Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Thủ tục thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ và ngược lại

Căn cứ Điều 27 của Bộ luật dân sự 2005 cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

–  Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

– Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

– Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

– Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

 – Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

– Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

– Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định”.

Tuy nhiên việc sang tên phải có sự đồng ý của người còn lại ( vợ hoặc chồng)

Về thủ tục đăng ký : Căn cứ điều 28 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch thì việc thay đổi họ cho con nuôi được thực hiện như sau:

– Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng công ty TNHH

TÊN DOANH NGHIỆP

—–

Số: 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Hà Nội , ngày ……  tháng ……. năm 20…..

 

 

QUYẾT ĐỊNH

(Về việc bổ nhiệm kế toán trưởng của công ty)

CHỦ SỞ HỮU

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2014 ;

Căn cứ nhu cầu hoạt động của công ty TNHH …………….

 

QUYẾT ĐỊNH:   

Điều 1: Bổ nhiệm

Bổ nhiệm  Ông/Bà :

Sinh ngày:                 Dân tộc:               Quốc tịch:     

Số chứng minh nhân dân :

Ngày cấp:

Nơi cấp:  

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: 

Giữ chức vụ: Kế toán trưởng

Làm kế toán trưởng của công ty TNHH……………………………..

 

Điều 2: Ông/Bà :  …………. người được bổ nhiệm là người giữ chức vụ kế toán trưởng chịu trách nhiệm thi hành quyết định này

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

 

 

CHỦ SỞ HỮU

 (ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

Thời hiệu khởi kiện đã hết có được nộp lại đơn khởi kiện?

Có rất nhiều trường hợp khi đương sự phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc ảnh hưởng trong các hợp đồng, tranh chấp …khi làm đơn khởi kiện kiện ra cơ quan có thẩm quyền thì bị từ chối không được thụ lý, với lý do đã hết thời hạn khởi kiện

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn Khoản 1, Khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

Theo quy định của nghị quyết này, Theo đó, trường hợp kể từ ngày 01/01/2012, Tòa án trả lại đơn khởi kiện vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết và thời hạn giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã hết mà đương sự có yêu cầu khởi kiện lại vụ án đó thì Tòa án xem xét thụ lý vụ án theo thủ tục chung.

Ngoài ra, đương sự cũng có quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau:

– Vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trước ngày 01/01/2017 vì lý do thời hiệu khởi kiện đã hết nhưng theo BLDS 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn.

– Vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm từ thời điểm mở thừa kế và Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trước 01/01/2017 vì chưa đủ điều kiện khởi kiện nhưng theo BLDS 2015 thời hiệu vẫn còn.

Điều 193 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện thực hiện quyền định đoạt

Điều 193. Điều kiện thực hiện quyền định đoạt

Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật.

Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Công văn về việc hướng dẫn nghiệp vụ trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

________________

Số: xxx/LMB-CV

Về việc hướng dẫn nghiệp vụ trong việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể của tội Cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________________

 

 

Hà Nội, ngày … tháng … năm ……………..

 

Kính gửi:

                             – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                             – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

                             – TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH Y

                             – VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH Y

                             – VIỆN KHOA HỌC XÉT XỬ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

                     

Tôi là Luật sư Trần Tuấn Anh – Công ty Luật hợp danh Minh Bạch thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, là người tham gia bào chữa cho bị cáo X trong vụ án cố ý gây thương tích đã được Tòa án nhân dân huyện X đưa ra xét xử sơ thẩm vào hồi X giờ X phút ngày X tháng X năm 2019.

Kính trình quý cơ quan về nội dung vụ án cụ thể như sau:

Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/06/2019, bị cáo A sau khi đi dự đám ma có đi lên nhà mới xây của anh C, sinh năm 1983, trú tại thôn T, xã U, huyện X, tỉnh Y để đậy máy do bị cáo A làm mộc cho C. Lúc này tại nhà C có ông Nguyễn Văn B, anh C và D sinh năm 1986 đều là người cùng thôn, bị cáo A ngồi cạnh ông B cùng uống nước nói chuyện, một lát sau thì có thêm bác Nguyễn Văn Bảy hàng xóm của C. Tại thời điểm này cả ông B và bị cáo A đều đã uống nhiều rượu.

