Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Sửa đổi quy định về thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước

Ngày 09/9/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 135/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về thu tiền sử dụng đất (SDĐ), thuê đất, thuê mặt nước.

banner3

Ảnh minh họa

Theo đó, đối tượng được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng hoặc chậm sử dụng thì phải nộp khoản tiền tương ứng:

– Bằng với tiền thuê đất hàng năm nếu thuộc trường hợp được gia hạn thời gian SDĐ  theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.

– Bằng với tiền thuê đất hàng năm đối với khoảng thời gian từ khi được giao đất đến thời điểm có quyết định thu hồi đất nếu thuộc các trường hợp:

+ Không thuộc đối tượng được gia hạn;

+ Thuộc đối tượng được gia hạn nhưng không làm thủ tục gia hạn;

+ Đã hết thời gian được gia hạn nhưng vẫn không sử dụng và chưa có quyết định thu hồi.

Đơn giá thuê đất để xác định số tiền thuê đất phải nộp nêu trên được xác định trên cơ sở giá đất tại Bảng giá đất, hệ số điều chỉnh giá đất, tỷ lệ phần trăm (%) tính đơn giá thuê đất do UBND cấp tỉnh ban hành.

Nghị định số 135/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2016.

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Hồ sơ thành lập Công ty TNHH 1 thành viên

A. Thành phần hồ sơ (Số lượng hồ sơ: 01 bộ)

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

2. Điều lệ;

3. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;

4. Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;

5. Mục lục hồ sơ.

6. Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).

7. Văn bản ủy quyền chủ sở hữu cho người được ủy quyền; 8. Nếu người nộp hồ sơ không phải là thành viên hội đồng thành viên hoặc giám đốc của công ty: – Xuất trình Giấy CMND (hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác ) còn hiệu lực và văn bản ủy quyền của người nộp hồ sơ thay có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc công chứng Nhà nước.

B. Thời hạn giải quyết

– 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

C. Cơ quan có thẩm quyền

– Sở Kế hoạch và Đầu tư

D. Kết quả nộp hồ sơ

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chiếm hữu không ngay tình

Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Thủ tục, hồ sơ cần thiết để được cấp hộ chiếu phổ thông
  1. Hộ chiếu phổ thông là gì?

1446079122-ho-chieu

– Hộ chiếu phổ thông là hộ chiếu quốc gia, là tài sản của nước CHXHCN Việt nam được cấp cho công dân có quốc tịch Việt nam.

– Hộ chiếu phổ thông được sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh Việt nam và các nước và cũng được sử dụng thay thế chứng minh nhân dân.

  1. Điều kiện để được cấp hộ chiếu phổ thông

– Mọi công dân Việt nam không phân biệt tôn giáo, dân tộc, độ tuổi đều có quyền được cấp hộ chiếu phổ thông.

– Công dân Việt nam chưa được cấp hộ chiếu để xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 cụ thể như sau:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
  • Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
  • Có hành vi vi phạm về hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
  1. Thành phần hồ sơ xin cấp hộ chiếu

– Điền vào tờ khai – mẫu xin cấp hộ chiếu

– 4 ảnh thẻ 4×6 mới chụp trong vòng 3 tháng, phông trắng.

anh-the-ho-chieu

– Bản gốc chứng minh thư nhân dân + sổ hộ khẩu.

mau-x01

 

  1. Nơi nộp hồ sơ

Tại phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

  1. Thời gian làm hộ chiếu

Kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, tùy từng nơi mà thời gian làm hộ chiếu có thể nhanh hoặc chậm nhưng không tối đa 2 tuần. Tại thành phố Hà Nội thời gian làm hộ chiếu là 8 ngày không kể ngày nghỉ, lễ.

  1. Nơi trả hộ chiếu

Bộ phận trả kết quả của phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh.

Trả hộ chiếu tất cả các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 trừ ngày nghỉ lễ.

thu-tuc-lam-ho-chieu-tai-ha-noi-1

  1. Phí xin cấp lại hộ chiếu hết hạn:

200 nghìn đồng.

Công ty Luật Minh Bạch

Thêm hướng dẫn áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội

VKSNDTC  vừa ban hành Công văn 5003/VKSTC-V14 hướng dẫn áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội trong BLHS 2015 và các quy định của BLTTHS 2015.

Theo đó, yêu cầu VKSND và VKSQS các cấp cần lưu ý những nội dung sau:

– Chỉ áp dụng các quy định của BLTTHS 2015 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS 2015, chưa áp dụng các quy định có lợi khác của BLTTHS 2015 so với BLTTHS 2003.

– Kể từ ngày 01/7/2016, với trường hợp truy cứu TNHS theo BLHS 1999 mà có căn cứ áp dụng quy định có lợi của BLHS 2015 thì khi ban hành văn bản và thực hiện hoạt động tố tụng phải:

+ Phân tích, so sánh, làm rõ các điều khoản tương ứng của 02 Bộ luật (BLHS 1999 và BLHS 2015); và

+ Viện dẫn quy định có lợi của BLHS 2015 cùng với Nghị quyết 109, Nghị quyết 144 và Khoản 3 Điều 7 BLHS 2015 để làm căn cứ quyết định việc truy cứu TNHS.

Ngoài ra, Công văn 5003/VKSTC-V14 cũng yêu cầu VKS, Cơ quan điều tra và TAND cùng cấp trao đổi để cùng thống nhất việc áp dụng các quy định có lợi cho người phạm tội.

Thủ tục đăng ký kinh doanh về dịch vụ chuyển phát nhanh

Câu hỏi:  Luật sư cho tôi hỏi, tôi muốn kinh doanh về dịch vụ chuyển phát nhanh thì cần làm những thủ tục gì? Tôi cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Luật Minh Bạch và gửi cau hỏi về cho chúng tôi, Luật sư của chúng tôi xin trả lời tư vấn cho bạn như sau:

Bạn muốn kinh doanh về dịch vụ chuyển phát nhanh đây là ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định, cụ thể như sau:

– Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính trong phạm vi nội tỉnh, liên tỉnh, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 02 tỷ đồng Việt Nam;

– Đối với trường hợp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp phải có mức vốn tối thiểu là 05 tỷ đồng Việt Nam.

– Mức vốn tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 47/2011/NĐ-CP phải được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam của doanh nghiệp

Kinh doanh DV chuyển phát nhanh đòi hỏi có giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính của cơ quan quản lý chuyên ngành.

*Thành phần hồ sơ bao gồm:

–  Giấy đề nghị giấy phép bưu chính;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoạt động bưu chính hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoạt động bưu chính tại Việt Nam do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao;

– Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp (nếu có);

– Phương án kinh doanh;

– Mẫu hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Mẫu biểu trưng, nhãn hiệu, ký hiệu đặc thù hoặc các yếu tố thuộc hệ thống nhận diện của doanh nghiệp được thể hiện trên bưu gửi (nếu có);

– Bảng giá cước dịch vụ bưu chính phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ bưu chính công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Quy định về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp phát sinh thiệt hại, quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng, thời hạn giải quyết khiếu nại phù hợp với quy định của pháp luật về bưu chính;

– Thỏa thuận với doanh nghiệp khác, đối tác nước ngoài bằng tiếng Việt, đối với trường hợp hợp tác cung ứng một, một số hoặc tất cả các công đoạn của dịch vụ bưu chính đề nghị cấp phép;

– Tài liệu đã được hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài quy định tại điểm k khoản 2 Điều này.

– Phương án kinh doanh, gồm các nội dung chính sau:

+ Thông tin về doanh nghiệp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (e-mail) của trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, chi nhánh, trang tin điện tử (website) của doanh nghiệp (nếu có) và các thông tin liên quan khác;

+ Địa bàn dự kiến cung ứng dịch vụ;

+ Hệ thống và phương thức quản lý, điều hành dịch vụ;

+ Quy trình cung ứng dịch vụ gồm quy trình chấp nhận, vận chuyển và phát;

+ Phương thức cung ứng dịch vụ do doanh nghiệp tự tổ chức hoặc hợp tác cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp khác (trường hợp hợp tác với doanh nghiệp khác, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép bưu chính phải trình bày chi tiết về phạm vi hợp tác, công tác phối hợp trong việc bảo đảm an toàn, an ninh, giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ);

+ Các biện pháp bảo đảm an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính và an ninh thông tin trong hoạt động bưu chính;

+ Phân tích tính khả thi và lợi ích kinh tế – xã hội của phương án thông qua các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, chi phí, số lượng lao động, thuế nộp ngân sách nhà nước, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư trong 03 năm tới kể từ năm đề nghị cấp phép.

Số lượng hồ sơ là 3 bộ, 1 bộ gốc và 2 bộ bản sao

Mẫu tờ khai đăng ký thuế mới nhất

Dành cơ quan thuế ghi

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ THUẾ

Mẫu số:

03-ĐK-TCT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của  Bộ Tài chính)

 

Ngày nhận tờ khai:
 
Nơi nhận:

DÙNG CHO CÁ NHÂN, NHÓM CÁ NHÂN SXKD HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

MÃ SỐ THUẾ

Dành cho cơ quan thuế ghi

 

 

 

 

 

 

1. Tên cơ sở kinh doanh 4. Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh
 

 

4a. Tên chủ CSKD:
4b. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ CSKD
 
2. Địa chỉ kinh doanh
Số nhà, đường phố, thôn, xóm,hoặc hòm thư bưu điện:
2a. Số nhà, đường phố, thôn, xóm:  Phường/xã
2b. Phường/xã: Quận/ Huyện:
2c. Quận/ Huyện: Tỉnh/ Thành phố:
2d. Tỉnh/ Thành phố: 4c. Chỗ ở hiện tại của chủ CSKD
2e. Điện thoại:                             / FAX: Số nhà, đường phố, thôn xóm,hoặc hòm thư bưu điện:
3. Địa chỉ nhận thông báo thuế

3a. Số nhà, đường phố, thôn, xóm hoặc hòm thư bưu điện:

3b. Phường/xã:

3c. Quận/ Huyện:

3d. Tỉnh/ Thành phố:

3e. Điện thoại:                             / Fax:

E-mail:

Phường/xã
 Quận/ Huyện:
Tỉnh/ Thành phố:
4d. Thông tin khác

Điện thoại:                  / Fax:

E-mail:                         / Website :
6. Giấy tờ chứng thực cá nhân
6a. Ngày sinh: ……./……/……….   6b. Quốc tịch:
6c. Số CMND:……………………..Ngày cấp…………………………Nơi cấp…………………………
6d. Số Hộ chiếu………………………. Ngày cấp…………………………Nơi cấp………………………………….
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
5a. Số: …………………         5b. Ngày cấp: …./…./……… 6e. Số Giấy tờ chứng thực cá nhân khác (nếu không có CMND): Số Giấy tờ chứng thực cá nhân…………………….Ngày cấp………………Nơi cấp…………..

 

5c. Cơ quan cấp:
7. Vốn kinh doanh (đồng)  

 

8. Ngành nghề kinh doanh chính
9. Đăng ký xuất nhập khẩu:
 

Có                                      Không

 

  1. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: …./…./

 

 

11. Các loại thuế phải nộp:

Giá trị gia tăng Tiêu thụ đặc biệt Tài nguyên Thu nhập doanh nghiệp Môn bài Thu nhập cá nhân
Thuế SDĐPNN

 

12. Tỉnh trạng đăng ký thuế:
 

Cấp mới Chuyển địa điểm Tái hoạt động SXKD Khác
  1. Có cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc
Tôi xin cam đoan những nội dung kê khai là đúng

 

HỌ VÀ TÊN NGƯỜI KHAI (CHỮ IN)

 

Chữ ký người kê khai:

 

 

Khu vực dành cho cơ quan thuế ghi:

 

Mục lục ngân sách: Cấp Chương Loại Khoản Mã ngành nghề kinh doanh chính

 

 

 

 

Nơi đăng ký nộp thuế Ngày kiểm tra tờ khai: …../…../……….

 

Phương pháp tính thuế GTGT

Khấu trừ Trực tiếp trên GTGT Trực tiếp trên doanh số Người kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
Khoán Không phải nộp thuế GTGT

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN KÊ KHAI

MẪU SỐ 03-ĐK-TCT

1. Tên cơ sở kinh doanh: Ghi rõ ràng, đầy đủ bằng chữ in hoa tên của cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đúng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Địa chỉ kinh doanh: Địa chỉ trụ sở của cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng – số điện thoại/số Fax.

3. Địa chỉ nhận thông báo thuế: Nếu doanh nghiệp có địa chỉ nhận các thông báo của cơ quan thuế khác với địa chỉ của trụ sở chính thì ghi rõ địa chỉ nhận thông báo thuế để cơ quan thuế liên hệ;

4. Thông tin về chủ cơ sở kinh doanh: Họ và tên cá nhân của chủ cơ sở kinh doanh hoặc tên người đại diện nhóm kinh doanh; Địa chỉ thường trú hoặc tạm trú dài hạn của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số nhà, đường phố, thôn/xóm, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu có số điện thoại, số Fax thì ghi rõ mã vùng – số điện thoại/số Fax.

5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ghi rõ số, ngày cấp và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

6. Giấy tờ chứng thực cá nhân: Số chứng minh nhân dân; số hộ chiếu; giấy tờ chứng thực các nhân khác do cơ quan Cơ quan có thẩm quyền cấp, ngày cấp, nơi cấp (chỉ ghi tỉnh, thành phố cấp) của chủ cơ sở kinh doanh. Ghi rõ số hộ khẩu thường trú và nơi cấp nếu có.

7. Vốn kinh doanh: Ghi theo giấy phép kinh doanh, nếu khác với vốn thực tế đang sử dụng thì ghi theo vốn thực tế.

8. Ngành nghề kinh doanh chính: Ghi theo giấy phép kinh doanh và ngành nghề thực tế đang kinh doanh chỉ chọn 1 ngành nghề kinh doanh chính

9. Đăng ký xuất nhập khẩu: Nếu cơ sở kinh doanh có hoạt động xuất nhập khẩu thì đánh dấu “Có” và ngược lai, đánh dấu “Không”

10. Ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh: Ngày bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh

11. Các loại thuế phải nộp: Đánh dấu X vào những ô tương ứng với những sắc thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp định kỳ.

12. Tình trạng đăng ký thuế:

Nếu cá nhân, hộ kinh doanh lần đầu tiên đăng ký thuế để cấp mã số thuế với cơ quan thuế thì đánh dấu X vào ô “Cấp mới”.

Nếu cá nhân chuyển địa điểm kinh doanh từ thì đánh dấu vào ô “Chuyển địa điểm” và ghi mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp vào ô “Mã số thuế” của tờ khai.

Nếu cá nhân sau một thời gian nghỉ kinh doanh, hoạt động kinh doanh trở lại thì đánh dấu X vào ô “Tái hoạt động sản xuất kinh doanh” và ghi mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp vào ô “Mã số thuế” của tờ khai.

12. Có cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc: Đánh dấu X vào ô này nếu có các cửa hàng cửa hiệu trực thuộc đồng thời liệt kê các cửa hàng cửa hiệu trực thuộc đó vào  Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc.

 

Cùng bạn gái vào nhà nghỉ, làm sao để chứng minh không mua dâm?

Anh T.A.T (30 tuổi) thắc mắc như sau: “Tôi cùng bạn gái (năm nay 23 tuổi) vào nhà nghỉ và cả hai tự nguyện quan hệ. Nếu lúc đó công an kiểm tra đột xuất nhà nghỉ thì làm sao để tôi chứng minh rằng tôi không có mua dâm, bạn gái tôi không có bán dâm?”.

nhà nghỉ

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Về nguyên tắc, trước khi công an xử phạt người mua dâm, bán dâm thì phải chứng minh người đó có thực hiện hành vi mua dâm, bán dâm. Tuy nhiên, người bị nghi ngờ nên hợp tác cùng công an, có thể tự chứng minh mình không vi phạm… Như vậy, sẽ hạn chế tối đa sự “oan sai” và mọi việc sẽ “dễ chịu” cho các bên.

– Khoản 1, 2, 3 Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm năm 2003 giải thích như sau: “(1) Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác; (2) Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu; (3) Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm”

Như vậy, chỉ cần chứng minh quan hệ trên không có yếu tố “trả/nhận tiền hoặc lợi ích vật chất khác” thì không bị coi là mua, bán dâm.

– Điểm e, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2010/TT-BCA về điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định: “Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; các loại giấy tờ có dán ảnh do các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam cấp; giấy xác nhận cử đi công tác của cơ quan, tổ chức; xác nhận của cơ quan đến liên hệ công tác; xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Trường hợp khách đến lưu trú không có các loại giấy tờ trên thì khi cho khách vào lưu trú, chủ cơ sở phải thông báo ngay cho cơ quan Công an phường, xã, thị trấn”

Do đó, trong trường hợp công an vào kiểm tra phòng, anh/chị có thể chứng minh việc mình không mua bán dâm bằng cách trình bày việc mình đã xuất trình các giấy tờ tùy thân cho quản lý khách sạn/nhà nghỉ và đưa ra các chứng cứ về việc anh/chị là người yêu như: cho biết họ tên của nhau, nghề nghiệp, quê quán, nơi ở… hoặc những thông tin cá nhân có liên quan khác.

Bởi vậy, anh/chị cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác để xuất trình cho chủ nhà nghỉ, khách sạn; công an (khi được yêu cầu) và tuân thủ đúng các quy định tại Điểm e, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2010/TT-BCA.

Điều 22. Hành vi mua dâm

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo hoặc ép buộc người khác cùng mua dâm.

Điều 23. Hành vi bán dâm

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.

3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình)

Nguồn: thuvienphapluat.vn

Công ty Luật Minh Bạch

7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 139/2016 quy định về phí môn bài, trong đó nêu rõ đối tượng phải nộp, được miễn lệ phí môn bài và mức thu, có hiệu lực từ 1/1/2017.

Theo đó, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nghị định quy định mức thu đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 3 triệu đồng/năm; đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ trở xuống là 2 triệu đồng/năm; đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1 triệu đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định trên căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nghị định cũng quy định rõ, khi các tổ chức này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài…

Về mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nghị định quy định, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì mức thu là 1 triệu đồng/năm; doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm mức thu là 500.000 đồng/năm; doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm sẽ có mức thu là 300.000 đồng/năm.

Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

Nghị định quy định tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Nghị định cũng quy định 7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

  • – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
  • – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
  • – Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
  • – Điểm bưu điện văn hóa xã; các cơ quan báo chí.
  • – Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • – Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban dân tộc.

Lệ phí môn bài thu được phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Mỗi năm phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện 03 lần

VKSNDTC vừa ban hành Hướng dẫn 26/HD-VKSTC về việc triển khai kiểm sát tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Triển khai, thi hành Điều 66 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là BLHS năm 2015) và Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành BLHS năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13.

Liên ngành tư pháp trung ương đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định phối hợp thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện, Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 12/2018/TT- BCA ngày 07/5/2018 quy định thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện trong Công an nhân dân và biểu mẫu, sổ sách dùng trong công tác tha tù trước thời hạn có điều kiện (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT- BCA ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an).

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là một chế định mới, chuyển từ hình thức chấp hành án tại các cơ sở giam giữ sang chấp hành tại cộng đồng (tha tù trước thời hạn có điều kiện), lần đầu các cơ quan tư pháp triển khai thực hiện.

Một số lưu ý:

4.1Thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được thực hiện hàng năm, mỗi năm 3 đợt, cụ thể: Vào dịp 30/4 hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/4); Thời điểm xét tha dịp 2/9 hàng năm, (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 15/8); Thời điểm xét tha dịp Tết Nguyên Đán hàng năm (việc lập hồ sơ xét, đề nghị và thẩm định phải hoàn thành trước 31/12). Việc lập hồ sơ đề nghị xét rút ngắn thời gian thử thách mỗi năm 3 đợt cùng thời điểm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện.

4.2 Khi tiến hành kiểm sát việc tha tù trước thời hạn có điều kiện phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018. Nếu phát hiện những phạm nhân đủ điều kiện tha tù trước hạn nhưng không được trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện đề nghị thì ban hành văn bản kiến nghị yêu cầu các cơ quan trên lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện. Hồ sơ đề nghị thực hiện đúng quy định tại Điều 4Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 09/02/2018 của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

4.3 Viện kiểm sát cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo Viện kiểm sát cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người được tha tù trước hạn có điều kiện về cư trú. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Hình sự (cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách) thì kiểm sát việc lập hồ sơ, danh sách đề nghị hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

Đối với các trường hợp xem xét rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, yêu cầu có sự chỉ đạo theo dõi, quản lý, giám sát chặt chẽ để thực hiện chức năng kiểm sát theo quy định. Nếu phát hiện người được tha tù trước thời hạn có điều kiện rút ngắn thời gian thử thách nhưng không được cơ quan có thẩm quyền đề nghị thì kiến nghị cơ quan đó lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

4.4 Qua các đợt kiểm sát xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, kiểm sát rút ngắn thời gian thử thách VKS các tỉnh, thành phố cập nhật, theo dõi và tổng hợp đầy đủ báo cáo về Viện kiểm sát nhân dân Tối cao(Vụ 8) theo quy định.

Chuyển đất nông nghiệp thành đất ở cần những điều kiện gì?

Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện để chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất ở. Giải đáp thắc mắc trên, luật sư Trần Tuấn Anh (Giám đốc Công ty luật Minh Bạch, Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Căn cứ, điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được Luật Đất đai 2024 quy định tại các điều 116 (Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất), điều 121 (Chuyển đổi mục đích sử dụng đất) và điều 122 (Điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất). Theo đó, để chuyển đất nông nghiệp, như đất trồng lúa, thành đất ở, điều kiện tiên quyết là diện tích đất phải nằm trong quy hoạch đất ở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, việc chuyển đổi cần sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là khi chuyển đất trồng lúa, rừng đặc dụng hoặc đất rừng phòng hộ. Quyết định chuyển đổi chỉ được đưa ra sau khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và phải tuân thủ các quy định tại Điều 116 và 121 của Luật Đất đai 2024.

Tìm hiểu thêm tại đây

Quán bar, vũ trường, nhà hàng để khách hàng sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý như thế nào?

Nhân vụ công an Hải Phòng vừa đột kích hàng loạt hàng loạt quán bar, quán karaoke qua đó bắt quả tang hàng chục đối tượng thác loạn sử dụng ma túy, em hỏi luật sư về hình thức xử lý với người sử dụng; người tàng trữ bao nhiều thì phị phạt tù (theo cả luật hiện hành và luật hình sự mới – sắp tới có hiệu lực). Việc quán bar, quán hát để xảy ra sự việc bị xử lý thế nào?

ruby_2_1

Ảnh minh họa (internet)

Luật sư trả lời:

Bộ luật Hình sự đã quy định các tội phạm về ma tuý. Theo đó, ma tuý bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, lá hoa, quả cây cần sa, lá cô ca, quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, hêrôin, côcain, các chất ma tuý khác ở thể lỏng, các chất ma tuý khác ở thể rắn.

Về vụ việc ở Hải Phòng, khi công an bắt quả tang hàng chục đối tượng đang thác loạn sử dụng chất ma túy:

Thứ nhất, về hình thức xử lý với người sử dụng chất ma túy.

Nếu chỉ là sử dụng ma túy thì hiện nay tội sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 199 BLHS 1999) đã được bãi bỏ bởi khoản 36 điều 1 Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2009 nên người sử dụng ma túy không phạm tội, những người sử dụng ma túy trái phép sẽ không bị xử lý hình sự. Nếu người sử dụng ma túy có thêm hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán….trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý hình sự về những hành vi này.

Còn về chế tài hành chính thì người sử dụng trái phép chất ma túy sẽ bị xử phạt hành chính: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.” Theo khoản 1 Điều 21 Nghị Định 167/2013/ NĐ-CP uy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

Thứ hai, về hình thức xử lý với người tàng trữ trái phép chất ma túy.

“Tàng trữ trái phép chất ma túy” là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe, cất dấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo người.v.v) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy. Thời gian tàng trữ dài hay ngắn không ảnh hưởng đến việc xác định tội này.

Như vậy, khi các đối tượng bị bắt quả tang, công an khám xét trong quần áo, tư trang cá nhân theo người có cất giấu bất hợp pháp chất ma túy thì bị coi là “tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Về mức phạt hành chính: Phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng, căn cứ theo khoản 2 Điều 21 Nghị Định 167/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

 

Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy với số lượng sau đây không nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy khác thì không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;

+ Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;

+ Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng dưới một kilôgam;

+ Quả thuốc phiện khô có trọng lượng dưới năm kilôgam;

+ Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.

Về xử lý hình sự: Theo đó người nào có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy với trọng lượng vượt quá mức kể trên sẽ bị khởi tố hình sự Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

– Tuy nhiên ,quy định mới của BLHS 2015 thì tội tàng trữ trái phép chất ma túy đã được quy định cụ thể tại Điều 249 BLHS 2015 với khung hình phạt là chung thân.  Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Bên cạnh đó, điều 249 BLHS 2015 bổ sung thêm quy định về tàng trữ trái phép chất Methamphetamine, Amphetamine, MDMA.

Theo Nghị đinh 82/2013/NĐ-CP  của chính phủ ban hành về danh mục các chất ma túy và tiền chất thì thuốc lắc (MDMA) được đưa vào danh mục “CÁC CHẤT MA TÚY TUYỆT ĐỐI CẤM SỬ DỤNG TRONG Y HỌC VÀ ĐỜI SỐNG XÃ HỘI”

Quy định này là phù hợp với thực trạng hiện nay, khi ma túy tổng hợp, thuốc lắc… đang dần thay thế các loại ma túy truyền thống khác.

Thứ ba, về hình thức xử lý đối với các quán bar, quán karaoke để xảy ra sự việc.

Thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có vũ trường, quán bar, karaoke. Cùng với sự phát triển về kinh tế – xã hội, các địa điểm vui chơi giải trí này không ngừng phát triển và đây là môi trường nhạy cảm đối với các đối tượng sử dụng, tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép ma túy.

+ Xử lý vi phạm hành chính.

-) Trong trường hợp người chủ, người quản lý quán bar, vũ trường, quán karaoke không biết hoặc bị người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo khoản 4 Điều 21 Nghị Định 167/2013/ NĐ-CP.

-) Trong trường hợp người chủ, người quản lý quán bar, vũ trường, quán karaoke biết và cung cấp địa điểm, phương tiện trái pháp luật cho người sử dụng chất ma túy thì bị phạt tiền từ  20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

+ Xử lý hình sự  đối với chủ, quản lý quán bar, vũ trường, quán karaoke.

Thực tế cho thấy, hoạt động phạm tội ma túy của các đối tượng tại vũ trường, quán karaoke, khách sạn, nhà nghỉ thường có sự liên quan của những người là chủ cơ sở, những người làm công tác quản lý, nhân viên, lễ tân, kỹ thuật viên. Vì những lợi nhuận do hoạt động kinh doanh mang lại, những người có trách nhiệm của những cơ sở này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm ngơ các hoạt động phạm tội về ma túy. Do vậy, ta cần phải làm rõ trách nhiệm của những người này.

Nếu những người này biết việc người khác là các đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ hoặc không cho thuê nhưng để mặc người khác hai lần sử dụng trái phép chất ma túy trở lên hoặc để cho nhiều người sử dụng trái phép chất ma túy thì bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 198 BLHS 1999 với khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù. Ngoài ra còn bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nếu những người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ dùng địa điểm đó không phải để sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó đưa chất ma túy trái phép vào cơ thể người khác hoặc điều hành, chỉ huy, phân công việc chuẩn bị, cung cấp chất ma túy, địa điểm, phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sử dụng trái phép chất ma túy, tìm người sự dụng chất ma túy thì người đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 197 BLHS 1999 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra còn bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Theo Bộ luật Hình sự 2015, tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điều 255 BLHS 2015 với khung hình phạt tương đương Điều 197 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Tội chứa chấp sử dụng chất ma túy được  quy định tại Điều 256 BLHS 2015 với khung hình phạt tương đương Điều 198 BLHS 1999 sửa đổi 2009.

Trân trọng!

Điều 176 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mốc giới hạn ngăn cách các bất động sản

Điều 176. Mốc giới ngăn cách các bất động sản

1. Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

2. Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

3. Đối với mốc giới là tường nhà chung, chủ sở hữu bất động sản liền kề không được trổ cửa sổ, lỗ thông khí hoặc đục tường để đặt kết cấu xây dựng, trừ trường hợp được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý.

Trường hợp nhà xây riêng biệt nhưng tường sát liền nhau thì chủ sở hữu cũng chỉ được đục tường, đặt kết cấu xây dựng đến giới hạn ngăn cách tường của mình.

Đối với cây là mốc giới chung, các bên đều có nghĩa vụ bảo vệ; hoa lợi thu được từ cây được chia đều, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Bài viết cùng chủ đề

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật