Những chính sách mới nổi bật bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 – 10/9/2016.

1.Hỗ trợ 15kg gạo/tháng cho mỗi học sinh đặc biệt khó khăn

 Từ ngày 01/9/2016, Nghị định 116/2016/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, mức hỗ trợ mới đối với các đối tượng được hưởng chính sách nêu trên như sau:

– Hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương cơ sở/tháng/học sinh, tiền nhà bằng 10% mức lương cơ sở/tháng/học sinh nếu phải tự túc chỗ ở và 15kg gạo/tháng/học sinh (các mức hỗ trợ không quá 9 tháng/năm/học sinh).

– Trường phổ thông dân tộc bán trú tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được hỗ trợ kinh phí phục vụ việc nấu ăn cho học sinh theo định mức khoán kinh phí tối thiểu bằng 135% mức lương cơ sở/01 tháng/30 học sinh.

(Số dư từ 15 học sinh trở lên được tính thêm một lần định mức; mỗi trường được hưởng không quá 05 lần định mức/01 tháng và không quá 9 tháng/01 năm).

2.Quy định về kỳ thi thăng hạng của viên chức TNMT

Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BTNMT-BNV quy định về kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên – môi trường (TNMT) sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2016.

Theo đó, viên chức chuyên ngành TNMT được miễn thi môn ngoại ngữ khi có 01 trong các điều kiện sau:

– Từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ tính đến thời điểm thông báo nộp hồ sơ dự thi;

– Đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, có chứng chỉ đào tạo tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền;

– Là người dân tộc thiểu số đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số;

– Có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ;

– Có bằng tốt nghiệp theo trình độ đào tạo hoặc ở trình độ cao hơn so với quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thi thăng hạng mà học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam.

Ngoài ra, Thông tư liên tịch 13 còn quy định viên chức được miễn thi môn tin học nếu đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành công nghệ thông tin trở lên.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Điều 58 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 58, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 58: Quyền của người giám hộ

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Theo Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định thêm về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nguyên tắc ưu tiên để bảo đảm sự công bằng cho các các nhân, tổ chức đi đăng kí đơn và nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền sở hữu của các tổ chức, cá nhân trong nước cũng như của các tổ chức cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Nguyên tắc này bao gồm các trường hợp sau:

 Thứ nhất, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ hai, trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ ba, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký trong hai trường hợp trên cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Như vậy, căn cứ vào các điều luật nêu trên sẽ là thông tin hữu ích để ai có ý muốn đăng ký hoặc đã đi đăng kí quyền sở hữu công nghiệp có thể hiểu hơn về các trình tự tiến hành việc đăng kí quyền sở hữu công nghiệp.

Điều 168 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm liên quan “tín dụng đen”: Nhận diện kịp thời, không đi sau tội phạm

Cách đây vài năm, hoạt động “tín dụng đen” diễn biến phức tạp trên toàn quốc, thường do các băng nhóm tội phạm cầm đầu. Các cửa hàng cầm đồ tấp nập, quảng cáo “cho vay tiền nhanh” xuất hiện khắp nơi. Hậu quả là sự gia tăng các loại tội phạm bạo lực, xâm phạm tài sản và nhân thân, gây bức xúc trong xã hội. Người dân bị đe dọa đến mức không dám tố cáo. Trước tình hình đó, Bộ Công an đã chỉ đạo quyết liệt, phối hợp cùng các lực lượng khác để triệt phá hoạt động “tín dụng đen”, và đạt được những hiệu quả rõ rệt. Hoạt động quảng cáo, cho vay lãi nặng không còn công khai mà chuyển sang lén lút, phân tán. Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty luật Minh Bạch đánh giá, theo dõi từ thực tế đời sống xã hội cho thấy, tình trạng vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” đã có sự chuyển biến tích cực. Đây là thành quả của quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm liên quan hành vi cho vay lãi nặng, của các cơ quan chức năng, trong đó lực lượng công an đóng vai trò trọng yếu.

Đọc thêm tại đây. 

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

 

 

Phạm nhân được gặp chồng nhưng phải tránh thai?

Vừa qua, Bộ Công an công bố dự thảo thông tư (nếu được thông qua sẽ thay thế thông tư 46/2011) quy định việc phạm nhân gặp thân nhân, gửi thư, nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân.

Thông tư 46/2011 đã có quy định về việc nữ phạm nhân được gặp chồng không quá 24 tiếng. Những nữ phạm nhân được xem xét gặp chồng phải đáp ứng các yêu cầu: chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công.

Để được thăm gặp, thân nhân phải có giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận của UBND hoặc công an cấp xã xác nhận về tình trạng hôn nhân thực tế với phạm nhân. Thân nhân phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh nội quy nhà thăm gặp.

“Phạm nhân nữ được gặp chồng tại phòng riêng phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù. Đây là quy định nhân văn, phù hợp, tạo điều kiện cho vợ chồng gặp nhau”

Căn cứ quy định trong dự thảo, không phải trường hợp nào phạm nhân cũng được gặp vợ hoặc chồng trong phòng riêng. Tiêu chí không làm ảnh hưởng đến việc chấp hành hình phạt tù sẽ được đặt ra hàng đầu.

Đối với phạm nhân nữ, việc gặp chồng mà mang thai, sinh con sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chấp hành hình phạt tù trong trại giam, như việc học tập, lao động cải tạo…

Hơn nữa, môi trường trại giam không thể là môi trường tốt cho con trẻ phát triển bình thường. Do vậy, phạm nhân nữ khi gặp chồng phải chấp hành một số điều kiện nhất định để tránh việc mang thai nhằm không gây ảnh hưởng đến việc chấp hành hình phạt tù là cần thiết.

 

Thủ tục Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Thủ tục Cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

Căn cứ pháp lý:

Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp (quy mô dưới 3 triệu lít/năm)

+ Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
+ Bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
+ Đáp ứng các quy định về ghi nhãn hàng hóa rượu.
+ Có cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu. 

Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất rượu

+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.

+ Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

+ Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà doanh nghiệp sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

+ Bản sao bằng cấp, giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật.

Thời gian thực hiện: 

15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hành vi “xâm phạm đê điều” qua góc nhìn pháp lý. Có truy cứu trách nhiệm hình sự ?

Vụ việc

Nhiều km đê sông Thái Bình của tỉnh Hải Dương bị xâm phạm bởi hoạt động khai thác đất bãi trái phép gây ra hiện tượng sụt lún, sạt lở thậm chí mất nhiều tuyến đê. Nhiều diện tích đê sông gần như mất trắng khó có khả năng phục hồi.

Từ ngày 01/01/2007 Luật đê điều 2006 của nước ta đã có hiệu lực thi hành, vậy quy định cụ thể về trách nhiệm đối với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ đê điều là thế nào? Chế tài đối với hành động xâm phạm đê điều được pháp luật quy định ra sao?

de-dieu

Ảnh minh họa

Luật sư Trần Tuấn Anh (giám đốc công ty Luật Minh Bạch) trả lời:

Luật đê điều đã có từ năm 2006 và có hiệu lực từ đầu năm 2007, trong Luật này cũng đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm bảo vệ đê điều, không những là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền địa phương mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân. Nói như vậy để chúng ta có thể thấy được Đảng và Nhà nước ta ý thức rất rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ đê điều trong hoạt động điều hành kinh tế, xã hội của đất nước. Bởi khi gặp sự cố về đê điều thì thường gây ra hậu quả rất lớn đối với đời sống kinh tế, xã hội nói chung và tính mạng, sức khỏe, tài sản của từng công dân.

Chính vì vậy, Luật Đê điều năm 2006 ngoài việc giao trách nhiệm thống nhất về quy hoạch, quản lý đê điều cho Chính phủ, mà cơ quan tham mưu trực tiếp là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thì cũng đã thành lập một bộ phận chuyên trách để quản lý đê điều tại từng địa phương. Cụ thể trách nhiệm này được giao cho “Hạt quản lý đê”,  là đơn vị của Chi cục Quản lý đê điều và Phòng, chống lụt, bão thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh; có trụ sở làm việc, có con dấu và tài khoản riêng.

Hạt quản lý đê có thể có chức năng quản lý đê điều trong phạm vi một huyện hoặc liên huyện.

Lực lượng này có chức năng trực tiếp quản lý và bảo vệ đê điều, từ đê cấp III đến đê cấp đặc biệt.

Đối với các tuyến đê cấp IV, cấp V; tuyến đê và công trình phân lũ, làm chậm lũ việc tổ chức quản lý do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Như vậy, chức năng chính về quản lý đê điều tại địa phương là thuộc trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Ngoài lực lượng chuyên nghiệp trong quản lý đê nêu trên thì pháp luật về đê điều còn quy định chi tiết về “Lực lượng quản lý đê nhân dân”. Lực lượng này  do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, không thuộc biên chế nhà nước, được tổ chức theo địa bàn từng xã, phường ven đê và do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý.

Lực lượng này có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trong việc thường xuyên kiểm tra, tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều thuộc địa bàn, tham gia xử lý sự cố đê điều; được hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về đê điều, được hưởng thù lao.

Đối với xử vi phạm về đê điều, Luật Đê điều và Nghị định số: 113/2007/NĐ-CP quy định cụ thể: “Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đê điều thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”. Cụ thể:

Đối với chế tài hành chính, thì mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ đê điều là 100.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và mức phạt tối đa sẽ là 200.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm (NĐ số: 139/2013/NĐ-CP)

Trong trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm về chính sách đê điều gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, tại Bộ luật Hình sự hiện hành chưa có điều luật nào quy định riêng biệt, cụ thể về Tội xâm phạm hoạt động đê điều. Đây chính là nguyên nhân tại sao chưa có hành vi xâm phạm đê điều nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bởi nếu muốn xử lý thì lại phải áp dụng điều luật liên quan đến hủy hoại tài sản của Nhà nước.

Tuy nhiên, đến Bộ luật Hình sự năm 2015 thì đã bổ sung hành vi xâm phạm đê điều thành một tội phạm riêng biệt tại Điều 238 BLHS với mức hình phạt cao nhất lên đến 10 năm tù. Tôi cho rằng, điều này là cần thiết và thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc của Nhà nước đối với hành vi xâm phạm hoạt động đê điều hiện nay.

 

Ban quản lý tòa nhà các Chung cư cao cấp được phép xử lý, giải quyết những vấn đề gì trong phạm vi quyền hạn của mình?

Câu hỏi : Liên quan đến các vấn đề tại dự án Chung cư cao cấp The Pride của chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát, chúng tôi có câu hỏi như sau : 

Thực trạng diễn ra tại Chung cư cao cấp The Pride như ngừng cung cấp dịch vụ gửi xe ô tô vé tháng, thang máy hư hỏng, bể phốt vỡ, an ninh trật tự lỏng lẻo…. là vấn đề phổ biến hiện nay, diễn ra thường xuyên không chỉ trong Chung cư cao cấp The Pride mà còn rất nhiều chung cư khác.Ban quản trị tòa nhà The Pride tự ý ngừng cung cấp dịch vụ gửi xe ô tô vé tháng của cư dân nếu như trái với quy chế hoạt động quản lý đã thống nhất với người dân thì hành vi này hoàn toàn sai trái. Việc này nếu như ảnh hưởng gây thiệt hại đếnquyền và lợi ích hợp pháp chính đáng  của cư dân, trên 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ nên đề nghị tổ chức hội nghị chung cư bất thường để làm rõ vấn đề, xác định sai phạm, kỷ luật và yêu cầu các thành viên Ban Quản trị phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật Trong phạm vi quyền hạn của mình thì Ban quản lí tòa nhà chỉ được xử lí, giảiquyết những vấn đề gì?

Trả lời : 

Cảm ơn các bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi ề cho chúng tôi, liên quan đến vấn đề này, Luật Minh Bạch xin trả lời những thắc măc của các bạn như sau: 

Căn cứ Điều 41 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 02/2016/TT-BXD, Ban quản trị nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện các quyền, trách nhiệm như sau:
– Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;
– Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này;
– Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;
– Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư
– Ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì.
-Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng nhà chung cư về việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, giải quyết;
– Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư;
– Thực hiện đúng quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua, không được tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị nhà chung cư;
– Thay mặt chủ sở hữu để thực hiện các quyền đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư
– Chịu trách nhiệm trước các chủ sở hữu nhà chung cư về nhiệm vụ được giao; chấp hành đúng quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị;
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết khi chủ đầu tư không bàn giao hồ sơ nhà chung cư, không bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định;
– Thành viên Ban quản trị nếu có hành vi vi phạm tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của Quy chế này, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bị thiệt hại;
– Chấp hành quyết định giải quyết, xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật;
-Thực hiện các quyền và trách nhiệm khác quy định trong quy chế hoạt động, quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị đã được hội nghị nhà chung cư thông qua và quy định tại Quy chế này.
Chất lượng các dịch vụ tại tòa nhà không được như cam kết như: thang máy hư hỏng, bể phốt vỡ, an ninh trật tự lỏng lẻo,…không được khắc phục với tình trạng như vậy mà chủ đầu tư vẫn áp mức giá 7000 đồng/mét vuông có đúng hay không?
Đầu tiên cần phải xác định phần thiệt hại hư hỏng là phần chung hay phần riêng. Nếu nó thuộc thẩm quyền xử lý của Ban quản trị tòa nhà, chủ đầu tư hay đơn vị quản lý vận hành được thuê thì căn cứ vào hợp đồng dịch vụ đã ký kết, nội quy quy chế đã đề ra để yêu cầu khắc phục và sửa chữa. Nếu như xác định cụ thể phần thiệt hại liên quan đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tòa nhà do lúc xây dựng ban đầu không đảm bảo an toàn kỹ thuật hay các dịch vụ không được như trong hợp đồng thì cư dân có quyền khiếu kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Các tranh chấp về hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành, hợp đồng bảo trì, hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư giữa đơn vị cung cấp dịch vụ và đơn vị quản lý vận hành nên được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trường hợp không thỏa thuận thương lượng được thì cư dân có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật, chấm dứt hành vi vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại.
Và trong trường hợp đấy, Ban quản trị, thành viên Ban quản trị nhà chung cư nếu vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị bãi miễn, thay thế theo quy định; Chủ đầu tư hoặc đơn vị quản lý vận hành nếu vi phạm hợp đồng ký kết thì tùy theo mức độ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Với những cư dân đã nhận bàn giao nhà, cần lên tiếng kêu gọi Ban quản lý chung cư phản đối sự cẩu thả vô trách nhiệm của chủ đầu tư và yêu cầu chủ đầu tư phải tuân thủ quy định pháp luật về nhà ở, hoàn thành hệ thống PCCC theo tiêu chuẩn đã cam kết trong thời gian ngắn nhất nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người dân .
Ngoài ra cư dân cần nhờ các cơ quan PCCC vào cuộc để can thiệp và đưa ra những biện pháp có tính răn đe hơn, tăng cường giám sát, kiểm tra, lập biên bản khuyến nghị để đảm bảo trách nhiệm khâu hậu kiểm của chủ đầu tư dự án, đơn vị thi công xây lắp, đơn vị tư vấn quy hoạch, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công, Ban quản trị
chung cư
Với những cư dân chưa nhận bàn giao nhà, cần yêu cầu chủ đầu tư hoàn thành trách nhiệm nghiệm thu chất lượng của các cơ sở hạ tầng và kỹ thuật theo đúng pháp luật rồi mới nhận nhà và thanh toán đủ số tiền. Trong lúc chờ phản hồi và khắc phục vấn đề từ chủ đầu tư, Ban quản trị chung cư phải đưa ra nội quy nghiêm ngặt về PCCC để nâng cao ý thức người dân như: cấm tự ý xây dựng, cơi nới lấn chiếm hành lang, lối đi; bố trí bãi xe cản trở giao thông; cấm mở thông các cửa ngăn khói; chiếm dụng lối thoát hiểm hoặc câu mắc, đấu nối thêm các thiết bị điện không đảm bảo theo quy định. Ngoài ra, Ban quản trị cần tổ chức các buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy để trang bị kiến thức, kỹ năng thoát nạn, cứu hộ cho người dân khi có sự cố không may xảy ra

Thiếu tá, Đại úy quân đội có thể được bố trí căn hộ đến 70m2

Đây là quy định tại Thông tư 68/2017/TT-BQP về hướng dẫn quản lý sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng được ban hành ngày 01/4/2017. Cụ thể:

Cán bộ có quân hàm Thiếu tá, Đại úy và tương đương có thể được bố trí cho thuê:

– Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị có diện tích sử dụng từ 60m2 đến 70m2; hoặc

– Căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn có diện tích sử dụng từ 55m2 đến 65m2.

Điều kiện để các cán bộ này được thuê nhà ở công vụ gồm:

– Có nhu cầu thuê;

– Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền;

– Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà của mình tại nơi công tác nhưng diện tích bình quân trong HGĐ dưới 15m2sàn/người;

– Không thuộc diện phải ở doanh trại của quân đội theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Thông tư 68/2017/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 16/5/2017 và thay thế Thông tư 03/2010/TT-BQP .

Hợp đồng thuê nhà ở công vụ đã ký trước ngày 16/5/2017 thì thực hiện đến hết thời hạn của Hợp đồng.

Điều 179 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm chiếm hữu

Điều 179. Khái niệm chiếm hữu

1. Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

2. Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu.

Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228, 229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này.

San lấp, dựng công trình trái phép trên đất công, đất nông nghiệp tại Hà Nội

Vấn nạn san lấp và dựng công trình trái phép trên đất công, đất nông nghiệp đang trở thành vấn đề nóng trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ. Trước sự gia tăng nhu cầu nhà ở và mặt bằng sản xuất, nhiều trường hợp tự ý san lấp đất nông nghiệp và lấn chiếm đất công để xây dựng nhà xưởng, nhà ở xuất hiện phổ biến, ngay tại Thủ đô Hà Nội. Những hành vi này không chỉ vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Đất đai mà còn gây ra nhiều hệ lụy, như làm suy giảm hiệu quả sử dụng đất, thất thoát tài nguyên, gây áp lực lên công tác quản lý đô thị và phá vỡ quy hoạch phát triển bền vững.

Mặc dù các hành vi lấn chiếm đất đai thường bị xử lý hành chính hoặc hình sự, sự thiếu quyết liệt và chậm trễ trong quản lý của chính quyền địa phương đã khiến tình trạng này tiếp diễn. Trao đổi với Kênh Truyền hình Quốc hội, Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch  đã có những phân tích sâu sắc về các khía cạnh pháp lý liên quan đến các vi phạm này, đồng thời chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý của các cấp chính quyền.

Mời quý vị và các bạn theo dõi chi tiết tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

 

4 trường hợp làm chết người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Thông thường, hành vi làm chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy từng trường hợp cụ thể mà truy cứu với tội danh phù hợp theo Bộ luật hình sự 1999, như là: Giết người – Điều 93, Giết con mới đẻ – Điều 94, Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh – Điều 95, Giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng – Điều 96, Làm chết người trong khi thi hành công vụ – Điều 97…).

Tuy nhiên, trong những trường hợp sau đây thì hành vi làm chết người không bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

1. Làm chết người trong trường hợp chưa đủ 14 tuổi (Khoản 2 Điều 12).

2. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (Khoản 1 Điều 13).

3. Làm chết người trong trường hợp phòng vệ chính đáng (Khoản 1 Điều 15).

4. Làm chết người trong tình thế cấp thiết (Khoản 1 Điều 16).

Tuy nhiên tùy từng trương hợp mà xác định trường hợp thế nào là tình thế cấp thiết, hoặc phòng vệ chính đáng, ranh giới rất mỏng manh, tùy thuộc vào tính chất mức độ hành động của chủ thể gây hậu quả chết người, nếu không phải chịu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự ( Bồi thường thiệt hại)

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật