Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ

Cơ quan thực hiện : UBND cấp huyện, thành phố thực hiện

Cách thức thực hiện: 

+ Qua bưu điện;

+ Nộp trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Yêu cầu : Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương. 

Trình tự thực hiện : 

Bước 1. Các cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ  được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân huyện, thành phốtrực tiếp hoặc theo đường bưu điện.

Bước 2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận:

+ Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản thông báo và yêu cầu cơ sở bổ sung hồ sơ. Quá 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu bổ sung hồ sơ mà cơ sở không có phản hồi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có quyền hủy hồ sơ.

+ Thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở

Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở.Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp trên ủy quyền thẩm định thực tế tại cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải có văn bản ủy quyền. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền cấp dưới phải gửi kết quả thẩm định về cho cơ quan thẩm quyền cấp trên để làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;

Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định gồm từ 03 (ba) đến 05 (năm) thành viên, trong đó phải có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm (đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở được mời chuyên gia độc lập có chuyên môn phù hợp tham gia). Trưởng đoàn thẩm định chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở.

+ Nội dung thẩm định thực tế tại cơ sở

Đối chiếu thông tin và kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận gửi cơ quan có thẩm quyền với hồ sơ gốc lưu tại cơ sở;

Thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở theo quy định.

+ Kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở

Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo Mẫu 3a quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT;

Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 58/2014/TT-BCT về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại theo quy định. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;

Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;

Biên bản thẩm định thực tế tại cơ sở được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, Đoàn thẩm định giữ 01 (một) bản và cơ sở giữ 01 (một) bản.

+ Cấp Giấy chứng nhận

Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở theo Mẫu 4 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

Bước 3. Nhận kết quả tại tạiBộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

Cán bộ trả kết quả kiểm tra giấy hẹn, hướng dẫn nộp lệ phí và giao kết quả cho người đến nhận.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:Các ngày làm việc trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu (Buổi sáng từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00), trừ ngày lễ.

Thành phần hồ sơ

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đóng thành 01 quyển, gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Mẫu 1 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

+ Bản tự đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất thực phẩm theo Mẫu 2 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 57/2015/TT-BCT;

+ Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

+ Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Thời gian thực hiện : 22 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987.892.333 để được giải đáp 

 

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Xây dựng chế định thu hồi tài sản tham nhũng

 

Đề xuất sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng sẽ hướng tới xem xét việc xây dựng một chế định riêng về thu hồi tài sản tham nhũng. Thông tin này được Thanh tra Chính phủ nêu khi trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khoá 13.

thamnhung

Kiến nghị áp hình phạt cao nhất

Liên tục nhiều kỳ họp của Quốc hội, cử tri trên cả nước đã bày tỏ bức xúc với quốc nạn tham nhũng, đồng thời đề nghị phải có biện pháp mạnh, khả thi trong thu hồi tài sản.

Tại kỳ họp 11, cử tri 16 địa phương gồm Tiền Giang, TP.HCM, Bến Tre, Long An, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Long, Cà Mau, Ninh Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Quảng Trị, Lạng Sơn, Bình Thuận, Bình Định, Trà Vinh có chung kiến nghị về phòng chống tham nhũng.

Đó là, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp mạnh và nghiêm hơn nữa để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng hiện nay, nhất là chú trọng đến việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Cử tri cho rằng, đối với những đối tượng tham nhũng với số tiền lớn, gây nguy hại cho xã hội thì cần phải áp dụng hình phạt cao nhất để đảm bảo tính răn đe, hạn chế việc tham nhũng.

Vì thời gian qua, nhiều vụ việc tham nhũng lớn, phức tạp gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến phát triển đất nước đã được phanh phui. Tuy nhiên, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng tại các vụ việc này còn rất thấp.

Trả lời kiến nghị này, Thanh tra Chính phủ khẳng định trong những năm gần đây, việc thu hồi tài sản tham nhũng đã có tiến triển, tỷ lệ thu hồi năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp. Đây là vấn đề mà Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt khi giải quyết vấn nạn tham nhũng.

Thanh tra Chính phủ cũng đã trình Chính phủ đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và tham mưu đưa nội dung này vào dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi.

Và dự luật này sẽ xem xét xây dựng một chế định riêng về thu hồi tài sản tham nhũng.

Theo dự kiến, dự án Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ hai, khai mạc ngày 20/10 tới đây.

Nhưng nội dung này đã được rút khỏi chương trình kỳ họp với giải thích, để sau khi tổng kết Nghị quyết Trung ương 3 (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”, sẽ có cơ sở đầy đủ, toàn diện cho việc sửa đổi .

Đứng tên vợ, con cũng thu hồi?

Cũng hiến kế chống tham nhũng, cử tri Đà Nẵng kiến nghị luật nên quy định theo hướng: khi phát hiện người có hành vi tham nhũng, sẽ tiến hành tịch thu toàn bộ tài sản do tham nhũng mà có, kể cả tài sản đăng ký sở hữu đứng tên vợ, con của người tham nhũng nhưng có nguồn gốc từ việc tham nhũng hoặc không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản đó.

Thanh tra Chính phủ hồi âm, tuy đã có căn cứ pháp lý để tịch thu tài sản tham nhũng cho dù tài sản đó đứng tên vợ, con của đối tượng tham nhũng hay đứng tên người khác, nhưng pháp luật hiện chưa có quy định về việc tịch thu tài sản mà người có tài sản không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của tài sản đó.

Do đó, Chính phủ ghi nhận ý kiến này và nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình sửa đổi toàn diện Luật Phòng chống tham nhũng. Trong đó mở rộng diện tài sản, thu nhập phải kê khai, hình thức công khai bản kê khai, quy định việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xác minh tài sản, thu nhập một cách chủ động…

Cơ quan trả lời cử tri cũng cho biết sẽ quy định các biện pháp kiểm soát thu nhập, gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản, thu nhập trên cơ sở kết nối với cơ sở dữ liệu về thuế và kiểm soát giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện việc giải trình về nguồn gốc thu nhập đối với những giao dịch, khoản chi tiêu có giá trị lớn hoặc có dấu hiệu bất thường.

Đồng thời tiếp tục bổ sung chế tài xử lý đối với người kê khai tài sản không trung thực, không chứng minh được nguồn gốc tài sản kê khai.

Theo VnEconomy

Điều 43 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 43, Bộ luật dân sự 2015 như sau : 

Điều 43 : Nơi cư trú của vợ, chồng

1. Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.

2. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.

 

Nơi đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Mã số – mã vạch là một mã số hoặc chữ số thể hiện dưới dạng vạch dùng để nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động cho sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, địa điểm…

Mã số mã vạch gồm mã số thể hiện mã số thứ tự của hàng hóa còn mã vạch để đọc sản phẩm

Văn phòng mã số mã vạch (GS1) thuộc Tổng cục đo lường chất lượng Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp đăng ký mã số mã vạch sản phẩm đều do cơ quan này cấp và quản lý.

  1. Doanh nghiệp cần thiết phải đăng ký mã số mã vạch để quản lý hàng hóa và lấy lòng tin người tiêu dùng. Nhờ nó để phân biệt hàng hóa dịch vụ với các doanh nghiệp khác
  2. Với thực trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan như hiện nay, việc bắt chước vẻ bề ngoài của sản phẩm là điều rất dễ dàng. Doanh nghiệp muốn bảo vệ sản phẩm của mình phải tạo cho sản phẩm một dấu ấn riêng, đồng thời giúp khách hàng có thể nhận biết được đâu là sản phẩm chính hãng, chất lượng thì cần sử dụng mã số – mã vạch.

Luật Minh Bạch là công ty có kinh nghiệm trong việc thực hiện đăng ký mã số mã vạch cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thế sản xuất buôn bán và muốn có mã vạch trên sản phẩm để dễ dàng quản lý chúng cũng như  dễ hơn trong các hệ thống siêu thị

Luật Minh Bạch sẽ tư vấn cho khách hàng những công việc phải chuẩn bị và thay mặt

khách hàng tiến hành nộp hồ sơ nhận kết quả sớm nhất

I.Quy trình thực hiện

Luật Minh Bạch tư vấn cho khách hàng sử dụng mã số 8,9 hoặc 10 chữ số dung cho tương ứng dưới 10.000 sản phẩm, dưới 1000 sản phẩm và dưới 100 sản phẩm tùy thuộc vào số lượng hàng hóa cua doanh nghiệp

– Tiến hành soạn thảo hồ sơ và hướng dẫn doanh nghiệp ký

– Thay mặt doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại văn phòng mã số mã vạch thuộc Tổng cục đo lường chất lượng

– Sauk hi được cấp tài khoản Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cập nhật thông tin sản phẩm lên website của tổng cục để quản lý sản phẩm của mình

– Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng phần mềm icheck trên điện thoại ( Giới thiệu cho doanh nghiệp mua phần mềm icheck với bên thứ 3)

  1. Chuẩn bị hồ sơ
  • Doanh nghiệp chuẩn bị đăng ký kinh doanh (bản sao chứng thực)
  • Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch ( Luật Minh Bạch soạn thảo)
  • Bản kê khai danh mục sản phẩm ( Theo mẫu Luật Minh Bạch soạn)
  • Giấy biên nhận hồ sơ

Sau khi có đủ giấy tờ tài liệu cần thiết, chúng tôi sẽ tiến hành thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan có thẩm quyền

III. Thời gian thực hiện :

Sau một ngày Luật Minh Bạch nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có mã số mã vạch tạm thời để sử dụng, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp sẽ có giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch .

Trong quá trình thực hiện và sử dụng mã số mã vạch của mình thì Luật Minh Bạch sẽ hướng dẫn và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng .

Mọi thắc mắc quý khách liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6232

Yêu cầu dịch vụ xin gọi: 0987.892.333

Email : luatsu@luatminhbach.vn

Thủ tục Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

Yêu cầu : 

Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 – Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

 – Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi – không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

 –  Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Cơ quan thực hiện : Sở Tư pháp cấp tỉnh, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi

Cách thức thực hiện :  Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ : 

Hồ sơ của người nhận con nuôi: (Về cơ bản hồ sơ của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi nhưng thẩm quyền cấp một số loại  giấy tờ chưa được xác định rõ)

– Đơn xin nhận con nuôi theo mẫu quy định; (Bản chính)

– Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; (Bảo sao)

– Phiếu lý lịch tư pháp; (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng)

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao nếu là Giấy chứng nhận kết hôn hoặc bản gốc nếu là giấy xác nhận tình trạng độc thân).

– Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (Bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng);

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này) (bản chính, được cấp chưa quá 06 tháng).

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

          – Giấy khai sinh;

          – Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

          – Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

          – Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

– Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thời hạn giải quyết : 

– Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp phải xác minh thì tăng thêm 30 ngày.

– Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

 

“Hợp đồng tình ái” 16,5 tỷ

Trong phiên xử ngày 21/9 thì Phương Nga nói rằng bị cáo và bị hại có “hợp đồng tình ái” trị giá 16.5 tỷ (Nga có lăn tay), hợp đồng có điều khoản “Nga phải quan hệ tình cảm 7 năm với bị hại”.

Bị cáo Dung nói hợp đồng có thật, nhưng quan hệ giữa bị hại và Nga đổ vỡ nên bị hại đã biến hợp đồng thành đó thành mua bán nhà để vu cho Nga tội lừa đảo.

Xin luật sư cho biết vậy nếu lời khai của Nga, Dung là đúng sự thật thì “hợp đồng tình ái” có hợp pháp hay không?

phuong-nga

Ảnh  (báo tuoitre)

Luật sư trả lời:

Trước hết đây là lời khai một phía từ hoa hậu “Phương Nga” nên tôi chưa thể khẳng định hợp đồng tình cảm này có thật hay không? Phương Nga cũng chưa chính thức đưa ra “bản hợp đồng” này để làm chứng cứ xác thực lời khai của mình. Đây là một trong những yếu tố để Tòa án nhân dân TP.HCM trả hồ sơ để Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.

Hợp đồng tình ái” là trái quy định của pháp luật Việt Nam.

Trong trường hợp lời khai của Nga, Dung là đúng sự thật.

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì không có quy định nào về “hợp đồng tình ái”.

Nếu coi đây là một “hợp đồng dân sự” thì nó đã vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự theo quy định tại Điều 389 BLDS 2005.

Bởi lẽ, tình cảm là thứ xuất phát tự nguyện từ bản thân của hai phía. Không thể dùng tiền bạc, tài sản hay thậm chí là danh lợi để giao dịch. Như vậy, hành vi dùng 16,5 tỷ VNĐ để đổi lấy 07 năm quan hệ tình cảm với ông M là trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc ta.

Chế tài xử lý về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Nếu lời khai của Nga là đúng sự thật và trong trường hợp Nga biết ông M đã có vợ và vẫn đồng ý chung sống và quan hệ tình cảm với ông M  thì ông M và Nga có thể bị xử phạt hành chính theo tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP:

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;..”

Ngoài ra, tùy vào mức độ có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại khoản 1 Điều 147 BLHS 1999:

“Điều 147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

  1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”

 

Phạt đến 10 triệu đồng nếu chở hàng hóa không che chắn

Hiện nay, tình trạng ô nhiếm môi trường ngày càng nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, đặc biệt trong những trường hợp hành vi điều khiển giao thông vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa bị rơi vãi ra đường gây khó khăn cho các phương tiện giao thông, gây nguy hiểm cho việc đi lại của người dân. Để hạn chế tình trạng này, chính phủ đã ban hành nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Theo đó, tăng mạnh mức tiền phạt đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, cụ thể:
 
– Phạt tiền từ 7 triệu đến 10 triệu đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

– Phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.

Thủ tục làm Hợp đồng/ Giấy ủy quyền

 

1. Địa điểm

– Văn phòng công chứng.

vpcongchung

Văn phòng công chứng cầu giấy hà nội

2. Hồ sơ

 a. Bên ủy quyền

* Trong trường hợp bên ủy quyền là cá nhân

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu từ trước tới nay sống độc thân).   Bản án ly hôn + giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( nếu đã ly hôn ).

– Chứng tử của vợ hoặc chồng + Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân(nếu vợ hoặc chồng đã chết).

– Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thoả thuận hay bản án phân chia tài sản (Hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận thừa kế, thoả thuận phân chia tài sản, bản án phân chia tài sản ).

* Trong trường hợp bên ủy quyền là pháp nhân

– Quyết định thành lập/ Đăng ký kinh doanh của pháp nhân.

– Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu pháp nhân (đại diện theo pháp luật của pháp nhân) hoặc giấy uỷ quyền đại diện của pháp nhân nếu uỷ quyền;

– Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu (nếu là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) hoặc giấy tờ hợp lệ của người đại diện pháp nhân (bản chính và bản sao có chứng thực).

*Trong trường hợp bên ủy quyền là hai vợ chồng

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên ủy quyền (cả vợ và chồng)

– Hộ khẩu của bên ủy quyền (cả vợ và chồng)

– Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của bên ủy quyền (Đăng ký kết hôn)

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nhà, đất, ôtô …) Hoặc giấy tờ làm căn cứ ủy quyền khác (Giấy Đăng ký kinh doanh, Giấy mời, Giấy triệu tập…)

– Hợp đồng uỷ quyền có nội dung ủy quyền lại (Nếu có)

     b. Bên nhận ủy quyền

– Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của bên nhận ủy quyền

– Hộ khẩu của bên nhận ủy quyền

– Phiếu yêu cầu công chứng (có sẵn tại nơi công chứng)

tintucvn-giy-y-quyn-c-nhn-1-638

Mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân

3. Trình tự, thủ tục

Bước 1: Người yêu cầu công chứng tập hợp đủ các giấy tờ theo hướng dẫn rồi nộp tại Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ (Bản photo và bản gốc để đối chiếu); Hồ sơ photo có thể nộp trực tiếp, Gửi Fax, Email hoặc có thể yêu cầu nhận hồ sơ, tư vấn tại nhà (có thù lao).

Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ đã nhận và các điều kiện công chứng, nếu thấy đủ điều kiện thì sẽ nhận hồ sơ, nếu thiếu sẽ yêu cầu bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận nếu không đủ điều kiện công chứng theo Luật định.

Bước 3: Ngay sau khi đã nhận đủ hồ sơ, bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng giao dịch. Hợp đồng, giao dịch sau khi soạn thảo sẽ được chuyển sang Công chứng viên thẩm định nội dung, thẩm định kỹ thuật để rà soát lại, và chuyển cho các bên đọc lại.

Bước 4: Các bên sau khi đã đọc lại, nếu không có yêu cầu chỉnh sửa gì sẽ ký/điểm chỉ vào từng trang của hợp đồng (theo hướng dẫn). Công chứng viên sẽ ký sau đó để chuyển sang bộ phận đóng dấu, lưu hồ sơ và trả hồ sơ.

Bước 5: Người yêu cầu công chứng hoặc một trong các bên nộp lệ phí, thù lao công chứng, nhận các bản hợp đồng, giao dịch đã được công chứng tại quầy thu ngân, trả hồ sơ.

thoigian

4. Thời hạn giải quyết

– Không quá 2 ngày làm việc; trường hợp phức tạp không quá 10 ngày làm việc

 

Công ty Luật Minh Bạch

Điều 156 Bộ luật dân sự 2015

Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Điều 108 Bộ luật dân sự 2015

Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Tăng chế tài xử phạt quảng cáo sai sự thật

Những ngày qua, dư luận nóng lên bởi những sự việc như Quang Linh Vlogs, hoa hậu Thùy Tiên quảng bá sản phẩm kẹo rau củ Kera với thông tin “một viên kẹo tương đương một đĩa rau”, trong khi kết quả kiểm nghiệm cho thấy, hàm lượng chất xơ trong sản phẩm chỉ đạt 0,016 g/viên – con số quá nhỏ so với lời quảng cáo thổi phồng, không đúng sự thật; hay Hằng Du Mục lên tiếng xin lỗi khi livestream bán hàng quảng cáo “1 hũ yến 70 ml chứa tới 30 g yến A5”…Đây không phải lần đầu tiên, các KOL , KOC quảng cáo bán hàng không đúng sự thật, để rồi gây ảnh hưởng xấu đối với cộng đồng và lại gửi lời xin lỗi. Sau đó, nhiều KOL, KOC vẫn “tái phạm”, lý do một phần bởi chế tài đang khá nhẹ, chủ yếu là xử phạt hành chính bằng tiền. Trong khi đó, thù lao, lợi nhuận mà họ thu được rất lớn, có thể lên đến hàng tỷ đồng cho một chiến dịch truyền thông. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần tăng mức xử phạt tiền nhằm đảm bảo tính răn đe. Chia sẻ với PV Báo Đầu Tư, Luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch) cho biết,  pháp luật hiện hành đã quy định các hình phạt bổ sung bên cạnh hình phạt tiền. Tuy nhiên vẫn cần những chế tài xử lý chặt chẽ hơn như cấm phát sóng, hoặc cấm tham gia quảng cáo theo quy định của pháp luật và chính sách của các nền tảng mạng xã hội nhằm đảm bảo sự trong sạch của thị trường.

Đọc thêm tại đây.

Trong trường hợp có yêu cầu tư vấn về pháp luật, quý khách vui lòng liên hệ theo số điện thoại: 0986.931.555 – Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch sẽ tư vấn miễn phí cho quý khách. Trân trọng.

Điều 88 Bộ luật dân sự 2015

Điều 88. Hợp nhất pháp nhân

1. Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.

2. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.

Có được lập cam kết về tài sản trước khi kết hôn?

Câu hỏi: 

Tôi và chồng sắp cưới đều có tài sản riêng và con riêng trong cuộc hôn nhân trước. Lần kết hôn này chúng tôi muốn thỏa thuận tài sản với nhau để tránh những rắc rối về sau. Vậy chúng tôi có được phép lập thỏa thuận này hay không?

Trả lời cau hỏi: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi,luật sư xin tư vấn cho bạn như sau :

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.” .

Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Như vậy, hai bạn có thể thỏa thuận chế độ tài sản trước khi kết hôn như mong muốn của hai bạn.

Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng do các bên thỏa thuận nhưng phải có những nội dung cơ bản theo Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể nội dung cơ bản như sau:

– Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

– Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

– Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

– Nội dung khác có liên quan

Theo Điều 49 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 17 của Nghị định 126 năm 2014 của Chính phủ thì trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung của chế độ tài sản đó, hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định.

Việc sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận cũng phải được thực hiện bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung của chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực từ ngày được công chứng hoặc chứng thực. Quyền, nghĩa vụ về tài sản phát sinh trước thời điểm việc sửa đổi, bổ sung chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Còn trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu, Theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật

ly-hon-2
Mẫu đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn là giấy tờ pháp lý cần thiết để tiến hành thủ tục ly hôn tại Toà