Khoảng 12 giờ 30 phút, lúc đang nói chuyện, trêu đùa, bị cáo A nói ông B dạo này gầy thế, ông B không nói gì mà dùng tay trái bẻ ngón tay của bị cáo A kéo vặn tay ra sau làm bị cáo A ngã ra sàn, rồi tiếp tục dùng cùi trỏ đánh vào cổ bị cáo A. Bị đánh bất ngờ, bị cáo A theo phản xạ tự nhiên vung tay đánh trả nhưng không trúng, thấy vậy D chạy lại ôm lấy bị cáo A đẩy ra xa, trong lúc đó bị cáo A tiếp tục dùng chân không đá với trúng vào vùng cằm ông B. Sau đó được mọi người có mặt tại đó can ngăn nên hai bên không đánh nhau nữa, bị cáo A thì được bác Bảy đưa về, ông B được D đưa về.

Đến khoảng 5 giờ 30 phút ngày hôm sau 12/06/2019, E sinh năm 1982 ở cùng thôn đến nhà ông B thì phát hiện thấy ông B cởi trần nằm bất tỉnh, nhưng vẫn còn sống, trên giường miệng nôn ra nhiều máu nên đã gọi người đến cùng đưa đi Trung tâm y tế huyện X cấp cứu, sau đó chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Z cấp cứu.

Tại Trung tâm y tế huyện X, ông B được chẩn đoán “chấn thương sọ não kín – Tụ máu nội sọ/Tăng huyết áp”, kết quả chụp CT sọ não cho thấy có “tụ máu dưới màng cứng bán cầu não trái” (Bút lục 54, 56).

Sau khi được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Z, ông B đã được chỉ định mổ cấp cứu “lấy máu tụ dưới màng  cứng, giải tỏa não + hồi sức” (bút lục 76).

Vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 13/06/2019, gia đình ông B xin ra viện và sau đó ông B đã tử vong trên đường từ bệnh viện trở về nhà.

Đến 14 giờ 00 ngày 28/11/2019, Tòa án nhân dân huyện X đã quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm và ban hành Bản án số X/2019/HS-ST qua đó tuyên bị cáo X phạm tội cố ý gây thương tích với tình tiết định khung tăng nặng là “Làm chết người” theo khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình Sự 2015 với mức án 07 năm 06 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Nguyễn Văn B trong khi không có căn cứ thuyết phục, còn nhiều tình tiết chưa được làm rõ và đặc biệt là không xác định % tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với tội phạm cố ý gây thương tích.

Quan điểm của phía luật sư bào chữa cho bị cáo về vấn đề này như sau:

Tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự quy định:

            “4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

  1. a) Làm chết người;”

Để có thể phạm tội cố ý gây thương tích theo cấu thành tăng nặng tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ Luật Hình sự nêu trên, trước hết hành vi của bị cáo A phải thỏa mãn cấu thành cơ bản theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự.

Điều này đồng nghĩa với việc bị cáo A phải có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho bị hại Nguyễn Văn B mà tỷ lệ tổn thương cơ thể đạt từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp liệt kê từ điểm a đến điểm k, khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự. Đây là dấu hiệu bắt buộc của tội cố ý gây thương tích (phải có % tỷ lệ tổn thương cơ thể).

Sau đó, từ tỷ lệ tổn thương cơ thể đã gây ra cho bị hại B mới cấu thành tội cố ý gây thương tích là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả bị hại B chết.

Tuy nhiên, tại các Quyết định trưng cầu giám định trong hồ sơ vụ án, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện X chưa yêu cầu giám định nội dung: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể này và hậu quả chết người đã xảy ra?”

Từ đó dẫn đến các Bản kết luận giám định pháp y của Trung tâm pháp y Bệnh viện đa khoa tỉnh Z và Viện pháp y quốc gia cũng như Bản cáo trạng không thể hiện được nội dung: “Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể này và hậu quả chết người đã xảy ra?”. Từ đó, đề nghị Tòa trả lại hồ sơ để làm rõ các nội dung sau:

  1. Giám định đối với tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với vết thương vùng môi, cằm trực tiếp gây ra do cú đá mà bị cáo đã thực hiện. Tỷ lệ tổn thương cơ thể mà bị cáo A đã gây ra cho bị hại B là bao nhiêu %? Mối quan hệ nhân quả trực tiếp giữa tỷ lệ tổn thương cơ thể xác định được như trên với hậu quả chết người đã xảy ra?

Tuy nhiên, Hội đồng xét xử đã bác bỏ quan điểm của Luật sư và nhận định tại bản án số X/2019/HS-ST ngày 28/11/2019: “Về trách nhiệm hình sự: Lời khai của bị cáo tại phiên tòa hôm nay phù hợp với lời khai của bị cáo tại cơ quan điều tra, phù hợp với lời khai của người tham gia tố tụng khác, phù hợp kết luận giám định và các tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án. Do đó, có đủ cơ sở khẳng định, Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/06/2019 tại nhà C ở thôn T, xã U, huyện X, tỉnh Y. Do đã uống rượu không làm chủ được bản thân, Nguyễn Văn B đã có hành vi bẻ ngón tay cái của X và đánh cùi trỏ vào vùng cổ A thì bị A dùng chân đá một phát trúng vào vùng cằm vào mồm tạo ra một lực tác động lớn có chiều từ trước ra sau, từ dưới lên trên, tác động qua xương hàm, xương nền sọ, tới não làm tổ chức não va đạp vào xương vòm sọ gây dập tổ chức não vùng thái dương – chẩm trái, đồng thời gây chảy máu màng mềm vùng thái dương – đỉnh trái, chảy máu nội sọ từ từ tạo thành khối máu tụ lớn chèn ép vào não gây hôn mê, đến ngày 13/06/2019 thì Nguyễn Văn B tử  vong. Hành vi của bị cáo X đã đủ căn cứ để xác định bị cáo phạm vào tội Cố ý gây thương tích quy định tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự. Viện kiểm sát nhân dân huyện X truy tố bị cáo là hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung là không có căn cứ.” Qua đó, quyết định tuyên bị cáo A phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người theo điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự với mức án 07 năm 06 tháng tù giam và phải bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại Nguyễn Văn B.

Vì vậy, tôi kính đề nghị Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao giải đáp thắc mắc của tôi về việc “Khi tiến hành xét xử trong các vụ án về tội phạm cố ý gây thương tích có bắt buộc phải làm rõ % tỷ lệ tổn thương cơ thể hay không?” để làm căn cứ bào chữa cũng như căn cứ để xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh xảy ra án oan sai.

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý cơ quan.

 

CÔNG TY LUẬT HỢP DANH MINH BẠCH

 

 

 

 

  

 

 

 

 

  

Thời hạn được xóa án tích?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi bị xét xử về tội cố ý gây thương tích và bị Tòa án tuyên 2 năm tù. Nay tôi đã chấp hành xong hình phạt và ra tù được 1 năm. Vậy xin hỏi luật sư, trường hợp của tôi sau thời hạn bao lâu sẽ được xóa án tích?

Trả lời tư vấn:

Bạn đã bị Tòa án tuyên về tội cố ý gây thương tích và đã chấp hành xong hình phạt tù, do đó bạn sẽ thuộc trường hợp được đương nhiên xóa án tích sau khi hết thời hạn được xóa án tích. Cụ thể quy định tại Điều 64 Bộ luật hình sự 1999

Như vậy, thời hạn xóa án tích được xác định kể từ khi người phạm tội chấp hành xong bản án hoặc khi hết  thời hiệu thi hành bản án  người đó không phạm tội mới. Căn cứ quy định tại Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần chung của Bộ luật hình sự 1999 thì:  

+ Thời hạn để xoá án tích được căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên, mà không căn cứ vào hình phạt bổ sung; thời hạn đó bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, chứ không phải bắt đầu được tính kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính.

+ Được coi là chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết khác của bản án trong các trường hợp sau đây:

– Người bị kết án tự mình đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án;

– Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, còn các quyết định về tài sản trong bản án hình sự đã có người nộp thay cho người bị kết án (người thân của người bị kết án đã bồi thường thay, đã nộp tiền án phí, tiền phạt… thay cho người bị kết án hoặc người cùng người bị kết án phải liên đới bồi thường đã bồi thường đủ toàn bộ theo quyết định của bản án);

Đối chiếu với trường hợp của bạn, mức phạt tù của bạn là 2 năm và bạn vừa mới chấp hành xong do đó căn cứ vào thời hạn xóa án tích do pháp luật quy định thì sau 3 năm từ ngày bạn chấp hành xong hình phạt thì án tích của bạn sẽ được xóa nếu như trong khoảng thời gian này bạn không phạm tội mới.

Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng

Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng

1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

 

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

 

 

Thủ tục đăng ký kinh doanh dược phẩm

Điều kiện kinh doanh dược phẩm:

  • Cơ sở vật chất – kỹ thuật và nhân sự phải đạt tiêu chuẩn theo GDP (bao gồm 17 quy chuẩn) do Bộ Y tế ban hành, phù hợp với từng loại hình kinh doanh thuốc;
  • Người quản lý chuyên môn về dược có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với hình thức kinh doanh, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
  • Dược phẩm kinh doanh phải thuộc loại được Bộ y tế cấp visa nhập khẩu.
  • Người điều hành kinh doanh và người quản lý kho chứa hành phải có chứng chỉ hành nghề dược.
  • Nhãn hiệu của dược phẩm đã được bảo hộ hoặc không tương tự nhãn hiệu đã được chứng nhận độc quyền tại Việt Nam.

Có 3 loại giấy phép các bạn cần hoàn thiện trước khi phân phối trên thị trường

  • – Thứ nhất: Dược phẩm kinh doanh phải thuộc loại được Bộ y tế cấp visa nhập khẩu.
  • – Thứ hai: Người điều hành kinh doanh và người quản lý kho chứa hàng phải có chứng chỉ hành nghề dược.
  • – Thứ ba: Nhãn hiệu của dược phẩm đã được bảo hộ hoặc không tương tự nhãn hiệu đã được chứng nhận độc quyền tại Việt Nam.

 

Thủ tục thành lập công ty kd dược, nhập khẩu.

  1. SKHĐT

– Giấy đề nghị

– Điều lệ công ty

 ( Đối vs cty TNHH 2 thành viên cần có danh sách thành viên, Cty Cổ  phần cần có danh sách cổ đông)

– Bản sao chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược của Giám đốc, hay người quản lý chuyên môn (trong trường hợp thuê người có chứng chỉ hành nghề, cần có hợp đồng lao động với người đó và có quyết định bổ nhiệm vị trí quản lý trong doanh nghiệp)

2.Sở y tế :

– Đơn đề nghị mẫu 01a (TT03/2016/TT-BYT)

– Bản chính chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược của người đại diện pl + bản chứng thực đăngký kinh doanh

– Bản đăng ký kiểm tra mẫu 01/GSP phụ lục 2- TT45/2011/TT-BYT

– Tài liệu, chương trình và báo cáo tóm tắt về huấn luyện, đào tạo “Thực hành tốt bảo quản thuốc” tại cơ sở;

– Sơ đồ tổ chức của cơ sở;

– Sơ đồ vị trí địa lý và thiết kế của kho;

– Bản kê khai danh sách nhân sự, trang thiết bị chuyên môn.

– Điều lệ công ty

 

 

Vụ hành hung nhân viên hàng không: Muốn làm “ Lục Vân Tiên”: Phải đúng luật

“Chiều 18/10, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), hành khách Trần Dương Tùng (32 tuổi) và Đào Vịnh Thuấn (37 tuổi) đi trên chuyến bay VN7265 chặng Hà Nội – TP HCM, đã làm thủ tục cấp thẻ lên tàu bay nhưng đến cửa ra tàu bay muộn nên không được vận chuyển. Họ sau đó lăng mạ, chửi bới, xô xát với nhân viên hàng không Nguyễn Lê Quỳnh Anh tại quầy làm thủ tục số 38. 

Hình ảnh camera giám sát cho thấy hành khách Đào Vịnh Thuấn đã túm vai áo chị Quỳnh Anh. Trần Dương Tùng dùng ví đánh mạnh vào đầu chị này. Chứng kiến sự việc trên, 01 người đàn ông bất bình lao vào đánh trả, “giải cứu” chị Nguyễn Lê Quỳnh Anh. Sau khi lực lượng an ninh tới khống chế hành vi của hai hành khách, người đàn ông đã rời đi.”

Xin luật sư cho biết, hành vi lăng mạ, xô xát nhân viên hàng không chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào?  Hành vi “giải cứu” của người đàn ông khi chứng kiến sự việc trên có phù hợp với quy định của pháp luật?

Cám ơn Luật sư!

xo-xat-1-7378-1476964866-2302-1476975303

Ảnh cắt từ clip (người đàn ông bên trái “giải cứu” nhân viên hàng không)

Luật sư trả lời:

Trước tiên, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật Minh Bạch.

Dưới góc độ xã hội và tình cảm, hành động nêu trên của người đàn ông “giải cứu” cô nhân viên hàng không được coi là một hành động nghĩa hiệp – “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Ở góc độ nào đó, hành vi của người thanh niên kia còn được xem là hành vi chống lại thói vô cảm của đại bộ phận người dân khi thấy việc làm trái pháp luật của người khác nhưng vẫn thờ ơ, đứng xem hoặc quay clip ….như một số việc xảy ra gần đây.

Tuy nhiên, dưới góc độ pháp luật thì chúng ta cần phải xem xét, đối chiếu với các quy định liên quan đến hành vi này.  Để nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta cần phải tách biệt hai hành vi xảy ra trong clip.

Đối với hành vi người đàn ông hung hãn, đánh cô tiếp viên là một hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP với mức xử phạt tiền là từ 2 đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, những hành khách có hành vi đánh tiếp viên hàng không còn có thể bị “cấm vận chuyển có thời hạn từ 3 đến 12 tháng” theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 18 Nghị định số: 92/2015/NĐ-CP quy định về an ninh hàng không.

Còn đối với hành vi người thanh niên nghĩa hiệp kia lao vào đấm, đá đối với vị hành khách đang thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với cô nhân viên hàng không thì rõ ràng anh ấy đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của người khác. Chúng ta không thể nào dùng một hành vi vi phạm pháp luật để “chế ngự” một hành vi vi phạm pháp luật khác. Như vậy cũng là vi phạm, trừ khi nó được thực hiện trong “tình thế cấp thiết”, trường hợp “phòng vệ chính đáng” hoặc “sự kiện bất ngờ”.

Tuy nhiên, chắc chắn rằng hành vi của người thanh niên nghĩa hiệp kia không thuộc các trường hợp đó. Bởi trong hoàn cảnh này, người thanh niên đó có thể lựa chọn biện pháp khác như vào để can ngăn, ôm người đàn ông đang thực hiện hành vi vi phạm lại, giúp cô gái thoát khỏi sự nguy hiểm….chứ không phải là hành vi lao vào đánh, đấm đối với những người kia.

Không thể nào chỉ vì lý do anh đánh bạn tôi nên tôi lao vào đánh anh, rồi bạn anh lại lao vào đánh tôi và bạn của các bạn lại lao vào đánh nhau được.

Việc làm của người thanh niên nghĩa hiệp này có dấu hiệu của hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng quy định tại Điều 5 Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi xem xét để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này, cơ quan chức năng cần căn cứ vào tính chất, mức độ, điều kiện, hoàn cảnh vi phạm và căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có) để quyết định biệt pháp xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, trong trường hợp này, cơ quan chức năng có thể áp dụng khoản 3 Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về tình tiết giảm nhẹ “vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra”, khi xử lý đối với người thanh niên có tinh thần “nghĩa hiệp” nêu trên.

Người thực hiện ( Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc công ty Luật Minh Bạch )

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật