhà đầu tư.

6. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau, với công ty thực hiện quản lý quỹ hoặc với tổ chức, cá nhân khác.

7. Các thay đổi sau đây phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty thực hiện quản lý quỹ đặt trụ sở chính để công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Tăng, giảm vốn góp của quỹ; gia hạn thời gian hoạt động của quỹ; thanh lý, giải thể quỹ; chuyển nhượng Phần vốn góp giữa các nhà đầu tư của quỹ.

Điều 12. Tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Việc tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tuân thủ các quy định sau:

a) Điều lệ quỹ có quy định việc tăng, giảm vốn góp của quỹ;

b) Việc tăng, giảm vốn góp của quỹ đã được Đại hội nhà đầu tư quỹ thông qua.

2. Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tăng vốn bằng hình thức huy động thêm từ các nhà đầu tư hiện hữu, hoặc huy động vốn từ các nhà đầu tư mới. Trong trường hợp này, số lượng nhà đầu tư của quỹ vẫn phải đảm bảo theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

3. Trong trường hợp giảm vốn, tài sản phân bổ cho các nhà đầu tư có thể là tiền hoặc các tài sản khác theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư quỹ. Công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm phân bổ tài sản một cách công bằng tương ứng với tỷ lệ vốn góp của mỗi nhà đầu tư. Việc chuyển tên, đăng ký sở hữu tài sản cho các nhà đầu tư, nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Trong thời hạn 07 ngày sau khi hoàn tất việc tăng, giảm vốn góp của quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc tăng, giảm vốn góp của quỹ như sau:

a) Thông báo việc tăng, giảm vốn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;

b) Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư về việc tăng, giảm vốn và các tài liệu liên quan;

c) Điều lệ quỹ sửa đổi;

d) Biên bản thỏa thuận góp vốn và danh sách các nhà đầu tư góp vốn, số vốn góp, tỷ lệ sở hữu vốn góp trước và sau khi tăng, giảm vốn góp của quỹ;

đ) Giấy chứng nhận của công ty thực hiện quản lý quỹ về Phần vốn đã góp thêm, danh Mục tài sản góp vào quỹ. Trường hợp giảm vốn: Giấy xác nhận của công ty thực hiện quản lý quỹ về việc phân bổ tài sản cho từng nhà đầu tư, trong đó nêu rõ danh Mục tài sản đã phân bổ cho nhà đầu tư.

5. Trình tự thông báo tăng, giảm vốn góp của quỹ, trách nhiệm của công ty thực hiện quản lý quỹ, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện tương tự trình tự thông báo thành lập quỹ quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này.

Điều 13. Thông báo gia hạn thời gian hoạt động quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ thực hiện theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư của quỹ.

2. Trong thời hạn ít nhất 15 ngày, trước khi quỹ kết thúc thời hạn hoạt động, công ty thực hiện quản lý quỹ thông báo cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ. Thông báo về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ bao gồm các tài liệu sau:

a) Thông báo về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ theo quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục kèm theo Nghị định này;

b) Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư của quỹ về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ, trong đó nêu rõ thời gian gia hạn hoạt động của quỹ;

c) Chi tiết danh Mục đầu tư và báo cáo giá trị tài sản ròng của quỹ tại ngày định giá gần nhất tính tới ngày nộp hồ sơ gia hạn;

d) Các thay đổi về nhà đầu tư, Điều lệ quỹ (nếu có).

3. Trình tự thông báo gia hạn quỹ, trách nhiệm của công ty thực hiện quản lý quỹ, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện tương tự trình tự thông báo thành lập quỹ quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này.

Điều 14. Giải thể quỹ

1. Việc thanh lý, giải thể quỹ được tiến hành trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ;

b) Đại hội nhà đầu tư quyết định giải thể quỹ trước khi kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ quỹ;

c) Công ty thực hiện quản lý quỹ bị giải thể, phá sản, hoặc bị thu hồi Giấy đăng ký doanh nghiệp mà ban đại diện quỹ không xác lập được công ty thực hiện quản lý quỹ thay thế trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày phát sinh sự kiện;

d) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ quỹ.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quỹ giải thể theo quy định tại điểm b, c, d Khoản 1 Điều này, hoặc 03 tháng trước ngày tiến hành giải thể quỹ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này, công ty thực hiện quản lý quỹ triệu tập Đại hội nhà đầu tư để thông qua phương án giải thể quỹ.

3. Đại hội nhà đầu tư có quyền chỉ định một tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, giám sát toàn bộ hoạt động thanh lý, định giá, thẩm định lại việc định giá và phân phối tài sản của quỹ cho nhà đầu tư; hoặc duy trì hoạt động của Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ đương nhiệm để thực hiện việc giám sát quá trình thanh lý và phân phối tài sản quỹ.

4. Công ty thực hiện quản lý quỹ chịu trách nhiệm thực hiện việc thanh lý, phân chia tài sản cho nhà đầu tư theo phương án đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua.

5. Đại hội nhà đầu tư thống nhất ngày giải thể quỹ. Kể từ ngày giải thể quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ không được:

a) Thực hiện các hoạt động đầu tư, giao dịch mua các tài sản cho quỹ;

b) Tặng, cho tài sản của quỹ cho tổ chức, cá nhân khác;

c) Thực hiện các giao dịch khác với Mục đích tẩu tán tài sản của quỹ.

6. Tài sản của quỹ đang giải thể bao gồm:

a) Tài sản và quyền về tài sản mà quỹ có tại thời điểm quỹ buộc phải giải thể;

b) Các Khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà quỹ sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước thời điểm quỹ buộc phải giải thể.

7. Tiền thu được từ thanh lý tài sản quỹ và các tài sản còn lại được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;

b) Các Khoản phải trả cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ các Khoản phải trả khác và chi phí giải thể quỹ. Trong trường hợp quỹ buộc phải giải thể theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này, quỹ không phải thanh toán cho công ty thực hiện quản lý quỹ, Ban đại diện quỹ, Giám đốc quỹ các Khoản phí theo hợp đồng kể từ ngày phát sinh sự kiện;

c) Phần tài sản còn lại được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư vào quỹ.

8. Kết quả thanh lý tài sản của quỹ phải được xác nhận bởi công ty thực hiện quản lý quỹ và thông qua bởi Ban đại diện quỹ hoặc Giám đốc quỹ thực hiện việc giám sát quá trình thanh lý tài sản.

Điều 15. Trình tự thông báo giải thể quỹ

1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Đại hội nhà đầu tư thông qua việc giải thể quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ phải thông báo việc giải thể quỹ cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở theo Mẫu số 04 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

2. Thông báo việc thanh lý, giải thể quỹ bao gồm các tài liệu sau:

a) Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội nhà đầu tư về việc giải thể quỹ, kèm theo phương án, lộ trình thanh lý và phân phối tài sản đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua, trong đó nêu rõ nguyên tắc xác định giá trị tài sản tại ngày giải thể và thời gian quỹ thanh lý tài sản phù hợp với quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ và sổ tay định giá; phương thức phân phối tài sản cho nhà đầu tư và cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về hoạt động thanh lý và phân phối tài sản;

b) Cam kết bằng văn bản được ký bởi đại diện theo pháp luật của công ty thực hiện quản lý quỹ về việc chịu trách nhiệm hoàn tất các thủ tục thanh lý tài sản để giải thể quỹ.

3. Trình tự thông báo thanh lý, giải thể quỹ, trách nhiệm của công ty thực hiện quản lý quỹ, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện tương tự trình tự thông báo thành lập quỹ quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 11 Nghị định này.

4. Hoạt động thanh lý tài sản, thời hạn thanh lý tài sản của quỹ thực hiện theo phương án giải thể đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua, nhưng không quá 01 năm, kể từ ngày công bố bản thông báo về việc giải thể quỹ. Trong thời gian quỹ đang thanh lý tài sản để giải thể, phí quản lý, phí giám sát và các chi phí khác được thu theo biểu phí đã được Đại hội nhà đầu tư thông qua. Sau ngày giải thể quỹ, định kỳ hàng tháng, công ty thực hiện quản lý quỹ cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về mức thanh toán trên một Phần vốn góp, chi phí phát sinh trong kỳ, giá trị tài sản ròng còn lại của quỹ và giá trị tài sản phân phối cho nhà đầu tư. Thông báo gửi cho nhà đầu tư phải được cung cấp cho cơ quan đăng ký kinh doanh để theo dõi, giám sát.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất việc giải thể quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ có trách nhiệm công bố thông tin về việc hoàn tất thanh lý, phân phối và giải thể quỹ trên cổng thông tin điện tử của công ty thực hiện quản lý quỹ, đồng thời thông báo kết quả giải thể quỹ cho cơ quan đăng ký kinh doanh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

6. Trường hợp thông báo kết quả giải thể không chính xác, có tài liệu giả mạo, công ty thực hiện quản lý quỹ, những tổ chức, cá nhân có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày báo cáo kết quả giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Điều 16. Phân chia lợi tức của quỹ

1. Nhà đầu tư được nhận lợi tức từ quỹ theo chính sách phân phối lợi nhuận quy định tại Điều lệ quỹ và phương án phân chia đã được Đại hội nhà đầu tư gần nhất thông qua. Việc chi trả lợi tức quỹ bảo đảm nguyên tắc:

a) Quỹ chỉ được chia lợi tức cho các nhà đầu tư khi đầu tư kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Phù hợp với chính sách phân chia lợi tức quy định tại Điều lệ quỹ;

c) Mức chi trả lợi tức do Đại hội nhà đầu tư quyết định, phù hợp với Mục tiêu đầu tư, các quy định tại Điều lệ quỹ về chính sách phân chia lợi nhuận của quỹ.

2. Tối thiểu 15 ngày trước khi phân phối lợi tức, công ty thực hiện quản lý quỹ phải thông báo đến địa chỉ đăng ký của nhà đầu tư.

Điều 17. Chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư

1. Trừ trường hợp Điều lệ quỹ hoặc pháp luật có quy định khác, nhà đầu tư góp vốn vào quỹ được tự do chuyển nhượng Phần vốn góp tại quỹ. Việc chuyển nhượng một Phần hay toàn bộ Phần vốn góp tại quỹ phải bảo đảm sau khi chuyển nhượng, số lượng nhà đầu tư của quỹ vẫn đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn tất giao dịch, công ty thực hiện quản lý quỹ thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư như sau:

a) Thông báo về việc chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư theo Mẫu số 05 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ thông tin về các bên giao dịch, tỷ lệ sở hữu của các bên (trước và sau khi giao dịch), giá trị giao dịch;

b) Bản sao hợp đồng chuyển nhượng của các nhà đầu tư có xác nhận của công ty thực hiện quản lý quỹ.

Điều 18. Báo cáo, kiểm tra hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

1. Trước 15/01 hàng năm, doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo có trách nhiệm gửi báo cáo hoạt động theo Mẫu số 06 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để công bố trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với công ty thực hiện quản lý quỹ về những nội dung trong thông báo thành lập quỹ, thay đổi quỹ và các tài liệu khác về quỹ quy định tại Nghị định này.

Điều 19. Chế độ kế toán và tài chính

1. Chế độ kế toán của doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được thực hiện theo quy định của pháp luật về kế toán.

2. Việc chuyển vốn đầu tư, lợi nhuận vào và ra khỏi lãnh thổ Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và quản lý ngoại hối.

Chương III

CƠ CHẾ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ĐẦU TƯ VÀO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Điều 20. Quy định về sử dụng ngân sách địa phương đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo

1. Căn cứ vào Điều kiện ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trình Hội đồng nhân dân cùng cấp giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương có chức năng đầu tư tài chính để thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

2. Trường hợp tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tổ chức và hoạt động theo mô hình quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thì việc giao nhiệm vụ và hỗ trợ vốn Điều lệ cho quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách phải đáp ứng quy định tại Khoản 11 Điều 8 Luật ngân sách nhà nước.

3. Trường hợp tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp thì việc bổ sung vốn Điều lệ phải đáp ứng quy định tại Điều 4, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

4. Nguyên tắc đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

5. Tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu khi thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

6. Thông tin về hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sử dụng ngân sách địa phương phải công khai trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện.

Điều 21. Lựa chọn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cùng đầu tư

1. Tổ chức tài chính nhà nước của địa phương lựa chọn quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cùng đầu tư đảm bảo tối thiểu các Điều kiện sau:

a) Có cam kết cùng với tổ chức tài chính nhà nước của địa phương đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo;

b) Tối thiểu 01 năm kinh nghiệm thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;

c) Có khả năng tự trang trải chi phí khi tham gia thực hiện đầu tư;

d) Các Điều kiện khác (nếu có).

2. Hằng năm, tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tiến hành đánh giá, Điều chỉnh và công bố danh sách các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo được lựa chọn trên cổng thông tin điện tử của tổ chức tài chính nhà nước của địa phương và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 22. Doanh nghiệp nhận đầu tư

1. Doanh nghiệp nhận đầu tư từ tổ chức tài chính nhà nước của địa phương là doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Hoạt động trong các lĩnh vực mà địa phương ưu tiên phát triển.

b) Phải được ít nhất một trong các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Điều 21 Nghị định này lựa chọn để đầu tư.

2. Định kỳ hàng quý, tổ chức tài chính nhà nước của địa phương cập nhật, công bố danh sách các doanh nghiệp nhận đầu tư trên cổng thông tin điện tử cửa tổ chức tài chính nhà nước của địa phương và của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 23. Hình thức và phương thức đầu tư

1. Các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo quy định tại Điều 21 Nghị định này tiến hành đánh giá và đề xuất phương án lựa chọn các doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, gửi tổ chức tài chính nhà nước của địa phương để xem xét, quyết định cùng đầu tư.

2. Trường hợp tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp nhà nước thì trình tự, thủ tục đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quản lý Phần vốn góp thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 30 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

3. Trường hợp tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tổ chức và hoạt động theo mô hình quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thì trình tự, thủ tục đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quản lý Phần vốn góp thực hiện theo quy định về tổ chức và hoạt động của quỹ đó và Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

4. Quyết định đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo từ nguồn vốn của các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo không phụ thuộc vào quyết định đầu tư của tổ chức tài chính nhà nước của địa phương.

5. Khoản vốn đầu tư từ tổ chức tài chính nhà nước của địa phương cho một doanh nghiệp nhận đầu tư quy định tại Điều 22 Nghị định này không vượt quá 30% tổng vốn đầu tư mà doanh nghiệp đó huy động được từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cùng đầu tư.

Điều 24. Thời hạn đầu tư

Thời hạn đầu tư từ ngân sách địa phương tối đa là 05 năm kể từ thời điểm đầu tư. Thời điểm đầu tư là ngày ký kết hợp đồng đầu tư giữa tổ chức tài chính nhà nước của địa phương với doanh nghiệp nhận đầu tư.

Điều 25. Chuyển nhượng vốn đầu tư

1. Trong thời hạn 05 năm kể từ thời điểm đầu tư, tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tiến hành chuyển nhượng cổ Phần, Phần vốn góp tại doanh nghiệp nhận đầu tư cho nhà đầu tư tư nhân. Ưu tiên chuyển nhượng vốn cho quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo cùng đầu tư, cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp nhận đầu tư.

2. Việc chuyển nhượng Khoản đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

3. Toàn bộ giá trị thu được từ chuyển nhượng vốn, sau khi trừ các chi phí chuyển nhượng, nghĩa vụ thuế (nếu có), phải nộp về ngân sách nhà nước.

Điều 26. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro

Tổ chức tài chính nhà nước của địa phương phải trích lập quỹ dự phòng đối với Khoản đầu tư theo quy định về cơ chế quản lý tài chính đối với tổ chức tài chính nhà nước của địa phương.

Điều 27. Đánh giá thực hiện đầu tư

Tổ chức tài chính nhà nước của địa phương tổ chức đánh giá kết quả thực hiện hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo sử dụng ngân sách địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điều 31 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo dõi, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định này khi cần thiết.

Điều 29. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Hướng dẫn hạch toán kế toán cho doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo khi có vướng mắc phát sinh trong quá trình hoạt động.

Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại địa phương; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

2. Thực hiện công khai ngân sách địa phương sử dụng cho hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và chịu trách nhiệm về những vi phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật khi giao cho tổ chức tài chính nhà nước của địa phương thực hiện đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

3. Báo cáo định kỳ hằng năm và đột xuất gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính về kết quả và tình hình hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Nghị định này.

4. Kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo từ ngân sách địa phương; kiến nghị bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách cho hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Điều 31. Trách nhiệm của tổ chức tài chính nhà nước của địa phương

1. Thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Phần vốn từ ngân sách địa phương đầu tư tại các công ty khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

2. Kiến nghị những giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Điều 32. Trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo nhận đầu tư

1. Cung cấp thông tin trung thực trong quá trình huy động vốn đầu tư.

2. Sử dụng vốn đầu tư một cách cẩn trọng, theo đúng quy định tại các hợp đồng đã ký kết với nhà đầu tư.

Điều 33. Điều Khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, Chính phủ rà soát, chỉnh sửa Nghị định khi thấy cần thiết.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Giám đốc các tổ chức tài chính nhà nước của địa phương, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


Nơi nhận:– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán nhà nước;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: VT, ĐMDN (2b).KN
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

PHỤ LỤC

CÁC MẪU VĂN BẢN SỬ DỤNG TRONG THÔNG BÁO THÀNH LẬP VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
(Kèm theo Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ)

STT Danh Mục
Mẫu số 01a Thông báo về việc thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Mẫu số 01b Danh sách nhà đầu tư góp vốn vào quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Mẫu số 02 Thông báo về việc tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Mẫu số 03 Thông báo về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Mẫu số 04 Thông báo về việc giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo
Mẫu số 05 Thông báo về việc chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư
Mẫu số 06 Báo cáo về hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Mẫu số 01a

TÊN CÔNG TY THỰC HIỆN
QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……………… …………, ngày ….. tháng ….. năm …..

THÔNG BÁO

Về việc thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố ……………………..

Tên doanh nghiệp (ghi họ tên bằng chữ in hoa): ……………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):    

Thông báo về việc thành lập Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo do công ty thực hiện quản lý với nội dung như sau:

1. Tên Quỹ:

Tên quỹ viết bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ in hoa): ……………………………………………………

Tên quỹ viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ……………………………………………………………

Tên quỹ viết tắt (nếu có): ………………………………………………………………………………………..

2. Địa chỉ trụ sở chính:

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: …………………………………………………..

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………………………………………………………………………….

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …………………………………………………………………

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………………………………. Fax: ………………………………………

Email:………………………………………………………………….. Website: …………………………………

3. Lĩnh vực đầu tư1 (ghi tên và mã theo ngành cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam):

STT Tên ngành Mã ngành
     

4. Vốn góp của quỹ (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có):

……………………………………………………………………………………………………………………………..  

5. Nguồn vốn góp của quỹ:

Loại nguồn vốn Tỷ lệ (%) Số tiền (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có)
Vốn trong nước    
Vốn nước ngoài    
Vốn khác    
Tổng cộng    

6. Danh sách nhà đầu tư của quỹ: (kê khai theo mẫu): Gửi kèm

7. Ban đại diện quỹ (kê khai nếu có):

– Họ và tên (ghi bằng chữ in hoa): ………………………………………………………. Giới tính:……

Sinh ngày: ……./…. / ………Dân tộc: …………………….. Quốc tịch: ………………………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: …………………………………………………………

Ngày cấp: ……./…. / ……… Nơi cấp: ……………………………………………………………………….

Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND/CCCD): ………………………………..

Số giấy chứng thực cá nhân: …………………………………………………………………………………..

Ngày cấp: ……./…. / ……… Ngày hết hạn: ……./…. / ……… Nơi cấp: ………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: …………………………………………………..

Xã/Phường/Thị trấn: ………………………………………………………………………………………………

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: …………………………………………………………………

Tỉnh/Thành phố: …………………………………………………………………………………………………….

Quốc gia: ………………………………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện tại:

Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/xóm/ấp/thôn: ……………………………………………………

Xã/Phường/Thị trấn: ……………………………………………………………………………………………….

Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh: ………………………………………………………………….

Tỉnh/Thành phố: ………………………………………………………………………………………………………

Quốc gia: ………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………………………………………………… Fax: …………………………….

Email: ………………………………………………………………………… Website: …………………………….

(Kê khai tương tự với Thành viên ban đại diện quỹ tiếp theo)

8. Giám đốc quỹ (kê khai nếu có)2:

(Kê khai tương tự thông tin như Thành viên ban đại diện quỹ)

9. Thông tin chi tiết:

Thời điểm bắt đầu hoạt động: ………………………………………………………………………………….

Thời hạn hoạt động của quỹ:………………………………………………….. đến ……/ ……/ ……….

Tổng số nhà đầu tư: ………………………………………………………………………………………………..

Tài Khoản ngân hàng: ……………………………………………………………………………………………..

Công ty …………………(tên công ty thực hiện quản lý quỹ) cam kết:

– Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo ……….(ghi tên Quỹ) thuộc quản lý, Điều hành hợp pháp của Công ty …………………..(tên công ty thực hiện quản lý quỹ) và được hoạt động đúng Mục đích theo quy định của pháp luật;

– Chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này và các tài liệu kèm theo.

Các giấy tờ gửi kèm:
– Danh sách nhà đầu tư của quỹ;
– Điều lệ quỹ;
-…………………………..
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký và ghi họ tên)3

________________

1 – Quỹ có quyền tự do đầu tư trong những ngành, nghề mà luật không cấm;

– Các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật đầu tư.

2 Ghi thông tin của tất cả người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn 01 người đại diện theo pháp luật.

3 Người đại diện theo pháp luật của công ty ký trực tiếp vào Phần này.

Mẫu số 01b

DANH SÁCH NHÀ ĐẦU TƯ GÓP VỐN VÀO QUỸ ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

STT Tên nhà đầu tư Ngày, tháng, năm sinh đối với nhà đầu tư là cá nhân Giới tính Quốc tịch Dân tộc Chỗ ở hiện tại đối với nhà đầu tư là cá nhân i đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân; địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Số, ngày, cơ quan cấp chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc các giấy chứng nhận tương đương) đối với doanh nghiệp; Quyết định thành lập đối với tổ chức Vốn góp Thời điểm góp vốn Chữ ký của nhà đầu tư Ghi chú3
Giá trị Phần vốn, góp1 (bằng số; VNĐ) Tỷ lệ (%) Loại tài sản, số lượng, giá trị tài sản góp vốn2    
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
                             
  ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký và ghi họ tên)

__________________

1 Ghi tổng giá trị Phần vốn góp của từng nhà đầu tư.

2 Loại tài sản góp vốn bao gồm:

– Tiền Việt Nam

– Ngoại tệ tự do chuyển đổi

– Vàng

– Giá trị quyền sử dụng đất

– Tài sản khác

3 Phòng Đăng ký kinh doanh xem xét ghi các nội dung Ghi chú theo đề nghị của doanh nghiệp.

Mẫu số 02

TÊN CÔNG TY THỰC HIỆN
QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……………… …………, ngày ….. tháng ….. năm …..

THÔNG BÁO

Về việc tăng, giảm vốn góp của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố…………….

Tên doanh nghiệp (ghi tên bằng chữ in hoa): ……………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):    
là công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (ghi tên bằng chữ in hoa):

…………………………………. thành lập theo Thông báo số ……………ngày ………………………

Thông báo về việc tăng, giảm vốn góp của quỹ như sau:

1. Vốn góp của quỹ trước khi tăng, giảm: …………………………………………………………………

2. Vốn góp mới của quỹ: ………………………………………………………………………………………..

3. Thời điểm thay đổi vốn: ……………………………………………………………………………………..

4. Danh sách các nhà đầu tư của quỹ sau khi chuyển nhượng: kèm theo (kê khai theo mẫu tương ứng quy định tại Mẫu số 01b).

Công ty ……………………(tên công ty thực hiện quản lý quỹ) cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này và các tài liệu kèm theo./.

Các giấy tờ gửi kèm:
– Danh sách nhà đầu tư của quỹ sau khi thay đổi;
-………………
-………………
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi họ tên và đóng dấu)

Mẫu số 03

TÊN CÔNG TY THỰC HIỆN
QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……………… …………, ngày ….. tháng ….. năm …..

THÔNG BÁO

Về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố………………………..

Tên doanh nghiệp (ghi tên bằng chữ in hoa): ……………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):    
là công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (ghi tên bằng chữ in hoa):

………………………thành lập theo Thông báo số ………………ngày …………………………..

Thông báo về việc gia hạn thời gian hoạt động của quỹ như sau:

– Thời điểm bắt đầu hoạt động: ……………………………………………………………………………….

– Thời hạn hoạt động trước khi gia hạn: ……………………………………………………………………

– Gia hạn thời gian hoạt động đến: ………../ ………./ ………..

– Lý do gia hạn: ……………………………………………………………………………………………………..

Công ty ……………… (tên công ty thực hiện quản lý quỹ) cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này và các tài liệu kèm theo.

Các giấy tờ gửi kèm:
-………………
-………………
-………………
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, và ghi họ tên)

Mẫu số 04

TÊN CÔNG TY THỰC HIỆN
QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……………… ..……, ngày ….. tháng ….. năm …..

THÔNG BÁO

Về việc giải thể quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố ………………

Tên doanh nghiệp (ghi tên bằng chữ in hoa):…………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):    
là công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (ghi tên bằng chữ in hoa):

…………………………………….. thành lập theo số ……………Thông báo ngày ………………….

Thông báo về việc giải thể quỹ như sau:

Trường hợp thông báo sau khi Đại hội nhà đầu tư thông qua việc giải thể quỹ, công ty thực hiện quản lý quỹ thông báo như sau:

Kính đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng quỹ đang làm thủ tục thanh lý, giải thể, đăng tải quyết định giải thể và phương án giải thể của quỹ (nếu có) trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Công ty (tên công ty thực hiện quản lý quỹ) …….cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này và các tài liệu kèm theo.

Trường hợp việc giải thể quỹ được hoàn tất, công ty thực hiện quản lý quỹ thông báo như sau:

Quỹ đã hoàn tất việc thanh lý, phân phối và giải thể quỹ theo quy định tại Điều 14 và 15 Nghị định quy định chi tiết về đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Kính đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của quỹ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể.

Công ty (tên công ty thực hiện quản lý quỹ)……….. cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này./.

Các giấy tờ gửi kèm:
-………………
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, và ghi họ tên)

Mẫu số 05

TÊN CÔNG TY THỰC HIỆN
QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……………… …………, ngày ….. tháng ….. năm …..

THÔNG BÁO

Về việc chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố ………………..

Tên doanh nghiệp (ghi tên bằng chữ in hoa): ……………………………………………………………

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …………………………………………………………………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):    
là công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (ghi tên bằng chữ in hoa):

……………………………….. thành lập theo Thông báo số ………ngày ………………………………

Thông báo về việc chuyển nhượng Phần vốn góp của các nhà đầu tư như sau:

1. Bên chuyển nhượng:

(Kê khai các thông tin về nhà đầu tư chuyển nhượng Phần vốn góp)

– Số vốn chuyển nhượng: (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có): ……tương ứng….% tổng số vốn góp của quỹ.

– Số vốn còn lại tại quỹ sau khi chuyển nhượng: (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có): ….tương ứng….% tổng số vốn góp của quỹ.

2. Bên nhận chuyển nhượng:

(Kê khai các thông tin về nhà đầu tư nhận chuyển nhượng Phần vốn góp)

– Số vốn tại quỹ sau khi chuyển nhượng: (bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có): ….tương ứng….% tổng số vốn góp của quỹ.

3. Thời điểm chuyển nhượng: ………………………………………………………………………………

4. Danh sách các nhà đầu tư của quỹ sau khi chuyển nhượng: kèm theo

(Đối với nhà đầu tư có giá trị vốn góp không thay đổi, trong danh sách nhà đầu tư không bắt buộc phải có chữ ký của nhà đầu tư đó).

Công ty …………….(tên công ty thực hiện quản lý quỹ) cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này và các tài liệu kèm theo./.

Các giấy tờ gửi kèm:
– Bản sao hợp đồng chuyển nhượng;
– Danh sách nhà đầu tư của quỹ sau khi thay đổi theo Mẫu số 01b Phụ lục;
-………………
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, và ghi họ tên)

Mẫu số 06

TÊN CÔNG TY THỰC HIỆN QUẢN LÝ
QUỸ ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO/ CÔNG TY CÓ HOẠT ĐỘNG
ĐẦU TƯ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ……………… …………, ngày ….. tháng ….. năm …..

BÁO CÁO

Về hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

Kính gửi: Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tên doanh nghiệp (ghi tên bằng chữ in hoa): …………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ……………………………………………………………………………..

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):    
là công ty thực hiện quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (ghi tên bằng chữ in hoa):

………………………………………………thành lập theo Thông báo số …………………………… ngày …………/là doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Công ty xin báo cáo tình hình hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo của quỹ/doanh nghiệp trong năm trước liền kề như sau:

1. Kỳ báo cáo: Từ ngày…tháng….năm….đến ngày…tháng….năm….

2. Vốn góp của quỹ/Tổng số vốn cam kết sử dụng đầu tư khởi nghiệp sáng tạo (nếu là doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thì báo cáo): bằng số; VNĐ và giá trị tương đương theo đơn vị tiền nước ngoài, nếu có:   

3. Tình hÌnh đầu tư hiện tại của quỹ/doanh nghiệp:

STT Tổng số doanh nghiệp khởi nghiệp nhận đầu tư Tổng số tiền đầu tư trong kỳ báo cáo (VNĐ) Tổng số tiền đầu tư lũy kế đến thời điểm báo cáo (VNĐ)
1 ….    

4. Khoản đầu tư đã thoái vốn trong kỳ báo cáo:

Tổng số Khoản đầu tư đã thoái trong kỳ Tổng số tiền đầu tư ban đầu (VNĐ) Tổng số tiền khi chuyển nhượng (VNĐ)
     

Công ty (tên công ty thực hiện quản lý quỹ/doanh nghiệp có hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo) …….. cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này./.

Các giấy tờ gửi kèm:
-………………
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, và ghi họ tên)
Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được giải quyết theo Điều 137 BLDS năm 2005, theo đó hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Trong trường hợp này, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

-Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tại Điều 136 được áp dụng đối với yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vì hợp đồng là một loại phổ biến của giao dịch dân sự. Xuất phát từ đó, thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại các điều từ Điều 130 đến Điều 134 của BLDS năm 2005 là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 và Điều 129 của BLDS năm 2005 thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế, có nghĩa là yêu cầu Toà án vào bất kỳ thời điểm nào cũng được.

-BLDS năm 2005 không quy định phạt vi phạm là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như quy định của BLDS năm 1995, mà quy định đó là một trong các nội dung của hợp đồng, nếu các bên có thoả thuận và tùy từng loại hợp đồng (khoản 7 Điều 402).Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng về việc bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận. Về quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, BLDS quy định: các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.  Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hậu quả pháp lý là: khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại

-Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hậu quả pháp lý là: Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại.

 

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật