Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 70 Bộ luật dân sự 2015

Điều 70. Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích

1. Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

2. Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

3. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

4. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Tư vấn luật kinh doanh bất động sản

 

Câu hỏi: Chúng tôi đang dự định mở công ty tư vấn bất động sản. Xin hỏi luật sư, có thể tiến hành kinh doanh buôn bán bất động sản khi đăng ký doanh nghiệp chỉ là tư vấn bất động sản hay không?

building-nld

Ảnh minh họa

Trả lời:

Anh/chị không thể tiến hành kinh doanh buôn bán bất động sản khi đăng ký doanh nghiệp chỉ có chức năng tư vấn bất động sản.

Bởi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản gồm hai loại chính là: Kinh doanh bất động sảnkinh doanh dịch vụ bất động sản. Đối với mỗi loại lĩnh vực thì có những điều kiện khác nhau.

Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể pháp luật quy định những doanh nghiệp này phải có vốn pháp định từ 20 tỷ đồng trở lên mới được đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, những người tham gia thành lập và quản lý đối với các doanh nghiệp này cần phải có các văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật thì mới đủ điều kiện để thành lập và tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp.

Còn đối với lĩnh vực tư vấn bất động sản thuộc lĩnh vực kinh doanh về dịch vụ bất động sản. Ngành nghề kinh doanh này không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tức là chỉ cần đáp ứng các thủ tục theo quy định trong Luật Doanh nghiệp là các cá nhân, tổ chức có thể thành lập và hoạt động kinh doanh.

Chính vì vậy, khi bạn thành lập doanh nghiệp chỉ có chức năng tư vấn bất động sản mà lại thực hiện cả chức năng mua bán bất động sản là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Trong trường hợp bạn muốn thực hiện các hoạt động liên quan đến kinh doanh bất động sản thì tôi khuyên bạn nên thực hiện đăng ký ngành nghề hoạt động và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản như về vốn pháp định và các văn bằng, chứng chỉ cần thiết để tránh những rủi ro pháp lý có thể gặp phải khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

 Trân trọng!

Điều 47 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 47, Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 47: Người được giám hộ

1. Người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Điều kiện kết hôn

Điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện đăng ký kết hôn. Cụ thể, nam; nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

“a) Nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

  1. b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  2. c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  3. d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.

logo-mblaw

Theo đó, để có thể được kết hôn hai bạn cân đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất Về độ tuổi, pháp luật quy định về độ tuổi kết hôn dựa trên những đặc điểm về tâm sinh lý của người nam và người nữ. Cụ thể, nam đủ từ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Vậy nên, bạn và bạn gái của bạn đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình 2014.

Thứ hai, Vấn đề không được sự đồng ý của gia đình: Pháp luật quy định cụ thể việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định (điểm b. Khoản 1, Điều 8), tức là việc kết hôn hôn hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của nam và nữ trên tinh thần tự nguyện, thống nhất. Pháp luật không quy định sự ảnh hưởng của yếu tố “gia đình” bởi hai bên nam nữ là chủ thể đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả của cuộc kết hôn.

Thứ ba về năng lực hành vi dân sự: Pháp luật quy định những người kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự.

Điều 22, Luật Dân Sự 2015 có quy định về người mất năng lực hành vi dân sự là “người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”

Thứ tư, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia Đình 2014, cụ thể:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

  1. c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  2. d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

 

Một buổi sáng, 2 bệnh nhân chết tại bệnh viện Trí Đức: Ai phải chịu trách nhiệm?

Sở Y tế TP Hà Nội vừa có báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện đa khoa Trí Đức (Hai Bà Trưng, Hà Nội) khiến 2 bệnh nhân tử vong sáng 25/12.

116948514686432599652288070231308648026210njpg1435983419

2 bệnh nhân được xác định là Quách Thị Mai P. (37 tuổi, quận Ba Đình) và Hoàng Văn T. (34 tuổi, quận Hoàng Mai).

2 bệnh nhân do 2 kíp mổ khác nhau thực hiện, mỗi kíp 5 người gồm 1 bác sĩ mổ, 1 bác sĩ gây mê, 1 kĩ thuật viên gây mê, 2 dụng cụ viên.

Sở y tế đã tạm đình chỉ hoạt động phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Trí Đức và 10 cán bộ nói trên để phục vụ công tác điều tra.

Liên quan đến vụ việc nêu trên, cần xem xét trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này, không hiểu rõ nguyên nhân gây ra cái chết cho 2 bệnh nhân trên là do biến chứng y khoa hoặc do do tắc trách, yếu kém chuyên môn. Vấn đề trong các vụ tai biến y tế hiện nay là những người trực tiếp có liên quan để xảy ra sự việc đều xác định thuộc về nguyên nhân khách quan, tức là do tắc trách và yếu kém về năng lực chứ rất ít trường hợp có kết luận là vi phạm quy định về khám chữa bệnh.Nếu có chỉ là dấu hiệu liên quan đến vi phạm quy định đó

Về nguyên tắc xử lý, sẽ phải tiến hành thành lập một hội đồng chuyên môn để xác định chính xác nguyên nhân xảy ra sự việc chứ không chỉ dựa vào báo cáo hay tường trình từ một bên. Bản lề của sự việc này là xem xét việc có hành vi vi phạm trách nhiệm trong chăm sóc và điều trị người bệnh hoặc vi phạm nghiêm trọng các quy định chuyên môn kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xử lý hình sự đối với người có liên quan để xảy ra sự cố nêu trên.

Nếu không kết luận được bác sĩ đã vi phạm các quy định về khám chữa bệnh mà cụ thể trong trường hợp này là các quy định về thăm khám, phẫu thuật,  cấp cứu thì chỉ có thể xử lý kỷ luật đối với 2 e kíp này  và yêu cầu bệnh viện phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất mà gia đình phải chịu đựng. Căn cứ vào Điều 618 Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì cơ sở này phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; sau khi đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại căn cứ theo quy định tại Điều 605 Bộ luật dân sự, theo đó thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Việc bồi thường được hướng dẫn bởi Khoản 1 Mục 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, theo đó người nhà nạn nhân có thể được bồi thường cho những thiệt hại về vật chất và tinh thần từ việc người thân bị chết.

Phải xem xét các dấu hiệu hình sự.

Việc thường xuyên kết luận do tắc trách, yếu kém chuyên môn đã khiến nỗi sợ của bệnh nhân với ngành Y tế tăng cao trong thời gian gần đây, một phần bởi pháp luật có quy định nhưng gần như không được áp dụng trên thực tế. Căn cứ theo quy định của Điều 242 Bộ luật hình sự 1999 về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác  thì người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị  phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Theo Khoản 2, Điều 315, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sắp có hiệu lực mới đây thì sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm nếu gây ra hậu quả làm chết 02 người, ngoài ra theo khoản 5 điều này người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trường hợp này thiệt hại là tính mạng con người. Dựa vào điều này có thể kết luận, nếu xác định bác sĩ trực tiếp tiến hành phẫu thuật cho nạn nhân đã vi phạm các quy định về khám bệnh, chữa bệnh như sai sót trong chẩn đoán, thực hiện sai quy trình cấp cứu…và giám định pháp y cho thấy rõ điều này thì đủ yếu tố để cấu thành tội phạm với bác sĩ đã thực hiện hành vi vi phạm về tội danh vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh theo điều 242 Bộ luật hình sự 1999, mức cao nhất của khung hình phạt có thể lên đến 15 năm tù, ngoài ra việc bồi thường thiệt hại vẫn được xác định theo đúng quy định hiện hành của pháp luật dân sự.

Tuy nhiên trong trường hợp này chưa thể kết luận được là các y bác sỹ của  bệnh viện Đa khoa Trí Đức vi phạm quy định về khám chữa bệnh theo điều 242 Bộ Luật hình sự năm 1999, mà chỉ xem là có dấu hiệu vi phạm quy định trên, muốn xác định rõ  hành vi có vi phạm quy định trên hay không còn phụ thuộc vào kết luận của cơ quan điều tra để đưa ra các mặt cấu thành tội phạm, mặt khách quan, chủ quan… để xác định đúng trách nhiệm pháp lý của các cá nhân, cơ quan tổ chức trong trường hợp gây ra thiệt hại trên

Bình luận khoa học về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại

Quy định pháp luật

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 194 BLHS năm 2015, cụ thể:

Điều 194. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Khách thể của tội phạm

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh xâm phạm đến quan hệ về quản lý thị trường trong lĩnh vực quản lí an toàn dược phẩm và xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

Đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 194 BLHS năm 2015 cũng không phải là hàng giả nói chung như Điều 192 mà là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cùng với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được tách ra từ tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157 BLHS năm 1999) nhưng có sự sửa đổi, bổ sung về dấu hiệu định tội, định khung cũng như hình phạt mặc dù hành vi có cùng tính chất và nhiều điểm giống nhau cơ bản khác nhưng đối tượng hàng hóa giả thuốc hai nhóm phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội không giống nhau.

2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định với hai loại hành vi: Sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả.

  • Sản xuất hàng giả là hành vi làm ra các loại hàng giả. Người phạm tội có thể làm hoàn chỉnh một loại hàng giả hoặc chỉ tham gia một công đoạn làm hàng giả hoặc chỉ thực hiện sản xuất một bộ phận của hàng giả đều coi là hành vi sản xuất hàng giả.

Theo Nghị định 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ thì sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả để đưa vào lưu thông.

Việc sản xuất hàng giả với mục đích bán ra thị trường kiếm lời bất chính.

  • Hành vi buôn bán hàng giả được hiểu là hành vi bán hàng giả hoặc mua hàng giả để nhằm bán kiếm lời bất chính,… buôn bán hàng giả có thể là buôn bán một bộ phận, một thành phần, một chi tiết của hàng giả đều coi là buôn bán hàng giả.

Hành vi buôn bán hàng giả còn được hiểu với nội dung cụ thể là:” Việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, trưng bày, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác để đưa hàng giả vào lưu thông”. Nếu một người vừa sản xuất hàng giả, vừa có hành vi bán hàng giả do chính mình sản xuất thì định tội là sản xuất, buôn bán hàng giả và coi đây là trường hợp phạm một tội.

Điểm khác biệt giữa tội phạm quy định tại Điều 192 và Điều 194 BLHS năm 2015 là đối tượng hàng hóa giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Do đối tượng hàng hóa liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong Điều luật này có mức độ cao hơn so với tội phạm quy định tại Điều 192 BLHS năm 2015. Vì vậy, người sản xuất, buôn bán các loại hàng giả này đã thực hiện việc sản xuất, buôn bán với bất kỳ lượng nào đều có thể bị truy cứu TNHS. Tuy nhiên, nếu số lượng hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh không lớn và được đánh giá là tính chất mức độ nguy hiểm không đáng kể thì không bị coi là tội phạm (khoản 4 Điều 8 BLHS).

Tội phạm coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi sản xuất hoặc buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

3. Chủ thể của tội phạm

Pháp nhân thương mại có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận được chia cho các thành viên và được thành lập, hoạt động và chấm dứt tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của pháp nhân thương mại phạm tội được xem xét trên khía cạnh hành vi cá nhân của người thành lập, người đại diện theo pháp luật hoặc người được pháp nhân ủy quyền có lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội có lỗi cố ý, thể hiện khi họ nhận biết rõ loại hàng hóa họ sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh vì mục đích kiếm lợi bất chính.

Việc xác định mặt chủ quan của người phạm tội cần xem xét toàn diện và dựa nhiều căn cứ khác nhau như loại hàng hóa, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, giá cả khi mua vào và khi bán ra, nguồn gốc của hàng hóa, cách thức trao đổi hàng hóa,…

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

Khung 2: Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến dưới 9.000.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Có tổ chức;

  • Có tính chất chuyên nghiệp;

  • Tái phạm nguy hiểm;

  • Buôn bán qua biên giới;

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3: Phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc một trong các trường hợp:

  • Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Khung 4: Phạt tiền từ 15.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm đối với hành vi sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh thuộc một trong các trường hợp:

  • Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Khung 5: Đây là khung hình phạt nặng nhất đối với tội này với hình phạt là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với trường hợp:

  • Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
  • Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Hình phạt bổ sung: Ngoài ra pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với công ty cổ phần

Cơ quan thực hiện : 

  1. a) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC và có thẩm quyền quyết định: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
  3. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Các cơ quan liên quan (các Bộ, các Sở, Ngành, UBND quận, huyện…)

Thành phần hồ sơ:

1. Đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Quyết định của Hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
c) Biên bản của Hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
d) Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người thay thế làm đại diện theo pháp luật của công ty.

2. Đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật không làm thay đổi nội dung Điều lệ công ty:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
b) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
c) Biên bản của Hội đồng quản trị về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật;
d) Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật dự kiến thay thế.

Kèm theo những giấy tờ trên thì cần chuẩn bị :

  • Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp và tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; hoặc– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (1. Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực. 2. Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.)

Thời gian thực hiện : 03 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

Kết quả : Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được tư vấn 

 

Bị tai nạn do “hố tử thần”? Ai là người bồi thường và chịu trách nhiệm pháp lý?

Câu hỏi:

Trường hợp người dân bị tai nạn do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan, doanh nghiệp, ví dụ như trường hợp đơn vị thi công chậm chễ san lấp, trả lại bề mặt lòng đường như ban đầu và có người bị tai nạn chết hoặc trọng thương khi rơi vào những hố thi công ( hay còn gọi là hố tử thần) đó. Hẳn nhiều người chưa quên vụ việc mấy em nhỏ chết đuối do sa chân vào những hố công trình ngập nước tại một công trường đang xây dựng ở Hà Nội. Vậy theo luật sư, trong trường hợp này, trách nhiệm của các đơn vị có liên quan là như thế nào? nạn nhân có thể khởi kiện, yêu cầu cơ quan sai phạm bồi thường không, thưa luật sư?

Người gửi câu hỏi: N.V.T – Đông Anh – Hà Nội.

3337_hokhavancanjpg

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch!

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Những vụ tai nạn trong thời gian qua đây là một thực trạng rất đáng báo động và để lại những hậu quả hết sức đau lòng đối với gia đình người bị hại và toàn xã hội.

Vụ việc cháu Hào (11 tuổi) và cháu Đăng (10 tuổi) ở Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội bị chết đuối do sa chân xuống hố công trình cầu Nhật Tân hôm 2/9 vừa qua là hết sức đau lòng nhưng không phải cá biệt.

Trước đây đã có nhiều cái chết tương tự xảy ra do các đơn vị thi công không cắm biển cảnh báo hay dựng rào, căng dây, lắp đèn tín hiệu… để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và con người. Để xảy ra những cái chết như thế, những người có trách nhiệm đã có dấu hiệu phạm tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 Bộ luật hình sự. Sự thiếu trách nhiệm này thể hiện ở chỗ họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao

Theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án, trong phạm vi quyền hạn của mình, có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội.

Tuy nhiên trên thực tế từ trước tới nay, gần như chưa có cơ quan nào khởi tố để điều tra, truy tố và xét xử đối với các hành vi thiếu trách nhiệm gây ra những cái chết oan khuất nêu trên.

Trong khi đó, ở phía các đơn vị thi công, chủ đầu tư công trình thì luôn trốn tránh trách nhiệm, đùn đẩy cho nhau xuất phát từ sự vô cảm của các cơ quan tư pháp và cơ quan quản lý trong các vụ việc trên.

Bên cạnh đó, ngoài trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính đã bị “ngó lơ” thì ngay đến trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) cũng không được truy tới nơi (thường thì gia đình nạn nhân chỉ nhận được ít tiền gọi là “hỗ trợ” từ đơn vị thi công trong khi đúng ra phải là tiền bồi thường). Trong trường hợp này, về trách nhiệm dân sự thì gia đình nạn nhân có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị thi công, chủ đầu tư gây ra.

Trân trọng!

Bạn bè tụ tập xem bóng đá, cá cược tỷ số với nhau có bị coi là đánh bạc?

1. Thời gian gần đây môn thể thao vua trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng diễn ra nhiều giải đấu hấp dẫn mà nhất là khi đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam đang đạt thành tích cao tại đại hội thể thao ASIAD khiến người hâm mộ không khỏi hưng phấn. Ngồi uống cà phê vài ngày trước giải đấu bóng đá ASIAD diễn ra, tôi thấy các bạn kháo nhau có nghị định nào đó của chính phủ đã có hiệu lực từ tháng 3/2017 cho phép người dân tham gia một số hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Thông tin này có chính xác không, tôi cần làm gì để tham gia cá cược mà không bị quy kết tội đánh bạc?

Đội tuyển Olympic Việt Nam tham dự môn bóng đá nam tại ASIAD năm 2018

Trả lời

Đúng là như vậy. Nghị định cho phép người dân tham gia một số hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế mà bạn đang nhắc đến chính xác là Nghị định số 06/2017/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào ngày 24/01/2017 và có hiệu lực vào ngày 31/3/2017 quy định về việc kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.

Theo đó nghị định này quy định về việc kinh doanh, quản lý hoạt động kinh doanh và xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và thí điểm đặt cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Kinh doanh đặt cược là hoạt động kinh doanh có điều kiện và không được khuyến khích phát triển rộng rãi, và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ đối với hình thức đặt cược bóng đá quốc tế, doanh nghiệp muốn kinh doanh thì phải đảm bảo số vốn điều lệ lên tới 1.000 tỷ đồng và nhiều điều kiện ngặt nghèo khác về công nghệ, địa điểm kinh doanh, phương án kinh doanh,… Thêm nữa với những doanh nghiệp đủ điều kiện để kinh doanh loại hình dịch vụ này cũng chỉ được cấp phép dưới dạng thí điểm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế, thời gian thí điểm là 05 năm kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh. Sau thời gian thí điểm, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá để quyết định việc tiếp tục cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế hoặc có thể chấm dứt không cho phép thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. Như vậy, không phải tổ chức, cá nhân nào cũng có thể kinh doanh mà chỉ những doanh nghiệp trúng thầu, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược theo quy định pháp luật thì mới được phép kinh doanh.

Ngoài ra để tham gia loại hình cá cược hợp pháp thì người chơi cũng phải đáp ứng một số điều kiện như:

  • Từ đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Không phải là nhân viên hoặc người nhà của nhân viên công ty kinh doanh đặc cược, thành viên hội đồng giám sát cuộc đua;
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự,…

Như vậy, để tham gia cá cược một cách hợp pháp thì bạn phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh loại hình dịch vụ này. Mọi hành vi cá cược được thua bằng tiền, hiện vật giữa các cá nhân với nhau hoặc với tổ chức mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép đều bị coi là hành vi đánh bạc trái phép và nếu bị phát hiện thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc cá cược bóng đá giữa các cá nhân với nhau dưới hình thức được thua bằng tiền, hiện vật là trái phép

2. Cá độ bóng đá qua mạng ở Việt Nam có được xem là hình thức đánh bạc không thưa luật sư? Khung hình phạt của tội này ra sao?

Trả lời

Hiện nay cá độ qua mạng đang dần phát triển bùng nổ và thay thế cho cá độ truyền thống, do sự tiện lợi mà nó đem lại cho người chơi. Vậy cá độ bóng đá qua mạng theo quy định của pháp luật là hợp pháp hay không? Có bị xử lý hành chính hay truy tố hình sự hay không vẫn luôn là câu hỏi mà mọi người thắc mắc.

Đầu tiên xin khẳng định rằng: hành vi cá độ (cá cược/đặt cược) bóng đá trên mạng, tổ chức cá độ bóng đá trên mạng là hành vi đánh bạc hoàn toàn không hợp pháp theo quy định pháp luật, gọi theo cách khác thì đây là hành vi đánh bạc trái phép. Đánh bạc trái phép được hiểu là hành vi đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng quy định trong giấy phép. Ngoài ra, thuật ngữ đánh bạc “trái phép” còn có thể được dùng để phân biệt với các hoạt động tương tự như đánh bạc nhưng có phép (hợp pháp) như các hoạt động vui chơi có thưởng (trong casino).

Còn việc xử lý hành chính hay truy tố trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào quy mô, mức độ thu lợi từ cá độ bóng đá mang lại mà có chế tài xử phạt vi phạm tương xứng.

Tại Điều 321 BLHS 2015 có quy định trách nhiệm hình sự đối với người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Theo đó mức phạt có thể là phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù lên tới 07 năm tùy theo tính chất, số tiền, mức độ vi phạm.

Ngoài ra, việc đánh bạc, cá độ, cá cược qua mạng còn là yếu tố tăng nặng cho tội này, có thể hiểu rằng với cùng mức độ, số tiền nhưng việc sử dụng internet, phương tiện điện tử để đánh bạc thì sẽ phải chịu mức hình phạt nặng hơn việc đánh bạc truyền thống.

Đối với những trường hợp đánh bạc nhỏ lẻ, không thuộc trường hợp được quy định tại điều 321 BLHS 2015 thì vẫn sẽ bị xử lý phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Theo đó các mức phạt tiền có thể từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng tuy vào từng hành vi đánh bạc trái phép đó xâm phạm trật tự công cộng đến đâu. Ví dụ như đối với hành vi mua số lô, số đề thì chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa 500.000 đồng, còn hoạt động tổ chức cá cược bóng đá thì có thể bị xử phạt tiền lên tới 20.000.000 đồng.

3. Mùa World Cup đang diễn ra sôi động, một nhóm bạn muốn về nhà tôi để tụ tập. Nếu chỉ độ nhau làm bữa nhậu, chầu cà phê thì không sao nhưng tôi ngại nhất đến chuyện họ dùng tiền nong để cá cược. Xin luật sư tư vấn nếu họ dùng tiền tham gia cá cược tại nhà tôi, tôi có bị xử lý gì về hành vi tổ chức hay chứa chấp đánh bạc không. Nếu có, tôi sẽ bị xử lý hình sự hay phạt hành chính?

Trả lời

Với mục đích tăng tính hấp dẫn khi theo dõi các trận bóng tại World Cup 2014, một số người xem bóng đá cá cược với nhau về kết quả của trận đấu. Với nhiều người, việc cá cược này thực sự chỉ để cho vui.

Tuy nhiên, cũng có nhiều người máu mê cờ bạc đã cá cược, cá độ để kiếm lợi. Và rồi sau mỗi trận bóng đá, thua cá cược phải chung độ, nhiều người bị lâm vào tình cảnh nợ nần, mất nhà cửa, xe cộ. Nạn trộm cướp gia tăng đáng kể trong mùa World Cup. Pháp luật Việt Nam đã quy định rất rõ các biện pháp xử lý hành vi cá độ bóng đá.

Việc dùng tiền nong để cá cược giữa các cá nhân với nhau chính là hành vi đánh bạc trái phép, và việc bạn biết họ thực hiện những hành vi đó mà vẫn để xảy ra dù chỉ là nể nang chứ không vì mục đích phạm tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn những điều kiện về tội tổ chức đánh bạc được quy định tại Điều 322 BLHS 2015 bao gồm:

– Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc; hoặc 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền, hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên.

– Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

– Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi đánh bạc hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Nếu thỏa mãn một trong những điều kiện trên thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt từ phạt tiền 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm cho đến 10 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm.

Còn nếu việc tổ chức đánh bạc không thỏa mãn những điều kiện trên thì bạn cũng vẫn phải chịu xử lý hành chính phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữa cháy; Chống bạo lực gia đình.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch 2018

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động cho sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm…

Mã số mã vạch gồm mã số thể hiện mã số thứ tự của hàng hóa còn mã vạch để đọc sản phẩm

  1. Doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký mã số mã vạch để quản lý hàng hóa và lấy lòng tin người tiêu dùng. Nhờ nó để phân biệt hàng hóa dịch vụ với các doanh nghiệp khác
  2. Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc bắt chước vẻ bề ngoài của sản phẩm là điều rất dễ dàng. Doanh nghiệp muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải tạo cho sản phẩm một dấu ấn riêng, đồng thời giúp khách hàng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, chất lượng thì cần sử dụng mã số – mã vạch.

Luật Minh Bạch là công ty có kinh nghiệm trong việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế sản xuất buôn bán và muốn có mã vạch trên sản phẩm để dễ dàng quản lý chúng cũng như  dễ hơn trong các hệ thống siêu thị

Luật Minh Bạch sẽ tư vấn cho khách hàng những công việc phải chuẩn bị và thay mặt

khách hàng tiến hành nộp hồ sơ nhận kết quả sớm nhất

I.Quy trình thực hiện

Luật Minh Bạch tư vấn cho khách hàng sử dụng mã số 8,9 hoặc 10 chữ số dung cho tương ứng dưới 10.000 sản phẩm, dưới 1000 sản phẩm và dưới 100 sản pharm tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cua doanh nghiệp

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp ký

– Thay mặt doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại văn phòng mã số mã vạch thuộc Tổng cục đo lường chất lượng

– Sauk hi được cấp tài khoản Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm lên website của tổng cục để quản lý sản phẩm của mình

– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm icheck trên điện thoại ( Giới thiệu cho doanh nghiệp mua phần mềm icheck với bên thứ 3)

  1. Chuẩn bị hồ sơ
  • Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch ( Luật Minh Bạch soạn thảo)
  • Bản kê khai danh mục sản phẩm ( Theo mẫu Luật Minh Bạch soạn)
  • Giấy biên nhận hồ sơ

Sau khi có đủ giấy tờ tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

III. Thời gian thực hiện :

Sau một ngày Luật Minh Bạch nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch .

Trong quá trình thực hiện và sử dụng mã số mã vạch của mình thì Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng .

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

Yêu cầu dịch vụ xin gọi: 0987.892.333

Email : luatsu@luatminhbach.vn

Gửi bưu kiện từ nước ngoài về có phải đóng thuế không?

Câu hỏi : Xin hỏi khi tôi nhận bưu kiện từ nước ngoài gửi về tầm 20 kg thì có phải đóng thuế không?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn tham khảo như sau: 

Do bạn không nói rõ hàng hóa bạn nhận từ nước ngoài là loại hàng hóa cụ thể nào, nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể mức thuế bạn phải nộp như thế nào. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số loại thuế liên quan đến việc
nhận hàng hóa của bạn như sau:
– Muốn biết thuế suất một loại hàng hóa cần xác định theo Bản danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC về hàng hóa đó
– Theo đó, muốn xác định một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất và thành phần cấu tạo, quy cách của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Do vậy, để biết về thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa bạn nhận phải tùy
theo quy cách của hàng hóa bạn nhận, bạn có thể tham khảo các văn bản pháp luật sau:
a) Thông tư số 14/2015/TT-BTC hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu
b) Danh mục hàng hóa ban hành kèm thông tư số 65/2017/TT-BTC
– Trên cơ sở đó, bạn có thể tham khảo thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan
– Căn cứ vào các quy định nêu trên, tùy thuộc vào loại hàng hóa và giá trị hàng hóa của bạn nhận từ nước ngoài để xác định bạn có phải nộp thuế hay không.

Điều 106 Bộ luật dân sự 2015

Điều 106. Đăng ký tài sản

1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

2. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.

3. Việc đăng ký tài sản phải được công khai.

Kinh doanh thực phẩm an toàn cần những giấy tờ gì?

Câu hỏi: Sắp tới tôi định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn với ngành nghề chủ yếu là kinh doanh rau, củ, quả và thực phẩm an toàn có chứng nhận Vietgap. Cho tôi hỏi ngoài những giấy tờ thủ tục cho việc thành lập công ty thì tôi có phải xin thêm những loại giấy tờ gì cho việc kinh doanh mặt hàng trên hay không. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 Ngoài những giấy tờ thủ tục chuẩn bị cho việc thành lập công ty,Công ty bạn cần phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Những giấy tờ pháp lý bạn cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( chi tiết hơn là kinh doanh rau củ quả)
  • Đăng ký xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm do chi cục Bảo vệ thực vật hoặc sở Nông nghiệp xác nhận
  • Giấy khám sức khỏe đối với chủ cơ sở và các nhân viên ( Những người tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm) còn giá trị sử dung

Sau khi đã có đủ các giấy tờ trên bạn cần chuản bị 1 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm với những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp chứng nhậ cơ sở đủ điều kiên An toàn thực phẩm
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn giá trị sử dụng
  • Bản thuyết minh cơ sở, dụng cụ, trang thiết bị
  • Danh sách khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên có xác nhận của cơ sở
  • Danh sách xác nhận kiến thức An toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên cơ sở
  • Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở
  • Bản vẽ sơ đồ tổng thể đườmg đi tới cơ sở

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hố sơ trên nộp cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết xem xét tính hợp pháp và sẽ cấp giấy chứng nhận cho công ty bạn ( Cục an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các cơ quan nhà nước được phân cấp ở địa phương cấp giấy chứng nhận)

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật