Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Xác định số thành viên có quyền SDĐ được cấp cho hộ gia đình

Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Giải đáp 01/2017/GĐ-TANDTC về nghiệp vụ ngành Tòa án. Theo đó:

Trong vụ án dân sự về tranh chấp QSDĐ thuộc hộ gia đình (HGĐ) mà tại thời điểm tranh chấp số thành viên trong hộ đã có thay đổi so với thời điểm cấp, việc xác định số thành viên có QSDĐ như sau:

– Thời điểm để xác định HGĐ có bao nhiêu thành viên có QSDĐ là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển QSDĐ.

– Căn cứ xác định ai là thành viên HGĐ là hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu UBND xác định thành viên HGĐ tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ làm căn cứ giải quyết.

Ngoài những người là thành viên HGĐ có quyền sử dụng đất, Tòa án phải đưa những người sau tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của HGĐ;

+ Người có công sức đóng góp làm tăng giá trị QSDĐ hoặc tài sản trên đất.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp

 

Phiếu lý lịc tư pháp (PLLTP) là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

PLLTP gồm 2 loại:

– PLLTP số 1: cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;

– PLLTP số 2: cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

2.Thẩm quyền cấp PLLTP

– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp PLLTP các trường hợp sau:

+ Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

+ Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

– Sở Tư pháp thực hiện việc cấp PLLTP các trường hợp sau:

+ Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

+ Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

+ Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

3. Thành phần hồ sơ 

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
  • Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm bản chính để đối chiếu);
  • Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.
  • Ngoài ra, người yêu cầu cấp PLLTP thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Lưu ý : Việc xin cấp phiếu lý lịch tư pháp này cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thực hiện tủ tục : Hồ sơ kèm theo là Văn bản ủy quyền có công chứng ở văn phòng công chứng và chứng minh thư của người được ủy quyền đi nộp hồ sơ xin cấp phiếu hoặc nếu là cha, mẹ, vợ của người xin cấp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng phải có văn bản khác chứng minh mối quan hệ đó

4. Thời gian thực hiện :

  • Không quá 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; 
  • Trường hợp cá nhân đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian ở nước ngoài, người nước ngoài thì, xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì không quá 20 ngày.

5. Lệ phí

-Thông thường: 200.000đồng/lần/người.

– Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ : 100.000đồng/lần/người.

– Trường hợp người được cấp đề nghị cấp trên 2 PLLTP trong một lần yêu cầu, thì kể từ PLLTP thứ 3 trở đi cơ quan cấp PLLTP được thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.

– Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp PLLTP:

+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

+ Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Để được hỗ trợ về thủ tục quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

 

Quy định mới về việc chứng thực

Ngày 26/5/2016, Công văn 842/HTQTCT-CT  đã được ban hành bởi Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực về việc quán triệt thực hiện các quy định về chứng thực.

dau-chung-thuc-e1428045206807

Ảnh minh họa

Theo công văn này, đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thông báo đến các cơ quan thực hiện chứng thực một số nội dung sau:

Kiểm tra, đối chiếu kỹ các giấy tờ, văn bản khi chứng thực bản sao từ bản chính;

– Trường hợp nghi ngờ về tính hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản thì yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết để xác minh;

– Khi phát hiện bản chính được cấp sai thẩm quyền, giả mạo thì phải từ chối chứng thực và lập biên bản tạm giữ, chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cũng yêu cầu các cơ quan thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về việc chứng thực hợp đồng, giao dịch; chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản…

Công văn 842/HTQTCT-CT ban hành ngày 26/5/2016.

 

Thủ tục Yêu cầu/đề nghị trợ giúp pháp lý

Đối tượng thực hiện : Cá nhân được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP

1. Người nghèo.

2. Người có công với cách mạng.

3. Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.

4. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Cơ quan thực hiện : Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 

Cách thức thực hiện :

– Trực tiếp tại trụ sở làm việc của Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh;

– Trực tiếp cho người thực hiện trợ giúp pháp lý (trong trường hợp thực hiện trợ giúp pháp lý bên ngoài trụ sở);

– Qua thư tín hoặc bằng các hình thức khác.

Yêu cầu : 

– Phải thuộc diện người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý và được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý, nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;

– Nội dung vụ việc trợ giúp pháp lý phù hợp với quy định tại Điều 5 của Luật Trợ giúp pháp lý : Vụ việc trợ giúp pháp lý phải liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý và không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

– Vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc phạm vi thực hiện trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26 của Luật Trợ giúp pháp lý : Người được trợ giúp đang cư trú tại địa phương;vụ việc xảy ra tại địa phương hoặc do nơi khác chuyển đến 

– Vụ việc trợ giúp pháp lý không thuộc trường hợp bị từ chối theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Trợ giúp pháp lý.

Thành phần hồ sơ : 

– Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;

– Giấy tờ chứng minh người có yêu cầu là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc (nếu có);

Trong trường hợp thiếu những giấy tờ chứng minh là người thuộc diện trợ giúp pháp lý hoặc giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý thì phải cung cấp bổ sung các giấy tờ, tài liệu có liên quan để vụ việc được thụ lý.

Thời hạn giải quyết : Ngay sau khi nhận được hồ sơ.

 

Những điều cần biết về thư tín dụng

Điều 2 UCP 500 định nghĩa: “ Các thuật ngữ ‘Tín dụng chứng từ’ và ‘Tín dụng dự phòng’ – sau đây gọi là Thư tín dụng – là bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc được miêu tả như thế nào, theo đó, ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động đúng yêu cầu và theo chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở tín dụng) hoặc nhân danh cho chính bản thân mình.

  1. Thanh toán cho hoặc theo lệnh của người thứ 3 (người hưởng lợi) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi ký phát.
  2. Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu đó
  • Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thưu tín dụng với điều kiện phù hợp với tất cả các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng

    Với khái niệm như vậy, thư tín dụng được gọi với nhiều tên khác nhau tùy theo thói quen và thông lệ của từng nước: Letter of Credit; Credit; Documentary Credit… Tương tự như vậy, Việt Nam thư tín dụng còn được gọi là tín dụng thư, tín dụng chứng từ, thư tín dụng, L/C… Tuy nhiên, dù được gọi là như thế nào đi chăng nữa thì bản chất của thư tín dụng là sự cam kết của ngân hàng phát hành đảm bảo thanh toán cho người hưởng lợi khi bộ chứng từ được xuất trình hợp lệ

*Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

   Trong phuuwong thức thanh toán tín dụng chứng từ các bên tham gia có quan hệ chặt chẽ với nhau: người mua, người bán và ngân hàng

  • Người mua: Khi hợp đồng mua bán quy định áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì việc người mua mở thư tín dụng là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện hợp đồng. Người mua phải mở thư tín dụng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Người mua phải căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán để làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng. Người mua phải trả một khoản thủ tục phí cho ngân hàng mở thư tín dụng và thường phải ký quỹ từ 20 đến 25% số tiền của thư tín dụng tại ngân hàng mở thư tín dụng. Người mua có quyền từ chối hoàn trả toàn bộ hay một phần của số tiền thưu tín dụng cho ngân hàng nếu xét về ngoài bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện mà người mua đã nêu trong thư tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng mở thư tín dụng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiếu sót của mình trong khi kiểm tra chứng từ
  • Người bán: Người bán chỉ giao hàng khi nào biết người mau đã mở thư tín dụng cam kết trả tiền cho mình. Người bán phải hiểm tra thư tín dụng xem có đúng nội dung của hợp đồng mua bán không, nếu sai với hợp đồng mua bán hoặc có những điều kiện gì không rõ rang, không có lợi ích cho mình thì có quyền yêu cầu người mua sửa đổi hoặc bổ sung thư tín dụng. Nội dung sửa đổi thư tín dụng phải được ngân hàng mở thư tín dụng xác nhân thì mới có hiệu lực thanh toán. Sau khi giao hàng, người bán phải lập đầy đủ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng. Người bán chỉ thu được tiền nếu ngân hàng kiểm tra thấy các chứng từ đó phù hợp về hình thức với các điều kiện của thư tín dụng
  • Ngân hàng :

+ Ngân hàng mở thư tín dụng có nghĩa vụ căn cứ vào đơn yêu cầu, mở thưu tín dụng cho người mua và tìm cách thông báo việc mở thư tín dụng này cho người bán biết. Ngân hàng mở thư tín dụng chịu trách nhiệm thẩm tra các chứng từ do người bán xuất trình xem bề ngoài có phù hợp với những điều kiện của thưu tín dụng hay không. Nếu phù hợp thì ngân hàng phải thanh toán  tiền cho người bán và nhận chứng từ, nếu ngân hàng làm sai thì ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Sau khi trả tiền cho người bán, ngân hàng trao chứng từ cho người mua và thu lại tiền từ người mua. Ngân hàng mở thư tín dụng được người mua trả một khoản thủ tục phí từ 0,125 dến 0,5% số tiền của thư tín dụng. Ngân hàng mở thư tín dụng thường là ngân hàng nhà nước người mua, nhưng cũng có thể là ngân hàng ở nước người bán hoặc ngân hàng nước thứ ba

+ Ngân hàng thông báo- là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng, có trách nhiệm thông báo cho người xuất khẩu rằng một thư tín dụng đã được mở cho người xuất khẩu hưởng. bằng việc thông báo thư tín dụng, ngân hàng chỉ có chức năng làm cầu nối cho ngân hàng mở; ngân hàng thông báo không chịu thêm một rủi ro nào mà chỉ có trách nhiệm đảm bảo là thư tín dụng chính xác và xác thực. Ngân hàng thông báo thường, nhưng không nhất thiết phải ở nước xuất khẩu. Một ngân hàng thông báo thường thực hiện một hoặc nhiều chức năng như xác nhận, chiết khấu hoặc thanh toán

+ Ngân hàng xác nhận- là ngân hàng (cũng thường là ngân hàng thông báo), theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra xác nhận trả tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng. Sở dĩ có việc này là bở người bán cũng chưa haofn tòa tin tưởng vào khả năng thanh toán của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc xác nhận này cho phép người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng ở nước xuất khẩu, hoặc một ngân hàng mà người xuất khẩu tin tưởng. Ngân hàng xác nhận cam kết trách nhiệm thanh toán không thể hủy bỏ cho người xuất khẩu trên cơ sở nhận được các chứng từ đúng quy đinh. Giống như ngân hàng thanh toán, một ngân hàng chấp nhận vai trò làm ngân hàng xác nhận sẽ chịu nhiều rủi ro là có thể không phát hiện ra sai sót trong các chứng từ.

+ Ngân hàng được chỉ định thanh toán là ngân hàng, với thỏa thuận trong thư tín dụng được ủy quyền để thanh toán, tiến hành thanh toán chấp nhận hối phiếu. Trừ khi thư tín dụng nói rõ là chỉ có ngân hàng mở thư tín dụng có quyền chỉ định thì ngân hàng mở mới chỉ định một ngân hàng khác. Nếu thư tín dụng thuộc loại “tự do chuyển nhượng” thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng được chỉ định thanh toán. Một ngân hàng được chỉ định thường không bị buộc phải thanh toán theo một thư tín dụng trừ khi đã xác nhận trách nhiệm thanh toán trong thư tín dụng và trở thành ngân hàng xác nhận

+ Ngân hàng thanh toán có thể à ngân hàng đã mở thư tín dụng hoặc là một ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng ủy thác trả tiền cho người bán. Nếu trả tiền tại nước người bán thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo. Khi nhận được các chứng từ do người xuất khẩu xuất trình, ngân hàng kiểm tra và nếu thấy phù hợp các các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng, thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. Rủi ro chính của ngân hàng thanh toán là việc thanh toán đổi chứng từ mà chứng từ có thể có những sai khác so với quy định trong thư tín dụng, khi đó ngân hàng khó có thể thu hồi tiền từ ngân hàng mở. Tuy nhiên, một ngân hàng thực hiện chức năng thanh toán có thể từ chối thanh toán cho người xuất khẩu nếu ngân hàng mở không đủ tiền để thanh toán hối phiếu (điều này xảy ra khi ngân hàng thanh toán không xác nhận trách nhiệm trong thư tín dụng)

+ Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng đứng ả mua hối phiếu có kỳ hạn chua đến hạn trả tiền cho người bán ký phát cho ngân hàng trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Việc mua lại này thường được đảm bảo là có thể truy đòi, nghĩa là nếu ngân hàng mở không thể thanh toán cho ngân hàng chiết khấu, ngân hàng chiết khấu sẽ thu lại tiền đã thanh toán chongười xuất khẩu. Đây là điểm khác biệt giữa ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận. Việc ngân hàng xác nhận thanh toán cho người xuất khẩu là không thể truy đòi, nghĩa là ngay cả khi không được ngân hàng mở thanh toán thì ngân hàng này sẽ xác nhận cũng không thể đòi lại tiền của người xuất khẩu

*Các loại thư tín dụng

     Theo Ủy ban kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng thuộc ICC, thư tín dụng được phân biệt theo hai dạng: Theo loại hình và theo phương thức sử dụng

  Theo loại hình: có thư tín dụng có thể hủy ngang và thư tín dụng không thể hủy ngang

  • Thư tín dụng có thể hủy ngang (Revocable L/C) là một thư tín dụng mà ngân hàng và người mua lúc nào cũng có thể tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ không cần báo cho người bán biết. Trong trường hợp có thêm ngân hàng đại lý tham gia thì việc sửa đổi chỉ có hiệu lực khi ngân hàng đại lý này nhận được giấy báo về việc đó và trước  khi ngân hàng đại lý này trả tiền cho người bán. Như vậy, thư tín dụng có thể hủy ngang chỉ đảm bảo rất ít, nếu nói là có, cho người xuất khẩu, và người xuất khẩu thường khoog chấp nhận loại này. Điều 6 UCP 500 quy định rằng thư tín dụng sẽ được coi là không thể hủy ngang trừ khi được ghi rõ là có thể hủy ngang (ngược với UCP 400). Do đó, loại thư tín dụng này ít được sử dụng vì không đảm bảo quyền lợi cho người bán. Nó chỉ có tính chất như một lời hứa hẹn chứ không phải là một sự cam kết trả tiền
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irevocable L/C) là loại thư tín dụng,mà ngân hàng khi đã mở thư tín dụng thì phải chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán trong thời hạn tư tín dụng có hiệu lực, không thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của tất cả các bên có liên quan. Điều căn bản này cho phép người xuất khẩu thu gom hàng và gửi đi với sự đảm bảo rằng sẽ được thanh toán nếu xuất trình các chứng từ quy định. Thư tín dụng này đảm bảo quyền lợi cho người bán nên nó được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Khi sử dụng loại thư tín này cũng không cần phải ghi rõ nó là loại hủy ngang hay không hủy ngang, bởi UCP 500 quy định rằng nếu không ghi gì thì thư tín dụng đó được coi là không hủy ngang.

 Theo phương thức sử dụng:

  • Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị trực tiếp : là loại thư tín dụng mà ở đó, nghĩa vụ của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị đối với những người hưởng lợi về việc thanh toán hối phiếu/chứng từ và luôn luôn hết hiệu lực tại ngân hàng phát hành. Loại thư tín dụng này không bao gồm cam kết hoặc nghĩa vụ nào của ngân hàng phát hành với bất cứ ai ngoài người hưởng lợi từ thư tín dụng. Thư tín dụng không thể hiện điều khoản chiết khấu và chỉ định ngân hàng chiết khấu. Việc chiết khấu là công việc nội bộ của ngân hàng chuyển chứng từ và người hưởng lợi. Mặc dù thư tín dụng không có giá trị chiết khấu và cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành chỉ có giá trị duy nhất đối với người hưởng lợi, ngân hàng chuyển chứng từ cũng có thể ứng tiền cho khác hàng nếu chứng từ hoàn oàn hợp lệ
  • Thư tín dụng với điều khoản đỏ. Sở dĩ được gọi như vậy là bởi các điều khoản của nó được in hoặc đánh máy bằng mực đỏ. Ở đây, người mở thư tín dụng cam kết tài trợ cho người xuất khẩu ngay sau khi thưu tín dung được mở. Hai bên đối tác phải có quan hệ làm ăn lâu dài và uy tín. Phía nhập khẩu phải là công ty lớn và có đủ vốn, phía xuất khẩu có nguồn hàng hóa nhưng thiếu vốn. Với thư tín dụng có điều khoản đỏ, ngân hàng phát hành cam kết ứng trước một số tiền nhất định (từ 30 đến 50% trị giá thư tín dụng) khi nhận được các chứng từ mà các bên đã thỏa thuận. Rõ ràng, các thư tín dụng đỏ chỉ được sử dụng khi người nhập khẩu tin tưởng vào người xuất khẩu. Trong khi rất nhiều trường hợp, người mở thư tín dụng chỉ ứng trước cho người hưởng lợi nếu ngân hàng của người hưởng lợi bảo lãnh. Như vậy, người hưởng lợi phải thương lượng với ngân hàng của mình để phát hành bảo lãnh trước khi nhận được tiền theo điều khoản đỏ.
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irevocable) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở thư tín dụng không trả tiền được (bị phá sản). Nói chung, điều này đảm bảo người xuất khẩu được thanh toán bởi một ngân hàng trong nước hoặc một ngân hàng được tin cậy hơn ngân hàng mở. Đối với loại thư tín dụng này, quyền lợi của người bán được đảm bảo nên cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. Sở dĩ có loại thư tín dụng này là vì người bán cũng không tin tưởng vào ngân hàng mở thư tín dụng nên họ yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng phải được một ngân hàng khác xác nhận thư tín dụng đó. Người bán có quyền chỉ định ngân hàng xác nhận. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận cũng nặng như trách nhiệm của ngân hàng mở thư tín dụng, vì vậy, có khi ngân hàng xác nhận buộc ngân hàng mở thư tín dụng phải đặt tiền trước và phải trả thủ tục phí rất cao.
  • Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi (Irevocable Without Recourse L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà sau khi người bán đã được ngân hàng thanh toán rồi thì không phải truy hoàn lại số tiền họ đã nhận kể cả khi có tranh chấp về chưng từ. Đối với loại thư  tín dụng này, người bán được ghi lên hối phiếu của mình “không được truy đòi người phát phiếu”. Loại thư tín dụng này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế.
  • Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Irevocable Transferable L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy ngang mà ngân hàng trả tiền được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền cho một hay nhiều người theo lệnh của người được hưởng lợi đầu tiên. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng được sử dụng trong những thương vụ có người môi giới, khi người xuất khẩu hoặc đại lý là trung gian giữa người nhập khẩu và người cung cấp. Người hưởng lợi trung gian chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần quyền lợi của mình cho người hưởng lợi cung cấp (gọi là “người hưởng lợi thứ 3” trong UCP). Người trung gian có thể không muốn tiết lộ thông tin về người cung cấp cuối cùng và có thể giữ không cho người nhập khẩu biết rằng việc gửi hóa đơn của người cung cấp cuối cùng. Các biến hình của thư tín dụng có thể chuyển nhượng có thể cực kỳ phức tạp, do đó người nhập khẩu cần phải thận trọng. Cụ thể là người nhập khẩu có thể phải cấp nhận rủi ro là không biết gì về nguồn gốc của người cung cấp cuối cùng, do đó người nhập khẩu rất khó được đảm bảo về uy tín và độ tin cậy của người này

Một thư tín dụng muốn được chuyển nhượng phải có lệnh đặc biệt của ngân hàng mở thư tín dụng và trên thư tín dụng phải ghi rõ “có thể chuyển nhượng”. Thư tín dụng chuyển nhượng được chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi thứ nhất chịu

  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại thư tín dụng mà sau khi sử dụng xong hoặc hết hạn hiệu lực lại tự động có hiệu lưc như cũ và được tiếp tục được sử dụng trong một thời gian nhất định. Ví dụ, tổng giá trị hợp đồng giao hàng trong một năm 40.000 $, mỗi quý giao 10.000 $ hàng thì không cần phải mở thư tín dụng với giá trị 40.000 $ mà chỉ mở thư tín dụng với trị giá 10.000 $ với điều kiện tuần hoàn. Loại thư tín dụng này được dùng trong việc mua bán những mặt hàng số lượng lớn nhưng giao thường xyên, nhiều kỳ trong một năm và nếu người nhập khẩu là khách hàng thường xuyên của người xuất khẩu.
  • Thư tín dụng giáp lung (Back to Back L/C) là loại thư tín dụng được mở ra căn cứ vào thư tín dụng khác đảm bảo. Ví dụ : Việt Nam và Nhật Bản buôn bán hàng hóa với nhau nhưng ngân hàng hai nước chưa có quan hệ nghiệp vụ qua lại với nhau, vậy hai bên phải tìm một ngân hàng ở nước thứ ba mà hai bên cùng có quan hệ để mở thư tín dụng cho nhau : Ngân hàng Nhật Bản mở thư tín dụng cho một thương nhân Trung Quốc làm trung gian. Thương nhân này dùng thư tín dụng đó để đến ngân hàng C.B. là một ngân hàng TRung Quốc để mở thư tín dụng cho Việt Nam. Hai thư tín dụng này có nội dung cơ bản giống nhau, trừ những nội dung để đảm bảo quyền lợi cho người trung gian
  • Thư tín dụng dự phòng (Stand By L/C) là loại thư tín dụng mà người hưởng lợi nó phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra cho người xin mở L/C, nếu người hưởng lợi không hoàn thành nghĩa vụ như quy định trong thư tín dụng. Như vậy thư tín dụng dự phòng khác với các thư tín dụng khác kể trên ở chỗ chức năng chính của thư tín dụng dự phòng là một biện pháp đảm bảo chứ không phải là thanh toán. Theo như một thư tín dụng dự phòng điển hình, người hưởng lợi sẽ đòi thanh toán trong trường hợp bạn hàng không thể thực hiện hoặc hoàn thành một số trách nhiệm nào đó. Việc sử dụng thư tín dụng dự phòng được phát triển rộng rãi ở Mỹ, nơi luật ngân hàng cấm các ngân hàng trực tiếp bảo đảm. Thư tín dụng dự phòng được hình thành để vượt qua các cản trở về luật pháp. Mặc dù thư tín dụng dự phòng được dẫn chiếu cụ thể đến UCP 500 nhưng phần lớn các điều khoản của văn bản này không có bất kỳ liên quan trực tiếp đến việc mở hoặc sử dụng loại tín dụng này
  • Thư tín dụng thanh toán dần dần (Deferred L/C) là loại thư tín dụng mà ngân hàng mở thư tín dụng sẽ thanh toán dần dần trị giá thư tín dụng cho người hưởng lợi theo quá trinhg hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của họ. Loại này áp dụng cho các hợp đồng giao hàng nhiều lần
Điều 39 Bộ luật dân sự 2015

Chi tiết điều 39, Bộ luật dân sự 2015 như sau :

Điều 39: Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình 

1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.

Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.

2. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.

Hướng dẫn xác minh điều kiện thi hành án

Thông tư liên tịch 11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC quy định một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án (THA) dân sự có hiệu lực từ ngày 30/9/2016.

Theo đó, căn cứ xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản sẽ thông qua:

– Hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng tài sản; hoặc

– Chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan chức năng; hoặc

– Người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán tài sản.

Ngoài ra, với trường hợp đình chỉ THA do người được THA chết mà không có người thừa kế thì phải xác minh qua chính quyền địa phương, cơ quan quản lý hộ khẩu, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được THA.

Điều 153 Bộ luật dân sự 2015

Điều 153. Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự

1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.

2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:

a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;

b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.

Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân; b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

____________________________________________________

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

Mua tài sản do người khác trộm cắp mà có thì bị xử lý thế nào?

Câu hỏi : 

Tôi là cửa hàng mua bán điện thoại, hôm đó có 1 anh khách lạ đến bán điện thoại cho tôi và tôi thấy điện thoại còn mới hỏi sao bán thì anh nói với tôi là được cho không dùng đến nên bán. Hôm sau tôi bị công an địa phương đến làm việc và triệu tập tôi lên làm việc về tội tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có phạm tội không và sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, luật sư chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau :

Tại Khoản 1 Điều 250 BLHS quy định: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

Hướng dẫn chi tiết điều luật trên, tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 09/2011/TTLT ngày 30/11/2011 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, VKSND tối cao và TAND tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có và tội rửa tiền (sau đây viết tắt là Thông tư số 09) có quy định như sau:

“1. “Tài sản do người khác phạm tội mà có” là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).

  1. “Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có” là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.”

Cấu thành cơ bản của tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản được quy định tại Khoản 1 Điều 250 BLHS với nội dung: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

– Mặt khách thể và đối tượng tác động của tội phạm

Khách thể chung của tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản là trật tự công cộng và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa và khách thể trực tiếp là trật tự quản lý Nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có, gây ảnh hưởng xấu đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Cho nên, đối tượng tác động của tội này là tài sản do người khác phạm tội mà có. Do đó, nếu một người chứa chấp, tiêu thụ tài sản của một người nhưng tài sản đó không phải do phạm tội mà có thì hành vi chứa chấp, tiêu thụ của họ không cấu thành tội này.

– Mặt khách quan của tội phạm

Điều luật chỉ quy định “người nào … chứa chấp, tiêu thụ tài sản …” mà không liệt kê những hành vi nào được xem là hành vi chứa chấp, tiêu thụ.

Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 09 quy định: “chứa chấp tài sản là một trong các hành vi sau đây: cất giữ, che giấu, bảo quản tài sản; cho để nhờ, cho thuê địa điểm để cất giữ, che dấu, bảo quản tài sản đó” và “tiêu thụ tài sản là một trong các hành vi sau đây: mua, bán, thuê, cho thuê, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký gửi, cho, tặng, nhận tài sản hoặc giúp cho việc thực hiện các hành vi đó”.

Tuy nhiên, hành vi chứa chấp chỉ thuộc hành vi khách quan của tội này khi người thực hiện hành vi chứa chấp nhận tài sản từ người phạm tội. Nếu như người thực hiện hành vi chứa chấp không nhận tài sản từ người phạm tội thì hành vi của họ không phạm tội này mà có thể phạm tội khác được quy định trong Bộ luật hình sự.

– Mặt chủ quan của tội phạm

Điều luật quy định “người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có…” nên đã thể hiện rõ lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp. Tuy nhiên, để làm rõ thuật ngữ “biết rõ” cũng không phải là vấn đề đơn giản. Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 09 thì biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội”.

– Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là chủ thể thường, tức người nào có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định thì đáp ứng về mặt chủ thể đối với loại  tội này. Điều luật quy định 04 khung hình phạt khác nhau: đến 3 năm tù (Khoản 1); đến 7 năm tù (Khoản 2); đến 10 năm tù (Khoản 3) và đến 15 năm tù (Khoản 4). Cho nên người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có hành vi thuộc một trong các tình tiết định khung được quy định tại Khoản 3 và Khoản 4; còn người từ đủ 16 tuổi trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của các khung từ Khoản 1 đến Khoản 4.

Ngoài các hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 250 BLHS là “phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật này có thể thấy người chứa chấp tài sản do phạm tội mà có phải xác định trường hợp người này phải biết rõ tài sản này là tài sản trộm cắp nhưng bản thân bạn hoàn toàn không hề biết. Do đó bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi quy định của Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, do bạn là bên thứ 3 không ngay tình bởi đây là tài sản bắt buộc phải có giấy tờ theo quy định của Bộ luật dân sự cho nên bên bị thiệt hại hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn trả trả lại tài sản trộm cắp đó.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 19006232 để  được giải đáp 

Trân trọng!

Công ty Luật hợp danh Minh Bạch

Phòng 703, Tầng 7, số 272 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline : 19006232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI NHẤT 2020

Em cần được tư vấn. Em đang tổ chức các khóa học hỗ trợ chỉnh sửa giọng nói, công ty em là công ty TNHH với ngành chính là hỗ trợ giáo dục. Em thấy rất nhiều các đơn vị cũng đang tổ chức các khóa học ví dụ như: đào tạo NLP, kinh doanh online, đào tạo marketing …. Vậy coi là hình thức gì và có cần giấy phép con không ạ? Mà nếu làm giấy phép con thì mấy ngành đào tạo trên làm gì có bằng cấp chuyên ngành để đăng ký. Anh chị nào biết tư vấn giúp em?

Về vấn đề được đặt ra chúng tôi xin được phép tư vấn dưới góc nhìn pháp luật như sau:

Giấy phép con thể hiện sự chấp thuận, cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền khi doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp phép hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện (vốn pháp định, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nguồn gốc xuất xứ, an toàn trật tự,…) và đã làm thủ tục xin cấp giấy phép. Sau khi doanh nghiệp được nhà nước cấp giấy phép con thì được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Lĩnh vực giáo dục và đào tạo là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Một doanh nghiệp, một tổ chức muốn kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này phải xin phép cơ quan có thẩm quyền giấy phép hoạt động, giấy phép này thường được mọi người được gọi là giấy phép con. Đối với doanh nghiệp của chị hiện tại chưa có giấy phép này, để hoạt động thì cần phải xin giấy phép thì mới được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này, cụ thể:

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa quy định trong trong chương II

ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ CHÍNH KHÓA

Điều 4. Cơ sở vật chất

  1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
  2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.

Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên

  1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
  2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.

Điều 6. Giáo trình, tài liệu

Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.

Sau khi đáp ứng đủ những điều kiện trên thì, chị cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục để Xin Giấy phép xác nhận đăng ký hoạt động đào tạo kỹ năng mềm. Thành phần hồ sơ như sau:

– Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;

– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.

Công ty lập một bộ hồ sơ như trên gửi cho cơ quan có thẩm quyền: Sở Giáo dục và Đào tạo nơi công ty đặt trụ sở.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của công ty với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho công ty. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

Sau khi hoàn tất thủ tục trên thì chị sẽ được cấp giấy phép con và sẽ được phép hoạt động trong lĩnh vực này.

Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và cách giải quyết

Câu hỏi: 

Công ty muốn phát triển kinh doanh theo hướng mới nên có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với một nam nhân viên cao cấp của công ty. Trong bối cảnh người nhân viên này đã giao kết hợp đồng lao động thời hạn 3 năm với công ty nhưng mới thực hiện hợp đồng lao động được 2 năm và người nhân viên này cũng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động hoặc hành vi nào sai trái khác. Tôi muốn hỏi luật sư tư vấn giúp công ty tôi trong bối cảnh này?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng luật Minh Bạch và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, Luật sư xin tư vấn cho bạn như sau, công ty bạn có thể tham khảo cách giải quyết:

Trước hết từ những thông tin mà công ty cung cấp cho thấy rằng, anh H đã là nhân viên chính thức của công ty được 2 năm nay với hợp đồng lao động giao kết có thời hạn là 3 năm. Như vậy, quan hệ giữa công ty với anh H là quan hệ giữa NSDLĐ và người lao động hợp pháp, nằm trong phạm vi điều chỉnh của bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến bộ luật này.

Trường hợp của quý công ty là trường hợp NSDLĐ muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn đối với nhân viên của mình ( cụ thể là nam nhân viên cao cấp là anh H), trong khi anh H không có hành vi vi phạm kỷ luật hay hành vi sai trái nào.

Đối với trường hợp này , tôi xin đưa ra 3 phương án để quý công ty tham khảo.Mỗi phương án chúng tôi sẽ nêu ra những ưu điểm và nhược điểm để quý công ty cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định

Phương án 1: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 3, điều 36 BLLĐ

Nội dung của phương án này là công ty thỏa thuận với anh H để chấm dứt HĐLĐ trong thời hạn và phải đảm bảo thỏa thuận này không vi phạm pháp luật và trái đạo đưc xã hội. Công ty có thể nêu rõ lý do cho việc muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn này vì muốn phát triển khinh doanh theo hướng mới và nhân viên H không đáp ứng được hoặc không còn phù hợp với định hướng kinh doanh mới của công ty. Khi thỏa thuân chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có thể thỏa thuận trả một khoản tiền hay hứa tạo điều kiện giới thiệu anh H vào một công ty khác cũng có điều kiện làm việc và vị trí làm việc đúng với chuyên môn mà anh H đang làm hiện tại

Nếu thỏa thuận chấm dứt thành công thì về phía công ty phait trợ cấp thôi việc, nếu anh H đã làm việc thường xuyên  trong công ty từ đủ 12 tháng trở lên thì công ty có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có. (Theo điều 48, BLLĐ 2012)

     Ưu điểm của phương án này là: An toàn về mặt pháp lý, hợp đồng được chấm dứt do thỏa thuận từ hai bên nên sẽ tránh được việc xảy ra tranh chấp về sau. Và việc thỏa thuân chấm dứt này cũng đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên, và giải quyết được những yêu cầu mà 2 bên cần đạt được đó là công ty sẽ chấm dứt được hợp đồng lao động với anh H, và anh H cũng được giải quyết quyền lợi xứng đáng

     Về mặt hạn chế; Vì việc thỏa thuân này sẽ khiến cho anh H mất việc làm tại công ty, sẽ gặp khó khăn trong quá trình thỏa thuận, vì anh H là nhân viên cao cấp nên có thể đòi hỏi quyền lợi cao hơn so với khả năng mà công ty có thể đáp ứng được.

Phương án 2: Chấm dứt HĐLĐ vì lý do phát triển kinh doanh theo hướng mới theo trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ theo điều 44 BLLĐ

     “Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.”

Những thay đổi trên dẫn đến NLĐ bị mất việc làm thì NSDLĐ có trách nhiệm đòa tạo lại nghề cho NLĐ để sử dụng vào công việc mới. Nếu không giải quyết được việc làm mới mà phải cho NLĐ thôi việc thì NSDLĐ phải trợ cấp mất việc làm

Như vậy, trong trường hợp của quý công ty, có thể áp dụng trường hợp thay đổi sản phẩm/ cơ cấu sản phẩm và đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ với lý do không giải quyết được việc làm mới cho anh H

Điều đáng lưu ý là công ty muốn chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điều 44 BLLĐ, công ty phải công bố danh sách, căn cứ vào nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt cho thôi việc. Sau khi trao đổi nhất trí, với ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.Trong trường hợp không nhất trí thì hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

     Ưu điểm của phương án này là về thủ tục nhanh gọn, không tốn nhiều thời gian, công sức của quý công ty. Tuy nhiên, quý công ty cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về hướng kinh doanh mới của công ty cho chúng tôi lựa chọn lý do hợp lý nhất,  tránh việc tranh chấp sau này

       Hạn chế là với phương án này là công ty sẽ phải mất chi phí để trả trợ cấp mất việc làm. Theo điều 49 BLLĐ : “Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương”

Như vậy tiền trợ cấp mất việc làm của anh H khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật là 1 tháng lương + tiền phụ cấp lương + tiền bảo hiểm thất nghiệp ( anh H làm việc cho công ty 2 năm , 1 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 2 tháng tiền lương hiện giờ của anh H)

Phương án 3 : Chấm dứt hợp đồng trái pháp luật quy định tại điều 41 BLLĐ

Công ty có thể lựa chọn phương án chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật theo quy định tại điều 41 BLLĐ. Hạn chế của phương án này là tỉ lệ thành công không cao do phải phụ thuộc vào quyết định của NLĐ. Nếu công ty không muốn nhận anh H quay lại làm việc tiếp và anh H đồng ý thì công ty mới có thể chấm dứt HĐLĐ với anh H. Không những thế mà công ty còn phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho bồi thường một khoản tiền lương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có), khoản trợ cấp quy định tại điều 49 và các khảo tiền bồi thường do 2 bên thỏa thuận.

Nếu nội dung yêu cầu của công ty không thay đổi và các thông tin mà công ty cung cấp là xác thực và chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình. Qúy công ty có thể tham khảo ý kiến trên của chúng tôi để đưa ra quyết định cho mình, nếu còn thắc mắc về vấn đề gì công ty có thể trao đổi với chúng tôi.

Điều kiện hưởng thuế NK ưu đãi đặc biệt hàng hóa từ Nhật Bản

Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2016/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo Hiệp định giữa Việt Nam – Nhật Bản về Đối tác kinh tế giai đoạn 2016 – 2019.

thue_xuat_nhap_khau

Ảnh minh họa

Theo đó, quy định điều kiện được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (thuế suất VJEPA) nếu:

– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành theo Nghị định này;

– Được nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam;

– Được vận chuyển trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam do Bộ Công thương quy định;

– Đáp ứng các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định giữa Việt Nam – Nhật Bản về Đối tác kinh tế, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu JV do Bộ Công Thương quy định.

Ngoài ra, hàng hóa từ khu phi thuế quan của Việt Nam (kể cả hàng gia công) nhập khẩu vào thị trường trong nước được áp dụng thuế suất VJEPA nếu:

– Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Nghị định này;

– Có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu VJ.

 

Nghị định 125/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 và thay thế Thông tư 25/2015/TT-BTC .

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật