Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

“Hợp đồng tình ái” 16,5 tỷ

Trong phiên xử ngày 21/9 thì Phương Nga nói rằng bị cáo và bị hại có “hợp đồng tình ái” trị giá 16.5 tỷ (Nga có lăn tay), hợp đồng có điều khoản “Nga phải quan hệ tình cảm 7 năm với bị hại”.

Bị cáo Dung nói hợp đồng có thật, nhưng quan hệ giữa bị hại và Nga đổ vỡ nên bị hại đã biến hợp đồng thành đó thành mua bán nhà để vu cho Nga tội lừa đảo.

Xin luật sư cho biết vậy nếu lời khai của Nga, Dung là đúng sự thật thì “hợp đồng tình ái” có hợp pháp hay không?

phuong-nga

Ảnh  (báo tuoitre)

Luật sư trả lời:

Trước hết đây là lời khai một phía từ hoa hậu “Phương Nga” nên tôi chưa thể khẳng định hợp đồng tình cảm này có thật hay không? Phương Nga cũng chưa chính thức đưa ra “bản hợp đồng” này để làm chứng cứ xác thực lời khai của mình. Đây là một trong những yếu tố để Tòa án nhân dân TP.HCM trả hồ sơ để Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.

Hợp đồng tình ái” là trái quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp lời khai của Nga, Dung là đúng sự thật.

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì không có quy định nào về “hợp đồng tình ái”.

Nếu coi đây là một “hợp đồng dân sự” thì nó đã vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 389 BLDS 2005.

Bởi lẽ, tình cảm là thứ xuất phát tự nguyện từ bản thân của hai phía. Không thể dùng tiền bạc, tài sản hay thậm chí là danh lợi để giao dịch. Như vậy, hành vi dùng 16,5 tỷ VNĐ để đổi lấy 07 năm quan hệ tình cảm với ông M là trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc ta.

Chế tài xử lý về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Nếu lời khai của Nga là đúng sự thật và trong trường hợp Nga biết ông M đã có vợ và vẫn đồng ý chung sống và quan hệ tình cảm với ông M  thì ông M và Nga có thể bị xử phạt hành chính theo tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;..”

Ngoài ra, tùy vào mức độ có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS 1999:

“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

  1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thành lập văn phòng đại diện thương mại tại Việt Nam

Câu hỏi:

Chúng tôi là một công ty Hà Lan chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí muốn thành lập một văn phòng đại diện ở Hà Nội với mục đích thúc đẩy thương mại và sự gắn kết hơn nữa với các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam. Xin cho biết thủ tục đăng ký, lệ phí… trong trường hợp lập văn phòng tại Hà Nội. Và kèm theo một số câu hỏi liên quan sau:

  • Cơ cấu, chức danh cơ bản (theo yêu cầu của Luật pháp Việt Nam hiện hành) đối với Văn phòng đại diện thương mại?
  • Nếu có phát sinh giá trị thương mại (kinh doanh) thì Văn phòng đại diện có phải nộp thuế không? Mức thuế suất là bao nhiêu?

Trả lời:

Công ty Luật Minh Bạch cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tô

I. Thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam: Điều kiện cấp phép 

Căn cứ theo Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 11  Nghị định 07/2016/ NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

  • Thương nhân nước ngoài được cấp phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:
  1. Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
  2. Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
  3. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
  4. Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  5. Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành (sau đây gọi chung là Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành).

 Lưu ý Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn

II. Hồ sơ và thủ tục cấp phép thành lập văn phòng đại diện

  • Hồ sơ bao gồm:
  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;
  2. Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;
  3. Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  4. Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;
  5. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
  6. Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện bao gồm:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Văn phòng đại diện;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

Tài liệu quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d và Điểm đ (đối với trường hợp bản sao hộ chiếu của người đứng đầu Văn phòng đại diện là người nước ngoài) Khoản 1 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tài liệu quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này phải được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

  • Thủ tục cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
  • Thủ tục thành lập

Công ty nước ngoài nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép nơi dự kiến đặt Văn phòng đại diện.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ

Trường hợp phải xin ý kiến của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành, thời hạn giải quyết là 10 ngày làm việc từ khi nhận đủ hồ sơ

  • Thủ tục công bố

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày cấp phép, thực hiện thủ tục công bố trang thông tin điện tử của Cơ quan cấp phép các nội dung thông tin về văn phòng đại diện tại Việt Nam và thông tin của thương nhân nước ngoài

Mức thu lệ phí cấp mới quy định tại Thông tư 143/2016/ TT-BTC quy định chế độ thu nộp quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài là: 3.000.000 VNĐ (Ba triệu đồng Việt Nam)/ giấy phép. Ngoài ra còn có các khoản phí khác như phí chuẩn bị hồ sơ công chứng dịch thuật, hợp pháp hóa lãnh sự, phí công bố

III. Một vài vấn đề khác về văn phòng đại diện

Cơ cấu tổ chức

Theo Điều 27 NĐ 07/2016/NĐ-CP:

Bộ máy quản lý và nhân sự của Văn phòng đại diện, Chi nhánh do thương nhân nước ngoài quyết định.

Việc sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải thực hiện theo quy định pháp luật về lao động và phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”

Thuế suất phát sinh lợi nhuận kinh doanh của Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 18 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ngày 14/06/2005, Văn phòng đại diện không được thực hiện hoạt động sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam. Chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi mà Luật Thương mại cho phép. Không được giao kết hợp đồng, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp Trưởng Văn phòng đại diện có giấy uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài.

Như vậy, hoạt động của Văn phòng đại diện sẽ không phát sinh lợi nhuận, do đó nhà nước Việt Nam không áp dụng thuế suất đối với hoạt động của văn phòng đại diện. Nhưng, Văn phòng đại diện phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho đội ngũ nhân sự của văn phòng.

 

Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm chiếm hữu

Điều 179. Khái niệm chiếm hữu

1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.

Muốn tăng lương phải tinh giảm biên chế

Trong phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về các báo cáo kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ bố trí nguồn để tăng lương cơ sở 7% trong năm 2017.

Tuy nhiên, việc điều chỉnh tiền lương phải đi đôi với tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả công việc và cũng phải cân nhắc, tính toán kỹ, xác định rõ nguồn thực hiện điều chỉnh lương và tính khả thi khi yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tự sắp xếp, tiết kiệm trong dự toán được giao để tạo nguồn điều chỉnh tiền lương.

Câu chuyện “Tiền đâu” để tăng lương lại một lần nữa được đặt lên bàn nghị sự. Chính phủ có thể cân đối nguồn để tăng lương nhưng đi kèm với nó là một điều kiện mà chúng ta thực hiện dai dẳng lâu nay vẫn chưa hiệu quả – tinh giản biên chế.

Biên chế bao nhiêu là đủ khi mà bộ máy hành chính luôn bị kêu ca là cồng kềnh, kém hiệu quả. Vì lực lượng công chức viên chức quá đông, quá hùng hậu nên mỗi lần tăng lương là cả một cuộc “cân não” của Chính phủ. Nói tăng lương không phải chỉ đơn giản là một lần mà còn phải cân đối nguồn cho hàng loạt năm tiếp theo, cho hàng loạt chính sách “ăn theo” lương. Tăng năm nay rồi sang năm sẽ như thế nào?

Bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả nhưng lại vô cùng khó tinh giản. Lý do là để vào được cơ quan Nhà nước thường do các mối quan hệ ràng buộc, là con cháu, họ hàng của anh A, chị B, chú X… Nhiều người trong số này không làm được việc, chuyên môn yếu kém. Vì các mối quan hệ ràng buộc, chằng chéo, nếu đưa những người làm việc kém hiệu quả ra khỏi guồng máy thì khác nào “tự cắt vào tay mình”?

Theo Bộ Nội vụ, đến nay 22 Bộ và 63 tỉnh thành phố đã xác định vị trí việc làm. Nhưng cái khó là vẫn chưa có báo cáo thống kê về con số 30% công chức “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. 30% này là lực cản vô cùng lớn trong hệ thống, nếu không gọi được đích danh những người “ngồi mát ăn bát vàng” thì muôn đời không xóa được tình trạng cào bằng trong cách tính lương. Chứ như lâu nay, chúng ta ở mãi trong vòng luẩn quẩn, không giải quyết vấn đề được “đến đầu đến đũa”

Các chuyên gia về tiền lương đã nghĩ ra những phương án khoa học để trả lương xứng đáng cho người cống hiến thật sự. Nhưng hầu như các phương án này sau đó đều phải “cắt gọt” cho phù hợp với tình hình thực tế. Để giải quyết tốt chính sách tiền lương thì phải giải quyết các vấn đề vượt tầm của hệ thống tiền lương, thậm chí nằm ngoài hệ thống tiền lương nhưng lại có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cải cách hệ thống tiền lương, trong đó tinh giản biên chế là yêu cầu số 1.

Hy vọng, sau khi đã xác định rõ vị trí việc làm, cộng với việc ứng dụng công nghệ thông tin, chính phủ điện tử… thì bộ máy sẽ bớt cồng kềnh, hiệu quả công việc sẽ tăng lên. Và đặc biệt, những người làm việc thực sự sẽ được trả lương xứng đáng với công sức, trí tuệ họ đã bỏ ra.Việc triển khai quyết liệt, rốt ráo, minh bạch Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế sẽ không có chỗ cho người lười biếng

Trường công an không tuyển thí sinh quá gầy hay quá béo

Quy định này đã được Cục Đào tạo – Bộ Công an công bố ngày 7-3, thông tin chi tiết về những thay đổi trong tuyển sinh ĐH công an nhân dân năm 2017.

“Ngưỡng đảm bảo chất lượng” riêng

Theo quy định thông thường, các trường ĐH chỉ xét tuyển dựa trên tổng điểm ba môn của tổ hợp xét tuyển (đạt “điểm sàn” của Bộ GD-ĐT trở lên), kèm theo điều kiện không môn thi nào trong tổ hợp bị điểm liệt (1 điểm trở xuống).

Tuy nhiên, với 7 trường ĐH, ngoài các điều kiện nói trên, Bộ Công an quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các môn thi của thí sinh phải đạt từ 5 điểm trở lên.

Điểm mới này thí sinh cần đặc biệt lưu tâm, để có kế hoạch bổ sung kiến thức một cách đồng đều giữa các môn trong tổ hợp xét tuyển.

Riêng thí sinh xét tuyển ngành ngôn ngữ Anh của Học viện An ninh nhân dân, Bộ Công an yêu cầu môn tiếng Anh phải đạt từ 7 điểm trở lên.

Không tuyển thí sinh quá gầy hay quá béo

Ngoài quy định tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao như các năm trước (thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,64m trở lên, cân nặng từ 48kg trở lên; thí sinh nữ chiều cao từ 1,58m trở lên, cân nặng từ 45kg trở lên), năm 2017 thí sinh dự tuyển trường công an còn phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe thông qua chỉ số BMI (Body Mass Index – chỉ số khối cơ thể).

Theo quy định của Bộ Công an, để đủ điều kiện dự tuyển trường công an, chỉ số BMI của thí sinh phải đạt từ 17,5 đến dưới 25. Theo tính toán của các nhà khoa học, chỉ số BMI của một người từ mức 25 trở lên được xác định là người thừa cân, và mức dưới 17,5 là chỉ số của người gầy.

Ngoài ra, Bộ Công an cũng quy định thí sinh bị cận thị được đăng ký dự tuyển vào các trường CAND, nhưng thí sinh trên phải cam kết chữa trị khỏi khi trúng tuyển.

Không tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia

Năm 2017, các trường công an không dành suất tuyển thẳng cho học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia và đạt giải cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.

Việc tuyển thẳng ĐH chỉ dành cho thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, với cụ thể từng môn dự thi.

Trong đó, thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn toán học được tuyển thẳng vào tất cả các trường CAND; môn vật lý được tuyển thẳng vào các trường CAND (trừ Học viện Chính trị CAND, ngành ngôn ngữ Anh của Học viện An ninh nhân dân); môn hóa học được tuyển thẳng vào ĐH Phòng cháy chữa cháy; môn tin học được tuyển thẳng vào ngành an toàn thông tin (Học viện An ninh nhân dân), ngành công nghệ thông tin (ĐH Kỹ thuật hậu cần CAND), ngành kỹ thuật điện tử – truyền thông (ĐH Kỹ thuật hậu cần CAND).

Riêng học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia một số môn sẽ được cộng điểm thưởng khi xét tuyển vào các trường công an (không áp dụng việc cộng điểm thưởng với thí sinh đạt giải khoa học kỹ thuật cấp quốc gia).

Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chia tài sản thuộc sở hữu chung

Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu chung

1. Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

 

Dự kiến nghỉ tết âm lịch 2017

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có tờ trình Chính phủ về các ngày nghỉ lễ Tết năm 2017. Do dịp lễ Tết có ngày làm việc xen kẽ dịp nghỉ cuối tuần nên Bộ đưa ra các phương án với số ngày nghỉ khác nhau.

Tết Dương lịch 2017: Nghỉ 3 ngày liên tiếp, từ ngày 31/12/2016 đến hết ngày 02/01/2017

Dịp Tết Âm lịch có hai phương án nghỉ 7 hoặc 10 ngày. Phương án thứ nhất, công chức sẽ nghỉ từ 26/1 đến 1/2/2017 (tức 29 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 5 tháng giêng năm Đinh Dậu). Do mùng 1, mùng 2 Tết Âm lịch rơi vào hai ngày cuối tuần, công chức được nghỉ bù vào mùng 4, mùng 5 Tết. Tổng cộng có 7 ngày nghỉ và không hoán đổi.

phuong

Phương án thứ hai, công chức nghỉ từ 27/1 đến hết 5/2/2017 (tức 30 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 9 tháng giêng năm Đinh Dậu). Việc hoán đổi ngày nghỉ thực hiện như sau: công chức đi làm thứ bảy 11/2/2017 nghỉ thứ sáu 3/2/2017, để kỳ nghỉ kéo dài 10 ngày liên tục.

phuongan

Lãnh đạo Bộ Lao động cho rằng, phương án nghỉ 7 ngày là hài hòa, không quá ngắn cũng không quá dài.

Dịp giỗ Tổ Hùng Vương Bộ Lao động cũng đưa ra hai phương án nghỉ một ngày hoặc 4 ngày. Phương án đầu tiên là nghỉ đúng một ngày mùng 10 tháng ba Âm lịch (6/4).

Phương án thứ hai hoán đổi ngày nghỉ, công chức đi làm bù vào thứ bảy một tuần sau đó để được nghỉ liên tục 4 ngày cuối tuần từ thứ năm đến hết chủ nhật (6/4 đến 9/4/2017). Bộ Lao động ủng hộ phương án thứ hai.

Những dịp lễ khác sẽ nghỉ theo quy định của Luật Lao động.

Tết Dương lịch dự kiến nghỉ 3 ngày (31/12/2016 đến hết 2/1/2017).

Dịp 30/4 và 1/5 có bốn ngày nghỉ liên tiếp (29/4 đến 2/5/2017).

Quốc khánh 2/9 vào thứ bảy, công chức được nghỉ bù vào thứ hai, ngày 4/9, tổng cộng nghỉ liên tiếp 3 ngày.

Nếu Chính phủ thông qua phương án nghỉ 7 ngày Tết Âm lịch và không hoán đổi ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, công chức sẽ được nghỉ tổng cộng 18 ngày. Nếu theo phương án hai, số ngày nghỉ lễ, Tết sẽ tăng lên 24.

Hoài Linh đã bội ước, cần thực hiện ngay cam kết từ thiện

Mới đây, vụ việc danh hài Hoài Linh chậm giải ngân hơn 13 tỷ đồng quyên góp từ thiện cho miền Trung đã tạo nên nhiều tranh cãi. Luật sư Trần Tuấn Anh nhấn mạnh rằng việc Hoài Linh chậm giải ngân số tiền từ thiện không chỉ làm mất đi tính kịp thời mà còn tước bỏ ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ, đặc biệt khi đồng bào miền Trung đang rất cần sự giúp đỡ. Ông cho rằng hành động giữ tiền trong tài khoản suốt 6 tháng của nghệ sĩ đã vi phạm cam kết với các nhà hảo tâm và thiếu sự công khai, minh bạch.
Luật sư cũng nêu rõ, để khắc phục, Hoài Linh cần nhanh chóng công khai toàn bộ số tiền, bao gồm cả gốc và lãi, và thực hiện ngay các cam kết với những người đã tin tưởng giao tiền từ thiện cho ông. Nếu không thể tự mình thực hiện, Hoài Linh có thể phải hoàn trả lại toàn bộ số tiền để các nhà hảo tâm tiếp tục thực hiện mục đích ban đầu. Theo luật sư, vụ việc này cho thấy lỗ hổng pháp lý trong việc quản lý hoạt động cá nhân kêu gọi từ thiện, đồng thời cảnh báo rằng nếu thiếu minh bạch, uy tín của hoạt động từ thiện trong xã hội có thể bị tổn hại nghiêm trọng.

Tìm hiểu thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Thêm 04 loại chứng thư số khi giao dịch với cơ quan tài chính

Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 156/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. Nghị định 156/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2017. Theo đó:

Bổ sung 04 loại chứng thư số dùng để ký số trong giao dịch tài chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan tài chính bên cạnh chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, gồm:

– Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị;

– Chứng thư số nước ngoài được công nhận;

– Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam;

– Chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định cơ quan tài chính khi tham gia giao dịch điện tử có ràng buộc bởi điều ước quốc tế về chữ ký số mà Việt Nam là thành viên thì phải thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
 

Điều 33 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 33 Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 33 : Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể 

1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;

b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu không có ý kiến của người đó trước khi chết;

c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.

“Không đánh đổi lợi ích kinh tế lấy môi trường” xin đừng chỉ dừng lại ở khẩu hiệu

Các làng nghề và cụm công nghiệp nông thôn là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đáng kể, sự phát triển thiếu kiểm soát và quy hoạch hợp lý của các cơ sở sản xuất kinh doanh đang dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và tiếng ồn trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cộng đồng dân cư lân cận, cụ thể là thực trạng đang diễn ra tại các cụm công nghiệp tự phát trên địa bàn Thành phố Bắc Ninh hiện nay. Nhiều người dân phải đối mặt với các bệnh mãn tính, hô hấp và nguy cơ ung thư gia tăng, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm. Theo Luật sư Trần Tuấn Anh, đây chính là hậu quả của tình trạng buông lỏng quản lý cũng như phê duyệt các dự án của các cơ quan chức năng mà không  tính đến các yếu tố môi trường mặc dù những tác hại hoàn toàn có thể thấy trước tình trạng đáng lo ngại nêu trên có thể xảy ra. Vấn đề đặt ra là cần có các giải pháp đồng bộ từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững ở nông thôn.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Điều 94 Bộ luật dân sự 2015

Điều 94. Thanh toán tài sản của pháp nhân bị giải thể

1. Tài sản của pháp nhân bị giải thể được thanh toán theo thứ tự sau đây:

a) Chi phí giải thể pháp nhân;

b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

c) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

2. Sau khi đã thanh toán hết chi phí giải thể pháp nhân và các khoản nợ, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu pháp nhân, các thành viên góp vốn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã thanh toán hết chi phí giải thể và các khoản nợ quy định tại khoản 1 Điều này, tài sản còn lại được chuyển giao cho quỹ khác có cùng mục đích hoạt động.

Trường hợp không có quỹ khác có cùng mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc quỹ bị giải thể do hoạt động vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì tài sản của quỹ bị giải thể thuộc về Nhà nước.

Thủ tục công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước

Cơ quan thực hiện : Sở y tế nơi đặt nhà máy sản xuất

(theo quy định tại thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm do bộ y tế ban hành)

Hồ sơ bao gồm:

  1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);
  3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợpcông bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:
  5. a) CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.
  6. b) CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Lưu ý : Mỗi sản phẩm mỹ phẩm được công bố trong một Phiếu công bố.   

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật