Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động bị xử phạt như thế nào?

Thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động (DN XKLĐ) có những sai phạm, điển hình là thu phí của người lao động (NLĐ) quá cao; DN không có giấy phép hoặc hết phép XKLĐ vẫn hoạt động.

Gần đây nhất sự việc Công ty Cổ phần xây dựng, Cung ứng nhân lực & xuất nhập khẩu Thiên Ân (gọi tắt chi nhánh Công ty XKLĐ Tamax) tuyển người lao động đi Rumani trái phép khiến nhiều người lao động bức xúc bởi họ đã bị Tamax đánh lừa khi mời chào họ một cách chắc chắn, đủ cơ sở pháp lý…

Được biết, Công ty XKLĐ Tamax đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ngày 10/04/2014. Tuy nhiên, Công ty Tamax chưa được Cục cấp phép xuất khẩu người lao động sang Rumani.

Vậy công ty XKLĐ Tamax đã vi phạm quy định nào của pháp luật và chế tài xử lý ra sao?

Theo quy định của Luật người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chỉ các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có hợp đồng cung ứng lao động cho đối tác nước ngoài đã được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì mới được phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài, và các doanh nghiệp này phải trực tiếp tuyển chọn lao động, không được ủy quyền hoặc hợp tác với các doanh nghiệp không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tuyển chọn lao động.

Do vậy công ty XKLĐ Tamax mặc dù đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài từ ngày 10/04/2014,  công ty không có hợp đồng cung ứng lao động cho Rumani chưa được cục chấp thuận cho phép tuyển chọn lao động đi làm việc ở Rumani nhưng công ty vẫn tiến hành  thông báo tuyển dụng lao động đi làm việc ở Rumani, tư vấn, thu tiền của người lao động . Việc làm này là trái với quy địnhc ủa pháp luật.

Theo quy định tại Điểm b, khoản 1, Điều 4, Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì công ty XKLĐ Tamax sẽ bị xử phạt hành chính.

“b) Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.”

Như vậy công ty Tamax không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cục QLLĐNN cấp nên sẽ bị xử phạt từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

Ngoài ra tại điều 5 của nghị định này quy định biện pháp khắc phục hậu quả của việc giao kết hợp đồng trái pháp luật của người sử dụng lao động đối với người lao động, buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trên

Tiếp đó nữa, theo quy định của pháp luật, công ty được cấp phép XKLĐ đi nước ngoài không được thu bất cứ một khoản phí nào khi người lao động đến tuyển dụng, nhưng trên thực tế theo những người lao động đến thi tuyển tạo công ty này cho biết họ phải đóng 200 nghìn đồng/1 người cho Tamax. Theo quy định tại Điểm a, khoản 2, Điều 4a Nghị định 88/2015 NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng  thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính, phạt tiền từ 1.000.000. đồng  đến 3.000.000 đồng đối với hành vi  “Thu tiền của người lao động tham gia tuyển lao động”

Ngoài biện phái xử lý hành chính và khắc phục hậu quả  trên thì công ty XKLĐ Tamax có thể sẽ bị Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tạm dừng hoặc rút giấy phép hoạt động dịch vụ của Doanh nghiệp

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Quy định mới về giấy phép lao động

Quy định mới về giấy phép lao động

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 11/2016/NĐ-CP (“Nghị định 11”) ngày 3 tháng 2 năm 2016 quy định chi tiết về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định 11 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2016, thay thế Nghị định số 102/2003/NĐ-CP ngày 5 tháng 9 năm 2013.

Dưới đây là một số thay đổi đáng lưu ý của Nghị định 11:

Đối tượng người lao động nước ngoài được miễn giấy phép lao động được mở rộng thêm, bao gồm:

  • Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong một năm.
  • Giáo viên, nghiên cứu sinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam.
  • Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Cá nhân có hộ chiếu công vụ vào Việt Nam làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.
  • Trước đây, chuyên gia nước ngoài được được định nghĩa là cá nhân có bằng đại học trở lên và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc. Theo Nghị định 11, yêu cầu số năm kinh nghiệm tối thiểu giảm xuống còn 3 năm.
  • Mặc dù có quy định về miễn giấy phép lao động, trong một số trường hợp người sử dụng lao động cần có xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc/học tập/ giảng dạy.
  • Tương tự như giấy phép lao động, thời hạn xác nhận người lao động không không thuộc diện cấp giấy lao động không quá 2 năm.

Đơn giản hóa thủ tục xin cấp giấy phép lao động

  • Trước đây, văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh phải được cấp và nộp cùng bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động. Theo Nghị định 11, văn bản chấp thuận vẫn cần được cấp, tuy nhiên không yêu cầu phải nộp kèm bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.
  • Nếu người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài cấp không yêu cầu trong trường hợp này. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về thời gian cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp này.
  • Thời gian xử lý hồ sơ xin cấp giấy phép lao động được rút ngắn từ 10 ngày làm việc xuống 7 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.
  • Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động được nộp trong vòng 45 ngày trước ngày hết hạn, quy định trước đây là 15 ngày
Điều 148 Bộ luật dân sự 2015

Điều 148. Kết thúc thời hạn

1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.

2. Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.

3. Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.

4. Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.

5. Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

6. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

Điều 155 Bộ Luật dân sự 2015

Điều 155. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

1. Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

2. Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

3. Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

4. Trường hợp khác do luật quy định.

Mẫu quyết định tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH 1 thành viên

 

          TÊN DOANH NGHIỆP 
——–
          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————
             Số: …………..                          Hà Nội , ngày…… tháng…… năm ……

 

QUYẾT ĐỊNH
(V/v tạm ngừng hoạt động)

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

–    Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/11/20014;
–    Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ –CP  về đăng ký kinh doanh;
–    Căn cứ vào Điều lệ Công ty
–    Xét tình hình kinh doanh của công ty.

                                                                             QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:    Tạm ngừng hoạt động như sau:
Thời gian tạm ngừng :
Thời điểm bắt đầu tạm ngừng:   Ngày  … tháng  … năm  …
Thời điểm kết thúc:                    Ngày  …  tháng   … năm  …
Lý do tạm ngừng: Kinh doanh không có hiệu quả

Điều 2: Giám đốc Công ty có trách nhiệm triển khai và hoàn tất các thủ tục để thực hiện đúng các nội dung đã được phê duyệt tại Điều 1 đảm bảo có hiệu quả.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giám đốc công ty, Trưởng các phòng ban và các Ông, Bà có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.
                                                                                                          

                                                                                              

Nơi nhận:

Lưu VP

Sở KHĐT

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY

 

 

 

 

 

Ai chịu trách nhiệm khi biển quảng cáo ngoài trời đổ gây chết người?

Hiện nay xã hội phát triển, việc quảng cáo thương hiệu, hàng hóa, dịch vụ là phổ biến, với những tấm biển quảng cáo diện tích lớn nhỏ đều xuất hiện mọi nơi. ở mặt bằng nhà dân, ở bên đường. Quy hoạch đặt biển quảng cáo lớn cũng cần có giấy phép. Nhưng cũng không ít biển quảng cáo ngoài trời, mang diện tích lớn, kết cấu xây dựng lâu năm gây đổ gãy sập vào nhà dân và người đi đường? Vậy cơ quan nào hay ai là người chịu trách nhiệm trong trường hợp này? 

Biển quảng cáo ở TP Hồ Chí Minh đổ sập vào nhà dân 

Theo quy định tại BLDS 2015, trường hợp bảng quảng cáo ngã đè trúng người gây thiệt mạng, thiệt hại về tài sản, căn cứ khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hại thì chủ sở hữu, đơn vị quản lý các biển quảng cáo này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Cụ thể, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh.

Tuy nhiên, nếu thiệt hại phát sinh khi bảng quảng cáo ngã, đổ trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, bão, lũ) thì chủ sở hữu, đơn vị quản lý các bảng quảng cáo không phải bồi thường: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Tuy nhiên phải chứng minh sự kiện đó là sự kiện bất khả kháng.

Trường hợp bảng quảng cáo gãy, đổ do lỗi kết cấu, không kiểm soát chất lượng, không duy tu bảo dưỡng của chủ sở hữu, đơn vị quản lý thì tùy vào mức độ, những người liên quan còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ở đây cần lưu ý, gió bão là hiện tượng tự nhiên và được xem là thiên tai nên thường được xếp vào trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vật hư hỏng, ngã đổ do bão gió đều được xem là bất khả kháng để loại trừ trách nhiệm của đơn vị quản lý, sở hữu đối với vật gây ra thiệt hại đó.

Khi dựng bảng quảng cáo ngoài trời thì đơn vị quản lý, thi công, chủ sở hữu đều phải tuân thủ nguyên tắc về đảm bảo an toàn trong giới hạn của thiên tai, cụ thể là bảng quảng cáo đó chịu được gió cấp bao nhiêu.

Chỉ khi vượt quá mức độ quy định thì mới được xem là bất khả kháng. Còn nếu chỉ là gió thông thường mà đã ngã đổ thì vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật từ hành chính, dân sự cho đến hình sự.

Các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm tìm ra nguyên nhân gây ra hậu quả, có phải là do làm cẩu thả, chất lượng kém mới ra hậu quả đổ bảng quảng cáo làm chết người hay không? Phải xem xét trách nhiệm chứ không thể không có trách nhiệm. Về dân sự, chủ quảng cáo phải chịu trách nhiệm đền cho bị hại.

Còn hình sự thì phải xem xét đối với đơn vị thực hiện quảng cáo đó. Nếu thấy lỗi nặng do cơ sở quảng cáo hoặc do cơ quan thuê làm quảng cáo phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trước hết phải có trách nhiệm dân sự sau đó cơ quan điều tra sẽ xem trách nhiệm hình sự sau bởi vì mạng người là khả xâm phạm, vô giá. Cần phải gióng lên hồi chuông về công tác quản lý các quảng cáo ngoài trời bởi vì hiện nay rất nhiều quảng cáo ngoài trời làm rất thô sơ có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào, chưa kể là nhiều quảng cáo nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.

 

Như thế nào được coi là một di chúc hợp pháp?

Căn cứ vào điều 652 của BLDS 2005 thì một di chúc được coi là hợp pháp  khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

– Người lập Di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập Di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

– Nội dung Di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức Di chúc không trái quy định của pháp luật.

– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được nêu trên.

– Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người Di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người Di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì Di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Chế tài với hành vi gây tai nạn bỏ trốn

Câu hỏi:

Chào luật sư, 20/10 vừa qua tôi có điều khiển xe máy trên đường và gây tai nạn với một người đi đường. Va chạm nhẹ nên người đó chỉ bị ngã ra rồi đứng dậy luôn. Tuy nhiên do quá sợ hãi tôi đã phóng xe vụt đi luôn mà không dừng lại giúp. Vậy xin hỏi luật sư, nếu như hành vi này bị phát hiện tôi sẽ bị xử lý như thế nào?

Truy-cứu-trách-nhiệm-hình-sự-khi-vi-phạm-quy-định-về-điều-khiển-phương-tiện-giao-thông-đường-bộ.

Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến Công ty Luật Minh Bạch. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

  1. Người điều khiển phương tiệnvà những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
  2. a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  3. b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứuhoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất”;

->      Khi gây ra tai nạn thì người gây ra tai nạn và những người có liên quan phải có trách nhiệm dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường; nếu như người bị tai nạn bị nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng thì phải đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, bạn là người đã gây ra tai nạn mà không cứu giúp mà có hành vi bỏ trốn, đây là hành vi đã bị pháp luật nghiêm cấm tại khoản 17 Điều 8 Luật Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm”.

Đối với hành vi gây tai nạn không dừng lại, bỏ trốn mà không đến trình báo với cơ quan có thẩm, bạn sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 46/2015/NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

  1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  2. c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn”.

Trân trọng!

Tục “cướp vợ, bắt vợ” và các vấn đề pháp lý liên quan

Ngày 4/2, trên mạng xã hội lan truyền video nhóm thanh niên bắt một cô gái về làm vợ tại ngã ba xã Châu Lộc (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An). Mặc dù cô gái đã gào thét, vùng vẫy nhưng nhóm thanh niên quyết không thả.

  1. Thưa Luật sư, trường hợp “cướp vợ, bắt vợ” mà nhóm thanh niên và người chủ mưu có vi phạm pháp luật không ? nếu vi phạm sẽ đối chiếu với điều luật nào ?
  2. Sự việc trên đã đủ để khởi tố vụ án hay không?
  3. Theo Luật sư, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần làm gì để thức tỉnh, cảnh tỉnh những người có hành vi như trên ?
  4. Được biết, hiện nay rất nhiều địa phương có phong tục “bắt vợ”, nhiều người lợi dụng phong tục để ép các cô gái về làm “vợ”. Vậy theo Luật sư, phong tục này có phù hợp với quy định pháp luật và nếp sống văn minh ngày nay hay không ? Nếu để phong tục này tiếp diễn thì có thể gây nên những hậu quả ra sao, thưa luật sư ?

a

         Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Trong trường hợp này, hành vi “cướp vợ, bắt vợ” mà nhóm thanh niên thực hiện đối với cô gái ở Nghệ An đã có dấu hiệu của tội phạm hình sự. Cụ thể ở đây là tội bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Theo đó:

“Điều 123: Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

  1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Đối với người thi hành công vụ;
  6. d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Đối với nhiều người.

  1. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”

Hành vi của các thanh niên trong clip “bắt vợ” hoàn toàn đủ cấu thành tội phạm.

Thứ nhất, về mặt khách thể tội phạm:

Đây là tội phạm xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân của công dân. Qua clip ta có thể thấy được sự ép buộc phải lên xe máy của nhóm thanh niên đối với cô gái trẻ.

Thứ hai, về mặt khách quan tội phạm:

Mặt khách quan được thể hiện ở hành vi bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật. Trong trường hợp này, nhóm thanh niên là người không có thẩm quyền, chức năng hoạt động nhà nước và cô gái cũng không phải trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang có lệnh truy nã nhưng vì lý do cá nhân (bắt vợ) mà có hành vi bắt người trái phép.

Thứ ba, về chủ thể tội phạm:

Nhóm thanh niên có hành vi “cướp vợ, bắt vợ” (đủ 16 tuổi và có đủ năng lực TNHS).

Thứ tư, mặt chủ quan tội phạm:

Đây là tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp (thể hiện qua hành vi giữ tay chân, ép buộc cô gái lên xe gắn máy).

Như vậy, với hành vi như diễn ra trong clip, nhóm thanh niên đã bắt người trái pháp luật khi có hành vi dùng vũ lực như trói, khóa tay hoặc đe dọa dùng vũ lực buộc cô gái phải lên xe máy đến nơi theo ý chý của họ thì hành vi này hoàn toàn đủ cấu thành tội bắt, giữ, hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 123 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Ngoài ra, nếu hành vi bắt, giữ người trái pháp luật của nhóm thanh niên mà gây ra thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho cô gái thì còn có thể truy tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng và các tình tiết liên quan khác thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố vụ án theo đúng quy định pháp luật.

          * Ý kiến cá nhân về phong tục “bắt vợ, cướp vợ”

Phong tục bắt vợ hay bắt chồng thường diễn ra ở môt số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây được coi là một nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên. Tuy nhiên, với xã hội tiên tiến, văn minh như hiện nay, cá nhân tôi cho rằng, phong tục này chỉ nên được giữ lại theo “hình thức”. Tức là khi tiến hành “bắt vợ, cướp vợ” thì hai bên đã có sự đồng thuận, chỉ coi hành vi này như một nét đẹp nhằm bảo toàn văn hóa và truyền thống của dân tộc.

Phong tục này nếu diễn ra mà không có biểu hiệu thể hiện sự đồng ý của các bên liên quan thì người thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định Điều 123 BLHS hiện hành quy định về hành vi bắt giữ người trái pháp luật  và dẫn tới các hậu quả pháp lý nghiêm trọng.

Hơn thế nữa, hiện nay Luật hôn nhân gia đình cũng đã quy định một cách cụ thể chi tiết về chế độ hôn nhân tại Việt Nam và công dân Việt Nam bất kể tôn giáo, dân tộc phải tuân thủ theo quy định của Luật.

Chính vì thế, chính quyền quản lý các cấp và các ban ngành có thẩm quyền phải tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đặc biệt là cho các dân tộc thiểu số để mọi người có thể hiểu và tuân thủ các quy định của pháp luật. Từ đó loại bỏ và cải tiến một số hủ tục, đảm bảo các nét văn hóa truyền thống được lưu giữ trong khuôn khổ của pháp luật.

Công ty Luật Minh Bạch

Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu không ngay tình

Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Tư vấn về tội chống người thi hành công vụ.

Hiện nay, khi đang lưu thông trên đường, nhiều trường hợp bị cảnh sát giao thông dừng xe xử lý vi phạm nhưng người điều kiển giao thông không chấp hành, bất tuân và giằng co với cảnh sát, như vậy thì có cấu thành tội chống người thi hành công vụ hay không? Hãy cùng luật sư tìm hiểu cụ thể về hành vi vi phạm, lỗi, khung hình phạt và các quy định khác liên quan đến hành vi chống người thi hành công vụ.

 

chong nguoi thi hanh cong vu

Ảnh minh họa(internet)

Luật sư tư vấn:

Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định tội chống người thi hành công vụ:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc  họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng  đến  ba năm

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm

a) Có tổ chức

b) Phạm tội nhiều lần

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Khách thể của tội phạm:

Hoạt động quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý hành chính nói riêng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua hoạt động của các nhân viên của các cơ quan, tổ chức đó. Khái niệm người thi hành công vụ nêu tại Điều 257 này bao gồm các nhân viên của các cơ quan hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung.

Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm hoạt động bình thường, đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng chống các hành vi chống người thi hành công vụ, giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.

Mặt khách quan của tội phạm:

Thể hiện ở hành vi cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật hoặc không cho họ thực thi chức trách, nhiệm vụ của mình:

+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đá , đâm, chém…)

+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.

+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.

+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…

Hành vi dùng vũ lực,đe dọa dùng vũ lực,… của người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 257 nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 93 và Điều 104 BLHS hiện hành.

Trong trường hợp, hành vi chống người thi hành công vụ gây thương tích hoặc làm chết người đang thi hành công vụ thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 1 Điều 93 hoặc điểm k khoản 2 Điều 104 BLHS 1999.

Hậu quả xảy ra không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm quy định tại Điều 257. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội có hành vi kháng cự hay cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.Việc người thi hành công vụ có thực hiện hay không các hành vi theo sự cưỡng ép không ảnh hưởng tới việc định tội danh với hành vi phạm tội.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm này được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là cản trở người đang thi hành công vụ hoặc cưỡng ép họ thực hiện các hành vi trái pháp luật. Nếu người phạm tội không biết người mà mình chống lại là người đang thi hành công vụ hoặc nghi ngờ về tính hợp pháp của việc thực hiện nhiệm vụ của người đó, thì tùy trường hợp căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể mà xác định tội danh đối với hành vi đã thực hiện là gây thương tích hay chống người thi hành công vụ.

Hình phạt:

Điều 257 quy định hai khung hình phạt:

Khung 1: Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm :

– Có tổ chức

– Phạm tội nhiều lần;

– Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

–  Gây hậu quả nghiêm trọng;

– Tái phạm nguy hiểm.

 

Theo Bộ luật hình sự 2015 (sắp có hiệu lực) tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 330 với khung hình phạt tương tự Điều 257 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Trân trọng!

 

 

 

Doanh nghiệp không thanh toán lương cho người lao động xử lý như thế nào?

Câu hỏi :  Trước đây, tôi có làm việc cho một Chi nhánh Công ty hoạch toán phụ thuộc (không có Hợp đồng; thời gian thử việc 02 tháng). Khi kết thúc thử việc, tôi có đầy đủ thủ tục như: Báo cáo công việc; Bàn giao hồ sơ, chứng từ; Và Chi nhánh Công ty đồng ý và đã ra Quyết định thôi việc cho tôi.

Đến nay hơn 04 tháng mà Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi (tháng lương cuối cùng trước khi nghỉ việc). Qua nhiều lần hẹn gặp giữa tôi và nhân viên của Chi nhánh Công ty để trực tiếp giải quyết tiền lương. Nhưng Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa giải quyết tiền lương cho tôi. Lúc nào kế toán và người đứng đầu Chi nhánh Công ty cũng nói là không có tiền, hoặc hẹn mà không gặp. Để không anh hưởng công việc của tôi và thời gian đi lại như những lần hẹn trước đó, thông báo qua mail tôi có gửi số tài khoản của tôi cho Chi nhánh Công ty đó, để tạo điều kiện là khi nào có tiền thì thanh toán theo hình thức chuyển khoản, nhưng đến nay Chi nhánh Công ty đó vẫn chưa thanh toán lương cho tôi. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này tôi nên giải quyết như thế nào để được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Trả lời : Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Hành vi của Chi nhánh công ty hoạch toán phụ thuộc đó là vi phạm quy định của pháp luật về lao động và theo quy định tại khoản 3 điều 13 nghị định số 95/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động thì chi nhánh đó sẽ bị: “ Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;”

Theo tôi, trước tiên anh chị nên trao đổi lại hoặc có đơn kiến nghị lên người đứng đầu chi nhánh đó. Trong đó nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật lao động của chi nhánh đồng thời nêu rõ nếu như bên chi nhánh không trả lương đúng hạn anh sẽ tố giác hành vi vi phạm pháp luật lao động lên cơ quan có thẩm quyền để công ty bị xử phạt và một khi cơ quan nhà nước đã vào cuộc thì họ sẽ thanh tra, kiểm tra và phát hiện thêm nhiều sai phạm của đơn vị.

Sau đó nếu vẫn không được nhận lương thì anh làm đơn xin hòa giải gửi lên phòng lao động và xã hội để thực hiện thủ tục hòa giải tại cơ sở.

Sau khi qua thủ tục hòa giải ở cơ sở, nếu không thành công thì anh mới có thể gửi đơn khởi kiện lên tòa án. Về thẩm quyền giải quyết đơn của anh tôi xin được tư vấn như sau:

Điều 40  Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

đ) Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;”

Theo quy định tại điều 40 của Bộ luật tố tụng dân sự thì trong trường hợp này, bạn có thể làm đơn gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết hoặc đến Tòa án nơi bạn cư trú, làm việc giải quyết sao cho thuận lợi nhất cho bạn.

Khi gửi đơn, ngoài khoản tiền lương bạn lên ghi tất cả các khoản tiền đền bù ra. 

 

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại khi phạm tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán

Quy định pháp luật

Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 209 BLHS năm 2015, cụ thể:

“Điều 209. Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán

1. Người nào cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Dấu hiệu pháp lý của tội phạm

1. Hành vi khách quan của tội này là hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, hoạt động kinh doanh chứng khoán, tổ chức  thị trường, đăng ký, lưu ký, bù trừ hoặc thanh toán chứng khoán. Trong đó:

  • Chào bán chứng khoán quy định tại Điều 181a của BLHS năm 1999 bao gồm chào bán ra chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ. Chào bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán chứng khoán dưới các phương thức: thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet; chào bán chứng khoán cho từ một trăm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định; chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet;
  • Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;
  • Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao chứng khoán cho khách hàng, giúp khách hàng thực hiện các quyền liên quan đến sở hữu chứng khoán;
  • Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu và các quyền khác của người sở hữu chứng khoán;
  • Bù trừ và thanh toán là bước thực hiện cuối cùng để hoàn tất quá trình giao dịch chứng khoán.

2. Cố ý công bố thông tin sai lệch trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội đã công bố thông tin sai sự thật liên quan đến hoạt động của công ty đại chúng, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin không đúng với các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán;

Che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán là việc người phạm tội không công bố hoặc cố ý công bố không đầy đủ các thông tin trong hồ sơ chào bán chứng khoán, hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán, hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán; hồ sơ đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán.

3. Chủ thể của tội phạm này là một trong các đối tượng sau:

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp nhận, những người trực tiếp thực hiện tư vấn phát hành, niêm yết bảo lãnh phát hành, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, người được ủy quyền công bố thông tin;
  • Người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký, lưu ký chứng khoán;
  • Những người khác có thể là đồng phạm của tội này.

Hình phạt

Khung 1: Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với các hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

     

  • Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán mà còn vi phạm.

Khung 2: Phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng đối với các hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán thuộc một trong các trường hợp sau:

  •  Có tổ chức;

     

  • Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

     

  • Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3.000.000.000 đồng trở lên;

     

  • Tái phạm nguy hiểm.

Hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

____________________________________________________________________________________________

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật