Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Điều 125 Bộ luật dân sự 2015

Điều 125. Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ ngày 1/1/2018

Từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự 2015 chính thức có hiệu lực đồng nghĩa với việc quy định pháp nhân thương mại là chủ thể của tội phạm chính thức được công nhận lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự. Với việc bổ sung này, BLHS 2015 đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá trong chính sách hình sự và tư duy lập pháp hình sự, làm thay đổi nhận thức truyền thống về tội phạm và hình phạt, khắc phục những bất cập của hệ thống pháp luật trong việc xử lý vi phạm pháp nhân ở Việt Nam trong những năm gần đây, tạo cơ sở pháp lý trong hợp tác  quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm.. Trong phạm vi bài viết, xin phép được phân tích vài vấn đề cơ bản của chế định pháp lý quan trọng này

Như thế nào là Pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại là khái niệm mới được quy định tại Điều 75 Bộ Luật Dân Sự 2015

Pháp nhân thương mại bao gồm 02 đặc tính:

– Là pháp nhân

Theo điều 74 BLDS năm 2015, quy định về pháp nhân như sau:

“1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Từ quy định này, có thể đưa ra khái niệm pháp nhân như sau: Pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu thống nhất, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Các tổ chức không có tư cách pháp nhân không chịu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân, quỹ đầu tư, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình, công đoàn

– Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận (hoạt động sinh lợi) và lợi nhuận được chia cho các thành viên

Các tổ chức pháp nhân nhưng không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, hoặc nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên cũng không phải là “ pháp nhân thương mại” và do vậy, không phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự

Điều 76 BLDS năm 2015 quy định về pháp nhân phi thương mại như sau:

1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên”.

Ví dụ: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác

Phạm vi và nguyên tắc áp dụng

  • Phạm vi

Bộ luật Hình sự 2015 có thể áp dụng cho hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

– Pháp nhân thương mại Việt Nam:

Phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 5.1 BLHS 2015)

Phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam (Điều 6.1 BLHS 2015)

– Pháp nhân thương mại nước ngoài

Phạm tội trong lãnh thổ Việt Nam (Điều 5.1 BLHS 2015)

Phạm tội ngoài lãnh thổ Việt Nam (trong trường hợp hành vi phạm tội (i) xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, (ii) xâm hại lợi ích của Việt Nam, hoặc (iii) theo quy định của điều ước quốc tế của Việt Nam) (Điều 6.2 BLHS 2015)

  • Xác định pháp nhân thương mại Việt Nam và pháp nhân thương mại nước ngoài

– Quốc tịch của pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập (Điều 80 và Điều 676 BLDS 2015)

Ví dụ: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam là pháp nhân thương mại Việt Nam; doanh nghiệp được thành lập tại nước ngoài là pháp nhân thương mại nước ngoài.

– Tuy nhiên nếu pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập khong có khái niệm “pháp nhân thương mại” vậy làm như thế nào để xác định “ pháp nhân thương mại nước ngoài”

– Ngoài ra quy định chưa rõ ràng ở chỗ, chi nhánh và văn phòng đại diện của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam có phải là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự hay không?

  • Nguyên tắc áp dụng:

– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân (Điều 75.2 BLHS 2015)

Điều này có nghĩa là: thứ nhất, trong mọi trường hợp, người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội luôn phải chịu trách nhiệm hình sự về cùng tội danh với pháp nhân trừ trường hợp thuộc một trong các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự; thứ hai, đối với người hoặc những người đứng đầu pháp nhân thì tùy trường hợp cụ thể để xử lý. Nếu những người này đều biết và thống nhất chỉ đạo, chấp thuận cho thực hiện thì họ cùng chịu trách nhiệm chung về tội danh với pháp nhân và người trực tiếp thực hiện tội phạm. Nếu có căn cứ cho rằng, trong số họ có người không biết hoặc phản đối việc thực hiện hành vi này thì họ không phải chịu trách nhiệm chung tội danh với pháp nhân

– Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự loại trừ trách nhiệm hành chính của pháp nhân thương mại (Điều 62.3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012) nhưng không loại trừ trách nhiệm dân sự

– Pháp nhân thương mại thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân kế thừa “có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án phạt tiền, bồi thường thiệt hại” (Điều 445.3 của BLTTHS 2015)

Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự

Pháp nhân thương mại đáp ứng đủ 4 điều kiện sau sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 75.1 BLHS 2015)

  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại

Để truy cứu TNHS đối với pháp nhân, người thực hiện hành vi phạm tội phải nhân danh pháp nhân. Trường hợp thực hiện hành vi mang danh nghĩa cá nhân thì không thể đặt vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân ngay cả khi  họ là người đại diện hợp pháp của pháp nhân.Theo quy định pháp luật hiện hành, người thực hiện hành vi pháp nhân có thể là người lãnh đạo, người điều hành pháp nhân, người được pháp nhân ủy quyền

  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại

Đây là căn cứ quan trọng để xác định một pháp nhân có bị truy cứu TNHS hay không. Nói cách khác, căn cứ này phản ánh dấu hiệu lỗi của pháp nhân thông qua việc đánh giá ý thức chủ quan của người đứng đầu, Ban lãnh đạo pháp nhân. Như vậy, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS khi người đứng đầu pháp nhân hoặc Ban lãnh đạo của pháp nhân nhận thức rõ hành vi mà người đại diện thực hiện là trái pháp luật mà vẫn chỉ đạo, trực tiếp điều hành hoặc chấp thuận cho người đại diện thực hiện hành vi đó

 

  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại

Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân là việc người đại diện thực hiện hành vi nhằm mang lại lợi ích chung cho pháp nhân, kể cả trong trường hợp lợi ích cá nhân của pháp nhân không phải là duy nhất.Ví dụ như: giảm chi phí nộp thuế cho pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân khi thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Trường hợp thực hiện hành vi trên danh nghĩa pháp nhân nhưng lại mang lại lợi ích cho cá nhân thì cũng không thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân

 

  • Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn còn (Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27 BLHS 2015)

Cũng giống như hành vi phạm tội của cá nhân đơn lẻ là muốn truy cứu TNHS một người nào thì hành vi đó phải còn thời hiệu truy cứu TNHS

Việc xác định thời hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân được thông qua việc xác định thời hiệu truy cứu TNHS của cá nhân nhưng trong phạm vi 31 tội danh được quy định tại Điều 76 BLHS năm 2015

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006232 hoặc gửi thư về địa chỉ emai: luatsu@luatminhbach.vn

 

Xử phạt lỗi “vượt đèn vàng” có đúng quy định pháp luật?

Quy định xử phạt vượt đèn vàng, đèn đỏ trong Nghị định 46 nhiều người không hiểu luật, kể cả một số cơ quan báo chí, nên đã tuyên truyền sai về việc xử phạt. Thực chất quy định này không mới và đã có từ nhiều năm qua, chỉ có chút thay đổi về chế tài xử phạt.

vuot-den-vang

Ảnh minh họa

Luật sư Trần Tuấn Anh nhận định:

Tôi cho rằng, đang có đại đa số người đưa ra quan điểm không tán thành việc xử phạt khi “vượt đèn vàng” chưa nhận thức đúng về tín hiệu đèn giao thông. Trong hệ thống các văn bản pháp quy Việt Nam, không có khái niệm về “vượt đèn vàng” mà chỉ có hành vi vi phạm hành chính khi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, cụ thể ở đây là đèn đỏ, đèn xanh và đèn vàng.

Về quy chuẩn giao thông trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn tồn tại 3 tín hiệu đèn như vậy. Ý nghĩa và vị trí của đèn vàng là đèn “giải phóng ngã tư” (điểm giao cắt có đèn tín hiệu). Có thể hiểu nôm na là thế này: Khi đèn vàng bật sáng, nếu ai đã đi qua vạch dừng thì phải đi tiếp, trong trường hợp người tham gia giao thông chưa đi đến vạch dừng mà tín hiệu đèn vàng đã sáng thì buộc người đó phải dừng trước vạch dừng.

Tại mục 9.3 của bản Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 29/5/2012 (đang có hiệu lực tại thời điểm hiện nay) đã quy định rất chi tiết về ý nghĩa của đèn vàng: “9.3.2. Tín hiệu vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn “Dừng lại”. Trường hợp phương tiện và người đi bộ đã vượt quá vạch sơn dừng lại, nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.Vậy, việc người tham gia giao thông tiếp tục đi khi đèn vàng đã bật sáng (trước thời điểm người đó đến vạch dừng) là hành vi “không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông”.

Hành vi này rõ ràng sẽ gây ra nguy hiểm đối với những người tham gia giao thông khác cũng như chính người tham gia giao thông có hành vi “vượt đèn vàng” đó. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với Luật Giao thông đường bộ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành; và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác về giao thông đường bộ. Bởi theo nguyên tắc tham gia giao thông thì khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định để đảm bảo an toàn (Điều 24 Luật Giao thông đường bộ). Như vậy, khi đến các đoạn đường giao nhau (có hoặc không có đèn tín hiệu) thì nghĩa vụ của người điều khiển phương tiện là phải giảm tốc độ. Vậy, người tham gia giao thông hoàn toàn có điều kiện để có thể dừng trước vạch dừng khi đèn vàng bật sáng và không thực hiện hành vi vi phạm giao thông để bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

Chụp ảnh gái mại dâm đăng lên mạng phạm tội gì?

Trong thời gian gần đây liên quan đến vụ việc một gái bán dâm bị bắt quả tang đã khai nhận có thuê nam sinh năm cuối của một trường đại học trên Hà Nội dùng smartphone chụp ảnh khỏa thân gái bán dâm rồi đăng lên mạng “câu khách”. Xin hỏi luật sư hành vi của nam sinh này có vi phạm pháp luật? Và chế tài xử lý về tội phạm này như thế nào?

moigioimaidam

Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Bạch, để giải đáp thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Hành vi  dùng smartphone chụp ảnh gái bán dâm đăng lên mạng để “câu khách” của nam sinh đã phạm vào “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 của BLHS 1999 sửa đổi 2009.

“Điều 255. Tội môi giới mại dâm

. Người nào dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

  1. a) Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  2. b) Có tổ chức;
  3. c) Có tính chất chuyên nghiệp;
  4. d) Phạm tội nhiều lần ;

đ)  Tái phạm nguy hiểm;

  1. e) Đối với nhiều người;
  2. g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

  1. a) Đối với trẻ e m từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
  2. b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng”

Cụ thể “ môi giới mại dâm ” là hành vi làm trung gian, tổ chức móc nối, dụ dỗ, dẫn dắt để cho người mại dâm và người khác quan hệ tình dục với nhau.

Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi dụ dỗi, móc nối, dẫn dắt người mại dâm và người mại dâm đã có sự nhận lời, thỏa thuận.

Theo đó, hành vi này đã thỏa mãn 4 yếu tố: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan của tội phạm.

Về “tội môi giới mại dâm” theo Điều 255 BLHS 1999 sửa đổi 2009 quy định thì khung hình phạt cao nhất lên đến 20 năm tù, ngoài hình phạt chính thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Theo BLHS 2015 sắp có hiệu lực thì tội môi giới mại dâm quy định tại Điều 328 với khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.

Trân trọng!

Quy định về nồng độ cồn tối thiểu khi tham gia giao thông

Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm hành vi “điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở…”.

 Với người điều khiển xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thì chỉ cần xác định là trong máu có nồng độ cồn, không quy định nồng độ cồn tối thiểu là bao nhiêu sẽ bị nghiêm cấm.

Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì nồng độ cồn trong máu không được vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/lít khí thở.

1-canhsatgiaothong

Ảnh minh họa

CÁC TRƯỜNG HỢP XÉT NGHIỆM NỒNG ĐỘ CỒN

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2014/ TTLT-BYT-BCA quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu bao gồm:

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

– Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành.

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể quy định các mức phạt đối với hành vi vượt quá nồng độ cồn cho phép như sau:

a) Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP):

– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở chịu mức phạt 2-3 triệu đồng. Tước bằng lái xe 1-3 tháng.

– Vượt quá 50-80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25-0,4 miligam/lít khí thở thì bị phạt 7-8 triệu đồng. Tước bằng lái xe 3-5 tháng.

– Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở sẽ bị phạt 16-18 triệu đồng. Tước bằng lái xe 4-6 tháng.

b) Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP):

– Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng với người điều khiển xe thực hiện một trong các vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 tháng đến 5 tháng.

Cảnh sát giao thông xử phạt chủ yếu dựa trên việc đo nồng độ cồn trong hơi thở. Với nồng độ cồn trong máu vì phức tạp hơn nên chỉ xét nghiệm khi có đủ các yếu tố theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Đăng ký mã số mã vạch tại Hà Nội

Mã số, mã vạch là một trong những dấu hiệu nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa… nhằm quản lý và nhận biết các đối tượng là sản phẩm và hàng hóa được thể hiện dưới dạng một dãy số hoặc được thể hiện bằng mã vạch để các thiết bị đọc mã vạch có thể nhận biết được. Các đơn vị sản xuất và kinh doanh tại Hà Nội muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường tiêu thụ cần phải đăng ký mã số, mã vạch cho hàng hóa. Điều này nhằm tạo điều kiện cho việc việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Mỗi đơn vị chỉ cần đăng ký 01 lần và có thể sử dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau (tùy lựa chọn đăng ký). (more…)

Lén vào facebook của người khác có thể bị xử phạt lên đến 50 triệu đồng?

Hiện nay, nhiều người cứ nghĩ việc vào tài khoản mạng xã hội (Facebook, Twitter…) của người thân (vợ, chồng, người yêu…) để nắm bắt thông tin của họ, đó là sự thể hiện “tình yêu thương” một cách bình thường. Tuy nhiên, theo Dự thảo này thì hành vi nêu trên là vi phạm pháp luật.

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được đề cập tại Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.

Theo đó, việc truy cập trái phép vào tài khoản mạng xã hội của cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Dự thảo này cũng đề cập đến việc xử phạt các vi phạm khác liên quan đến trách nhiệm của cá nhân sử dụng dịch vụ mạng xã hội, như là:

– Hành vi cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký thông tin cá nhân bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng.

– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

+ Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

+ Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước.

+ Cung cấp bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia.

+ Cung cấp các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu; tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm.

+ Cung cấp thông tin kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, lô đề, cờ bạc, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

– Hành vi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác để tạo tài khoản sử dụng dịch vụ mạng xã hội bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản

Cơ quan thực hiện : 

  • Chi cục Thủy sản
  • Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
  • Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
  • Chi cục chăn nuôi và thú y

Cách thức thực hiện : 

Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến bộ phận một cửa cơ quan có thẩm quyền được phân công: (Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản ; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Thủy sản).

Yêu cầu : 

Đối với Cơ sở có sản phẩm xuất khẩu phải có yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm.

Trình tự thực hiện : 

– Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản tại Bộ phận một cửa Cơ quan được phân công theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình ban hành quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cụ thể như sau:

* Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư cấp và cơ sở do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp đóng trên địa bàn tỉnh:

+ Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và chợ đầu mối nông sản.

+ Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm và kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống trên cạn.

+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động trồng trọt.

+ Chi cục Thủy sản xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm liên quan đến hoạt động nuôi trồng thủy sản.

– Bước 2: Xử lý hồ sơ.

– Thẩm xét tính hợp lệ hồ sơ.

– Thông báo kết quả xử lý hồ sơ.

– Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và kiểm tra tại cơ sở.

+ Thẩm tra hồ sơ kiểm tra xếp loại: Đối với cơ sở đã được kiểm tra xếp loại.

+ Kiểm tra thực tế tại cơ sở: Đối với cơ sở chưa được kiểm tra, xếp loại.

+ Thẩm tra tại cơ sở trường hợp thẩm tra hồ sơ chưa đủ căn cứ.

– Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và Cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận kinh tế trang trại (ngoại trừ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ  90 CV trở lên): bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm;

– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

– Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe (có xác nhận của cơ sở sản xuất, kinh doanh).

Thời hạn thực hiện :

– Xử lý hồ sơ đăng ký:

+ Thẩm xét tính hợp lệ hồ sơ.

+ Thông báo kết quả: Trong vòng 03 ngày thông báo cho đơn vị bổ sung hồ sơ nếu còn thiêu

– Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định: Trong vòng 15 ngày làm việc Cấp giấy chứng nhận hoặc ra thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy.

Số lượng hồ sơ : 01 bộ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006236 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp 

Thủ tục thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ và ngược lại

Căn cứ Điều 27 của Bộ luật dân sự 2005 cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

–  Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

 – Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

– Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.

Tuy nhiên việc sang tên phải có sự đồng ý của người còn lại ( vợ hoặc chồng)

Về thủ tục đăng ký : Căn cứ điều 28 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch thì việc thay đổi họ cho con nuôi được thực hiện như sau:

– Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Từ năm 2020, bắt buộc dán nhãn năng lượng đối với xe gắn máy

Đây là nội dung được quy định tại Quyết định 04/2017/QĐ-TTg về danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.

Theo đó, nhóm phương tiện giao thông vận tải (GTVT) phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu gồm:

– Xe mô tô, xe gắn máy;

– Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống (Hiện nay chỉ yêu cầu dán nhãn đối với ô tô con từ 7 chỗ trở xuống).

Lộ trình thực hiện dán nhãn năng lượng đối với nhóm phương tiện GTVT (sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới) được quy định như sau:

– Thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện đối với:

+ Xe mô tô, xe gắn máy đến hết 31/12/2019;

+ Xe ô tô con loại trên 7 chỗ đến 9 chỗ đến hết ngày 31/12/2017;

– Thực hiện dán nhãn năng lượng bắt buộc đối với:

+ Xe mô tô, xe gắn máy từ ngày 01/01/2020;

+ Xe ô tô con loại 7 chỗ trở xuống;

+ Xe ô tô con trên 7 chỗ đến 9 chỗ từ ngày 01/01/2018.

Quyết định 04/2017/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 25/4/2017.

Luật phòng chống tác hải rượu bia không được Quốc hội thông qua, vì sao?

Đa phần các đại biểu Quốc hội đã không thông qua hoặc không có ý kiến về việc “cấm tuyệt đối việc uống rượu bia khi tham gia giao thông” và đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến Luật Phòng chống tác hại rượu bia không được thông qua trong kỳ họp Quốc hội lần này.

Luật sư Trần Tuấn Anh có quan điểm về vấn đề này trên báo điện tử Dân Việt. Bạn có thể tham khảo tại đây.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật