Hotline tư vấn: 0243 999 0601
Tư vấn qua email: info@luatminhbach.vn

Phạt hành chính nếu vợ kiếm soát chặt tiền của chồng

Câu hỏi: 

Trong thời gian yêu nhau, tất cả các khoản ăn uống, hẹn hò, cà phê… thì tôi đều ga-lăng trả hết. Đến khi lấy nhau về thì vợ đòi giữ tất cả tiền lương của tôi (từ 10 – 12 triệu đồng/tháng) rồi mỗi tháng chỉ đưa tôi 2 triệu để ăn trưa, xăng xe và nhậu cùng bạn bè; với số tiền ít ỏi như trên thì nhiều tháng tôi không đủ sử dụng vào những việc thiết yếu (xe hư, ăn sinh nhật bạn bè,…), tôi có xin vợ đưa thêm thì vợ nhất quyết không cho. Vậy giờ tôi phải làm sao? Vợ tôi có vi phạm pháp luật hay không?”

Trả lời:

Tại Khoản 1 Điều 56 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định: “Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng”.

Chiếu theo quy định nêu trên thì vợ của anh sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Bởi vậy, anh có thể nói cho vợ của anh biết về quy định này để vợ anh tránh bị phạt cũng như việc thực hiện các nhu cầu thiết yếu của anh được bảo đảm.

 

Trên đây là quan điểm của Luật Minh Bạch về vấn đề trên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:

Trân trọng !

0.0 sao của 0 đánh giá

Bài viết liên quan

Thủ tục khai báo điện tử đối với tàu bay xuất cảnh

Ngày 26/9/2017, Thủ tướng ban hành Quyết định 43/2017/QĐ-TTg về trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

– Bản khai hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không và vận đơn chủ (nếu có vận chuyển hàng hóa xuất khẩu);

– Danh sách hành khách (nếu có vận chuyển hành khách);
 
– Danh sách tổ bay;

– Bản lược khai hành lý ký gửi của hành khách (nếu hành khách có ký gửi hành lý);

– Thông tin về chuyến bay (đường bay, số liệu chuyến bay, tên hãng hàng không, cửa khẩu, số lượng hành khách, tổ bay và thời gian xuất cảnh);

– Thông tin về đặt chỗ của hành khách (thông tin PNR).

Ngoài ra, người làm thủ tục còn phải nộp các chứng từ bản giấy (bản chính) sau cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không:

a) Tờ khai chung hàng không (bao gồm khai báo y tế) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;

b) Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt (nếu có) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới;

c) Giấy khai báo y tế mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (nếu có) nộp cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.

Người làm thủ tục phải xuất trình các chứng từ bản giấy (bản chính) sau cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không:

d) Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực của hành khách; Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực của tổ bay xuất trình cho Công an cửa khẩu;

đ) Phiếu tiêm chủng quốc tế của tổ bay, hành khách (trong trường hợp xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc tác nhân gây bệnh truyền nhiễm) xuất trình cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.

Thủ tục cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công

–  Trình tự thực hiện:

  1. a) Đối với Tổ chức, cá nhân:

– Thương nhân đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định.

– Nộp hồ sơ, giấy tờ liên quan tại Phòng Kinh tế

– Nộp phí, lệ phí theo quy định

– Nhận phiếu hẹn

– Nhận kết quả tại Phòng Kinh tế

  1. b) Đối với Phòng Kinh tế

– Cung cấp Hồ sơ, tư vấn, hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân lập các giấy tờ có trong thành phần Hồ sơ (nếu có yêu cầu).

– Kiểm tra, tiếp nhận Hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân.

– Thu phí, lệ phí thẩm định và cấp phép giấy phép.

– Lập phiếu tiếp nhận Hồ sơ, lập phiếu hẹn trả kết quả.

– Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân tại Phòng Kinh tế

– Các thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước

– Thành phần, Số lượng hồ sơ:

  1. a) Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu tại;

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;

– Bản sao hồ sơ đăng ký chất lượng, bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hoặc bản cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm rượu. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công cung cấp cho các cơ sở khác chế biến lại phải có bản sao hợp đồng mua bán giữa hai bên.

  1. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

– Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

  1. a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Kinh tế
  2. b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
  3. c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Kinh tế
  4. d) Cơ quan phối hợp: không

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp giấy phép

– Lệ phí cấp phép: 50.000 đ/giấy phép

– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn đề nghị cấp giấy sản xuất rượu thủ công – Phụ lục 04

– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công;

– Cơ sở sản xuất đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hàng hoá sản phẩm rượu  

Đến với MBLAW quý khách hàng sẽ được đội ngũ luật sư tư vấn và soạn thảo những giấy tờ pháp lý cần thiết cho khách hàng

Thay mặt khách hàng liên hệ với cơ quan có thẩm quyền, làm việc nhanh chóng và có hiệu quả.

Mọi thắc mắc xin quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 19006232 hoặc qua số điện thoại 0987892333 để được MBLAW giải đáp  

 

 

Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Vụ nổ do cưa bom ở Hà Đông qua góc nhìn pháp lý

Vụ việc:

Sau khi thu mua phế liệu các loại, anh Cường mang về nơi ở trọ cất giữ. Hằng ngày, cứ vào khoảng 14 – 15 giờ, anh Cường mang các loại phế liệu ra vỉa hè trước cửa nhà thuê trọ để dùng đèn khò cắt, phá bán sắt vụn.

8h30 sáng 19/3, anh Cường đã nhờ một nam thanh niên nhà ở khu đô thị Văn Phú lăn giúp 1 khối kim loại hình trụ bằng sắt đã hoen rỉ, xung quanh bám đất màu vàng để trước cửa nhà thuê trọ của anh Cường (nơi xảy ra vụ nổ).

Vật này bằng sắt hình trụ có đường kính khoảng 40 – 45cm, hai đầu bằng và có nhiều ốc nhỏ nhô ra xung quanh, ở giữa có 2 đai sắt hình vuông nhô ra, trên vật thể này có một số hình lạ mắt. Vật thể này có độ dài khoảng 80cm, khối lượng ước khoảng trên 100kg. Anh Cường thường phân loại phế liệu từ sáng sớm cho đến tối bằng các dụng cụ như dao, búa, đèn khò.

Khoảng 15h10, tại khu nhà thấp tầng trong Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội)  trong quá trình khò, do tác động của nhiệt độ nên “quả bom” đã phát nổ gây ra một vụ nổ cực lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản

nokinhhoanhhd3

  1. Về vấn đề bồi thường dân sự:

Do vật liệu nổ được xác định là một nguồn nguy hiểm cao độ. Vì vậy, khi có sự kiện nổ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác thì về mặt pháp lý sẽ đặt ra vấn đề về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự.

Về nguyên tắc thì mọi thiệt hại sẽ phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Người có lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường. Tuy nhiên, trong vụ việc này, người gây ra thiệt hại đồng thời là người có lỗi trực tiếp đã chết, chính vì vậy cũng sẽ không đặt ra vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người đã chết. Trong trường hợp cơ quan điều tra xác định được có người cùng có lỗi với người đã gây ra vụ nổ thì những người bị thiệt hại có thể yêu cầu người có lỗi còn sống phải có trách nhiệm liên đới bồi thường đối với các thiệt hại đã xảy ra.

  1. Về vấn đề quản lý của các cấp chính quyền địa phương:

Dưới góc độ pháp luật hiện nay, hoạt động thu mua phế liệu đang được quản lý vô cùng lỏng lẻo, nếu không muốn nói đây là một khoảng trống trong công tác quản lý đối với các cơ sở kinh doanh loại hình này.

Các cơ sở kinh doanh phế liệu thì tràn lan, ở đâu cũng có, nhưng hầu hết là không có đăng ký kinh doanh, thành lập một cách tự phát và ít được sự quan tâm, quản lý của các cấp chính quyền sở tại, bởi có lẽ, mọi người đều cho rằng, đây là hoạt động của các “bà đồng nát” – Không chứa đựng nguy cơ gây hại.

Sự việc nêu trên, như một hồi chuông cảnh báo đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc cấp phép hoạt động, kiểm tra, giám sát …. đối với các hoạt động thu mua phế liệu đối với các cơ sở đang tồn tại cũng như các cơ sở sẽ được hình thành mới trong tương lai. Việc quy hoạch “vùng – địa điểm” kinh doanh cho những cơ sở này có lẽ cũng nên được đặt ra, bởi hiện tại các cơ sở này đang được tồn tại ở mọi nơi và gây ra nguy cơ bất ổn rất lớn đối với những người sinh sống bên cạnh nó.

        3. Trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người bán biết rõ đây là vật liệu nổ nhưng vẫn tiến hành vận chuyển, mua bán, tàng trữ thì những người này có dấu hiệu của hành vi vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng theo quy định tại Điều 230 Bộ luật Hình sự với hình phạt cao nhất là từ 15 đến 20 năm hoặc chung thân.

Điều 122 Bộ luật dân sự 2015

Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 139/2016 quy định về phí môn bài, trong đó nêu rõ đối tượng phải nộp, được miễn lệ phí môn bài và mức thu, có hiệu lực từ 1/1/2017.

Theo đó, mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nghị định quy định mức thu đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 3 triệu đồng/năm; đối với tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ trở xuống là 2 triệu đồng/năm; đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1 triệu đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định trên căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nghị định cũng quy định rõ, khi các tổ chức này có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài…

Về mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, nghị định quy định, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm thì mức thu là 1 triệu đồng/năm; doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm mức thu là 500.000 đồng/năm; doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm sẽ có mức thu là 300.000 đồng/năm.

Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình này có thay đổi doanh thu thì căn cứ để xác định mức thu lệ phí môn bài là doanh thu của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài.

Nghị định quy định tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Nghị định cũng quy định 7 trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

  • – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
  • – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  • – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
  • – Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
  • – Điểm bưu điện văn hóa xã; các cơ quan báo chí.
  • – Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
  • – Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban dân tộc.

Lệ phí môn bài thu được phải nộp 100% vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế

2.1.Phương thức chuyển tiền (Remittance)

   Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Ở đây, người mua ( người nhập khẩu) thông qua ngân hàng gửi tiền trả cho người bán ( người xuất khẩu). Loại này ít được dùng trong thanh toán quốc tế vì việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, bởi phương thức trả tiền này không đảm bảo quyền lợi của người bán. Chỉ trong nghiệp vụ trả tiền ứng trước, trả tiền hoa hồng…. người ta mới dùng phương thức này

   Phương tiện thanh toán được dùng trong phương thức chuyển tiền gồm trả tiền bằng điện, (Telegraphic Transfer- T/T) và trả tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T). Trả tiền bằng điện hay bằng thư đều phải qua ngân hàng làm trung gian trả tiền. Do đó, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí cho ngân hàng. Nếu trả tiền bằng điện còn phải trả them điện phí nữa

2.2. Phương thức thanh toán bằng cách ghi sổ (Open Account)

   Phương thức thanh toán này được thực hiện bằng cách người xuất khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi khoản tiền mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hóa hay các khoản chi phí khác liên quan đến việc mua hàng.Người nhập khẩu định kỳ (hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm một lần). Thanh toán khoản nợ hình thành trên tài khoản của người xuất khẩu

    Phương thức thanh toán ghi sổ thực chất là một hình thức tín dụng thương nghiệp. Thanh toán ghi sổ được áp dụng rộng rãi trong thanh toán nội địa nhưng ít được dùng trong thanh toán quốc tế bởi nó không có sự đảm bảo đầy đủ cho người xuất khẩu kịp thời thu tiền hàng. Phương thức thanh toán này đòi hỏi sự tin cậy rất cao của người xuất khẩu đối với người nhập khẩu, chủ yếu được áp dụng trong việc thanh toán:

  • Giữa các chi nhánh ở các nước khác nhau của cùng một công ty
  • Giữa các công ty có quan hệ mua bán lâu đời và thường xuyên, đặc biệt trong việc mua bán những lượng hàng không lớn lắm
  • Tiền hoa hồng và tiền hàng gửi bán

2.3. Phương thức nhờ thu (Collection of  Payment)

     Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của nhờ thu là “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu” của Phòng Thương mại quốc tế, bản sửa năm 1995 (Uniform Rules for the Collection, 1995 Revision No.522, ICC).Bản quy định này cũng là những quy định pháp lý tùy ý, có nghĩa là muốn áp dụng nó, các bên phải thỏa thuận thống nhất và đưa vào trong hợp đồng

   Nhờ thu là phương thức thanh toán mà người bán, sau khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, rồi đến ngân hàng nhờ thu hộ mình số tiền ghi trên hối phiếu đó. Phương thức nhờ thu còn có 2 laoij là nhờ thu phiếu troen và nhờ thu phiếu kèm chứng từ.

2.3.1. Nhờ thu phiếu trơn (Clean Collection)

  Nhờ thu phiếu trơn là khi người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền của hối phiếu ở người mua mà không kèm theo  điều kiện gì cả. Cùng với việc gửi hàng hóa cho người mua, người bán gửi thẳng chứng từ để người mua đi nhận hàng.

   Phương thức này không thích hợp trong thanh toán quốc tế bởi nếu người mua không tốt thì hộ có thể nhận hàng nhưng lại gây khó khăn trong việc trả tiền cho người bán, hoặc người mua trả tiền hối phiếu (đối với hối phiếu trả tiền ngay) nhưng họ không biết người bán giao hàng như thế nào vì chứng từ gửi hàng không đi kèm hối phiếu. Chính vì vậy, trong ngoại thương, người ta ít dùng phương thức này, chỉ trong thanh toán phi mậu dịch như thu cước vận tải, phí bảo hiểm, hoa hồng… phương thức này mới được áp dụng

2.3.2. Nhờ thu kèm chưng từ (Documentary Collection)

    Nhờ thu kèm chứng từ là trường hợp người bán chuyển cho ngân hàng hối phiếu cùng vơi một chứng từ gửi hàng để nhờ thu tiền ở người mua vơi điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu (hối phiếu có kỳ hạn trong trường hợp bán chịu) thì ngân hàng mới giao toàn bộ chứng từ để đi nhận hàng. Phương thức này cho phép người xuất khẩu giữ quyền kiểm soát hàng hóa cho đến khi được thanh toán hoặc đảm bảo thanh toán. Nói chung, người xuất khẩu giao hàng và sau đó lập các chứng từ thương mại như hóa đơn và chứng từ sở hữu, sau đó gửi chứng từ kèm với hối phiếu cho ngân hàng địa diện cho người xuất khẩu. Ngân hàng sẽ chỉ giao chứng từ sở hữu cho người nhập khẩu nếu người nhập khẩu thanh toán hối phiếu hoặc chấp nhận thanh toán vào một thời điểm trong tương lai. Có hai khả năng:

  • Nhờ thu tiền đổi chứng từ – (Document against Payment – D/P). Phương thức này được sử dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay. Người bán, sau khi giao hàng, lập đầy đủ các chứng từ cần thiết (theo thỏa thuận trong hợp đồng) mang đến ngân hàng nhờ thu hộ. Ngân hàng này chọn ngân hàng đại lý ở nước người mua để thu hộ số tiền đó. Ngân hàng đại lý báo cho người mua biết và chỉ trao chứng từ cho người mua đi nhận hàng nếu người mua đến trả tiền ngay hối phiếu đó (người nhập khẩu thanh toán hối phiếu để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa). Sauk hi thu được tiền, ngân hàng đại lý chuyển số tiền nhờ thu cho ngân hàng ủy thác để giao cho người bán, đồng thời thu thủ tục phí thu hộ và các chi phí khác liên quan. Chi phí này, thông thường do người bán chịu.
  • Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Document agaist Acceptance – D/A). Phương thức này được sử dụng trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua.Trình tự tiến hành và nội dung giống như ở D/P, chỉ khác là người nhập khẩu chấp nhận trả tiền hối phiếu (có kỳ hạn) để nhận chứng từ sở hữu hàng hóa để đi nhận hàng. Bằng việc chấp nhận hối phiếu, người nhập khẩu công nhận trách nhiệm thanh toán hợp pháp vô điều kiện của mình theo các khoản của hối phiếu. Hối phiếu có chữ ký chấp nhận của người mua được ngân hàng chuyển lại cho người bán. Đến khi hối phiếu đến hạn trả tiền, người mua phải trả tiền cho người hưởng lợi của hối phiếu. Trong giấy ủy nhiệm ngân hàng thu tiền hộ, người bán thương nêu rõ các cách xử lý trong từng trường hợp cụ thể để ngân hàng căn cứ vào đó mà giải quyết.

   Trong phương thức này, có hai ngân hàng tham gia: ngân hàng của người xuất khẩu (gọi là ngân hàng chuyển) và ngân hàng ở nước người mua (gọi là ngân hàng thu hoặc xuất trình vì họ xuất trình chưng từ có liên quan cho người bị ký phát). Quá trình chuyền thông tin hơi mất thời gian này khiến cho những chỉ thị ban đầu chính xác và đầy đủ của người xuất khẩu có ý nghĩa sống còn. Vì lý do đó, ngân hàng chyển nói chung thường yêu cầu người xuát khẩu điền một đơn nhờ thu để giúp người xuất khẩu dễ dàng thông báo chỉ thị cho ngân hàng. Trên cơ sở chỉ thị này, ngân hàng lập một lệnh nhờ thu được chuyền cho ngân hàng nhờ thu trong bộ chứng từ nhờ thu. Các bước thực hành trong nhờ thu được tiêu chuẩn hóa trong các quy định thống nhất về nhờ thu của ICC

*)Ưu điểm và nhược điểm của phương thức nhờ thu

   Ưu điểm của nhờ thu đối với người bán là sử dụng cách này tương đối dễ và không tốn kém, và người bán được ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khi được đảm bảo thanh toán. Lợi ích đối với người mua là không có trách nhiệm phải trả tiền nếu chưa có cơ hội để kiểm tra các chứng từ và cả hàng hóa trong một số trường hợp (như khi kiểm tra trong một khoa ngoại quan)

   Nhược điểm đối với người xuất khẩu là có một số rủi ro như: Rủi ro người nhập khẩu không chấp nhận hàng được gửi bằng cách không nhận chứng từ; rủi ro tín dụng của người nhập khẩu, rủi ro chính trị ở nước nhập khẩu, và rủi ro hàng có thể bị hải quan giữ. Quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về người xuất khẩu, song hàng hóa đã gửi đi mà không có người nhận sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ và tiền thu về chậm, người bán có thể gặp khó khăn về vốn. Do vậy, một người xuất khẩu cẩn thận sẽ phải có báo cáo về tình hình tín dụng của người mua cũng như bản đánh giá rủi ro quốc gia

    Người nhập khẩu chỉ chịu một rủi ro trong nhờ thanh toán đổi chứng từ là hàng được gửi có thể không giống nhứ đã ghi trong hóa đơn và vận đơn, nhưng rủi ro náy nói chung không thể tránh khỏi trừ khi người nhập khẩu yêu cầu một giấy chưng nhận kiểm định trong bộ chưng từ.

  Ngân hàng không chịu rủi ro nào trong nhờ thu (trừ khi do sự bất cẩn của chính họ trong quá trình thực hiện các hướng dẫn). Đây là một lý do vì sao nhờ thu nói chung ít tốn kém hơn nhiều, nếu xét về chi phí ngân hàng, so với tín dụng chứng từ

   Trong đàm phán, nhờ thu chứng từ có thể được coi là sự lựa chọn trung gian có lợi. Nếu xét về các ưu điểm tương đối vơi người bán và người mua, nó nằm giữa bán hàng trả chậm (lợi cho người mua) và thu tín dụng (lợi cho người bán). Do đó, người bán thường thích nhờ thu chứng từ hơn thu tín dụng mà người bán đề nghị.

2.4. Phương thức tín dụng chứng từ

     Phương thưc tín dụng chưng từ là phương thức thanh toán theo thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng), theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thư ba hoặc tả cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi) hoặc sẽ trả, chấp nhận, mua hối phiếu do người hưởng lợi phát hành hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hoặc mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ.

      Việc sử dụng tín dụng chứng từ được điều chỉnh bằng một bộ quy định của Phòng thương mại quốc tế – ICC (The Uniform Customs & Practice for Documentary Credits, 1993 Revision ICC Publication No 500), thường gọi là UCP 500. Cùng với tòa án trọng tài và Incoterms, Phòng thương mại quốc tế (ICC) được biết đến trước nhất bằng UCP. UCP thường được viễn dẫn như một ví dụ điển hình về tính hiệu quả hơn hẳn của hệ thống văn bản điều chỉnh thương mại quốc tế so với các hiệp định, quy định của chính phủ hoặc các luật về án lệ. Thực tế, các luật gia đã coi UCP là một văn bản luật thành công nhất trong việc thống nhất các luật và tập quán thương mại trong lịch sử thương mại thế giới

    Bản UCP đầu tiên được thông qua năm 1929, sau đó bản sửa đổi năm 1939 đã được chấp nhận rộng rãi ở Châu Âu. Các bản sửa đổi tiếp theo được thông qua năm 1951 và 1962 đã được các ngân hàng áp dụng trên toàn thế giới. Các bản sửa đổi sau này, bổ sung thêm các nội dung được chuẩn hóa và nang cao về kỹ thuật nghiệp vụ được thông qua năm 1974 và 1983.Bản UCP 500 hiện nay đang sử dụng có hiệu lực từ ngày 01/01/1994. Các bản sửa đổi thường xuyên cho phép ucp có thể bắt kịp những tiến bộ trong tập quán ngân hàng. Kết quả là, UCP có thể coi là hữu ích và thực tế hơn bất kỳ một luật hay hiệp ước nào

     UCP cũng là một bản quy định linh hoạt hơn nhiều so với bất kỳ luật quốc gia hay một văn bản luật quốc tế nào. UCP không phải là luật bắt buộc mà chỉ áp dụng khi các ngân hàng tự nguyện đưa UCP vào các hợp đồng trên cơ sở đó hình thành nên các quan hệ tín dụng. Về cơ bản, UCP là sự thể chế hóa các tập quán thông lệ thương mại quốc tế, dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại, người xuất khẩu và người nhập khẩu.

     Về tác dụng pháp lý của các quy định trong ICC về thư tín dụng trên toàn thế giới, quy định cơ bản là các quy định UCP là cơ sở hình thành hợp đồng. Do vậy, các mẫu đơn xin mở thư tín dụng nói chung có ghi một điều rằng thư tín dụng là đối tượng điều chỉnh của UCP 500.Xét về mặt pháp lý đó được coi là sự thể hiện sự mong muốn của các bên áp dụng thư tín dụng theo các quy định của UCP 500

   Sau gần 10 năm sử dụng, UCP 500 đã có được ảnh hưởng rộng lớn đến nỗi ở mỗi nước UCP đều được coi là giá tri pháp lý, hoặc ít nhất có hiệu lực của một tập quán thương mại. Tuy nhiên, ở một số nước khác như Anh, UCP không có giá trị pháp lý chính thức và chỉ áp dụng khi các bên đưa các quy định này một cách cụ thể vào thư tín dụng bằng việc chính thức dẫn chiếu UCP trên mẫu thư tín dụng. Ở Mỹ, Bộ luật thương mại thống nhất điều chỉnh việc sử dụng thư tín dụng, nhưng ở một số bang UCP lại được coi là giá trị điều chỉnh khi các bên đã đưa UCP vào thư tín dụng hoặc khi UCP là tập quán thương mại.

   Bẳn quy tắc UCP mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi muốn áp dụng nó, các bên phải thỏa thuận khác đi, miễn là có dẫn chiếu. Hiện nay ở Việt nam, các ngân hàng thương mại và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bản quy tắc này để điều chỉnh các quan hệ áp dụng thư tín dụng quốc tế giữa Việt nam và nước ngoài.

2.5. Phương thức thư ủy thác mua (Authority to Purchase – A/P)

  Thư ủy thác mua là thư do ngân hàng nước người mua viết cho ngân hàng ở nước ngoài theo yêu cầu của người mua yêu cầu ngân hàng này thay mặt để mua hối phiếu của người ký phát cho người mua. Ngân hàng đại lý căn cứ vào điều khoản của thư ủy thác mua mà trả tiền hối phiếu, ngân hàng bên mua thu tiền của người mua và giao chứng từ cho họ.

  Có phương thức này là bởi các nước giàu, khi dùng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thường viện cớ rằng ngân hàng những nước nghèo không đủ tín nhiệm nên không thể tự mình đảm bảo cho thư tín dụng của mình mở cho thương nhân xuất khẩu ở các nước giàu. Do đó, ngân hàng đó phải đem vốn gửi trước tại ngân hàng nước giàu thì mới có thể mở thư tín dụng được

  Thư ủy thác mua khác phương thức tín dụng chứng từ ở những điểm sau:

  • Dùng thư ủy thác mua không phải dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng bên mua, mà là yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước ngoài đảm bảo trả tiền hối phiếu của người bán ký phát, cho nên ngân hàng bên mua phải mang một số ngoại tệ tương đương với số tiền hối phiếu gửi trước ở ngân hàng nước ngoài. Như vậy, phương thức này không dựa trên tín nhiệm đảm bảo mà là tiền mặt đảm bảo (ký quỹ)
  • Trong phương thức tín dụng chứng từ, người bán có thể mang hối phiếu đến ngân hàng nào chiết khấu cũng được, vì họ tin rằng hối phiếu này được ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo trả tiền, nhưng trong phương thức thu ủy thác mua, do người trả hối phiếu là người nhập khẩu nên người bán chỉ có thể đem hối phiếu đến ngân hàng thông báo được ủy thác mua hối phiếu để lĩnh tiền
  • Trong phương thức tín dụng chứng từ, khi người bán muốn nhận tiền ngay ở ngân hàng thông báo hoặc đem chiết khấu hối phiếu cho một ngân hàng nào đó thì phải chịu chi phí chiết khấu. Trái lại, trong phương thức thư ủy thác, khi người bán mang hối phiếu đến ngân hàng thông báo thì ngân hàng này phải trả tiền hối phiếu đó, người bán không phải trả tiền lợi tức chiết khấu. Lợi tức này do người mua chịu (lợi tức số tiền hối phiếu kể từ ngày ngân hàng thông báo trả tiền hối phiếu cho đến ngày thu hồi hối phiếu ở người mua). Khi tả tiền cho ngân hàng, người mua đồng thời trả luôn số tiền đó

2.6.Thư bảo đảm trả tiền (Letter of Guarantee – L/G)

    Ở đây, ngân hàng bên người mua, theo yêu cầu của người mua viết cho người bán một cái thư, gọi là thư “bảo đảm trả tiền”, bảo đảm sẽ trả tiền hàng sau khi hàng của bên bán đã đến địa điểm mà các bên quy định

   Phương thức thư bảo đảm trả tiền khác với phương thức tín dụng chứng từ và phương thức ủy thác mua ở chỗ phương thức này căn cứ vào hàng hóa để trả tiền còn hai phương thức trên căn cứ vào chứng từ để trả tiền.

    Thanh toán theo phương thức thư bảo đảm trả tiền có 3 loại:

  + Hàng đến trả tiền : Khi hàng đến bến và dỡ xuống xong, ngân hàng mở thư bảo đảm trả tiền hoặc ngân hàng đại lý của nó ở các của khẩu điện cho đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người bán. Người ta còn quy định là nếu như đại lý ở nước ngoài không nhận được điện của ngân hàng trong nước thông báo trả tiền thì mấy ngày sau khi người bán xuất trình cho ngân hàng chứng nhận công ty thuê tàu chứng nhận hàng đã đến bến và dỡ xuống xong thì ngân hàng tự động trả tiền cho người bán. Cách trả tiền này áp dụng đối với những người bán tương đối tín nhiệm và đối với hàng hóa không cần kiểm nghiệm

  + Kiểm nghiệm xong trả tiền: Sauk hi hàng hóa đến bến và kiểm nghiệm xong, nếu hàng hóa đúng quy cách, số lượng và chất lượng, người mua mới trả tiền. Cách này trả tiền thường được áp dụng đối với những mặt hàng nhìn bề ngoài khó xét được phẩm chất hoặc nguyên đai, nguyên kiện

  + Hàng đến trả tiền một phần, phần còn lại trả sau khi có kết quả kiểm nghiệm. Phương pháp này đảm bảo hàng hóa đến bến an toàn, đúng chất lượng và chủng loại, chủ động trong thời gian trả tiền, không bị đọng vốn. Nhược điểm của nó là giá hàng cao bởi người bán bị thiệt thòi nhiều nên thường nâng giá hàng.

Điều 197 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Điều 197. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

 

Trên đây là quan điểm trả lời của Luật Minh Bạch. Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể hơn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Công ty Luật Minh Bạch

Phòng 703, số 272 Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Hotline: 1900.6232

Email: luatsu@luatminhbach.vn

Trân trọng!

 

Bài viết cùng chủ đề

cong ty luat minh bach
Luật du lịch năm 2017

QUỐC HỘI ——– CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————

Bài viết mới nhất

video tư vấn

dịch vụ tiêu biểu

Bài viết xem nhiều

dịch vụ nổi bật