Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Hướng dẫn khấu trừ 10% thuế TNCN của cán bộ, công chức

Ngày 13/9/2016, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4159/TCT-TNCN để giải đáp thắc mắc về việc khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

Theo đó, cần chú ý nội dung sau đây:

(i) Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế thuộc các Sở, Ngành được điều động làm việc theo hình thức chuyên trách, kiêm nhiệm tại các Ban quản lý dự án thì Ban quản lý dự án có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên trước khi trả thu nhập cho cá nhân.

(ii) Mức khấu trừ = 10% thu nhập.

(Nội dung trên được căn cứ vào Điểm i, Khoản 1, Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP).

Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế

1.Khấu trừ thuế

Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

 

 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính trong công ty TNHH 1 thành viên

Câu hỏi:Công ty tôi là công ty TNHH một thành viên. Chúng tôi đang muốn thay đổi địa chỉ trụ sở và địa chỉ kinh doanh (cùng quận) thì cần làm những thủ tục gì?

thay-doi-dia-chi-f18f4

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Vì công ty bạn thay đổi địa chỉ trụ sở chính và địa chỉ kinh doanh cùng quận cần phải nộp  tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST, trong đó ghi rõ thông tin thay đổi về địa điểm kinh doanh.Trường hợp người nộp thuế thuộc Cục Thuế trực tiếp quản lý thì hồ sơ được gửi đến Cục Thuế để thực hiện điều chỉnh lại thông tin về địa chỉ mới của người nộp thuế cho cơ quan thuế nơi công ty bạn có trụ sở

Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu quy định tại thông tư 20/2015/TT-BKHĐT)

– Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính ;

– Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính;

– Giấy tờ nộp kèm: bản chứng thực đăng ký doanh nghiệp, văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ.

Vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật

Thứ nhất, thẩm định, thẩm tra dự tháo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có quyền chính thức xem xét, ban hành các văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại nếu thẩm định, thẩm tra không chính xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn không thống nhất trong pháp luật hiện hành.

Thứ hai, hoạt động thẩm định, thẩm tra còn là căn cứ, cơ sở, chuẩn mực đánh giá, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật

Với tư cách là một giai đoạn quan trọng trong quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa là căn cứ, cơ sở chuẩn mực cho mối quan hệ giữa chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật với đối tượng thực hiện văn bản đó. Nếu không có hoạt động này thì đối tượng ban hành sẽ khó tiếp nhận được những thông tin khách quan về tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi của dự thảo văn bản. Chẳng hạn, cùng một nội dung mà Nghị định của Chính phủ quy định khác so với Luật hoặc Pháp lệnh, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập, hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan thì giá trị pháp lý của dự thảo đó trên thực tế không có khả năng thực hiện. Với tư cách là những đánh giá, xem xét và đưa ra nhận xét nên ý nghĩa của thẩm định, thẩm tra là định hướng, chỉ dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết cho chủ thể ban hành dự thảo. Ngoài ra, thẩm định, thẩm tra còn có làm cho mối quan hệ giữa chủ thể soạn thảo với người ký (cơ quan có thẩm quyền ký, công bố) nắm được cách thức, trình tự thực hiện các dự thảo đó sau khi được ban hành.

Thẩm định, thẩm tra còn giúp làm giảm bớt sự căng thẳng giữa các ý kiến khác nhau của các cơ quan khi giải quyết những vấn đề có tính chất liên ngành bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết và thiết kế lại một hoặc nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đồng thời có thể giảm bớt chi phí về thời gian và vật chất cho việc soạn thảo và hướng dẫn thi hành các văn bản khi được thông qua và có hiệu lực. Kinh nghiệm trong những năm qua cho thấy, các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể cải thiện được kết quả xây dựng pháp luật nhờ một quy trình thẩm định, thẩm tra tương đối khoa học, góp phần chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng pháp luật, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại, nếu thẩm định, thẩm tra không chuẩn xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác, nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn, không thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành.

Chỉ có thông qua công tác thẩm định, thẩm tra của cơ quan, người có thẩm quyền mới đánh giá những mặt được, chưa được của các dự thảo và từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dự thảo. Chẳng hạn, khi chúng ta tiến hành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng nước ta còn có hiện tượng giao các dự thảo cho các Bộ, Ngành chủ trì nội dung thì việc xem xét, đánh giá theo một quy trình nhất định nhằm đảm bảo chất lượng là việc làm không thể thiếu được. Thông thường, xây dựng dự thảo chỉ khai thác những mặt có lợi cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình mà khó có cái nhìn tổng thể, do đó điều quan trọng là từ những ý tưởng ban đầu ấy nhiệm vụ của những người làm công tác thẩm định cần nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện và làm cho các ý tưởng đó trở thành phổ biến, bảo đảm lợi ích chung của đất nước.

Hơn nữa, ngoài giá trị là xem xét, kiểm tra (đôi khi là tư vấn) công tác thẩm định, thẩm tra còn tạo ra một cơ chế bắt buộc các chủ thể phải thực hiện các ý kiến của các cơ quan thẩm định. Giá trị pháp lý này ở nước ta còn bị coi nhẹ. Ở một số nước, vai trò thẩm định không chỉ dừng lại ở xem xét, kiến nghị mà chủ thể thẩm định còn có thể đưa các dự thảo ra trước công luận (báo chí) hoặc đề nghị xem xét dự thảo trước Tòa Hành chính (Ở Pháp và một số bang của CHLB Đức) hoặc Chính phủ trao thẩm quyền đình chỉ cho cơ quan thẩm định và thông báo lại cho cơ quan có thẩm quyền đình chỉ, hủy bỏ văn bản đó (tham khảo bài viết Vài suy nghĩ về hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Th.s Phí Thị Thanh Tuyền, Khoa hành chính-nhà nước Đại học Luật Hà Nội ).

Tư vấn về tội chống người thi hành công vụ.

Hiện nay, khi đang lưu thông trên đường, nhiều trường hợp bị cảnh sát giao thông dừng xe xử lý vi phạm nhưng người điều kiển giao thông không chấp hành, bất tuân và giằng co với cảnh sát, như vậy thì có cấu thành tội chống người thi hành công vụ hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ.

 

chong nguoi thi hanh cong vu

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư tư vấn:

Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định tội chống người thi hành công vụ:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

a) Có tổ chức

b) Phạm tội nhiều lần

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Khách thể của tội phạm:

Hoạt động quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua hoạt động của các nhân viên của các cơ quan, tổ chức đó. Khái niệm người thi hành công vụ nêu tại Điều 257 này bao gồm các nhân viên của các cơ quan hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung.

Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện ở hành vi cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật hoặc không cho họ thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình:

+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đá , đâm, chém…)

+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.

+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.

+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…

Hành vi dùng vũ lực,đe dọa dùng vũ lực,… của người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 93 và Điều 104 BLHS hiện hành.

Trong trường hợp, hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích hoặc làm chết người đang thi hành công vụ thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 1 Điều 93 hoặc điểm k khoản 2 Điều 104 BLHS 1999.

Hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm quy định tại Điều 257. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội có hành vi kháng cự hay cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.Việc người thi hành công vụ có thực hiện hay không các hành vi theo sự cưỡng ép không ảnh hưởng tới việc định tội danh với hành vi phạm tội.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là cản trở người đang thi hành công vụ hoặc cưỡng ép họ thực hiện các hành vi trái pháp luật. Nếu người phạm tội không biết người mà mình chống lại là người đang thi hành công vụ hoặc nghi ngờ về tính hợp pháp của việc thực hiện nhiệm vụ của người đó, thì tùy trường hợp căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà xác định tội danh đối với hành vi đã thực hiện là gây thương tích hay chống người thi hành công vụ.

Hình phạt:

Điều 257 quy định hai khung hình phạt:

Khung 1: Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

– Có tổ chức

– Phạm tội nhiều lần;

– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

–  Gây hậu quả nghiêm trọng;

– Tái phạm nguy hiểm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 330 với khung hình phạt tương tự Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Trân trọng!

 

 

 

Chào mừng ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10 & trải lòng về nghề Luật sư

Sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 46 khai sinh ra nghề luật sư, tổ chức luật sư trong chế độ dân chủ nhân dân thì nay với quyết định công nhận ngày truyền thống, nghề luật sư đã chính thức được tôn vinh là một nghề có bề dày truyền thống, cần được củng cố, giữ gìn.

Sắp tới đây, 10/10 ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam, chúng ta cùng lắng nghe những tâm tư, trải lòng của Luật sư Trần Tuấn Anh -Giám đốc công ty Luật Minh Bạch (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) về vụ  “ ZONE 9 ”. Đã hơn 2 năm kể từ ngày phiên tòa diễn ra mà dường như, mọi chi tiết, mọi hình ảnh đều in rõ trong tâm trí Luật sư.

ls-tuan-anh

Luật sư Trần Tuấn Anh

Trái tim nóng của người luật sư

Đã hơn hai năm kể từ cái ngày kinh hoàng ấy, một vụ cháy đã cướp đi sinh mạng của 6 người thợ tại khu vực được coi là “khu ăn chơi mới của giới trẻ Hà Nội”, Zone 9. Ngồi tại phiên tòa với vai trò là Luật sư bào chữa cho một bị cáo trong vụ án, tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà không có bất kỳ luận cứ nào được viết trước.

Sau lời luận tội của đại diện VKS, tôi ngồi lặng đi, cả căn phòng gần như im phăng phắc. Vị luật sư đồng nghiệp (bào chữa cho một bị cáo khác trong vụ án) đứng lên trình bày phần bào chữa của mình. Lúc này, tâm trí tôi hỗn độn giữa những hình ảnh của quá khứ, của hậu quả từ hành vi phạm tội và cái lý – cái tình của cuộc sống này.

 

Khi luật sư thổn thức

Phiên tòa vẫn diễn ra với không khí trầm lắng, trong sự hối lỗi tột cùng từ hành vi cẩu thả của những người được gọi là “chủ đầu tư”, “chủ thầu”. Trong đó, người “đầu vụ” là anh thợ hàn, người mà đến trước thời điểm phạm tội chỉ mới cầm kìm hàn được 10 ngày.

Tôi đứng lên phát biểu quan điểm bào chữa mà giọng nghẹn lại, tôi hiểu rằng lúc này cần phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh để bào chữa cho thân chủ mình, nhưng tôi đã không làm được điều đó. Tôi bắt đầu bài bào chữa bằng những hình ảnh kinh hoàng do chính tôi chứng kiến vào buổi chiều định mệnh đó.

dsc0362_bdia

Luật sư Tuấn Anh tại phiên tòa

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, khoảng 14h, ngay tại địa điểm đó, cơ quan PCCC sẽ tổ chức diễn tập công tác PCCC. Thế nhưng chỉ sớm hơn có mấy phút, vụ cháy thật đã xảy ra. Nhiều người đã tưởng rằng đó chỉ là buổi diễn tập đã bắt đầu.

Đến khi những tiếng hô hoán thất thanh vang lên, còi xe cứu hỏa hú vang trời, xe cứu thương lần lượt đưa các chiến sỹ công an PCCC đi cấp cứu vì bị ngạt khói thì mọi người mới bắt đầu hoang mang tột độ. Khoảng khắc 6 thi thể được đưa ra khỏi đám cháy đúng là một thảm cảnh thực sự.

Có lẽ, chưa bao giờ tôi bắt đầu bài bào chữa của mình như vậy.

 

Bản án lương tâm nặng nề cho từng bị cáo

Hội trường xét xử im lặng, tiếng quạt trần vẫn đều đều như muốn xóa tan không khí nặng nề đó, thổi bớt cái nóng 40oC của tiết trời miền Bắc, nhưng lại không thể át đi tiếng thở dài của những người dự khán.

zone_9_2_tlgz

Ảnh chiến sĩ PCCC (internet)

Tôi tiếp tục nói về việc các bị cáo đã cùng toàn thể Zone 9 nỗ lực như thế nào để chia sẻ, hỗ trợ các gia đình nạn nhân để giảm bớt đau thương mất mát; Sự hối hận và bản án lương tâm đã dày vò bị cáo của tôi như thế nào.

Tôi biết, trong vụ án này, ngay cả những người tiến hành tố tụng cũng cảm thấy bối rối khi thực hiện chức năng, quyền hạn của mình. Vụ án đã thay đổi đến 3 Thẩm phán, 3 Kiểm sát viên, 3 thư ký, trả hồ sơ điều tra bổ sung 2 lần và hoãn đến lần thứ 5 mới đưa ra xét xử. Có lẽ tất cả đang cần thời gian để cân nhắc.

Gia đình bị hại đã liên tục phải dừng lại, nghẹn ngào khi nói lời xin miễn trách nhiệm hình sự và giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo. Họ biết rằng tất cả chỉ vì “cơm áo gạo tiền” mà họ phải đứng ở “phía đối lập” với các bị cáo.

Liên tục các từ “giá như” được vị Hội thẩm nêu ra trong tiếng thở dài.

Kết thúc phần tranh luận, các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào phòng nghị án. Đây là lúc mà dường như mọi người không thể cầm được nước mắt khi những lời xin lỗi, những lời chia sẻ với đau thương, mất mát được chầm chậm cất lên. Bị cáo của tôi đã nghẹn ngào đến mức không thể nói được một câu nào rõ nghĩa. Nhưng có lẽ lúc này, sự im lặng mới là âm thanh vang vọng nhất.

 

Bào chữa giúp cho bị cáo không có luật sư

Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phiên tòa được giãn ra một cách từ tốn, mọi người bắt đầu nói chuyện, trao đổi, hỏi han nhau. Người nhà một bị cáo đã ra mua rất nhiều nước vào cho mọi người trong phòng xử án. Có lẽ trong thời khắc đó, chỉ có nước mới giúp giảm đi được vị đắng ngắt, nghèn nghẹn trong cổ họng của mỗi người.

Bị cáo duy nhất trong vụ án bị tạm giam, trong quá trình xét xử liên tục đảo mắt xung quanh phòng xử án để tìm người thân trong vô vọng. Như thấu hiểu được điều đó, vị thẩm phán đã hỏi bị cáo là “có ai là người nhà bị cáo có mặt tại phiên xử ngày hôm nay không”? Bị cáo đã cúi đầu trả lời: “Không ạ!”. Sau tiếng thở dài đầy thông cảm, vị thẩm phán đã ngay lập tức đề nghị bị cáo khi kết thúc phiên xử lên gặp thư ký tòa, ghi lại số điện thoại người thân để thông báo với gia đình.

Sau khi HĐXX quyết định sẽ nghị án kéo dài, tôi mới xin được phát biểu một vài quan điểm để bào chữa, nói đúng hơn là đề nghị HĐXX áp dụng thêm một số tình tiết giảm nhẹ cho anh “thợ hàn” – Bị cáo không có luật sư và được HĐXX trân trọng lắng nghe. Tôi biết, như vậy là vượt quá chức năng, nhiệm vụ của mình trong vụ án, nhưng thực sự với phiên tòa này, tôi đã không làm theo lý trí.

zone-9

Ảnh (internet)

Phiên tòa kết thúc với những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật song không ai, kể cả phía người nhà nạn nhân, cảm thấy nhẹ nhõm. Cánh cửa xe “bịt bùng” mở ra, người vợ kịp trao cho bị cáo bị tạm giam một túi nylon đựng đầy sữa, bánh mỳ và thuốc lá, coi như có chút quà của những người “phạm đi xử” về cho anh em cả buồng liên hoan.

Người thực hiện: Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.

Vấn đề pháp lý về PCCC ở chung cư

Chào Luật sư!

Liên quan tới vấn đề cư dân chung cư CT1 Trung Văn – Vinaconex 3 phản ánh tòa nhà này chưa được cơ quan chức năng nghiệm thu PCCC. Hiện nay, đã có 345/360 căn hộ đã có người sinh sống.

  1. Theo Luật sư, việc tòa nhà chưa được nghiệm thu hệ thống PCCC nhưng chủ đầu tư Vinaconex 3 đã để cho cư dân vào ở. CĐT đã vi phạm quy định gì?
  2. Trách nhiệm của CĐT, trong trường hợp chung cư có cháy nổ ra sao?
  3. Để xảy ra sự việc trên, trách nhiệm thuộc về những đơn vị nào?

zone-9

Ảnh minh họa

Trả lời:

Trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua xảy ra một loạt vụ cháy nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nguyên nhân không nhỏ trong các vụ việc trên xuất phát từ sự yếu kém trong công tác PCCC ngay tại các cơ sở đó. Khi xảy ra các vụ việc đáng thì mới lộ ra một loạt sai phạm về vấn đề này.

Liên quan tới vấn đề cư dân chung cư CT1 Trung Văn- Vinaconex 3 phản ánh việc chung cư chưa được nghiệm thu PCCC nhưng vẫn đưa vào sử dụng và gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân đang sinh sống tại đây cũng như khu lân cận.

Theo phản ánh này thì chủ đầu tư đã vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật phòng cháy chữa cháy và các nghị định, thông tư liên quan.

Cụ thể, điểm h, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY quy định:

“Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này”.

Tại điểm 9, phụ lục II quy định chung cư là một trong các đối tượng có nguy hiểm về cháy nổ.

Cũng theo Điều 17 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định:

“1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã, được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao; riêng đối với các bộ phận, của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

–        Điều 8 Thông tư số 66/2014/TT-BCA quy định

“1. Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo hồ sơ thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt”

=>     Như vậy, theo những quy định trên thì chủ đầu tư bắt buộc phải tổ chức nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng.

Trong trường hợp, chưa nghiệm thu về pccc mà chủ đầu tư vẫn cố tình đưa công trình vào sử dụng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Khoản 6, Khoản 7, Điều 36 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định:

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. b) Buộc tổ chức để cơ quan quản lý nhà nước nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại Khoản 6 Điều này.”

 

Trong trường hợp chung cư xảy ra cháy nổ thì chủ đầu tư có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 240 BLHS 1999 sửa đổi 2009 với mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 12 năm tù giam.

Cụ thể:

Điều 240. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy

  1. Người nào vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến tám  năm.
  3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
  4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

 

Để xảy ra vụ việc trên, đầu tiên trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý về pccc của cấp cơ sở. Không lý do gì mà một tòa chung cư ở ngay giữa Thủ Đô Hà Nội đã đưa vào sử dụng và có 345/360 căn hộ đã có người sinh sống mà lại thiếu các thủ tục nghiệm thu PCCC – một trong những thủ tục cần thiết nhất trước khi đưa vào sử dụng.

Đây là vấn đề  không chỉ riêng trong lĩnh vực pccc mà đây còn là vấn đề chung trong công tác quản lý ở nước ta hiện nay. Sự quản lý lỏng lẻo, hời hợt chính là một phần nguyên nhân trong các vụ tai thương tâm vừa qua.

 

 

Người nộp thuế và căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường

1.Người nộp thuế.

   Theo Điều 5 của Luật thuế bảo vệ môi trường có quy định:

       Thứ nhất, người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.Theo quy định của điều 3 thì hang hóa thuộc đối tượng chịu thuế bao gồm: Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: xăng, trừ etanol; nhiên liệu bay; dầu diezel; dầu hỏa; dầu mazut; dầu nhờn; mỡ nhờn. Than đá, bao gồm:Than nâu; than an-tra-xít (antraxit); than mỡ; than đá khác, dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC),  túi ni lông thuộc diện chịu thuế, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng,thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

  Thứ hai, Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định như sau:

  • Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu là người nộp thuế;
  • Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.

2.Căn cứ tính thuế.

   Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối

 Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.

+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

Đối với trường hợp số lượng hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường xuất, bán và nhập khẩu tính bằng đơn vị đo lường khác đơn vị quy định tính thuế tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành thì phải qui đổi ra đơn vị đo lường quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường để tính thuế.

+ Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy định tính thuế của hàng hoá tương ứng. Cách xác định như sau:

Số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch tính thuế = {(Số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu, sản xuất bán ra, tiêu dùng, trao đổi, tặng cho ) x (Tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp)}

Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến nhiên liệu hỗn hợp được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kể cả trường hợp có thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp), người nộp thuế tự tính toán, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch; Đồng thời có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn có gốc hoá thạch chứa trong nhiên liệu hỗn hợp và nộp cùng với tờ khai thuế của tháng tiếp theo tháng bắt đầu có bán (hoặc có thay đổi tỷ lệ) nhiên liệu hỗn hợp.

+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,…) hoặc các chất khác như nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa lớp, trong đó trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp là 70% và trọng lượng màng nhựa khác (PA, PP,..) là 30%.Như vậy, số thuế bảo vệ môi trường của doanh nghiệp A phải nộp đối với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng.”

 

Điều 146 Bộ luật dân sự 2015

Điều 146. Quy định về thời hạn, thời điểm tính thời hạn

1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau:

a) Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;

b) Nửa năm là sáu tháng;

c) Một tháng là ba mươi ngày;

d) Nửa tháng là mười lăm ngày;

đ) Một tuần là bảy ngày;

e) Một ngày là hai mươi tư giờ;

g) Một giờ là sáu mươi phút;

h) Một phút là sáu mươi giây.

2. Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau:

a) Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng;

b) Giữa tháng là ngày thứ mười lăm của tháng;

c) Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng.

3. Trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau:

a) Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng một;

b) Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng sáu;

c) Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng mười hai.

Phân tích : 

Nếu các bên thỏa thuận về thời hạn theo các đơn vị thời gian mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì cộng dồn các đơn vị thời gian cho đủ với đơn vị thời gian đã được thỏa thuận trong thời hạn. Ví dụ : hai bên thỏa thuận bên kia làm cho bên này những công việc nhất định trong thời hạn một tuần mà khaorng thời gian một tuần diễn ra không liền nhau thì bên kia phải thực hiện công việc đó đủ bảy ngày. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận một ngày làm việc là bao nhiêu giờ.

Nếu các bên thỏa thuận về thời hạn theo các đơn vị về thời gian và khoảng thời gian diễn ra liền nhau thì thời hạn được tính từ thời điểm bắt đầu cho đến thời điểm kết thúc của thời hạn. Ví dụ : A cho B vay một khoản tiền trong thời hạn một tuần vào thứ 5 tuần này thì thời hạn sẽ kết thúc vào thời điểm kết thúc ngày thứ 6 của tuần tiếp theo. Thực tế, khoảng thời gian trong các năm, các tháng có thể không bằng nhau. Ví dụ năm nhuận sẽ kéo dài hơn 1 ngày, tháng 2 thường chỉ có 28 ngày, các tháng khác trong năm có thể là 30 hoặc 31 ngày. Nhưng để đảm bảo sự thống nhất trong việc áp dụng các loại thời hạn này vào thực tế, việc xác định các khoảng thời hạn theo quy định tại khoản 1 điều này là cần thiết

Trồng cây anh túc làm cảnh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Câu hỏi:

Hiện gia đình tôi sinh sống tại Hà Nội, trên tầng có trồng khoảng 10 cây anh túc để làm cảnh và lấy thuốc chữa bệnh. Nghe người thân nói việc trồng cây anh túc có thể bị xử lý hình sự. Tôi muốn hỏi ý kiến luật sư về vấn đề này?

Xin ám ơn luật sư!

Người gửi câu hỏi: Bác An (Hoàng Mai,Hà Nội)

800px-Slaapbol_R0017601

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư trả lời:

Điều 192 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau

“1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý, đã được giáo dục nhiều lần, đã được tạo điều kiện để ổn định cuộc sống và đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:
  2. a) Có tổ chức.
  3. b) Tái phạm tội này.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

Như vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 192 BLHS năm 1999 thì hành vi trồng cây anh túc của bác đã phạm vào tội trồng cây thuốc phiện và các loại cây khác có chứa ma túy . Tuy nhiên, căn cứ theo thông tư số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP quy định :

“Người thực hiện hành vi trồng cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

Như vậy theo quy định này, bác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị chính quyền địa phương áp dụng đầy đủ 03 biện pháp kể trên. Trong trường hợp đã áp dụng đủ 03 biện pháp kể trên mà vẫn tái phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 192 BLHS 1999 sửa đổi 2009 với mức phạt tù cao nhất là bảy năm tù, ngoài ra còn bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) thì tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy được quy định tại Điều 247 với nhiều sửa đổi:

-Quy định cụ thể về mức phạt theo số lượng cây;

-Nâng mức xử phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu;

-Thêm khoản 4 về việc miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội theo khoản 1 mà tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan trước khi thu hoạch.

Cám ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Bạch!

Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên

Xin Chào Luật sư

Hiện nay, các sếp tôi và 2 người nữa là các nhà đầu tư Hàn Quốc đang muốn thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, vốn đầu tư khoảng 11 tỷ đồng, địa điểm dự kiến tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Để thành lập được công ty các nhà đầu tư nần làm những thủ tục nào? thời gian mất bao lâu?

xin trân thành cảm ơn.

 

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học mới nhất năm 2017

         Hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm: giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học; tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật; tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cho mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Là ngành nghề có điều kiện .

MBLAW sẽ tư vấn , giải đáp trực tiếp cho khách hàng và soạn thảo hồ sơ cho quý khách hàng, và thay mặt quý khách hàng liên hệ làm việc với cơ quan có thẩm quyền.

Dịch vụ tư vấn du học là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Vì vậy, để có thể kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam cần phải làm những công việc sau

Bước 1: Thực hiện thủ tục đầu tư thành lập tổ chức kinh tế (Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH) tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
1. Giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị:
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Giải trình việc đáp ứng các điều kiện đối với hoạt động tư vấn du học.
2. Thời hạn thực hiện dự kiến: 35 ngày làm việc kể từ khi hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
1. Giấy tờ tài liệu cần chuẩn bị:
– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; với những nội dung chủ yếu gồm: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học;
– Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin chủ yếu sau đây:

Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.
2. Thời hạn thực hiện dự kiến: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Mọi thắc mắc liên hệ qua hotline 19006232 hoặc 0987.892.333 để được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Luật quản lý ngoại thương năm 2017 (Luật số 05/2017/QH14)
QUỐC HỘI
——–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Luật số: 05/2017/QH14 Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2017

LUẬT

QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Quản lý ngoại thương.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương; giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan quản lý nhà nước.

2. Thương nhân tham gia hoạt động ngoại thương.

3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Các biện pháp kỹ thuật là các biện pháp áp dụng với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.

3. Các biện pháp kiểm dịch bao gồm các biện pháp kiểm dịch động vật và các sản phẩm từ động vật, kiểm dịch thực vật và kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

4. Khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

5. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam là thương nhân nước ngoài không có hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam theo các hình thức được quy định trong pháp luật về đầu tư, thương mại, doanh nghiệp; không có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thương mại, doanh nghiệp.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý nhà nước về ngoại thương

1. Nhà nước quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bảo đảm minh bạch, công khai, bình đẳng, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước và xuất khẩu, gắn với quản lý nhập khẩu.

3. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia trong hoạt động ngoại thương theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 5. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:

a) Thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;

b) Thương nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện;

c) Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

2. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:

a) Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;

c) Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

3. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được quy định, công bố chi tiết tương ứng với phân loại hàng hóa của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết điểm b, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương.

2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chiến lược, kế hoạch, chính sách quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương, phát triển thị trường khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế trong từng thời kỳ; quyết định việc thực hiện một số biện pháp quản lý theo quy định của Luật này;

b) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương;

c) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật;

d) Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương và quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;

đ) Quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

e) Chỉ đạo về nghiệp vụ đối với đại diện thương mại thuộc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là đại diện thương mại);

g) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tham gia đàm phán, ký kết, điều phối việc thực hiện điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương; đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, xử lý các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền và giám sát chung việc thực hiện điều ước quốc tế của các đối tác;

h) Tham mưu giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương;

i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý ngoại thương theo thẩm quyền;

k) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì, phối hợp đàm phán điều ước quốc tế và giám sát việc thực hiện cam kết của các đối tác, xử lý các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền; quản lý ngoại thương và phát triển hoạt động ngoại thương theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo, chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương, quản lý ngoại thương;

b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xây dựng pháp luật, chính sách liên quan đến quản lý ngoại thương theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; chỉ đạo cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan;

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm và các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;

d) Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kiểm dịch y tế biên giới, an toàn thực phẩm và các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật;

đ) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất, xây dựng, tổ chức thực hiện biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

4. Chính quyền địa phương cấp tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại thương tại địa phương theo quy định của Luật này và phân cấp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ;

b) Chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan trong đề xuất các đề án, dự án phát triển hoạt động ngoại thương tại địa phương;

c) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nước về ngoại thương tại địa phương;

d) Duy trì, cập nhật, cung cấp thông tin cho các hệ thống thông tin về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, xúc tiến thương mại;

đ) Thực hiện, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất phục vụ công tác quản lý nhà nước về ngoại thương tại địa phương.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương

1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 của Luật này.

2. Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.

3. Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.

4. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 của Luật này; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.

5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 của Luật này.

6. Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.

Chương II

CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH

Mục 1. CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU, TẠM NGỪNG XUẤT KHẨU, TẠM NGỪNG NHẬP KHẨU

Tiểu mục 1. CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU

Điều 8. Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

1. Cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

2. Cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

Điều 9. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

1. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

c) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;

d) Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

đ) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 10. Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

1. Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.

Tiểu mục 2. TẠM NGỪNG XUẤT KHẨU, TẠM NGỪNG NHẬP KHẨU

Điều 11. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

1. Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.

2. Tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều 12. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

1. Áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này;

b) Hàng hóa thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 của Luật này nhưng chưa có trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

2. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu bị bãi bỏ khi hết thời hạn tạm ngừng hoặc hàng hóa không còn thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 13. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.

2. Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14. Các trường hợp ngoại lệ

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh, trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật có quy định khác.

2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã có quyết định tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.

Mục 2. HẠN CHẾ XUẤT KHẨU, HẠN CHẾ NHẬP KHẨU

Tiểu mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 15. Biện pháp hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu

1. Hạn chế xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu, cửa khẩu xuất khẩu hàng hóa, quyền xuất khẩu hàng hóa của thương nhân.

2. Hạn chế nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng nhằm hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu, cửa khẩu nhập khẩu hàng hóa, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân.

Điều 16. Các trường hợp ngoại lệ

1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu quy định tại Mục này không vì mục đích thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu quy định tại Mục này đối với khu vực hải quan riêng được thực hiện theo quy định tại Mục 8 Chương này.

Tiểu mục 2. HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU, HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU

Điều 17. Biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu

1. Hạn ngạch xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

2. Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định áp dụng để hạn chế số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.

Điều 18. Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu

1. Áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Đối với hàng hóa bảo đảm cân đối vĩ mô, tăng trưởng kinh tế theo từng thời kỳ;

c) Khi nước nhập khẩu áp dụng biện pháp hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

2. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Điều 19. Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

2. Bộ Công Thương công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.

Tiểu mục 3. HẠN NGẠCH THUẾ QUAN

Điều 20. Biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu

1. Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể.

2. Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.

Điều 21. Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu

1. Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.

3. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.

Điều 22. Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với từng hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Bộ Công Thương công bố việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và quyết định phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan.

Tiểu mục 4. CHỈ ĐỊNH CỬA KHẨU XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 23. Biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu

Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định cửa khẩu được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nhất định.

Điều 24. Áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu

1. Áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu nhằm quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận thương mại, bảo vệ uy tín hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; phù hợp với điều kiện hạ tầng vật chất, kỹ thuật của từng cửa khẩu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

2. Việc áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Thương nhân có quyền tự do lựa chọn cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong các cửa khẩu đã được chỉ định.

Điều 25. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu

1. Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan quyết định, công bố hàng hóa, cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tương ứng và lộ trình thực hiện.

2. Quyết định áp dụng biện pháp chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 45 ngày trước ngày có hiệu lực.

Tiểu mục 5. CHỈ ĐỊNH THƯƠNG NHÂN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 26. Biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu

Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nhất định.

Điều 27. Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu

1. Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Hàng hóa độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật về thương mại;

c) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này.

2. Việc áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của thương nhân được chỉ định thực hiện hoạt động ngoại thương.

Điều 28. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu

1. Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa và điều kiện chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu; quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa theo Danh mục.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý và chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động ngoại thương của thương nhân được chỉ định.

Mục 3. QUẢN LÝ THEO GIẤY PHÉP, THEO ĐIỀU KIỆN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 29. Biện pháp quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu

1. Quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo giấy phép) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

2. Quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo điều kiện) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quy định điều kiện về chủ thể kinh doanh, chủng loại, số lượng, khối lượng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, địa bàn mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 30. Áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện

1. Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.

2. Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.

3. Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 31. Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện

1. Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện; quy định phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hóa thuộc Danh mục; quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và công bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.

Mục 4. CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ HÀNG HÓA

Điều 32. Biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:

a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân;

b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết về xuất xứ hàng hóa và chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Điều 33. Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau đây:

1. Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu có nhu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

2. Pháp luật quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

3. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo đề nghị của thương nhân hoặc do thương nhân tự chứng nhận đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 34. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận xuất xứ hàng hóa

1. Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp hoặc ủy quyền cho tổ chức khác thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Điều 35. Kiểm tra xuất xứ hàng hóa

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của thương nhân.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan hải quan kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

Mục 5. CHỨNG NHẬN LƯU HÀNH TỰ DO

Điều 36. Giấy chứng nhận lưu hành tự do

1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.

Điều 37. Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do

Áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do trong các trường hợp sau đây:

1. Pháp luật quy định hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do;

2. Theo đề nghị của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 38. Thẩm quyền áp dụng biện pháp chứng nhận lưu hành tự do

Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa phải áp dụng giấy chứng nhận lưu hành tự do; quy định thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do.

Mục 6. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG KHÁC

Tiểu mục 1. TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU

Điều 39. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất

1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:

a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;

c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật này.

2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.

3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

4. Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 40. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

1. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;

b) Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;

d) Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Chính phủ quy định chi tiết Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

3. Trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định, công bố công khai hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

Điều 41. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác

1. Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

2. Thủ tục tạm nhập, tái xuất được thực hiện như sau:

a) Thương nhân phải có giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản này.

3. Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.

4. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 42. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa

1. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, sản xuất, thi công, thuê, mượn, trưng bày, triển lãm hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo hợp đồng với nước ngoài.

2. Thủ tục tạm xuất, tái nhập được thực hiện như sau:

a) Thương nhân phải có giấy phép tạm xuất, tái nhập đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Thương nhân chỉ phải làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a khoản này.

3. Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất.

4. Hàng hóa tạm xuất, tái nhập khi tiêu thụ tại nước ngoài phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 43. Chuyển khẩu hàng hóa

1. Thương nhân kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép chuyển khẩu hàng hóa, trừ trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.

2. Thương nhân chỉ phải làm thủ tục chuyển khẩu tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Hàng hóa chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tiểu mục 2. QUÁ CẢNH HÀNG HÓA

Điều 44. Cho phép quá cảnh hàng hóa

1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cho phép quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép quá cảnh đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Hàng hóa không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và chỉ phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng theo quy định của pháp luật về hải quan.

4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp phép quá cảnh hàng hóa quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 45. Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa

1. Hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.

2. Việc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam, thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.

3. Quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định.

5. Hàng hóa quá cảnh khi được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 46. Cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa

1. Căn cứ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

2. Hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường trên lãnh thổ Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Trong thời gian quá cảnh hàng hóa, việc thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép.

Điều 47. Thời gian quá cảnh

1. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.

2. Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 của Luật này thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.

3. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy định tại khoản 2 Điều này, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.

Tiểu mục 3. ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HÓA CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Điều 48. Quản lý hoạt động đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài

1. Thương nhân được nhận làm đại lý mua bán hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu.

2. Trường hợp thương nhân chọn việc thanh toán thù lao bán hàng đại lý bằng tiền thì thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối. Trường hợp thương nhân chọn việc thanh toán thù lao bán hàng đại lý bằng hàng hóa thì hàng hóa đó phải không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Trường hợp thanh toán thù lao bán hàng đại lý bằng hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

3. Đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Quản lý hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý mua bán hàng hóa tại nước ngoài

Thương nhân được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý mua bán hàng hóa tại nước ngoài đối với hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu.

Tiểu mục 4. ỦY THÁC VÀ NHẬN ỦY THÁC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 50. Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

1. Thương nhân được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp bên ủy thác không phải là thương nhân, trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, bên ủy thác được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Tiểu mục 5. GIA CÔNG HÀNG HÓA CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI VÀ ĐẶT GIA CÔNG HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI

Điều 51. Quản lý hoạt động nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài

1. Thương nhân được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng nhận gia công sau khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép theo trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thương nhân thực hiện hoạt động gia công hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.

Điều 52. Quản lý hoạt động đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài

1. Thương nhân được đặt gia công ở nước ngoài hàng hóa lưu thông hợp pháp.

2. Việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thương nhân thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với việc nhập khẩu sản phẩm gia công phục vụ tiêu dùng trong nước theo quy định của pháp luật về thuế.

Mục 7. HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VỚI CÁC NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI

Điều 53. Quản lý ngoại thương với các nước có chung biên giới

1. Hoạt động ngoại thương với nước có chung biên giới với Việt Nam tại khu vực biên giới (sau đây gọi là hoạt động thương mại biên giới) được áp dụng các biện pháp quản lý đặc thù sau đây:

a) Quy định về hàng hóa, số lượng hàng hóa, định mức miễn thuế, địa điểm và phương thức đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới;

b) Quy định về hàng hóa, địa điểm, phương thức và hoạt động hỗ trợ đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân đã được thoả thuận trong điều ước quốc tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước có chung biên giới.

2. Các nguyên tắc trong quản lý hoạt động thương mại biên giới bao gồm:

a) Nhà nước tăng cường hỗ trợ và phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp nơi có biên giới trong việc tổ chức, quản lý hoạt động thương mại biên giới nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của thương nhân, cư dân biên giới;

b) Người, phương tiện, hàng hóa trong hoạt động thương mại biên giới chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

c) Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Các hoạt động thương mại biên giới được hưởng một số chính sách quản lý đặc thù về địa bàn, hàng hóa, phí, lệ phí, phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 54. Cơ chế điều hành hoạt động thương mại biên giới tại cửa khẩu biên giới trên đất liền

1. Hoạt động thương mại biên giới được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Trường hợp hoạt động thương mại biên giới được thực hiện qua cửa khẩu khác, qua nơi mở ra cho qua lại biên giới thì phải bảo đảm các điều kiện, chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quyết định, công bố Danh mục các cửa khẩu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới được phép thực hiện hoạt động thương mại biên giới quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua các khu vực trên bị ách tắc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới, căn cứ vào điều kiện hạ tầng, kỹ thuật tại khu vực đó, có thể áp dụng biện pháp ưu tiên xuất khẩu hàng hóa là thực phẩm tươi sống, nông sản mau hỏng hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hàng hóa cho đến khi không còn ách tắc.

3. Việc quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu biên giới trên đất liền phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ và đơn giản hóa thủ tục hành chính.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 55. Chính sách quản lý, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu biên giới trên đất liền

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương các cấp chịu trách nhiệm quản lý, phát triển các hoạt động hỗ trợ thương mại sau đây tại khu vực cửa khẩu biên giới trên đất liền:

a) Hoạt động hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật có liên quan;

b) Hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực hậu cần thương mại bao gồm: giao nhận, vận chuyển hàng hóa, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, phiên dịch, bảo vệ và các hoạt động nâng cao năng lực hậu cần thương mại khác;

c) Hoạt động tài chính, tiền tệ bao gồm: đổi tiền, gửi tiền, thanh toán;

d) Hoạt động hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường các nước có chung biên giới; tư vấn, môi giới, đại lý mua bán, ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quảng cáo, hội chợ, triển lãm;

đ) Hoạt động hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật bao gồm: đường giao thông, điện, nước, chợ biên giới, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, kho, bãi, trạm cân điện tử, phòng cháy, chữa cháy;

e) Các hoạt động hỗ trợ thương mại khác tại khu vực cửa khẩu biên giới theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ có chính sách khuyến khích thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư, phát triển, tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ thương mại tại khu vực cửa khẩu biên giới quy định tại khoản 1 Điều này.

Mục 8. QUẢN LÝ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI KHU VỰC HẢI QUAN RIÊNG

Điều 56. Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng

1. Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa được đưa từ khu vực hải quan riêng ra nước ngoài như đối với hàng hóa được đưa từ nội địa ra nước ngoài.

2. Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng.

3. Chỉ áp dụng một lần các biện pháp quản lý hàng hóa xuất khẩu đối với khu vực hải quan riêng.

4. Hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 57. Áp dụng biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng

1. Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa đưa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa như đối với hàng hóa đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

2. Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trừ biện pháp cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, biện pháp kiểm dịch đối với hàng hóa được đưa từ nước ngoài vào khu vực hải quan riêng.

3. Chỉ áp dụng một lần các biện pháp quản lý hàng hóa nhập khẩu đối với khu vực hải quan riêng.

4. Hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 58. Áp dụng biện pháp quản lý mua bán hàng hóa giữa các khu vực hải quan riêng

1. Không áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa mua bán, vận chuyển giữa các khu vực hải quan riêng trong lãnh thổ Việt Nam.

2. Việc vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực hải quan riêng phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 59. Trường hợp ngoại lệ

Trong trường hợp cần thiết nhằm chống gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp, Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hoặc không áp dụng một hoặc một số biện pháp quản lý ngoại thương đối với hàng hóa quy định tại các điều 56, 57 và 58 của Luật này.

Chương III

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, KIỂM DỊCH

Mục 1. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT, KIỂM DỊCH

Điều 60. Mục tiêu, nguyên tắc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch

1. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng hóa; bảo vệ an toàn sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học; phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và bảo đảm an ninh, lợi ích quốc gia.

2. Việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và tránh tạo ra rào cản không cần thiết đối với hoạt động ngoại thương, nhất là đối với hàng hóa xuất khẩu;

b) Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong điều kiện cho phép, bảo đảm yêu cầu quản lý và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Bảo đảm các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Điều 61. Áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn phải áp dụng các biện pháp quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các biện pháp quản lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

3. Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của pháp luật.

6. Hàng hóa nhập khẩu là phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác khi nhập khẩu phải được kiểm soát theo quy định của pháp luật về đo lường.

7. Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.

Điều 62. Áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật

1. Hàng hóa là động vật, sản phẩm động vật thuộc diện kiểm dịch trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.

2. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.

Điều 63. Áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật

1. Hàng hóa là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

2. Hàng hóa là giống cây trồng chưa có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vật tại Việt Nam phải được kiểm dịch sau khi nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.

3. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 64. Áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới

1. Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế biên giới trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

2. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch y tế biên giới thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Mục 2. ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KIỂM TRA ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 65. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:

a) Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này;

b) Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;

c) Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.

2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này và do cơ quan, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 66. Cơ quan, tổ chức kiểm tra

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra theo lĩnh vực, địa bàn được phân công, phân cấp theo quy định của pháp luật.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều này công bố công khai tên và địa chỉ cơ quan, tổ chức kiểm tra chuyên ngành thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.

3. Trình tự, thủ tục kiểm tra phải được cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra công bố công khai, minh bạch.

Chương IV

BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 67. Các biện pháp phòng vệ thương mại

1. Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.

2. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra, hoạt động cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra; quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

Điều 68. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

1. Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

2. Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.

3. Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

4. Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

5. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

6. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.

Điều 69. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước

1. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được sản xuất trong nước. Trong trường hợp nhà sản xuất trong nước trực tiếp nhập khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc có mối quan hệ với các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bị điều tra thì nhà sản xuất này có thể không được xem là nhà sản xuất trong nước.

Hàng hóa tương tự là hàng hóa có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa bị điều tra. Trong trường hợp không có hàng hóa nào như vậy thì hàng hóa tương tự là hàng hóa có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hóa bị điều tra.

2. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước được xác định như sau:

a) Thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước;

b) Đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được về nguy cơ gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước;

c) Ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước;

d) Thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm tổng thể hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành sản xuất trong nước;

đ) Đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được về nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

Điều 70. Trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại

1. Tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước có quyền nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong trường hợp nhận thấy hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá, được trợ cấp hoặc nhập khẩu quá mức gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

2. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào kiến nghị của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại (sau đây gọi là Cơ quan điều tra), Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều tra hoặc không điều tra. Trường hợp đặc biệt, việc ban hành quyết định có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 30 ngày.

3. Thời hạn điều tra được quy định như sau:

a) Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được kết thúc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng;

b) Việc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ được kết thúc trong thời gian 09 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền gia hạn thời gian điều tra nhưng tổng thời gian điều tra không quá 12 tháng.

4. Việc tham vấn trong quá trình điều tra được thực hiện như sau:

a) Trong quá trình điều tra, các bên liên quan trong vụ việc điều tra được quyền trình bày bằng văn bản với Cơ quan điều tra các thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra;

b) Cơ quan điều tra có trách nhiệm tạo cơ hội tham vấn cho các bên liên quan khi có yêu cầu bằng văn bản theo quy định tại điểm a khoản này;

c) Trước khi công bố kết luận điều tra cuối cùng, Cơ quan điều tra có thể tổ chức tham vấn công khai nhằm tạo điều kiện cho các bên liên quan trình bày thông tin và ý kiến liên quan đến vụ việc điều tra.

5. Trách nhiệm thông báo được quy định như sau:

a) Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo cho Chính phủ của nước có tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu có liên quan và các bên liên quan khác về việc tiến hành điều tra;

b) Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo công khai kết luận điều tra sơ bộ, kết luận điều tra cuối cùng, chấp thuận cam kết cũng như việc chấm dứt điều tra tới các bên liên quan trong vụ việc điều tra;

c) Cơ quan điều tra thực hiện các nghĩa vụ thông báo khác theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 71. Chấm dứt điều tra vụ việc phòng vệ thương mại

Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau đây:

1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tự nguyện rút hồ sơ;

2. Kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra xác định không có thiệt hại hoặc không đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

3. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra có một trong các nội dung sau đây:

a) Hàng hóa bị điều tra nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam không bị bán phá giá, không được trợ cấp hoặc không nhập khẩu quá mức;

b) Không có thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Ðiều 69 của Luật này;

c) Không có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp, nhập khẩu quá mức với thiệt hại, đe dọa gây ra thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

4. Cơ quan điều tra đạt được thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền của nước có hàng hóa bị cáo buộc được trợ cấp nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam về dỡ bỏ trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.

Điều 72. Chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

1. Lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là hành vi nhằm trốn tránh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực thi biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.

2. Biện pháp phòng vệ thương mại đang được áp dụng có thể được mở rộng trong trường hợp Cơ quan điều tra xác định có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

3. Cơ quan điều tra có thể tiến hành điều tra hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại căn cứ vào yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước hoặc các thông tin mà Cơ quan điều tra có được.

4. Căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa, cấu phần hàng hóa nhập khẩu từ các nước liên quan bị điều tra.

Điều 73. Cơ quan điều tra

1. Cơ quan điều tra do Chính phủ thành lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương.

2. Cơ quan điều tra có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và thông báo hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ, tài liệu;

b) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra hoặc không điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

c) Tổ chức điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; điều tra hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;

d) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; thay đổi biện pháp phòng vệ thương mại trên cơ sở kết luận điều tra và kết luận rà soát;

đ) Tiến hành rà soát biện pháp phòng vệ thương mại;

e) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương chấm dứt điều tra, chấm dứt áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

g) Chủ trì tham gia giải quyết tranh chấp tại các cơ chế song phương và đa phương trong việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

h) Chủ trì hỗ trợ, ứng phó các vụ việc do nước ngoài điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;

i) Chủ trì xây dựng phương án và đàm phán bồi thường trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam;

k) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện biện pháp phòng vệ thương mại của các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

l) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

3. Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan điều tra.

Điều 74. Bên liên quan trong vụ việc điều tra

1. Bên liên quan trong vụ việc điều tra bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân ở nước ngoài sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam bị điều tra;

b) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;

c) Hiệp hội nước ngoài có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;

d) Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;

đ) Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại;

e) Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự;

g) Hiệp hội trong nước có đa số thành viên là các tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tương tự;

h) Tổ chức, cá nhân khác có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến vụ việc điều tra hoặc có thể giúp ích cho quá trình điều tra hoặc tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Tổ chức, cá nhân phải đăng ký và được Cơ quan điều tra chấp thuận để trở thành bên liên quan trong vụ việc điều tra.

3. Bên liên quan trong vụ việc điều tra được tiếp cận thông tin, tài liệu mà bên liên quan khác đã cung cấp cho Cơ quan điều tra, trừ thông tin, tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật này.

Điều 75. Cung cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật trong quá trình điều tra vụ việc phòng vệ thương mại

1. Bên liên quan trong vụ việc điều tra có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Cơ quan điều tra.

2. Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra và những người có quyền tiếp cận thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc có trách nhiệm bảo mật thông tin, tài liệu theo yêu cầu của bên cung cấp thông tin, tài liệu.

3. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có quyền tiến hành trưng cầu giám định hoặc kiểm tra, xác minh tính xác thực của thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp hoặc thu thập thêm thông tin, tài liệu cần thiết để giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại. Cơ quan điều tra có quyền tiến hành việc điều tra tại chỗ, bao gồm cả việc điều tra tại nước ngoài.

4. Trường hợp bên bị điều tra từ chối cho Cơ quan điều tra tiếp cận hoặc từ chối cung cấp thông tin, tài liệu có ảnh hưởng quan trọng đến việc điều tra, Cơ quan điều tra có quyền sử dụng thông tin, tài liệu do bên liên quan cung cấp, thông tin, tài liệu do Cơ quan điều tra tự thu thập hoặc thông tin, tài liệu sẵn có để đưa ra kết luận điều tra dựa trên những thông tin, tài liệu đó.

Điều 76. Xử lý trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

1. Khi thương nhân Việt Nam bị nước nhập khẩu điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, trên cơ sở đề nghị của hiệp hội ngành, nghề, thương nhân có liên quan, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác thực hiện các hoạt động trợ giúp sau đây cho thương nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình:

a) Cung cấp thông tin liên quan đến vụ việc;

b) Trao đổi với nước nhập khẩu đang điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam;

c) Khởi kiện nước nhập khẩu khi phát hiện có vi phạm điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

d) Các hoạt động trợ giúp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp thương nhân Việt Nam bị nước nhập khẩu điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan xây dựng phương án để phối hợp với Cơ quan điều tra của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Trường hợp thương nhân Việt Nam bị nước nhập khẩu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, tổ chức, cá nhân có liên quan xây dựng phương án yêu cầu bồi thường, trả đũa theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Mục 2. CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

Điều 77. Biện pháp chống bán phá giá

1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.

3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

a) Áp dụng thuế chống bán phá giá;

b) Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

Điều 78. Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

1. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Điều 79. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

1. Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

b) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Điều 80. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá

1. Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam và biên độ bán phá giá bao gồm:

a) Xác định giá thông thường;

b) Xác định giá xuất khẩu;

c) Thực hiện việc so sánh công bằng giữa giá thông thường với giá xuất khẩu và xác định biên độ bán phá giá cụ thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cho từng tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là nhà sản xuất, xuất khẩu).

2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

4. Xác định tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế – xã hội.

Điều 81. Áp dụng biện pháp chống bán phá giá

1. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực. Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá 60 ngày.

2. Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:

a) Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện điều chỉnh giá bán hoặc tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hàng hóa bị điều tra xuất khẩu vào Việt Nam;

b) Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

3. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện như sau:

a) Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại khoản 2 Điều này, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 80 của Luật này. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan trong vụ việc điều tra;

b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá;

c) Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng;

d) Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này.

4. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước;

b) Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

Điều 82. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá

1. Việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như sau:

a) Sau 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo đề nghị của một hoặc nhiều bên liên quan trong vụ việc điều tra và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp;

b) Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đang có hiệu lực;

c) Thời hạn rà soát quy định tại khoản này là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:

a) 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

b) Nội dung của việc rà soát nhằm xác định sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế – xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

d) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

3. Việc rà soát đối với nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không bán hàng hóa bị điều tra vào lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn điều tra ban đầu nhưng sau đó xuất khẩu hàng hóa đó vào lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là nhà xuất khẩu mới) được thực hiện như sau:

a) Nhà xuất khẩu mới có thể nộp hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành rà soát và xác định mức thuế chống bán phá giá riêng;

b) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá riêng cho nhà xuất khẩu mới được rà soát;

c) Thời hạn rà soát đối với nhà xuất khẩu mới là không quá 03 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 03 tháng.

4. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện như sau:

a) Các bên liên quan trong vụ việc điều tra có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

b) Hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không phù hợp;

c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá;

d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

Mục 3. CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀO VIỆT NAM

Điều 83. Biện pháp chống trợ cấp

1. Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

2. Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:

a) Áp dụng thuế chống trợ cấp;

b) Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu;

c) Các biện pháp chống trợ cấp khác.

Điều 84. Trợ cấp

Trợ cấp là sự đóng góp của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức công nào ở quốc gia có hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân nhận trợ cấp:

1. Chính phủ thực tế chuyển vốn trực tiếp cho tổ chức, cá nhân hoặc nhận nợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân;

2. Chính phủ bỏ qua hoặc không thu các khoản thu mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp cho Chính phủ;

3. Chính phủ cung cấp cho tổ chức, cá nhân tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ không phải là cơ sở hạ tầng chung;

4. Chính phủ mua tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ của tổ chức, cá nhân với giá cao hơn giá thị trường;

5. Chính phủ bán tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ cho tổ chức, cá nhân với giá thấp hơn giá thị trường;

6. Chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ; ủy thác, giao hoặc chỉ đạo, yêu cầu tổ chức tư nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động được quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này thông thường thuộc chức năng của Chính phủ và trong thực tế không khác với những hoạt động thông thường của Chính phủ;

7. Bất kỳ hình thức hỗ trợ về thu nhập hoặc giá;

8. Bất kỳ hình thức trợ cấp nào khác không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 của Điều này được xác định dựa trên nguyên tắc công bằng, hợp lý, không trái với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 85. Các trợ cấp có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp

Các trợ cấp sau đây có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:

1. Trợ cấp dựa vào kết quả xuất khẩu;

2. Trợ cấp nhằm mục đích ưu tiên sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước hơn hàng hóa nhập khẩu;

3. Các trợ cấp quy định tại Điều 84 của Luật này làm vô hiệu hoặc ảnh hưởng đến những quyền lợi mà Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 86. Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp

1. Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 84 và Điều 85 của Luật này và mức trợ cấp được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này;

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp quy định tại điểm a khoản này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

2. Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

Điều 87. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp

1. Việc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

b) Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của ngành sản xuất trong nước.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Điều 88. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp

1. Xác định hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam và mức trợ cấp bao gồm:

a) Xác định giá trị trợ cấp;

b) Xác định giá xuất khẩu;

c) Xác định mức trợ cấp cụ thể cho từng nhà sản xuất, nhà xuất khẩu nước ngoài.

2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước bao gồm:

a) Xác định khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp và tác động lên giá của hàng hóa tương tự tại thị trường nội địa;

b) Xác định tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp đối với ngành sản xuất trong nước.

3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

4. Xác định tác động của biện pháp chống trợ cấp đối với kinh tế – xã hội.

Điều 89. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp

1. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra. Mức thuế chống trợ cấp tạm thời không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận sơ bộ.

Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời là không quá 120 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực. Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể gia hạn áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nhưng không quá 60 ngày.

2. Việc áp dụng biện pháp cam kết được thực hiện như sau:

a) Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc Chính phủ nước trợ cấp hàng hóa có thể đưa ra cam kết với Cơ quan điều tra về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá xuất khẩu hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp khác;

b) Cơ quan điều tra có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết trên cơ sở lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

3. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện như sau:

a) Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại khoản 2 Điều này, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 88 của Luật này. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan;

b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống trợ cấp;

c) Mức thuế chống trợ cấp không được vượt quá mức trợ cấp trong kết luận cuối cùng;

d) Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này.

4. Việc áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước;

b) Thuế chống trợ cấp được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.

5. Việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp khác được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc của pháp luật quốc tế.

Điều 90. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp

1. Việc rà soát theo đề nghị của bên liên quan trong vụ việc điều tra được thực hiện như sau:

a) Sau 01 năm kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp theo đề nghị của một hoặc nhiều bên liên quan trong vụ việc điều tra và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp;

b) Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp đang có hiệu lực;

c) Thời hạn rà soát quy định tại khoản này là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:

a) 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống trợ cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

b) Nội dung của việc rà soát nhằm xác định sự cần thiết, tính hợp lý và tác động kinh tế – xã hội của việc tiếp tục áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

d) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

3. Việc rà soát nhà xuất khẩu mới được thực hiện như sau:

a) Nhà xuất khẩu mới có thể nộp hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành rà soát và xác định mức thuế chống trợ cấp riêng;

b) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng mức thuế chống trợ cấp riêng cho nhà xuất khẩu mới được rà soát;

c) Thời hạn rà soát đối với nhà xuất khẩu mới là không quá 03 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

4. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp được thực hiện như sau:

a) Các bên liên quan trong vụ việc điều tra có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

b) Hồ sơ yêu cầu rà soát bao gồm các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không phù hợp;

c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

5. Việc rà soát do thay đổi hoàn cảnh được thực hiện như sau:

a) Trong bất kỳ thời điểm nào sau khi thuế chống trợ cấp chính thức có hiệu lực, nếu một hoặc các bên liên quan trong vụ việc điều tra thấy xuất hiện hoàn cảnh mới làm thay đổi một cách đáng kể mức trợ cấp của hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp chính thức, dẫn đến việc không còn trợ cấp hoặc mức trợ cấp không đáng kể hoặc không còn gây ra thiệt hại đáng kể hoặc không còn đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc không ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước thì bên liên quan đó có quyền đề nghị Cơ quan điều tra tiến hành rà soát do thay đổi hoàn cảnh;

b) Hồ sơ yêu cầu rà soát phải cung cấp được các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp là không còn phù hợp do hoàn cảnh thay đổi;

c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp chống trợ cấp;

d) Thời hạn rà soát do thay đổi hoàn cảnh là không quá 09 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

Mục 4. TỰ VỆ TRONG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

Điều 91. Biện pháp tự vệ

1. Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

2. Các biện pháp tự vệ bao gồm:

a) Áp dụng thuế tự vệ;

b) Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;

c) Áp dụng hạn ngạch thuế quan;

d) Cấp giấy phép nhập khẩu;

đ) Các biện pháp tự vệ khác.

Điều 92. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ

1. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước;

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng;

c) Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

2. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.

Điều 93. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ

1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng hóa có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.

2. Hồ sơ cung cấp bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

Điều 94. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ

1. Xác định hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam và mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu.

2. Xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quá mức quy định tại khoản 1 Điều này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 95. Áp dụng biện pháp tự vệ

1. Việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định căn cứ vào kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra trước khi kết thúc điều tra, nếu xét thấy việc chậm thi hành biện pháp tự vệ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và thiệt hại đó khó có thể khắc phục về sau.

Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 200 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời có hiệu lực.

2. Việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức được thực hiện như sau:

a) Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 94 của Luật này. Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra;

b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp tự vệ chính thức;

c) Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời là không quá 04 năm, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;

d) Tổng thời gian áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm cả thời gian áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời, biện pháp tự vệ chính thức và thời gian gia hạn là không quá 10 năm.

Điều 96. Rà soát việc áp dụng biện pháp tự vệ

1. Việc rà soát giữa kỳ được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp thời gian áp dụng biện pháp tự vệ vượt quá 03 năm, Cơ quan điều tra phải tiến hành rà soát biện pháp tự vệ trước khi hết một nửa thời gian này để có kết luận về việc duy trì, chấm dứt hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng các biện pháp tự vệ;

b) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc duy trì, chấm dứt hoặc giảm nhẹ mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;

c) Thời hạn rà soát giữa kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

2. Việc rà soát cuối kỳ được thực hiện như sau:

a) Trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp muốn gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ phải nộp hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ. Hồ sơ yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm bằng chứng cho thấy ngành sản xuất trong nước đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh cần thiết để nâng cao khả năng cạnh tranh và việc chấm dứt áp dụng biện pháp tự vệ sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước;

b) Cơ quan điều tra có thể căn cứ theo yêu cầu gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ quy định tại điểm a khoản này hoặc Cơ quan điều tra tự tiến hành rà soát cuối kỳ;

c) Căn cứ vào kết quả rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định về việc chấm dứt hoặc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ;

d) Mức độ áp dụng biện pháp tự vệ trong thời gian gia hạn không được cao hơn mức độ áp dụng trong thời gian ngay trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;

đ) Thời hạn rà soát cuối kỳ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 06 tháng.

3. Việc rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện như sau:

a) Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ có thể yêu cầu Cơ quan điều tra rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ;

b) Hồ sơ yêu cầu rà soát phải cung cấp được các bằng chứng và thông tin chứng minh việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với toàn bộ hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ là không phù hợp;

c) Căn cứ vào kết luận rà soát của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc điều chỉnh phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ;

d) Thời hạn rà soát phạm vi hàng hóa bị áp dụng biện pháp tự vệ là không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định rà soát, trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng.

Điều 97. Tái áp dụng biện pháp tự vệ

1. Biện pháp tự vệ đã được áp dụng với một loại hàng hóa có thể được tái áp dụng đối với hàng hóa đó theo quy định sau đây:

a) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ 04 năm trở lên, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có), thì chỉ được tái áp dụng sau khoảng thời gian bằng ít nhất một nửa thời gian áp dụng biện pháp tự vệ trước đó;

b) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ trên 180 ngày đến dưới 04 năm, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có), thì chỉ được tái áp dụng sau ít nhất 02 năm kể từ khi chấm dứt biện pháp tự vệ trước đó;

c) Trường hợp biện pháp tự vệ đã được áp dụng từ 180 ngày trở xuống thì chỉ được tái áp dụng sau ít nhất 01 năm kể từ khi bắt đầu áp dụng biện pháp tự vệ trước đó với điều kiện biện pháp tự vệ trước đó không được áp dụng quá 02 lần trong vòng 05 năm trước ngày biện pháp tái áp dụng có hiệu lực.

2. Trình tự, thủ tục điều tra để tái áp dụng biện pháp tự vệ thực hiện theo trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp tự vệ.

Điều 98. Bồi thường

1. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Việc bồi thường và mức độ bồi thường thiệt hại được xác định trên cơ sở kết quả tham vấn giữa các bên liên quan.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng phương án bồi thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành tham vấn với bên bị thiệt hại do áp dụng biện pháp tự vệ.

Điều 99. Tự vệ đặc biệt

1. Tự vệ đặc biệt là biện pháp tự vệ được Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng trong trường hợp gia tăng quá mức hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam do kết quả của việc giảm thuế theo lộ trình của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Biện pháp tự vệ đặc biệt chỉ áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước được xác định cụ thể, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt phải tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương V

BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT KHẨN CẤP TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

Điều 100. Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa

1. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.

2. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.

3. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.

4. Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh được sự ảnh hưởng đó.

5. Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.

6. Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.

Điều 101. Nguyên tắc áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp

1. Biện pháp kiểm soát khẩn cấp chỉ được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Điều 100 của Luật này.

2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định việc áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo quy định tại Chương II của Luật này.

3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp phải đánh giá, lựa chọn biện pháp gây ít cản trở nhất cho hoạt động ngoại thương.

4. Biện pháp kiểm soát khẩn cấp được bãi bỏ khi không còn các trường hợp quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc thông qua thương lượng, đàm phán.

Điều 102. Tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp

1. Trước hoặc sau khi biện pháp kiểm soát khẩn cấp được ban hành, bãi bỏ, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp có trách nhiệm tham vấn các đối tác thương mại chịu ảnh hưởng trực tiếp phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có liên quan quy định chi tiết việc tham vấn trong trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp.

Chương VI

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG

Điều 103. Chính sách chung về phát triển hoạt động ngoại thương

1. Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp sau đây:

a) Hoạt động tín dụng do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương bao gồm hỗ trợ xây dựng, bảo vệ, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm trong nước ra thị trường nước ngoài; thiết lập và cung cấp hệ thống thông tin xúc tiến thương mại; kết nối giao thương giữa các thương nhân nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu quả để phục vụ sản xuất trong nước hoặc gia công xuất khẩu;

c) Các biện pháp khác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước và nước ngoài được tham gia phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương phải phù hợp với định hướng của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược ngoại thương trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

4. Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương được thực hiện hiệu quả, có sự phối hợp với các biện pháp thúc đẩy đầu tư, du lịch.

Điều 104. Chính sách đặc thù về phát triển hoạt động ngoại thương

1. Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương đối với sản phẩm có lợi thế cạnh tranh mà trong nước sản xuất được, sản phẩm công nghệ và nguyên liệu đầu vào cần thiết phục vụ sản xuất trong nước.

2. Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tại địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn tham gia hoạt động ngoại thương.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 105. Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại

1. Chính sách xúc tiến thương mại hỗ trợ hoạt động ngoại thương được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Hoạt động của các cơ quan, tổ chức xúc tiến thương mại trong nước;

b) Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài;

c) Hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

d) Hoạt động của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài, của đại diện thương mại.

2. Các hoạt động phát triển ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại bao gồm:

a) Xây dựng, thực hiện các chương trình, hoạt động cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia về sản phẩm, hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ;

b) Xây dựng, thực hiện các hoạt động phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hàng hóa địa phương do chính quyền địa phương thực hiện nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ;

c) Thực hiện các hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam;

d) Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương;

đ) Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

e) Đào tạo, nâng cao năng lực thương nhân trong xúc tiến thương mại, phát triển thị trường;

g) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

3. Các hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thành lập, tham gia tổ chức xúc tiến thương mại tại nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước có liên quan.

4. Trên cơ sở chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu do Quốc hội quyết định trong từng thời kỳ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại của các cơ quan, tổ chức, thương nhân theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 106. Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua hoạt động xúc tiến thương mại của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam

1. Tổ chức xúc tiến thương mại và tổ chức của nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để thực hiện các hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại, phát triển hoạt động ngoại thương.

2. Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Là tổ chức được thành lập phù hợp với pháp luật nước ngoài;

b) Có điều lệ, mục đích hoạt động phù hợp với pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lý văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 107. Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua hoạt động của đại diện thương mại

1. Ðại diện thương mại được tổ chức ở những địa bàn có nhu cầu phát triển hoạt động ngoại thương có chức năng phục vụ phát triển hoạt động ngoại thương của đất nước theo quy định của pháp luật, hỗ trợ bảo vệ lợi ích kinh tế, thương mại của Việt Nam, thương nhân Việt Nam trong hoạt động ngoại thương.

2. Việc tổ chức, hoạt động của đại diện thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Chương VII

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG

Điều 108. Nguyên tắc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của cơ quan quản lý nhà nước

1. Chỉ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương liên quan đến quan hệ giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bảo đảm quyền và lợi ích của Việt Nam được bảo vệ kịp thời, hợp lý giữa các bên tham gia tranh chấp.

3. Các tranh chấp về ngoại thương giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài do các thương nhân giải quyết theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều 109. Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương

1. Cơ quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là Chính phủ. Chính phủ phân công Bộ, cơ quan ngang Bộ tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.

2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.

Điều 110. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ nước ngoài khởi kiện

1. Khi Chính phủ nước ngoài khởi kiện Chính phủ Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên liên quan đến các biện pháp quản lý ngoại thương do Nhà nước Việt Nam ban hành, Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở kế hoạch giải quyết tranh chấp đã được phê duyệt.

3. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, việc phối hợp giải quyết tranh chấp do Chính phủ nước ngoài khởi kiện.

Điều 111. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp do Chính phủ Việt Nam khởi kiện

1. Khi phát hiện các biện pháp quản lý ngoại thương của nước ngoài có quy định ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của Việt Nam hoặc trên cơ sở đề nghị của thương nhân, hiệp hội ngành, nghề, Chính phủ quyết định việc khởi kiện về các biện pháp đó theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở kế hoạch giải quyết tranh chấp đã được phê duyệt.

4. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, việc phối hợp giải quyết tranh chấp do Chính phủ Việt Nam khởi kiện.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 112. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

2. Các pháp lệnh sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 113 của Luật này:

a) Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam số 42/2002/PL-UBTVQH10;

b) Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 20/2004/PL-UBTVQH11;

c) Pháp lệnhChống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 22/2004/PL-UBTVQH11.

3. Bãi bỏ khoản 3 Ðiều 28, khoản 3 Ðiều 29, khoản 3 Ðiều 30, các điều 31, 33, 242, 243, 244, 245, 246 và 247 của Luật Thương mại số 36/2005/QH11.

Điều 113. Quy định chuyển tiếp

Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các vụ việc phòng vệ thương mại đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ khiếu nại, điều tra trước ngày Luật này có hiệu lực thì được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của Pháp lệnh về Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam số 42/2002/PL-UBTVQH10, Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 20/2004/PL-UBTVQH11, Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam số 22/2004/PL-UBTVQH11.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2017.

  CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Thị Kim Ngân

Bài viết cùng chủ đề

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật